Tôtem Sói .(Trích đoạn ) phần 1.
Tác giả Khương Nhung - Dịch giả Trần Đình Hiến - Nguồn http://vnthuquan.net/truyen
Xin trích giới thiệu tới bạn đọc chương kết của tác phẩm để tham khảo .
Mặt trời đã trở màu vàng, thảo nguyên Ơlôn giống như một đại sa mạc màu vàng kim, thung lũng mà xưa kia đàn sói thường lui tới, bóng râm đã phủ quá nửa. Trần Trận đứng dậy rồi theo bản năng, nhìn lên hang sói trên sườn núi. Thời làm dương quan, mặt trời trở màuvàng là phải đề phòng sói ra bắt cừu. Sói gây ấn tưọng trong anh sâu sắc hơn bị rắn cắn. 20 năm đã qua, lúc này, trên sống lưng lại tái hiện cảm giác lạnh toát. Anh duỗi chân duỗi tay, bảo Dương Khắc: Đã về được chưa? Caxưmai chắc sốt ruột lắm rồi đấy.
Dương Khắc đang hào hứng nghe, vội xua tay: Không sao, Caxưmai biết rõ chúng mình có cái tật là đã trò chuyện là bất kể sớm tối. Lúc đi mình đã nói với chị ấy, có thể đêm nay không về nhà ngủ, đi thăm một đội. Cậu đã học được cách kể chuyện của ngưòi kể chuyện rong, đến đoạn gay cấn nhất, lại "Muốn biết sự thể ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ". Mình biết, hồi sau là kỵ binh Mông Cổ vào chuyện. Lên xe đi! Mình ngả ghế, cậu nửa ngồi nửa nằm mà nói, còn mình cũng vậy mà nghe. Tiếp tục đi!
Trần Trận lên xe, nửa nằm nửa ngồi, nói: Không ngờ mở hội thảo ngay tại nơi sói con ra đời, rất dễ nhập vai. Mình đã tiếp nhận địa khí của hang sói.
Trần Trận lập tức kể tiếp: Đến khi dân tộc thảo nguyên Mông Cổ trỗi dậy, đừng nói gì dân tộc nôngcanh Trung Quốc bạc nhược tới mức không chịu nổi một đòn, mà tất cả nhứng dân tộc nông canh trên thế giới không còn đủ sức đánh trả. Mười mấy vạn kỵ binh Mông Cổ sở dĩ càn quét châu Âu là do hai nguyên nhân chính:
Nguyên nhân thứ nhất, dân tộc Mông Cổ là dân tộc du mục tin thờ linh vật sói chân thành nhất, coi sói là tôtem, thú tổ, thần chiến tranh, tông sư, hình mẫu và hộ pháp của các dân tộc du mục.
Người Mông Cổ không chỉ thừa nhận tổ tiên mình là "sói xanh "từ trên trời xuống, hơn nữa, lãnh tụ của những bộ tộc hạt nhân, thậm chí bản thân những bộ tộc hạt nhân còn gọi mình là sói. Vì vậy nhà sử học Ba Tư Laxthơ trong quyển I danh tác "Sử tập" chỉ ra rằng, Gia tộc Lục tổ Hai Đô Khan sinh ra Thành Cát Tư Khan (quen gọi Thành Cát Tư Hãn), Ngũ tổ Basânnhi Khan và Tứ tổ Đônpinai Khan phát triển đến đời Tứ tổ Thành Cát Tư Khan,đã xuất hiện một bộ lạc hạt nhân trực hệ vương tộc Mông Cổ - "bộ lạc xinaxư". Hai lãnh tụ của bộ lạc này chính là hai con trai của Tứ tổ Thành Cát Tư Khan Đônpinai Khan, một người tên Kiên Đô - Xíchna, một người tên Anlukhơsân - Xíchna. Tiếng Mông Cổ, Xíchna nghĩa là "sói". Laxthơ nói: "Kiênđô Xíchna" nghìa là sói đực, "Anlukhơsân Xíchna" là sói cái. Do vậy tên của hai vụ lãnh tụ này là sói đực và sói cái. Không chỉ có thế, họ còn gọi tên bộ lạc của họ là "Xíchnasư", có nghĩa là đàn sói. "Bộ lạc Xíchnasư" có nghĩa là "bộ lạc sói đàn". Nhà sử học hàng đầu về Mông Cổ Hàn Nho Lâm tiên sinh giải thích: "Xíchnasư là số nhiều, có nghĩa là tập đoàn sói".
Hơn nữa, bố đẻ ông chú Thành Cát Tư Khan cũng lấy sói để đặt tên. Laxthơ chỉ ra rằng: Xaxưhơ Lincôn sau khi anh trai chết, lấy chị dâu làm vợ… Người vợ đầu của ông ta lại sinh thêm mấy người con trai, trong đó một người thừa kế ngôi vị của cha và rất nổi tiếng, tên ông ta là Xuơnhâytuhu - Xíchna. Ông ta ở cùng Đônpinai Khan. Con trai ông ta và người kế vị là Enbakhai Hơhan. Enbakhai là chú ruột Thành Cát Tư Khan, và như vậy bố đẻ chú ruột Thành Cát Tư Khan tên là Xuơnhâytuhu - Xichna. Xuơnhâytuhu tiếng Mông Cổ không rõ nghĩa, nhưng "Xichna" nghĩa là "sói". Do đó, bố đẻ của chú ruột Thành Cát Tư Khan tên là "Sói".
Người Mông Cổ đặt tên "Xichna", tức "Sói" rất nhiều. Có thể thêm một ví dụ: "Sử tập" chép, cụ tổ ba đời của Thành Cát Tư Khan là Hơbulơ Khan, con trai thứ tư của cụ tên Hơđan, thông gia của Hơđan có tên là Alihây - Xichna, "Alihây" không rõ nghĩa, còn "Xichna" nghĩa là "Sói".
Có thể thấy, sói trong con mắt người Mông Cổ rất cao quí, mà người Hán thì không ai đặt tên cho con là "sói". Sự thực nói trên có thể chứng minh, Thành Cát Tư Khan nổi tiếng thế giới không chỉ lớn lên trên thảo nguyên sói, mà còn lớn lên giữa đàn "người sói".
Do đó Mông Cổ là dân tộc lấy sói làm tổ tiên, coi sói như thần, vinh dự vì sói, so mình với sói, hiến thân cho sói ăn thịt, nhờ sói đưa lên trời, là một dân tộc dũng cảm kiên cường, khôn ngoan mưu trí trong thế giới cổ đại. Kỵ binh Mông Cổ là đội quân hung hãn nhất, mưu trí nhất thiện chiến nhất do sói thảo nguyên huấn luyện nên.
Nguyên nhân thứ hai khiến Thành Cát Tư Khan có thể càn quét thế giới là, văn minh nông canh cổ đại đã chín nhũn từ hạt điều cứng thành hạt điều thối. Còn kỵ binh Mông Cổ được vũ trang bằng tinh thần linh vật sói thảo nguyên dã sáng tạo kỳ tích trên thế giới:dựng nên một đại đế quốc Mông Cổ trên bản đồ lịch sử thế giới, đạt tới đỉnh cao nhất có thể đạt của sức mạnh du mục thảo nguyên.
Cần lưu ý là, đế quốc La Mã cổ mà bản đồ trong lịch sử chỉ nhỏ hơn bản đồ đại đế quốc Mông Cổ, là đế quốc sùng bái tinh thần sói, tấm huy hiệu có hình con sói cái, đến nay vẫn khắc sâu trong "tinh thần du mục" của người Tây Âu. Hai đế quốc có bản đồ lớn nhất trong lịch sử cổ đại, đều sùng bái tinh thần sói. Chẳng lẽ không thể chứng minh ảnh hưởng và vai trò vĩ đại của sói?
Sự bạc nhược của nước Kim, diệt vong của Nam Tống, thắng lợi của kỵ binh Mông Cổ không liên quan gì đến sức sản xuất cao hay thấp, mà liên quan trực tiếp tới sự tồn tại của dân tộc nông canh và tính cách dân tộc mà họ quyết định. Một dân tộc nếu không muốn rơi vào số phận bị đào thải, thì phải bảo tồn một phần hoặc sáng tạo phương thức sản xuất có thể đào tạo tính cách dân tộc và sự tồn tại của dân tộc. Tóm lại, một dân tộc chỉ có rèn luyện cho mình một tính cách dân tộc kiên cường dũngcảm, thì mới nắm được số phận của mình.
Triều Nguyên ở Trung Quốc do Mông Cổ lập nên đã góp phần to lớn trong việc giao lưu văn hoá giữa phương đông và phương tây. Đối với Trung Quốc và dân tộc Hoa Hạ, công lao cũng không thể mai một:
Trước hết, Mông Cổ đã đem lại cho Trung Quốc một cương vực chưa bao giờ rộng lớn đến thế, diện tích vượt cả thời Hán Đường, một lần nữa trưng ra cho thế giới thấy phạm vi không gian sinh tồn của người Trung Quốc. Triều Nguyên giữ vai trò quan trọng trong cuộc bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc, nếu không, khoảng hai ba trăm năm sau Hán Đường nhiều vùng không còn dưới sự quản hạt của chính phủ Trung Quốc, có khả năng mất vĩnh viễn, trở thành lãnh thổ của nền văn minh khác, khiến Trung Quốc mất đi tấm bình phong che chắn cho khu vực nông canh. Thời Minh, đế quốc Đột Quyết hùng mạnh Xưtan Thiếp Mộc Nhĩ từng rêu rao sẽ bắt người Trung Quốc cải theo đạo Ixlam. Thiếp Mộc Nhĩ đại Khan suýt dẫn một triệu quân kỵ tấn công Trung Quốc. Sau đó, Thiếp Mộc Nhi bị ốm chết, Trung Quốc mới thoát đại hoạ này. Giả dụ Thiếp Mộc Nhĩ không chết, giả dụ tây nắc không còn trong tay Trung Quốc mà bị dân tộc Ixlam chiếm giữ, lại giả dụ hàng triệu quân từ Cam Túc Ninh Hạ tấn công Trung Quốc, lãnh thổ và nền văn minh Trung Quốc có còn không? Vì vậy, triều Nguyên khôi phục lãnh thổ Trung Quốc mở rộng từ thời Hán Đường, có công lớn trong việc mở rộng tấm bình phong tây bắc, đảy lùi rất xa đường biên các nước có nên văn minh cao mà hung hãn, đồng thời đặt nền móng cho hai triều Minh Thanh sau này tiếp tục thu hồi, bảo vệ và mở rộng lãnh thổ, điều này rất quan trọng cho người Trung Quốc sinh tồn và phát triển thời hiện đại.
Thứ nữa, là một cuộc tiếp máu to lớn về tính cách dân tộc. Điều này có thể xem xét từ bốn phương diện sau: Một, Mông Cổ làm chủ Hoa Hạ, đem theo tinh thần du mục dũng cảm kiên cường và phong tục thảo nguyên: đấu vật, cưỡi ngựa bắn cung, đua ngựa, săn bắn, ăn thịt bò cừu, ăn uống thả giàn, phụ nữ không bó chân, phụ nữ xuất đầu lộ diện nơi công cộng, quét sạch những hủ tục thời Bắc Tống như tục bó chân chẳng hạn; Hai, tuy một số trong tầng lớp trên như Hốt Tất Liệt đa bị lún sâu trong tinh thần Nho gia, nhưng đông đảo âun chức và binh sĩ Mông Cổ vẫn không thay đổi tính cách thảo nguyên, chống lại có hiệu quả thế lực Nho gia, khiến một bộ phận dân tộc Hoa Hạ được giải phóng; Ba, dân tộc thống trị bao giờ cũng áp đặt tính cách, phong tục tạp quán dân tộc mình lên dân tộc bị trị, còn tính cáchphong tục tập quán dân tộc bị trị lại là đối tượng bị dân tộc thống trị bắt chước. Mối quan hệ hai chiều áp đặt và mô phỏng ấy chính là "tiếp máu" và "nhận máu" về tính cách dân tộc. Ngoài ra, giữa các dân tộc, thông hôn lai tạo ngày càng nhiều, tăng cưòng một bước huyết tính và tính cách dân tộc Hoa Hạ; Bốn, Do triều Nguyên là một triều đình lớn do dân tộc du mục thảo nguyên lần đầu tiên trong lịch sử thiết lập trên cả nước Trung Quốc, dân tộc thảo nguyên dân số ít ỏi đã đánh bại dân tộc Hán dân số khổng lồ trên thế giới, thống trị toàn bộ Hoa Hạ. điều này là một cú sốc đối với dân tộc Hán vốn tự cao tự đại, khinh rẻ các dân tộc khác. Do đó, dân tộc Hán cũng cảm thấy xấu hổ về tính cách ươn hèn và thất bại của dân tộc mình, từ đó kích phát những người con ưu tú của dân tộc Hoa Hạ tự giác hành động, học tập tính cách mạnh mẽ của dân tộc Mông Cổ. Chu Nguyên Chương là một ông vua người Hán rất khâm phục người Mông Cổ.
Vì vậy mình cho rằng, dân tộc Mông Cổ triều Nguyên đã làm một cuộc tiếp máu kịp thời và có hiệu quả, ảnh hưởng và tiếp máu non một thế kỷ, khiến dân tộc Hoa Hạ trỗi dậy lần nữa. Đến cuối triều Nguyên đã xuất hiện hàng loạt những lãnh tụ nghĩa quân dũng cảm kiên cường. Đó là kết quả trực tiếp của lần tiếp máu này.
Nguyên nhân thất bại sau đó của dân tộc Mông Cổ cũng giống như Bắc Nguỵ Tiên Ty, nước Liêu Khiết Đan, nước Kim Khiết Đan. Một dân tộc dù dũng mãnh đến mấy, nhưng một khi sa vào thế giới ruộng đồng mênh mông của dân tộc Hoa Hạ, đèo lên cổ tinh thần Nho gia, qua vài thế hệ là sói tính bị thoái hoá. Do đồng ruộng Hoa Hạ lớn nhất thế giới, nên sức mạnh mềm hoá của nó cũng lón nhất thế giới. Dân tộc Mông Cổ thiết lập trên thế giới bốn nước Khan, nhưng triều Nguyên ở Trung Quốc thất bại sớm nhất.Người Hán chỉ trong tám chín mươi năm là đã đuổi được người Mông Cổ về thảo nguyên. Năm 1368 Chu Nguyên Chương lật đổ triều Nguyên, thành lập vương triều Minh.
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và con trai Minh Thành Tổ Chu Đệ là những ông vua Trung Quốc kiệt xuất ra đời trên đại lục Hoa Hạ sau khi tiếp máu. Trong người họ, sói tính trong máu họ rất ít thấy ở người Hán: dũng mãnh, trí tuệ, ngoan cường, tàn nhẫn, khí phách và chí lớn. Chu Nguyên Chương có thể làm được như Đường Thái Tôn xung phong hãm trận, đi đầu quân sĩ. Sau khi chiếm lĩnh Nam Kinh, không ở lại hưởng lạc như lãnh tụ nghĩa quân nông dân Hồng Tú Toàn, mà dốc hết quân mạnh tướng giỏi tiến lên đánh chiếm Đại đô. Sau đó đánh chiếm Tứ Xuyên, bình định Vân Nam, cơ bản hoàn thành thống nhất cả nước. Ông ta không nương tay, giết đại tướng tham quan và công thần phạm pháp, cực kỳ tàn nhẫn. Chu Đệ luôn đi đầu trong những cuộc giao chiến với kỵ binh Mông Cổ, rèn luyện được tính cách dữ như sói. Ông ta thoán quyền đoạt ngôi tàn ác kinh người, sáng tạo hình phạt "giết 10 họ" thảm khốc chưa từng thấy. Hành động chuyên chế bạo ngược của cha con Chu Nguyên Chương cần phê phán, nhưng tính cách sói mạnh mẽ của cha con ông ta trong chiến đấu cũng cần khẳng điịnh. Hai người hoàn toàn không giống các vua triều Minh sau đó chỉ tàn bạo với dân chúng mà không dám chống lại kẻ địch mạnh, các vị này không còn là sói thảo nguyên, mà là lũ chuột đồng, khi hữu sự, cháy nhà ra mặt chuột.
Vì sự nghiệp vĩ đại khôi phục trung nguyên, đuổi kỵ binh Mông Cổ về thảo nguyên, Chu Đệ dám từ bỏ Nam Kinh gạo trắng nước trong, khí hậu ấm áp, dời đô lên phòng tuyến quân sự số một Bắc Kinh, hơn nữa còn năm lần thân chinh cầm quân đánh giặc cho đến khi ốm chết trên đường tiến quân. Một vị hoàng đế đang tại vị mà dám từ bỏ hưởng thụ, sốg cuộc đời quân ngũ "da ngựa bọc thây". Người như thế không chỉ mình ông. Vĩnh Lạc đại đế không thẹn với danh hiệu đại đế Hán tộc, "Vĩnh Lạc đại điển" là bộ đại điển ưu tú nhất, khoan dung độ lượng nhất, dàm thu thập cả những bất đồng chính kiến.
Hai ông vua hùng tài đại lược nhà Minh so với các vị vua hủ bại bạc nhược Nam Tống, khác nhau một trời một vực. tính cách sói của họ rất khó sẩn sinh từ mảnh đất nông canh Hoa Hạ sau thời Hán Đường. Cuộc tiếp máu lớn của dân tộc Mông Cổ không những đã tạo nên tính cách sói của cha con Chu Nguyên Chương, còn tạo nên những tướng người Hán đại trí đại dũng như Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân v.v… đậm sói tính. Triều Minh lúc cực thịnh, cương vực mở rộng tới đảo Khố Diệp Hắc Long giang phía bắc, Tây vực và Tây Tạng. Trừ thảo nguyên Mông Cổ, đã thu phục toàn bộ đất đai thời Hán Đường, chấm dứt thế yếu. Lần phục hưng này của dân tộc Hán phải cảm ơn dân tộc Mông Cổ đã cho máu, cảm ơn tôtem sói một lần nữa sống lại trên đất Hoa Hạ.
Thế nhưng về tính cách mà xét, người nhận máu bao giờ cũng yếu hơn người cho máu. Triều Minh mạnh mẽ ban đầu sau đó không thắng nổi Nguyên Mông phía bắc. Thảo nguyên sói tính là nguồn sức mạnh của kỵ binh Mông Cổ. Sau khi rút về thảo nguyên, kỵ binh Mông Cổ lập tức trở lại mạnh mẽ. Minh Thành Tổ năm lần thân chinh, trừ một lần thắng, bốn lần kia đều không đạt hiệu quả, quân Minh không tìm thấy kỵ binh chủ lực Mông Cổ hành tung bí ẩn như bầy sói. Trái lại, kỵ binh Mông Cổ liên tiếp đả thương quân Minh, đánh bại đại quân chủ lực của Từ Đạt, diệt gọn 10 vạn quân sĩ do Khưu Phúc chỉ huy, đánh tới trường thành mà Minh tu sửa dã hơn 200 năm, bi thảm nhất là trong trân Tumubao, 2 vạn quân kỵ khu Oaxưbu tiêu diệt 50 vạn đại quân do Minh Anh Tôn chỉ huy và bắt sống Đại Minh hoàng đế Minh Anh Tôn. Nếu không có Vu Khiêm chỉ huy quân dân hăng hái chiến đấu bảo vệ Bắc Kinh thì triều Nguyên có thể tái lập. Từ đó căn bệnh cừu tính cũ một lần nữa lại phát tác, lý học Tống Minh lại khiến tinh thần dân tộc không gượng dậy nổi, vương triều Đại Minh ngày càng suy yếu, đất chăn nuôi rộng hàng ngàn dặm bên ngoài quan ảilại bị mất, cho đến khi bị Mãn Thanh tiêu diệt. Còn điều này nữa, nghĩa quân nông dân của Lý Tự Thành mà các sử gia hiện đại ca ngợi, cũng không chịu nổi một đòn, bị kỵ binh dũng mznhx Mông Cổ diệt gọn, trượt theo vết xe đổ của nghĩa quân nông dân Hoàng Sào. Một chút nguyên khí do dân tộc Mông Cổ triều Nguyên tiếp cho, đã lại cạn kiệt, rốt cuộc dân tộc Hán không thể đơn độc chống đỡ ngôi nhà Hoa Hạ, phải nhường trọng trách này cho Mãn Thanh, dan tộc du mục phương bắc.
*
Trần Trận lật trang bản thảo, nói tiếp, triều đại Thanh do tộc Nữ Chân dựng nên là vương triều đế chế cuối cùng ở Trung Quốc. Đây là một triều đại làm nên hiều chuyên đáng kính nể trong lịch sử Trung Quốc. Mình đặc biệt thích vương triều Thanh. Cậu thử nghĩ coi, dân tộc Mãn chỉ vài chục vạn dân mà dựng nên triều Đại Thanh, thống trị mẩy trăm triệu người Hán, đất đai chỉ kém đôi chút so với đất đai rộng lớn của đại đế quốc triều Nguyên Mông, hơn nữa, còn sáng tạo ra thời "thịnh trị Khang Càn" (Khang Hy, Càn Long) khoảng 120 năm, dài gấp đôi hai giai đoạn thịnh trị của hai triều cộng lại ("Thịnh trị Văn đế Cảnh đế" đời Hán, "thịnh trị Trinh Quan đời Đường"). Mãn Thanh là triều đại làm nên nhiều chuyện, có nhiều vị vua văn thao vũ lược nhất, tiếp nối ngôi tốt nhất trong các triều đại Trung Quốc. Nếu như thịnh trị Khang Càn đối mặt không phải các nước phương tây thời đại thuyền buồm, mà đã phát triển lên thiết giáp hạm, mình tin rằng thời đại Khang Càn sẽ xuất hiện một Minh Trị Thiên hoàng Trung Quốc, duy tân thắng lợi. Và với tính cách du mục cầu tiến sẽ du nhập văn minh, chế độ và công nghiệp phương tây, thay đổi triệt để tồn tại và tính cách dân tộc, cạnh tranh quyết đấu vói văn minh sói phương tây, thay đổi số phận trì trệ của dân tộc. Tiếc rằng sau khi Mãn Thanh bị nông canh Hoa Hạ và Nho gia làm cho bạc nhược, các nước phương tây mới bước sang thời đại đại công nghiệp thiết giáp hạm. Số phận xui xẻo của Tung Quốc, đó là chuyện sau này.
Vậy vì sao một tộc Mãn bé tí mà làm nên kỳ tích Khang Càn vượt cả Hán Đường? Mình cho rằng, thời cổ đại, chỉ có tầng lớp trên của dân tộc Mãn mới nhận thức được qui luật thịnh suy mạnh yếu của Trung Quốc, ưu khuyết điểm của văn minh nông canh và văn minh du mục và kết hợp chặt chẽ những ưu điểm của cả hai; Chỉ tộc Mãn mói nhìn ra tính chất quyết định của tính cách dân tộc đối với vận mệnh dân tộc, hiểu rất rõ tính chất cực kỳ quan trọng của việc duy trì sói tính trong tính cách dân tộc và đã duy trì được gần hai thế kỷ. Họ rất hiểu chỉ cần duy trì đươc tinh thần và tính cách kiên cường bất khuất, hăng hái vươn lên như sói, thì việc học tập và nắm lấy văn hoá và văn minh Hoa Hạ không khó, hơn nữa có thể vượt.
Để duy trì tính cách dân tộc du mục, tập đoàn thống trị Mãn rút ra những bài học thất bại từ Tiên Ty Bắc Nguỵ, Khiết Đan Liêu quốc, đặc biệt từ nươc Kim do tổ tiên sáng lập và từ triều Nguyên Mông, không hoàn toàn Hán hoá mà thêm vào đó một số nội dung có tính sáng tạo, thực hiện 7 chính sách duy trì tính cách dân tộc: Một là, duy trì truyền thống cưỡi ngựa bắn cung đấu vật từ nhỏ của tộc Mãn, toàn dân tham gia, kể cả hoàng tử cũng không ngoại lệ. Hai là, định kỳ tổ chức săn bắn, nhà vua thân chinh, con em tám Kỳ tham gia, dùng săn bắn để luyện quân, cận chiến với sói để duy trì sói tính. (Nhà trưng bầy sơn trang Thừa Đức có giới thiệu Khang Hy Đại Đế sinh thời đã hạ thủ mấy trăm con sói). Ba là,duy trì phương thức sản xuất du mục ở đông bắc, tây bắc và thảo nguyên Mông Cổ. Hai khu vực hai cách cai trị, du mục cai trị kiểu du mục, nông canh cai trị kiểu nông canh, nghiêm cấm nông dân lên thảo nguyên vỡ hoang nhằm duy trì khả năng tạo huyết dịch sói tính của thảo nguyên. Duy trì thảo nguyên tức duy trì gốc và nguồn tính cách mạnh mẽ của dân tộc du mục. Nhìn bản đồ nhà Thanh ta thấy đây là một quốc gia bán canh bán mục, quá nửa diện tích là vùng du mục của dân tộc du mục, bao gồm đông bắc, đông và tây Sibia, Nội ngoại Mông, Ninh Hạ, Cam Túc, Thanh Hải, Tây Tạng và Tân Cương. Những thảo nguyên sói tính rộng lớn có thể cung cấp biết bao binh mã dũng mãnh đầy sói tính. Bốn là, thông hôn giữa người Mãn với người Mông, cấm thông hôn với người Hán, nhằm đảm bảo tính thuần khiết của huyết thống, tránh bị huyết dịch mang tính cừu đồng hoá. Trong lịch sử, tữ xưa dân tộc Mãn và dân tộc Mông đã có quan hệ máu thịt, bộ lạc Diệp Hách và Cáp Đạt Nữ Chân đã có quan hệ hôn nhân với Mông Cổ. Đến triều Thanh, mượn sức mạnh của kỵ binh Mông Cổ để thống trị hàng trăm triệu Hán tộc, đã thực thi chính sách liên hôn đại qui mô nhiều tầng lớp giữa quí tộc và hoàng tộc Mãn - Mông. Hoàng thái hậu Lý Trang là một phụ nữ kiệt xuất người Mông Cổ. Năm là, thượng võ hiếu chiến, khuyến khích lập quân công, lấy chiến đấu để nuôi dưỡng tính cách, lấy chiến trận để tăng cường sức mạnh quân đội. Thời Khang Hy thịnh trị cũng là thời kỳ binh lửa liên miên, phái chủ chiến trong tập đoàn thống trị Mãn Thanh chiếm ưu thế, không chút thoả hiệp trên các vấn đề diệt Phiên, thu phục Đài Loan, bình định Mông Cổ, Tân Cương và phản loạn tây nam, đánh trả Nga Sa hoàng xâm lược, trấn áp Niệm quân và Thái Bình Thiên Quốc. Sáu là, thành lập Liên minh các dân tộc du mục lấy tộc Mãn làm hạt nhân, hai tộc Mông - Tạng làm cốt cán, tăng cường tinh thần du mục, cùng nhau thống trị người Hán đông đảo. Bảy là, bãi bỏ chế độ Thái tử hủ bại không cạnh tranh, người kế thừa ngôi vua do Hoàng đế tuyển chọn, khiến các hoàng tử đấu đá như bầy sói, qua cạnh tranh quyết liệt đào thải những kẻ ươn hèn mà xuất hiện sói chúa, người tài.
Những biện pháp trên đã có tác dụng quan trọng trong việc duy trì sói tính mạnh mẽ và an ninh lâu dài của nhà Thanh. Nhưng đất đai trồng trọt Trung Quốc quá rộng, thế lực nông canh quá mạnh, lại thêm tộc Mãn phát huy toàn bộ tinh thần Nho gia, lại nữa, kinh tế triều Thanh rất phảt triển, bùng nổ dân số nông canh, đến hậu kỳ triều Thanh đã gấp bảy tám lân dân số thời Hán Đường, tính cách nông canh chiếm ưu thế áp đảo. Do vậy các chính sách nói trên vẫn không bảo đảm duy trì tính cách mạnh mẽ của tập đoàn thống trị Mãn Thanh. Cuối đời Thanh, sói tính thoái hoá, cắt đất cầu hoà, làm nhuc quốc thể. Tuy nhiên, vẫn còn mạnh hơn nhiều so với Nam Tống của người Hán, chí ít không dâng nộp quốc bảo cho liệt cường, cả nước đầu hàng.
Tộc Mãn du mục Nữ Chân đóng góp rất lớn cho Trung Quốc, chủ yếu trên hai mặt: Trước hết, đem lại cho Trung Quốc diện tích đất đai chỉ kém triều Nguyên. Qua hai lần xác nhận về quốc thổ triều Nguyên và triều Minh,lại thêm phần đất đã qua 200 năm quản lý hành chính,, tuy cuối Thanh đã để mất gần một nửa đất đai, vẫn còn giữ được bằng thời Hán Đường cộng với ba tỉnh phía đông màu mỡ. Gần một nghìn năm cạnh tranh sinh tồn, cuối cùng giữ lại được lãnh thổ thuộc Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm cho đến bây giờ. Đây là sự nghiệp vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, lớn hơn nhiều so với bất cứ dân tộc nông canh lâu đời nào. Những dân tộc ấy phần lớn ngay cả dân tộc cũng không tồn tại, nói gì đến đất đai xưa kia. Đất đai rộng lớn của đế quốc cổ La Mã, đế quốc A Rập, đế qquốc Ôxman, cũng không giữ lại được trọn vẹn.
Đương nhiên, Trung Quốc so với nước Anh nhỏ bé trên đảo England bành trướng thành đế quốc "mặt trời không lặn"; so với công quốc Nga La Tư khuyếch trương thành đại đế quốc Nga La Tư vắt ngang từ Á sng Âu; so với các dân tộc Tây Âu chỉ chiếm non nửa châu Âu bành trướng thành "đại đế quốc" bao gồm ba châu lục Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Đại Dương thì còn thua xa. Nga La Tư cướp từ tay Mãn Thanh một vùng rộng lớn, đó là hậu quả tai hại của Triều Mãn Thanh bị nông canh và Nho gia làm cho ươn hèn. Thế nhưng, nếu như Mãn Thanh không còn sót lại chút tính cách sói thì đến cuối triều Mãn Thanh ngay cả đông tam tỉnh, Ili, thậm chí cả Tân Cương, Tây Tạng chưa chắc đã giữ được.
Cần đặc biệt nhấn mạnh rằng, đất đai hiện có của Trung Quốc là do triều Hán khai sáng, do tộc tiên Ty và tộc Hán liên hôn mà mở rộng dưới triều Đường, cuối cùng do triều Mãn Thanh khôi phục, mở rộng và giữ vững đến bây giờ. Bốn triều đại lớn Hán Đường Nguyên Thanh sở dĩ có đóng góp to lớn như thế là do bốn triều đại này kết hợp khá tốt giữa sói tính với cừu tính trong tính cách dân tộc, là thời đại mà sói tính mạnh hợn cừu tính một chút. Bốn triều đại vĩ đại này, về thành phần dân tộc thống trị mà xét, thuần Hán tộc chiếm địa vị thống trị chỉ có triều Hán, đến triều Đường thì Tiên Ty và Hán tộc liên hợp chấp chính, Nguyên Thanh thì do hai tộc du mục chấp chính.
Qua địa điểm chọn làm kinh đô cũng thấy vai trò và ảnh hưởng tiềm ẩn to lớn của thảo nguyên, tinh thần và tính cách du mục. Thủ dô của một vương triều là trung tâm chính trị kinh tế và văn hoá, và cũng là trung tâm tính cách vương triều ấy. Thủ đô của Hán Đường Nguyên Thanh đặt tại nơi giáp ranh giữa nông canh và du mục, thủ đô của Hán Đường là Tràng An, cận kề vùng du mục Tây Bắc; Thủ đô của Nguyên Thanh là Bắc Kinh, gần kề thảo nguyên phương Bắc. Điều này chứng tỏ thủ đô của triều đại hùng mạnh đều gần kề vùng đất hùng mạnh. Bắc Kinh và Tràng An thời Hán Đường đều ở vào nơi dân phong mạnh mẽ phương bắc,chỉ không giống nhau ở chỗ: Bắc Kinh không ở giữa rốn văn minh nông canh Trung Hoa và cũng cách xa hoàng Hà - bà mẹ của dân tộc nông canh Trung Hoa, mà lại gần kề đại thảo nguyên - tổ mẫu của dân tộc Trung Hoa. Bắc Kinh là nơi định đô lâu dài của ba dân tộc du mục Kim-Liêu Mông Cổ và Mãn Thanh, là trung tâm chính trị văn hoá và tính cách dân tộc Trung Hoa chủ yếu do dân tộc du mục dựng nên. Thời kỳ thịnh trị của đại đế quốc Mông Cổ vắt ngang từ Á sang Âu, Bắc Kinh từng là "thủ đô của thế giới". Đây là thành phố duy nhất trong lịch sử Trung Quốc trở thành thủ đô của thế giới. So với Tràng An, Bắc Kinh gần biển hơn, định đô Bắc Kinh có lợi cho Trung Hoa kế thừa tinh thần du mục, mở cửa và phát triển ra đại dương, tiếp nhận "tinh thần du mục" của đại dương. Cuối cùng, Trung Quốc định đô tại Bắc Kinh là do công lao của dân tộc du mục Trung Hoa, đặc biệt là tộc Mông Cổ và tộc Nữ Chân; định đô Bắc Kinh cũng biểu thị sự tôn sùng và ngưỡng vọng của con cháu Viêm Hoàng tại nơi sâu thẳm của tiềm thức, đối với tinh thần du mục.
Ngoài ra, các nhà chính trị kiệt xuất là nữ cũng nổi lên từ bốn triều đại phát triển này. ví dụ Lữ Hậu, Võ Tắc Thiên đời Đường, Hoàng Thái hậu Hiếu Trang - nữ kiệt Mông Cổ. Ba người phụ nữ vĩ đại này đều bó chân. Hoàng Thái hậu Hiếu Trang thuộc phái cởi mở, từng cấm phụ nữ tộc Hán và tộc Mãn bó chân. Bó chân là một trong những tập tục độc ác ở Trung Quốc, nảy sinh từ triều Tống tính cách dân tộc bạc nhược sau thời thịnh trị Hán Đường. Huỷ hoại và trói buộc tinh thần tự do độc lập kẻ thống trị là tôn chỉ của Nho gia. Nho gia không chỉ thuần hoá dân tộc Hán thành cừu, mà còn biến phụ nữ tộc Hán thành tàn phế. Sau triều Tống, văn nhân Nho gia và đàn ông Nông gia cùng say sưa theo đuổi "gót sen ba tấc", tàn phá đông đảo phụ nữ. Đây là một trang tàn nhẫn nhất, phản nhân tính nhất trong lịch sử thế giới, là sự việc khiến người Trung Quốc xấu hổ trước nhân dân thế giới, bị người chê cười.
Đất đai rộng lớn là cơ sở sinh tồn và phát triển văn minh Trung Hoa, mà Tây Bắc mênh mông là cái gốc và là tấm bình phong của văn minh Trung Hoa. Về tổng thể mà xét, các dân tộc du mục Trung Hoa đóng góp cho đất nước lớn hơn nhiều do với tộc Hán. Tộc Mông Cổ và tộc Mãn đóng góp lại càng lớn. Dân tộc Mãn lại là kẻ quyết định quan trọng về đất đai Trung Quốc. Sau đó, thời Dân quốc, chính quyền người Hán lại để mất Ngoại Mông rộng lớn. Tháng 1 năm 1946, chính phủ Quốc dân đảng Nam Kinh chính thức tuyên bố công nhận Ngoại Mông độc lập.
Lại nữa, triều Thanh của dân tộc Mãn ngoại trừ đóng góp to lớn cho đất đai Trung Quốc, còn trường kỳ tiếp máu cho dân tộc Hoa Hạ. Viêm Hoàng, tổ tiên nhân văn dân tộc Hoa Hạ là tộc du mục. Dân tộc Trung Hoa xuất thân từ dân tộc du mục, trong huyết quản từng chảy dòng máu sói tính. Sau đó qua nhiều đợt tiếp máu trong lịch sử, nhất là đợt tiếp máu gần một thế kỷ của dân tộc Mông Cổ, đặc biệt là những đợt tiếp máu cuối cùng gần hai nửa thế kỷ của dân tộc Mãn, khiến dân tộc Trung Hoa giữ được đất đai văn hoá chủng tộc cho đến cận đại. hiện nay, dân tộc Trung Hoa vẫn tự thân hoặc được dân tộc du mục tiếp máu sói tính, cộng với tiếp nhận phương thức sản xuất tiên tiến của phương tây, đó là tài nguyên để phục hưng Trung Quốc. Cuối Thanh, tinh thần dũng cảm chống đế quốc chống phong kiến của dân tộc Trung Hoa bắt nguồn từ sức sống của di sản dòng máu du mục Viêm Hoàng và sự tiếp máu không ngừng của dân tộc du mục.
Mãn Thanh vào làm chủ Trung Hoa đánh một dấu chấm trong lịch sử 5.000 năm Trung Hoa. Lịch sử chấp chính của dân tộc cổ đại Trung Quốc, bắt đầu từ tộc du mục Viêm Hoàng, kết thúc bằng tộc Nữ Chân, từ du mục đến du mục quyết không phải ngẫu nhiên, mà là sự tất nhiên trong hoàn cảnh đặc thù của Trung Quốc và phát triển lịch sử của hai dân tộc. Chi nhánh văn minh nông canh này của Trung Quốc qua tác dụng của những đợt tiếp máu mới đưa nó trở lại dòng chảy chính của văn minh thế giới. "Kiếp luân hồi" này chứng minh một chân lý phổ biến: Văn minh dân tộc là dòng, tính cách dân tộc là nguồn,một dân tộc mà không có tính cách mạnh mẽ tuy vẫn có thể sáng tạo ra văn minh, nhưng thường là không bảo vệ được ngay cả bản thân dân tộc, nói gì đến bảo vệ nền văn minh của dân tộc. Nền văn minh cổ đại của thế giới và Trung Quốc đều đã đi vào bảo tàng, nhưng tinh thần du mục và tính cách mạnh mẽ như sói của dân tộc du mục và hậu diệ của họ vẫn đầy sức sống, nó có thể đưa văn minh xa xưa vào bảo tàng, lại có thể đầy lòng hăng hái sáng tạo một nền văn minh mới.
Dân tộc Trung Hoa cần cù dũng cảm, cần cù là đóng góp của tính cách nông canh Trung Hoa, dũng cảm là đóng góp của tính cách dân tộc du mục Trung Hoa. Thiếu một trong hai đều không được, nhưng dân tộc Trung Hoa với dân số nông canh chiếm đa số tuyệt đối và lịch sử lâu đời của nông canh, cái thiếu chủ yếu là không có tinh thần và tính cách dũng cảm cầu tiến, lao động thường là không công, cốc mò cò xơi.
Nói cho cùng, cạnh tranh giữa các nền văn minh trên thế giới là cạnh tranh về tính cách. Chế độ dân chủ và khoa học kỹ thuật tiên tiến phương tây được xây dựng trên nền tảng tính cách dân tộc dũng cảm cầu tiến.Dân tộc Hoa Hạ muốn vượt phương tây phải đầu tư ghê gớm để thay đổi tồn tại dân tộc và tính cách nông canh.
Mình rất muốn dùng chiếc lược tôtem sói chải lại cho thuận dòng lịch sử mà các nhà sử học cố ý dùng tinh thần Nho gia làm cho rối tung, thấy rõ tinh thần du mục Trung Quốc mà hạt nhân là tôtem sói và lịch sử liên tục tiếp máu cho dân tộc Hoa Hạ, mới hiểu được vì sao văn minh Trung Hoa không bị gián đoạn trong lịch sử thế giới mấy nghìn năm, và cũng có thể tìm hiểu Trung Quốc sau này muốn cất cánh bay lên thì phải thế nào.
Nhưng hiểu và nắm vững tinh thần tôtem sói quả không dễ. Vấn đề then chốt là phải làm rõ vì sao dân tộc du mục sùng bái tôtem sói. Phần lớn các sử gia Trung Quốc đều biết dân tộc du mục Trung Quốc sùng bái tôtem sói nhưng rất khó giải thích vì sao. Thí dụ, nhà sử học hàng đầu về Mông Cổ Hàn Nho Lâm tiên sinh nói: "Theo ý kiến của người Đột Quyết, tộc này là con cháu của sói, tự cho là dòng giống ưu việt. Lí do ấy tuy không thể hiểu, nhưng các Khan thường lấy làm tự hào". "Lí do không thể hiểu", là do người Hán xa rời thảo nguyên quá lâu, rất khó khắc phục sự hạn chế trong nhận thức về tôtem sói, một số vấn đề quan trọng ghi trong sử sách không có khả năng đào sâu nghiên cứu. Hai chúng mình đi sâu tìm hiểu thảo nguyên nguyên thuỷ Mông Cổ có đến 10 năm với sự hào hứng đặc biệt nhằm giải đáp bao nhiêu câu hỏi, đã từng nhiều năm trực tiếp và gián tiếp tiếp xúc với sói, mới khắc phục được tính hạn chế của ngưòi Hán. Bây giờ ta phải thông báo thật nhanh cho ngưòi Hán biết nhận thức của chúng ta. Chỉ có lấp đầy nhứng lỗ hổng trong nhận thức, mới có thể lấp đầy những lỗ hổng to lớn trong tính cách dân tộc.
Dương Khắc thở dài, nói: Nếu lập luận của cậu đứng vững, 24 bộ sử của Trung Quốc phải viết lại. Nho gia trong 24 bộ sử chỉ khẳng định một chiều,, đầy thiên kiến. Mình tán thành viết lại lịch sử, viết như thế nào thì bàn, nhưng phải viết lại.
Trần Trận nói: Nghiêm túc mà nói, khôi phục bộ mặt vốn có của lịch sử Văn hoá cổ Trung Quốc là văn hoá nông canh,lấy nông nghiệp làm gốc, độc tôn Nho thuật, mạt sát du mục, khinh rẻ "tứ di". Lịch sử Trung Quốc không chỉ viết lại, mà còn phải cách mạng. Mình đặc biệt tán đồng câu nói của ông Lương Khải Siêu trong "Tân sử học.Trung Quốc chi cận sử": "Không có cách mạng thế giới thì không thể cữu vãn nổi nước ta. Trong ngàn vạn điều, điều này lớn hơn cả". Mình cho rằng, nếu không "đưa sói vào sử", không cung cấp cho giới sử học tinh thần tôtem sói ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử Trung Quốc, thì sử học Trung Quốc mãi mãi như cái ao tù. 24 bộ sử chỉ như quyển Y bạ dày cộp liệt kê nhứng chẩn đoán sai về con bệnh Trung Quốc, chắc chắn gây ra sự tì trệ trong việc điều trị và cải cách. Hiện nay phim lịch sử truyền hình chiếu suốt đêm ngày, tuyên truyền ý thức tiểu nông và sự chuyên chế phong kiến Nho gia, đến là đau lòng.
*
Trần Trận nhìn mặt trời sắp lặn trên thảo nguyên. Anh vẫn chưa đói, hào hứng nói tiếp:
Mình cấn phải đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tinh thần dân tộc Tung Hoa. Hiên giờ người ta hễ mở miệng là thao thao bất tuyệt về tinh thần bất khuất của dân tộc Trung Hoa,. Thực ra nguồn gốc và thực chất của tinh thần này là tinh thần du mục và tinh thần thảo nguyên của tổ tiên Viêm Hoàng, mà hạt nhân là tinh thần lang đồ đằng (tôtem sói), thông qua mấy nghìn năm tiếp máu của dân tộc du mục mà được xác lập. Thực ra, hai câu có thể khái quát tinh thần dân tộc Trung Hoa lại chính là hai câu cách ngôn của Nho gia thời kỳ đầu: "Thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức", "phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Bốn chữ "không": không ngơi nghỉ, không hoang dâm, không biến chất, không khuất phục, là điển hình cho tinh thần sói và tinh thần tôtem sói, và cũng là khái quát cao độ chân dung tinh thần tôtem sói. Mỗi con sói trên thảo nguyên Mông Cổ đều mang tinh thần "bốn không", hơn nữa, hàng vạn năm trước đây, tinh thần "bốn không" đã là "tinh thần toàn dân" của sói thảo nguyên. Nhưng đại đa số người Trung Quốc chưa đạt tới tinh thần đó. Nó chỉ là mô hình tinh thần mà các tiên hiền phác hoạ ra để hô hào, ngưỡng mộ, hướng tới và học tập. Do đó "bốn không" kỳ thực là tinh thần sói hữu danh vô thực. Các tiên hiền Nho gia thời kỳ đầu đã dùng "bốn không" bồi dưỡng nên một sổ con em ưu tú và một số anh hùng của dân tộc Trung Hoa, nhưng tinh thần "bốn không" vẫn chửa trở thành "tinh thần toàn dân" của dân tộc nông canh. Nếu không, sẽ chẳng xuất hiện trong lịch sử nhiều đợt dân tộc du mục chiếm cứ trung nguyên và Trung Quốc, cũng không xuất hiện vài triệu Hán gian và nguỵ quân trong kháng chiến chống Nhật.
Dân tộc du mục thảo nguyên hiểu sói hơn người Hán, do đó họ tôn trọng sói, sùng bái tinh thần sói và đưa lên vị trí tối cao tinh thần totem dân tộc. Vì vậy dân tộc thảo nguyên hơn hẳn dân tộc nông canh về trình độ phổ cập tinh thần "bốn không". Và cũng bởi vì dân tộc thảo nguyên không ngừng tiếp máu cho dân tộc nông canh, khiến cho dân tộc Trung Hoa khi đứt khi nối vẫn duy trì được tinh thần "bốn không" và cũng là tinh thần dân tộc Trung Hoa.
Vì vậy, nếu như rút bỏ tinh thần bốn không: không ngơi nghỉ, không hoang dâm, không biến chất, không phuất phục ra khỏi tinh thần dân tộc Trung Hoa, thì sẽ còn lại những gì? Có lẽ chỉ còn lại tinh thần lý học đời Tống. Bây giờ còn ai dám đem tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức ra làm tinh thần dân tộc Trung Hoa? Tinh thần dân tộc Trung Hoa do dân tộc du mục và dân tộc nông canh cùng nhau sáng tạo trên đại lục Trung Hoa, nhưng hồn của nó là tinh thần du mục và tinh thần sói
Người Hán chúng ta nên nhận thức đầy đủ và khẳng định sự đóng góp to lớn của mình cho toàn thể dân tộc Trung Hoa, cảm ơn và học tập sói thảo nguyên và dân tộc thảo nguyên. Quả thật nên bù đắp lớn nhất cho sói thảo nguyên và người thảo nguyên.
Dương Khắc giận dữ nói: Bây giờ không nên nói cảm ơn và bù đắp, ngay cả cấm chỉ cướp giật thảo nguyên và ra lệnh bừa bãi cũng đã khó.
Trần Trận nói: Mình cho rằng, tư tưởng chính thống Nho gia và các sử gia, các nhà văn hoá Trung Quốc tởm nhất ở chỗ sổ toẹt sự đóng góp mang tính cấp cứu cho dân tộc Trung Hoa. Qiuan điểm truyền thống của Trung Quốc là ca ngợi nền văn minh cổ Trung Hoa ưu việt như thế nào, văn minh nông canh và Nho gia chính thống lớn mạnh và đầy sức sống như thế nào, ba nền văn minh nông canh của ba nước cổ xưa đã tàn lụi không trụ lại được như thế nào, chỉ văn minh Trung Quốc là không bị gián đoạn, tiếp tục cho đến thời cận đại. Thế nhưng, căn cứ vào sự thực lịch sử phát triển 5000 năm của Trung Quốc, văn minh Trung Hoa sở dĩ duy trì cho đến thời cận đại, không thể tách rời sự tiếp máu không ngừng của dân tộc du mục. Phủ nhận sự thực này là cướp công người khác. Quan điểm này làm giảm sức phê phán đối với ý thức tiểu nông và Nho học chính thống, khiến chúng có cơ tồn tại, tiếp tục làm suy yếu và trói buộc tính cách và tinh thần dân tộc Trung Hoa, và chẩn đoán sai đối với con bệnh Trung Quốc. Từ sau ngày thành lập nước, phương lược trị quốc chưa làm được chuyện trông bệnh bốc thuốc, chưa tập trung sức mạnh cho liều thuốc đắng đối với căn bệnh nông canh, thậm chí còn lưu luyến nông canh, cổ vũ cho nông canh, đề cao vai trò nông canh, đề bạt cán bộ nông canh. Thời kỳ cách mạng văn hoá đuổi thanh niên trí thức về nông thôn làm nông dân, khiến ý thức tiểu nông và ý thức gia trưởng chuyên chế ngày càng đậm, dân số nông canh bùng nổ, thậm chí có xu thế vượt cả só nhân khảu nông canh 5000 năm cộng lại. Tuy hiên nay giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm địa vị thứ yếu, nhưng nhân khẩu nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối. 900 triệu nhân khẩu nông nghiệp mang tính cách và ý thức nông canh đã trở thành hiện thực "tồn tại dân tộc" của dân tộc Trung Hoa. Sự "tồn tại" của ý thức và tính cách nông canh đặc sệt và rộng lớn như thế, sẽ ảnh hưởng và lây nhiễm lâu dài đối với quan viên hành chính, phần tử trí thức, tầng lớp công thương, công nhân, thị dân và tầng lớp mới nảy sinh.
Một trăm năm trở lại đây, bệnh cũ của Trung Quốc đã nhiếu lần tái phát, cuộc duy tân và cải cách tính cách nhiều lần vấp váp, ngưyên nhân sâu xa là cho đến nayTrung Quốc vẫn chưa thay đổi về căn bản tính cách dân tộc. Vì vậy vẫn chưa bước sang giai đoạn có thể nắm chắc vận mệnh dân tộc mình. Cách mạng giới sử học, cách mạng Trung Quốc đương đại, phải lấy tinh thần tôtem sói loại trừ tính cách nông canh, loại trừ đường lối sai lầm "ôn hoà đôn hậu" của Nho gia.
Hơn 20 năm cải cách gian khổ, nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh của Trung Quốc đã tiến một bước dài. Tồn tại dân tộc đang chuyển biến, qui luật tồn tại dân tộc quyết định tính cách dân tộc đang tác động mạnh mẽ. Tính cách người Trung Quốc cũng bắt đầu tự phát hồi qui theo tinh thần tôtem sói. Truyện tranh "Con sói xám" được trẻ em yêu thích; Ca khúc "Sói phương bắc" vang lên khắp nơi, bộ phim "nhảy múa với bầy sói" được các nhà quản lý doanh nghiệp tán thưởng; sản phẩm mang thương hiệu sói bắt đầu bán chạy trên thị trường; cửa hàng ăn mang tên sói đắt như tôm tưoi; bắt đầu có bút danh, nghệ danh sói. Cuối cùng, tinh thần du mục mà hạt nhân là tinh thần tôtem sói được khôi phục ở Trung Quốc. Dân tộc sợ sói ghét sói nhất thế giới bắt đầu sùng bái tinh thần tôtem sói. Đây là một trong những thành quả chủ yếu sau 20 năm cải cách, và cũng là nơi gửi gắm niềm hi vọng phục hưng dân tộc.
Tác giả Khương Nhung - Dịch giả Trần Đình Hiến - Nguồn http://vnthuquan.net/truyen
Xin trích giới thiệu tới bạn đọc chương kết của tác phẩm để tham khảo .
Mặt trời đã trở màu vàng, thảo nguyên Ơlôn giống như một đại sa mạc màu vàng kim, thung lũng mà xưa kia đàn sói thường lui tới, bóng râm đã phủ quá nửa. Trần Trận đứng dậy rồi theo bản năng, nhìn lên hang sói trên sườn núi. Thời làm dương quan, mặt trời trở màuvàng là phải đề phòng sói ra bắt cừu. Sói gây ấn tưọng trong anh sâu sắc hơn bị rắn cắn. 20 năm đã qua, lúc này, trên sống lưng lại tái hiện cảm giác lạnh toát. Anh duỗi chân duỗi tay, bảo Dương Khắc: Đã về được chưa? Caxưmai chắc sốt ruột lắm rồi đấy.
Dương Khắc đang hào hứng nghe, vội xua tay: Không sao, Caxưmai biết rõ chúng mình có cái tật là đã trò chuyện là bất kể sớm tối. Lúc đi mình đã nói với chị ấy, có thể đêm nay không về nhà ngủ, đi thăm một đội. Cậu đã học được cách kể chuyện của ngưòi kể chuyện rong, đến đoạn gay cấn nhất, lại "Muốn biết sự thể ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ". Mình biết, hồi sau là kỵ binh Mông Cổ vào chuyện. Lên xe đi! Mình ngả ghế, cậu nửa ngồi nửa nằm mà nói, còn mình cũng vậy mà nghe. Tiếp tục đi!
Trần Trận lên xe, nửa nằm nửa ngồi, nói: Không ngờ mở hội thảo ngay tại nơi sói con ra đời, rất dễ nhập vai. Mình đã tiếp nhận địa khí của hang sói.
Trần Trận lập tức kể tiếp: Đến khi dân tộc thảo nguyên Mông Cổ trỗi dậy, đừng nói gì dân tộc nôngcanh Trung Quốc bạc nhược tới mức không chịu nổi một đòn, mà tất cả nhứng dân tộc nông canh trên thế giới không còn đủ sức đánh trả. Mười mấy vạn kỵ binh Mông Cổ sở dĩ càn quét châu Âu là do hai nguyên nhân chính:
Nguyên nhân thứ nhất, dân tộc Mông Cổ là dân tộc du mục tin thờ linh vật sói chân thành nhất, coi sói là tôtem, thú tổ, thần chiến tranh, tông sư, hình mẫu và hộ pháp của các dân tộc du mục.
Người Mông Cổ không chỉ thừa nhận tổ tiên mình là "sói xanh "từ trên trời xuống, hơn nữa, lãnh tụ của những bộ tộc hạt nhân, thậm chí bản thân những bộ tộc hạt nhân còn gọi mình là sói. Vì vậy nhà sử học Ba Tư Laxthơ trong quyển I danh tác "Sử tập" chỉ ra rằng, Gia tộc Lục tổ Hai Đô Khan sinh ra Thành Cát Tư Khan (quen gọi Thành Cát Tư Hãn), Ngũ tổ Basânnhi Khan và Tứ tổ Đônpinai Khan phát triển đến đời Tứ tổ Thành Cát Tư Khan,đã xuất hiện một bộ lạc hạt nhân trực hệ vương tộc Mông Cổ - "bộ lạc xinaxư". Hai lãnh tụ của bộ lạc này chính là hai con trai của Tứ tổ Thành Cát Tư Khan Đônpinai Khan, một người tên Kiên Đô - Xíchna, một người tên Anlukhơsân - Xíchna. Tiếng Mông Cổ, Xíchna nghĩa là "sói". Laxthơ nói: "Kiênđô Xíchna" nghìa là sói đực, "Anlukhơsân Xíchna" là sói cái. Do vậy tên của hai vụ lãnh tụ này là sói đực và sói cái. Không chỉ có thế, họ còn gọi tên bộ lạc của họ là "Xíchnasư", có nghĩa là đàn sói. "Bộ lạc Xíchnasư" có nghĩa là "bộ lạc sói đàn". Nhà sử học hàng đầu về Mông Cổ Hàn Nho Lâm tiên sinh giải thích: "Xíchnasư là số nhiều, có nghĩa là tập đoàn sói".
Hơn nữa, bố đẻ ông chú Thành Cát Tư Khan cũng lấy sói để đặt tên. Laxthơ chỉ ra rằng: Xaxưhơ Lincôn sau khi anh trai chết, lấy chị dâu làm vợ… Người vợ đầu của ông ta lại sinh thêm mấy người con trai, trong đó một người thừa kế ngôi vị của cha và rất nổi tiếng, tên ông ta là Xuơnhâytuhu - Xíchna. Ông ta ở cùng Đônpinai Khan. Con trai ông ta và người kế vị là Enbakhai Hơhan. Enbakhai là chú ruột Thành Cát Tư Khan, và như vậy bố đẻ chú ruột Thành Cát Tư Khan tên là Xuơnhâytuhu - Xichna. Xuơnhâytuhu tiếng Mông Cổ không rõ nghĩa, nhưng "Xichna" nghĩa là "sói". Do đó, bố đẻ của chú ruột Thành Cát Tư Khan tên là "Sói".
Người Mông Cổ đặt tên "Xichna", tức "Sói" rất nhiều. Có thể thêm một ví dụ: "Sử tập" chép, cụ tổ ba đời của Thành Cát Tư Khan là Hơbulơ Khan, con trai thứ tư của cụ tên Hơđan, thông gia của Hơđan có tên là Alihây - Xichna, "Alihây" không rõ nghĩa, còn "Xichna" nghĩa là "Sói".
Có thể thấy, sói trong con mắt người Mông Cổ rất cao quí, mà người Hán thì không ai đặt tên cho con là "sói". Sự thực nói trên có thể chứng minh, Thành Cát Tư Khan nổi tiếng thế giới không chỉ lớn lên trên thảo nguyên sói, mà còn lớn lên giữa đàn "người sói".
Do đó Mông Cổ là dân tộc lấy sói làm tổ tiên, coi sói như thần, vinh dự vì sói, so mình với sói, hiến thân cho sói ăn thịt, nhờ sói đưa lên trời, là một dân tộc dũng cảm kiên cường, khôn ngoan mưu trí trong thế giới cổ đại. Kỵ binh Mông Cổ là đội quân hung hãn nhất, mưu trí nhất thiện chiến nhất do sói thảo nguyên huấn luyện nên.
Nguyên nhân thứ hai khiến Thành Cát Tư Khan có thể càn quét thế giới là, văn minh nông canh cổ đại đã chín nhũn từ hạt điều cứng thành hạt điều thối. Còn kỵ binh Mông Cổ được vũ trang bằng tinh thần linh vật sói thảo nguyên dã sáng tạo kỳ tích trên thế giới:dựng nên một đại đế quốc Mông Cổ trên bản đồ lịch sử thế giới, đạt tới đỉnh cao nhất có thể đạt của sức mạnh du mục thảo nguyên.
Cần lưu ý là, đế quốc La Mã cổ mà bản đồ trong lịch sử chỉ nhỏ hơn bản đồ đại đế quốc Mông Cổ, là đế quốc sùng bái tinh thần sói, tấm huy hiệu có hình con sói cái, đến nay vẫn khắc sâu trong "tinh thần du mục" của người Tây Âu. Hai đế quốc có bản đồ lớn nhất trong lịch sử cổ đại, đều sùng bái tinh thần sói. Chẳng lẽ không thể chứng minh ảnh hưởng và vai trò vĩ đại của sói?
Sự bạc nhược của nước Kim, diệt vong của Nam Tống, thắng lợi của kỵ binh Mông Cổ không liên quan gì đến sức sản xuất cao hay thấp, mà liên quan trực tiếp tới sự tồn tại của dân tộc nông canh và tính cách dân tộc mà họ quyết định. Một dân tộc nếu không muốn rơi vào số phận bị đào thải, thì phải bảo tồn một phần hoặc sáng tạo phương thức sản xuất có thể đào tạo tính cách dân tộc và sự tồn tại của dân tộc. Tóm lại, một dân tộc chỉ có rèn luyện cho mình một tính cách dân tộc kiên cường dũngcảm, thì mới nắm được số phận của mình.
Triều Nguyên ở Trung Quốc do Mông Cổ lập nên đã góp phần to lớn trong việc giao lưu văn hoá giữa phương đông và phương tây. Đối với Trung Quốc và dân tộc Hoa Hạ, công lao cũng không thể mai một:
Trước hết, Mông Cổ đã đem lại cho Trung Quốc một cương vực chưa bao giờ rộng lớn đến thế, diện tích vượt cả thời Hán Đường, một lần nữa trưng ra cho thế giới thấy phạm vi không gian sinh tồn của người Trung Quốc. Triều Nguyên giữ vai trò quan trọng trong cuộc bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc, nếu không, khoảng hai ba trăm năm sau Hán Đường nhiều vùng không còn dưới sự quản hạt của chính phủ Trung Quốc, có khả năng mất vĩnh viễn, trở thành lãnh thổ của nền văn minh khác, khiến Trung Quốc mất đi tấm bình phong che chắn cho khu vực nông canh. Thời Minh, đế quốc Đột Quyết hùng mạnh Xưtan Thiếp Mộc Nhĩ từng rêu rao sẽ bắt người Trung Quốc cải theo đạo Ixlam. Thiếp Mộc Nhĩ đại Khan suýt dẫn một triệu quân kỵ tấn công Trung Quốc. Sau đó, Thiếp Mộc Nhi bị ốm chết, Trung Quốc mới thoát đại hoạ này. Giả dụ Thiếp Mộc Nhĩ không chết, giả dụ tây nắc không còn trong tay Trung Quốc mà bị dân tộc Ixlam chiếm giữ, lại giả dụ hàng triệu quân từ Cam Túc Ninh Hạ tấn công Trung Quốc, lãnh thổ và nền văn minh Trung Quốc có còn không? Vì vậy, triều Nguyên khôi phục lãnh thổ Trung Quốc mở rộng từ thời Hán Đường, có công lớn trong việc mở rộng tấm bình phong tây bắc, đảy lùi rất xa đường biên các nước có nên văn minh cao mà hung hãn, đồng thời đặt nền móng cho hai triều Minh Thanh sau này tiếp tục thu hồi, bảo vệ và mở rộng lãnh thổ, điều này rất quan trọng cho người Trung Quốc sinh tồn và phát triển thời hiện đại.
Thứ nữa, là một cuộc tiếp máu to lớn về tính cách dân tộc. Điều này có thể xem xét từ bốn phương diện sau: Một, Mông Cổ làm chủ Hoa Hạ, đem theo tinh thần du mục dũng cảm kiên cường và phong tục thảo nguyên: đấu vật, cưỡi ngựa bắn cung, đua ngựa, săn bắn, ăn thịt bò cừu, ăn uống thả giàn, phụ nữ không bó chân, phụ nữ xuất đầu lộ diện nơi công cộng, quét sạch những hủ tục thời Bắc Tống như tục bó chân chẳng hạn; Hai, tuy một số trong tầng lớp trên như Hốt Tất Liệt đa bị lún sâu trong tinh thần Nho gia, nhưng đông đảo âun chức và binh sĩ Mông Cổ vẫn không thay đổi tính cách thảo nguyên, chống lại có hiệu quả thế lực Nho gia, khiến một bộ phận dân tộc Hoa Hạ được giải phóng; Ba, dân tộc thống trị bao giờ cũng áp đặt tính cách, phong tục tạp quán dân tộc mình lên dân tộc bị trị, còn tính cáchphong tục tập quán dân tộc bị trị lại là đối tượng bị dân tộc thống trị bắt chước. Mối quan hệ hai chiều áp đặt và mô phỏng ấy chính là "tiếp máu" và "nhận máu" về tính cách dân tộc. Ngoài ra, giữa các dân tộc, thông hôn lai tạo ngày càng nhiều, tăng cưòng một bước huyết tính và tính cách dân tộc Hoa Hạ; Bốn, Do triều Nguyên là một triều đình lớn do dân tộc du mục thảo nguyên lần đầu tiên trong lịch sử thiết lập trên cả nước Trung Quốc, dân tộc thảo nguyên dân số ít ỏi đã đánh bại dân tộc Hán dân số khổng lồ trên thế giới, thống trị toàn bộ Hoa Hạ. điều này là một cú sốc đối với dân tộc Hán vốn tự cao tự đại, khinh rẻ các dân tộc khác. Do đó, dân tộc Hán cũng cảm thấy xấu hổ về tính cách ươn hèn và thất bại của dân tộc mình, từ đó kích phát những người con ưu tú của dân tộc Hoa Hạ tự giác hành động, học tập tính cách mạnh mẽ của dân tộc Mông Cổ. Chu Nguyên Chương là một ông vua người Hán rất khâm phục người Mông Cổ.
Vì vậy mình cho rằng, dân tộc Mông Cổ triều Nguyên đã làm một cuộc tiếp máu kịp thời và có hiệu quả, ảnh hưởng và tiếp máu non một thế kỷ, khiến dân tộc Hoa Hạ trỗi dậy lần nữa. Đến cuối triều Nguyên đã xuất hiện hàng loạt những lãnh tụ nghĩa quân dũng cảm kiên cường. Đó là kết quả trực tiếp của lần tiếp máu này.
Nguyên nhân thất bại sau đó của dân tộc Mông Cổ cũng giống như Bắc Nguỵ Tiên Ty, nước Liêu Khiết Đan, nước Kim Khiết Đan. Một dân tộc dù dũng mãnh đến mấy, nhưng một khi sa vào thế giới ruộng đồng mênh mông của dân tộc Hoa Hạ, đèo lên cổ tinh thần Nho gia, qua vài thế hệ là sói tính bị thoái hoá. Do đồng ruộng Hoa Hạ lớn nhất thế giới, nên sức mạnh mềm hoá của nó cũng lón nhất thế giới. Dân tộc Mông Cổ thiết lập trên thế giới bốn nước Khan, nhưng triều Nguyên ở Trung Quốc thất bại sớm nhất.Người Hán chỉ trong tám chín mươi năm là đã đuổi được người Mông Cổ về thảo nguyên. Năm 1368 Chu Nguyên Chương lật đổ triều Nguyên, thành lập vương triều Minh.
Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương và con trai Minh Thành Tổ Chu Đệ là những ông vua Trung Quốc kiệt xuất ra đời trên đại lục Hoa Hạ sau khi tiếp máu. Trong người họ, sói tính trong máu họ rất ít thấy ở người Hán: dũng mãnh, trí tuệ, ngoan cường, tàn nhẫn, khí phách và chí lớn. Chu Nguyên Chương có thể làm được như Đường Thái Tôn xung phong hãm trận, đi đầu quân sĩ. Sau khi chiếm lĩnh Nam Kinh, không ở lại hưởng lạc như lãnh tụ nghĩa quân nông dân Hồng Tú Toàn, mà dốc hết quân mạnh tướng giỏi tiến lên đánh chiếm Đại đô. Sau đó đánh chiếm Tứ Xuyên, bình định Vân Nam, cơ bản hoàn thành thống nhất cả nước. Ông ta không nương tay, giết đại tướng tham quan và công thần phạm pháp, cực kỳ tàn nhẫn. Chu Đệ luôn đi đầu trong những cuộc giao chiến với kỵ binh Mông Cổ, rèn luyện được tính cách dữ như sói. Ông ta thoán quyền đoạt ngôi tàn ác kinh người, sáng tạo hình phạt "giết 10 họ" thảm khốc chưa từng thấy. Hành động chuyên chế bạo ngược của cha con Chu Nguyên Chương cần phê phán, nhưng tính cách sói mạnh mẽ của cha con ông ta trong chiến đấu cũng cần khẳng điịnh. Hai người hoàn toàn không giống các vua triều Minh sau đó chỉ tàn bạo với dân chúng mà không dám chống lại kẻ địch mạnh, các vị này không còn là sói thảo nguyên, mà là lũ chuột đồng, khi hữu sự, cháy nhà ra mặt chuột.
Vì sự nghiệp vĩ đại khôi phục trung nguyên, đuổi kỵ binh Mông Cổ về thảo nguyên, Chu Đệ dám từ bỏ Nam Kinh gạo trắng nước trong, khí hậu ấm áp, dời đô lên phòng tuyến quân sự số một Bắc Kinh, hơn nữa còn năm lần thân chinh cầm quân đánh giặc cho đến khi ốm chết trên đường tiến quân. Một vị hoàng đế đang tại vị mà dám từ bỏ hưởng thụ, sốg cuộc đời quân ngũ "da ngựa bọc thây". Người như thế không chỉ mình ông. Vĩnh Lạc đại đế không thẹn với danh hiệu đại đế Hán tộc, "Vĩnh Lạc đại điển" là bộ đại điển ưu tú nhất, khoan dung độ lượng nhất, dàm thu thập cả những bất đồng chính kiến.
Hai ông vua hùng tài đại lược nhà Minh so với các vị vua hủ bại bạc nhược Nam Tống, khác nhau một trời một vực. tính cách sói của họ rất khó sẩn sinh từ mảnh đất nông canh Hoa Hạ sau thời Hán Đường. Cuộc tiếp máu lớn của dân tộc Mông Cổ không những đã tạo nên tính cách sói của cha con Chu Nguyên Chương, còn tạo nên những tướng người Hán đại trí đại dũng như Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân v.v… đậm sói tính. Triều Minh lúc cực thịnh, cương vực mở rộng tới đảo Khố Diệp Hắc Long giang phía bắc, Tây vực và Tây Tạng. Trừ thảo nguyên Mông Cổ, đã thu phục toàn bộ đất đai thời Hán Đường, chấm dứt thế yếu. Lần phục hưng này của dân tộc Hán phải cảm ơn dân tộc Mông Cổ đã cho máu, cảm ơn tôtem sói một lần nữa sống lại trên đất Hoa Hạ.
Thế nhưng về tính cách mà xét, người nhận máu bao giờ cũng yếu hơn người cho máu. Triều Minh mạnh mẽ ban đầu sau đó không thắng nổi Nguyên Mông phía bắc. Thảo nguyên sói tính là nguồn sức mạnh của kỵ binh Mông Cổ. Sau khi rút về thảo nguyên, kỵ binh Mông Cổ lập tức trở lại mạnh mẽ. Minh Thành Tổ năm lần thân chinh, trừ một lần thắng, bốn lần kia đều không đạt hiệu quả, quân Minh không tìm thấy kỵ binh chủ lực Mông Cổ hành tung bí ẩn như bầy sói. Trái lại, kỵ binh Mông Cổ liên tiếp đả thương quân Minh, đánh bại đại quân chủ lực của Từ Đạt, diệt gọn 10 vạn quân sĩ do Khưu Phúc chỉ huy, đánh tới trường thành mà Minh tu sửa dã hơn 200 năm, bi thảm nhất là trong trân Tumubao, 2 vạn quân kỵ khu Oaxưbu tiêu diệt 50 vạn đại quân do Minh Anh Tôn chỉ huy và bắt sống Đại Minh hoàng đế Minh Anh Tôn. Nếu không có Vu Khiêm chỉ huy quân dân hăng hái chiến đấu bảo vệ Bắc Kinh thì triều Nguyên có thể tái lập. Từ đó căn bệnh cừu tính cũ một lần nữa lại phát tác, lý học Tống Minh lại khiến tinh thần dân tộc không gượng dậy nổi, vương triều Đại Minh ngày càng suy yếu, đất chăn nuôi rộng hàng ngàn dặm bên ngoài quan ảilại bị mất, cho đến khi bị Mãn Thanh tiêu diệt. Còn điều này nữa, nghĩa quân nông dân của Lý Tự Thành mà các sử gia hiện đại ca ngợi, cũng không chịu nổi một đòn, bị kỵ binh dũng mznhx Mông Cổ diệt gọn, trượt theo vết xe đổ của nghĩa quân nông dân Hoàng Sào. Một chút nguyên khí do dân tộc Mông Cổ triều Nguyên tiếp cho, đã lại cạn kiệt, rốt cuộc dân tộc Hán không thể đơn độc chống đỡ ngôi nhà Hoa Hạ, phải nhường trọng trách này cho Mãn Thanh, dan tộc du mục phương bắc.
*
Trần Trận lật trang bản thảo, nói tiếp, triều đại Thanh do tộc Nữ Chân dựng nên là vương triều đế chế cuối cùng ở Trung Quốc. Đây là một triều đại làm nên hiều chuyên đáng kính nể trong lịch sử Trung Quốc. Mình đặc biệt thích vương triều Thanh. Cậu thử nghĩ coi, dân tộc Mãn chỉ vài chục vạn dân mà dựng nên triều Đại Thanh, thống trị mẩy trăm triệu người Hán, đất đai chỉ kém đôi chút so với đất đai rộng lớn của đại đế quốc triều Nguyên Mông, hơn nữa, còn sáng tạo ra thời "thịnh trị Khang Càn" (Khang Hy, Càn Long) khoảng 120 năm, dài gấp đôi hai giai đoạn thịnh trị của hai triều cộng lại ("Thịnh trị Văn đế Cảnh đế" đời Hán, "thịnh trị Trinh Quan đời Đường"). Mãn Thanh là triều đại làm nên nhiều chuyện, có nhiều vị vua văn thao vũ lược nhất, tiếp nối ngôi tốt nhất trong các triều đại Trung Quốc. Nếu như thịnh trị Khang Càn đối mặt không phải các nước phương tây thời đại thuyền buồm, mà đã phát triển lên thiết giáp hạm, mình tin rằng thời đại Khang Càn sẽ xuất hiện một Minh Trị Thiên hoàng Trung Quốc, duy tân thắng lợi. Và với tính cách du mục cầu tiến sẽ du nhập văn minh, chế độ và công nghiệp phương tây, thay đổi triệt để tồn tại và tính cách dân tộc, cạnh tranh quyết đấu vói văn minh sói phương tây, thay đổi số phận trì trệ của dân tộc. Tiếc rằng sau khi Mãn Thanh bị nông canh Hoa Hạ và Nho gia làm cho bạc nhược, các nước phương tây mới bước sang thời đại đại công nghiệp thiết giáp hạm. Số phận xui xẻo của Tung Quốc, đó là chuyện sau này.
Vậy vì sao một tộc Mãn bé tí mà làm nên kỳ tích Khang Càn vượt cả Hán Đường? Mình cho rằng, thời cổ đại, chỉ có tầng lớp trên của dân tộc Mãn mới nhận thức được qui luật thịnh suy mạnh yếu của Trung Quốc, ưu khuyết điểm của văn minh nông canh và văn minh du mục và kết hợp chặt chẽ những ưu điểm của cả hai; Chỉ tộc Mãn mói nhìn ra tính chất quyết định của tính cách dân tộc đối với vận mệnh dân tộc, hiểu rất rõ tính chất cực kỳ quan trọng của việc duy trì sói tính trong tính cách dân tộc và đã duy trì được gần hai thế kỷ. Họ rất hiểu chỉ cần duy trì đươc tinh thần và tính cách kiên cường bất khuất, hăng hái vươn lên như sói, thì việc học tập và nắm lấy văn hoá và văn minh Hoa Hạ không khó, hơn nữa có thể vượt.
Để duy trì tính cách dân tộc du mục, tập đoàn thống trị Mãn rút ra những bài học thất bại từ Tiên Ty Bắc Nguỵ, Khiết Đan Liêu quốc, đặc biệt từ nươc Kim do tổ tiên sáng lập và từ triều Nguyên Mông, không hoàn toàn Hán hoá mà thêm vào đó một số nội dung có tính sáng tạo, thực hiện 7 chính sách duy trì tính cách dân tộc: Một là, duy trì truyền thống cưỡi ngựa bắn cung đấu vật từ nhỏ của tộc Mãn, toàn dân tham gia, kể cả hoàng tử cũng không ngoại lệ. Hai là, định kỳ tổ chức săn bắn, nhà vua thân chinh, con em tám Kỳ tham gia, dùng săn bắn để luyện quân, cận chiến với sói để duy trì sói tính. (Nhà trưng bầy sơn trang Thừa Đức có giới thiệu Khang Hy Đại Đế sinh thời đã hạ thủ mấy trăm con sói). Ba là,duy trì phương thức sản xuất du mục ở đông bắc, tây bắc và thảo nguyên Mông Cổ. Hai khu vực hai cách cai trị, du mục cai trị kiểu du mục, nông canh cai trị kiểu nông canh, nghiêm cấm nông dân lên thảo nguyên vỡ hoang nhằm duy trì khả năng tạo huyết dịch sói tính của thảo nguyên. Duy trì thảo nguyên tức duy trì gốc và nguồn tính cách mạnh mẽ của dân tộc du mục. Nhìn bản đồ nhà Thanh ta thấy đây là một quốc gia bán canh bán mục, quá nửa diện tích là vùng du mục của dân tộc du mục, bao gồm đông bắc, đông và tây Sibia, Nội ngoại Mông, Ninh Hạ, Cam Túc, Thanh Hải, Tây Tạng và Tân Cương. Những thảo nguyên sói tính rộng lớn có thể cung cấp biết bao binh mã dũng mãnh đầy sói tính. Bốn là, thông hôn giữa người Mãn với người Mông, cấm thông hôn với người Hán, nhằm đảm bảo tính thuần khiết của huyết thống, tránh bị huyết dịch mang tính cừu đồng hoá. Trong lịch sử, tữ xưa dân tộc Mãn và dân tộc Mông đã có quan hệ máu thịt, bộ lạc Diệp Hách và Cáp Đạt Nữ Chân đã có quan hệ hôn nhân với Mông Cổ. Đến triều Thanh, mượn sức mạnh của kỵ binh Mông Cổ để thống trị hàng trăm triệu Hán tộc, đã thực thi chính sách liên hôn đại qui mô nhiều tầng lớp giữa quí tộc và hoàng tộc Mãn - Mông. Hoàng thái hậu Lý Trang là một phụ nữ kiệt xuất người Mông Cổ. Năm là, thượng võ hiếu chiến, khuyến khích lập quân công, lấy chiến đấu để nuôi dưỡng tính cách, lấy chiến trận để tăng cường sức mạnh quân đội. Thời Khang Hy thịnh trị cũng là thời kỳ binh lửa liên miên, phái chủ chiến trong tập đoàn thống trị Mãn Thanh chiếm ưu thế, không chút thoả hiệp trên các vấn đề diệt Phiên, thu phục Đài Loan, bình định Mông Cổ, Tân Cương và phản loạn tây nam, đánh trả Nga Sa hoàng xâm lược, trấn áp Niệm quân và Thái Bình Thiên Quốc. Sáu là, thành lập Liên minh các dân tộc du mục lấy tộc Mãn làm hạt nhân, hai tộc Mông - Tạng làm cốt cán, tăng cường tinh thần du mục, cùng nhau thống trị người Hán đông đảo. Bảy là, bãi bỏ chế độ Thái tử hủ bại không cạnh tranh, người kế thừa ngôi vua do Hoàng đế tuyển chọn, khiến các hoàng tử đấu đá như bầy sói, qua cạnh tranh quyết liệt đào thải những kẻ ươn hèn mà xuất hiện sói chúa, người tài.
Những biện pháp trên đã có tác dụng quan trọng trong việc duy trì sói tính mạnh mẽ và an ninh lâu dài của nhà Thanh. Nhưng đất đai trồng trọt Trung Quốc quá rộng, thế lực nông canh quá mạnh, lại thêm tộc Mãn phát huy toàn bộ tinh thần Nho gia, lại nữa, kinh tế triều Thanh rất phảt triển, bùng nổ dân số nông canh, đến hậu kỳ triều Thanh đã gấp bảy tám lân dân số thời Hán Đường, tính cách nông canh chiếm ưu thế áp đảo. Do vậy các chính sách nói trên vẫn không bảo đảm duy trì tính cách mạnh mẽ của tập đoàn thống trị Mãn Thanh. Cuối đời Thanh, sói tính thoái hoá, cắt đất cầu hoà, làm nhuc quốc thể. Tuy nhiên, vẫn còn mạnh hơn nhiều so với Nam Tống của người Hán, chí ít không dâng nộp quốc bảo cho liệt cường, cả nước đầu hàng.
Tộc Mãn du mục Nữ Chân đóng góp rất lớn cho Trung Quốc, chủ yếu trên hai mặt: Trước hết, đem lại cho Trung Quốc diện tích đất đai chỉ kém triều Nguyên. Qua hai lần xác nhận về quốc thổ triều Nguyên và triều Minh,lại thêm phần đất đã qua 200 năm quản lý hành chính,, tuy cuối Thanh đã để mất gần một nửa đất đai, vẫn còn giữ được bằng thời Hán Đường cộng với ba tỉnh phía đông màu mỡ. Gần một nghìn năm cạnh tranh sinh tồn, cuối cùng giữ lại được lãnh thổ thuộc Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm cho đến bây giờ. Đây là sự nghiệp vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, lớn hơn nhiều so với bất cứ dân tộc nông canh lâu đời nào. Những dân tộc ấy phần lớn ngay cả dân tộc cũng không tồn tại, nói gì đến đất đai xưa kia. Đất đai rộng lớn của đế quốc cổ La Mã, đế quốc A Rập, đế qquốc Ôxman, cũng không giữ lại được trọn vẹn.
Đương nhiên, Trung Quốc so với nước Anh nhỏ bé trên đảo England bành trướng thành đế quốc "mặt trời không lặn"; so với công quốc Nga La Tư khuyếch trương thành đại đế quốc Nga La Tư vắt ngang từ Á sng Âu; so với các dân tộc Tây Âu chỉ chiếm non nửa châu Âu bành trướng thành "đại đế quốc" bao gồm ba châu lục Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Đại Dương thì còn thua xa. Nga La Tư cướp từ tay Mãn Thanh một vùng rộng lớn, đó là hậu quả tai hại của Triều Mãn Thanh bị nông canh và Nho gia làm cho ươn hèn. Thế nhưng, nếu như Mãn Thanh không còn sót lại chút tính cách sói thì đến cuối triều Mãn Thanh ngay cả đông tam tỉnh, Ili, thậm chí cả Tân Cương, Tây Tạng chưa chắc đã giữ được.
Cần đặc biệt nhấn mạnh rằng, đất đai hiện có của Trung Quốc là do triều Hán khai sáng, do tộc tiên Ty và tộc Hán liên hôn mà mở rộng dưới triều Đường, cuối cùng do triều Mãn Thanh khôi phục, mở rộng và giữ vững đến bây giờ. Bốn triều đại lớn Hán Đường Nguyên Thanh sở dĩ có đóng góp to lớn như thế là do bốn triều đại này kết hợp khá tốt giữa sói tính với cừu tính trong tính cách dân tộc, là thời đại mà sói tính mạnh hợn cừu tính một chút. Bốn triều đại vĩ đại này, về thành phần dân tộc thống trị mà xét, thuần Hán tộc chiếm địa vị thống trị chỉ có triều Hán, đến triều Đường thì Tiên Ty và Hán tộc liên hợp chấp chính, Nguyên Thanh thì do hai tộc du mục chấp chính.
Qua địa điểm chọn làm kinh đô cũng thấy vai trò và ảnh hưởng tiềm ẩn to lớn của thảo nguyên, tinh thần và tính cách du mục. Thủ dô của một vương triều là trung tâm chính trị kinh tế và văn hoá, và cũng là trung tâm tính cách vương triều ấy. Thủ đô của Hán Đường Nguyên Thanh đặt tại nơi giáp ranh giữa nông canh và du mục, thủ đô của Hán Đường là Tràng An, cận kề vùng du mục Tây Bắc; Thủ đô của Nguyên Thanh là Bắc Kinh, gần kề thảo nguyên phương Bắc. Điều này chứng tỏ thủ đô của triều đại hùng mạnh đều gần kề vùng đất hùng mạnh. Bắc Kinh và Tràng An thời Hán Đường đều ở vào nơi dân phong mạnh mẽ phương bắc,chỉ không giống nhau ở chỗ: Bắc Kinh không ở giữa rốn văn minh nông canh Trung Hoa và cũng cách xa hoàng Hà - bà mẹ của dân tộc nông canh Trung Hoa, mà lại gần kề đại thảo nguyên - tổ mẫu của dân tộc Trung Hoa. Bắc Kinh là nơi định đô lâu dài của ba dân tộc du mục Kim-Liêu Mông Cổ và Mãn Thanh, là trung tâm chính trị văn hoá và tính cách dân tộc Trung Hoa chủ yếu do dân tộc du mục dựng nên. Thời kỳ thịnh trị của đại đế quốc Mông Cổ vắt ngang từ Á sang Âu, Bắc Kinh từng là "thủ đô của thế giới". Đây là thành phố duy nhất trong lịch sử Trung Quốc trở thành thủ đô của thế giới. So với Tràng An, Bắc Kinh gần biển hơn, định đô Bắc Kinh có lợi cho Trung Hoa kế thừa tinh thần du mục, mở cửa và phát triển ra đại dương, tiếp nhận "tinh thần du mục" của đại dương. Cuối cùng, Trung Quốc định đô tại Bắc Kinh là do công lao của dân tộc du mục Trung Hoa, đặc biệt là tộc Mông Cổ và tộc Nữ Chân; định đô Bắc Kinh cũng biểu thị sự tôn sùng và ngưỡng vọng của con cháu Viêm Hoàng tại nơi sâu thẳm của tiềm thức, đối với tinh thần du mục.
Ngoài ra, các nhà chính trị kiệt xuất là nữ cũng nổi lên từ bốn triều đại phát triển này. ví dụ Lữ Hậu, Võ Tắc Thiên đời Đường, Hoàng Thái hậu Hiếu Trang - nữ kiệt Mông Cổ. Ba người phụ nữ vĩ đại này đều bó chân. Hoàng Thái hậu Hiếu Trang thuộc phái cởi mở, từng cấm phụ nữ tộc Hán và tộc Mãn bó chân. Bó chân là một trong những tập tục độc ác ở Trung Quốc, nảy sinh từ triều Tống tính cách dân tộc bạc nhược sau thời thịnh trị Hán Đường. Huỷ hoại và trói buộc tinh thần tự do độc lập kẻ thống trị là tôn chỉ của Nho gia. Nho gia không chỉ thuần hoá dân tộc Hán thành cừu, mà còn biến phụ nữ tộc Hán thành tàn phế. Sau triều Tống, văn nhân Nho gia và đàn ông Nông gia cùng say sưa theo đuổi "gót sen ba tấc", tàn phá đông đảo phụ nữ. Đây là một trang tàn nhẫn nhất, phản nhân tính nhất trong lịch sử thế giới, là sự việc khiến người Trung Quốc xấu hổ trước nhân dân thế giới, bị người chê cười.
Đất đai rộng lớn là cơ sở sinh tồn và phát triển văn minh Trung Hoa, mà Tây Bắc mênh mông là cái gốc và là tấm bình phong của văn minh Trung Hoa. Về tổng thể mà xét, các dân tộc du mục Trung Hoa đóng góp cho đất nước lớn hơn nhiều do với tộc Hán. Tộc Mông Cổ và tộc Mãn đóng góp lại càng lớn. Dân tộc Mãn lại là kẻ quyết định quan trọng về đất đai Trung Quốc. Sau đó, thời Dân quốc, chính quyền người Hán lại để mất Ngoại Mông rộng lớn. Tháng 1 năm 1946, chính phủ Quốc dân đảng Nam Kinh chính thức tuyên bố công nhận Ngoại Mông độc lập.
Lại nữa, triều Thanh của dân tộc Mãn ngoại trừ đóng góp to lớn cho đất đai Trung Quốc, còn trường kỳ tiếp máu cho dân tộc Hoa Hạ. Viêm Hoàng, tổ tiên nhân văn dân tộc Hoa Hạ là tộc du mục. Dân tộc Trung Hoa xuất thân từ dân tộc du mục, trong huyết quản từng chảy dòng máu sói tính. Sau đó qua nhiều đợt tiếp máu trong lịch sử, nhất là đợt tiếp máu gần một thế kỷ của dân tộc Mông Cổ, đặc biệt là những đợt tiếp máu cuối cùng gần hai nửa thế kỷ của dân tộc Mãn, khiến dân tộc Trung Hoa giữ được đất đai văn hoá chủng tộc cho đến cận đại. hiện nay, dân tộc Trung Hoa vẫn tự thân hoặc được dân tộc du mục tiếp máu sói tính, cộng với tiếp nhận phương thức sản xuất tiên tiến của phương tây, đó là tài nguyên để phục hưng Trung Quốc. Cuối Thanh, tinh thần dũng cảm chống đế quốc chống phong kiến của dân tộc Trung Hoa bắt nguồn từ sức sống của di sản dòng máu du mục Viêm Hoàng và sự tiếp máu không ngừng của dân tộc du mục.
Mãn Thanh vào làm chủ Trung Hoa đánh một dấu chấm trong lịch sử 5.000 năm Trung Hoa. Lịch sử chấp chính của dân tộc cổ đại Trung Quốc, bắt đầu từ tộc du mục Viêm Hoàng, kết thúc bằng tộc Nữ Chân, từ du mục đến du mục quyết không phải ngẫu nhiên, mà là sự tất nhiên trong hoàn cảnh đặc thù của Trung Quốc và phát triển lịch sử của hai dân tộc. Chi nhánh văn minh nông canh này của Trung Quốc qua tác dụng của những đợt tiếp máu mới đưa nó trở lại dòng chảy chính của văn minh thế giới. "Kiếp luân hồi" này chứng minh một chân lý phổ biến: Văn minh dân tộc là dòng, tính cách dân tộc là nguồn,một dân tộc mà không có tính cách mạnh mẽ tuy vẫn có thể sáng tạo ra văn minh, nhưng thường là không bảo vệ được ngay cả bản thân dân tộc, nói gì đến bảo vệ nền văn minh của dân tộc. Nền văn minh cổ đại của thế giới và Trung Quốc đều đã đi vào bảo tàng, nhưng tinh thần du mục và tính cách mạnh mẽ như sói của dân tộc du mục và hậu diệ của họ vẫn đầy sức sống, nó có thể đưa văn minh xa xưa vào bảo tàng, lại có thể đầy lòng hăng hái sáng tạo một nền văn minh mới.
Dân tộc Trung Hoa cần cù dũng cảm, cần cù là đóng góp của tính cách nông canh Trung Hoa, dũng cảm là đóng góp của tính cách dân tộc du mục Trung Hoa. Thiếu một trong hai đều không được, nhưng dân tộc Trung Hoa với dân số nông canh chiếm đa số tuyệt đối và lịch sử lâu đời của nông canh, cái thiếu chủ yếu là không có tinh thần và tính cách dũng cảm cầu tiến, lao động thường là không công, cốc mò cò xơi.
Nói cho cùng, cạnh tranh giữa các nền văn minh trên thế giới là cạnh tranh về tính cách. Chế độ dân chủ và khoa học kỹ thuật tiên tiến phương tây được xây dựng trên nền tảng tính cách dân tộc dũng cảm cầu tiến.Dân tộc Hoa Hạ muốn vượt phương tây phải đầu tư ghê gớm để thay đổi tồn tại dân tộc và tính cách nông canh.
Mình rất muốn dùng chiếc lược tôtem sói chải lại cho thuận dòng lịch sử mà các nhà sử học cố ý dùng tinh thần Nho gia làm cho rối tung, thấy rõ tinh thần du mục Trung Quốc mà hạt nhân là tôtem sói và lịch sử liên tục tiếp máu cho dân tộc Hoa Hạ, mới hiểu được vì sao văn minh Trung Hoa không bị gián đoạn trong lịch sử thế giới mấy nghìn năm, và cũng có thể tìm hiểu Trung Quốc sau này muốn cất cánh bay lên thì phải thế nào.
Nhưng hiểu và nắm vững tinh thần tôtem sói quả không dễ. Vấn đề then chốt là phải làm rõ vì sao dân tộc du mục sùng bái tôtem sói. Phần lớn các sử gia Trung Quốc đều biết dân tộc du mục Trung Quốc sùng bái tôtem sói nhưng rất khó giải thích vì sao. Thí dụ, nhà sử học hàng đầu về Mông Cổ Hàn Nho Lâm tiên sinh nói: "Theo ý kiến của người Đột Quyết, tộc này là con cháu của sói, tự cho là dòng giống ưu việt. Lí do ấy tuy không thể hiểu, nhưng các Khan thường lấy làm tự hào". "Lí do không thể hiểu", là do người Hán xa rời thảo nguyên quá lâu, rất khó khắc phục sự hạn chế trong nhận thức về tôtem sói, một số vấn đề quan trọng ghi trong sử sách không có khả năng đào sâu nghiên cứu. Hai chúng mình đi sâu tìm hiểu thảo nguyên nguyên thuỷ Mông Cổ có đến 10 năm với sự hào hứng đặc biệt nhằm giải đáp bao nhiêu câu hỏi, đã từng nhiều năm trực tiếp và gián tiếp tiếp xúc với sói, mới khắc phục được tính hạn chế của ngưòi Hán. Bây giờ ta phải thông báo thật nhanh cho ngưòi Hán biết nhận thức của chúng ta. Chỉ có lấp đầy nhứng lỗ hổng trong nhận thức, mới có thể lấp đầy những lỗ hổng to lớn trong tính cách dân tộc.
Dương Khắc thở dài, nói: Nếu lập luận của cậu đứng vững, 24 bộ sử của Trung Quốc phải viết lại. Nho gia trong 24 bộ sử chỉ khẳng định một chiều,, đầy thiên kiến. Mình tán thành viết lại lịch sử, viết như thế nào thì bàn, nhưng phải viết lại.
Trần Trận nói: Nghiêm túc mà nói, khôi phục bộ mặt vốn có của lịch sử Văn hoá cổ Trung Quốc là văn hoá nông canh,lấy nông nghiệp làm gốc, độc tôn Nho thuật, mạt sát du mục, khinh rẻ "tứ di". Lịch sử Trung Quốc không chỉ viết lại, mà còn phải cách mạng. Mình đặc biệt tán đồng câu nói của ông Lương Khải Siêu trong "Tân sử học.Trung Quốc chi cận sử": "Không có cách mạng thế giới thì không thể cữu vãn nổi nước ta. Trong ngàn vạn điều, điều này lớn hơn cả". Mình cho rằng, nếu không "đưa sói vào sử", không cung cấp cho giới sử học tinh thần tôtem sói ảnh hưởng sâu sắc tới lịch sử Trung Quốc, thì sử học Trung Quốc mãi mãi như cái ao tù. 24 bộ sử chỉ như quyển Y bạ dày cộp liệt kê nhứng chẩn đoán sai về con bệnh Trung Quốc, chắc chắn gây ra sự tì trệ trong việc điều trị và cải cách. Hiện nay phim lịch sử truyền hình chiếu suốt đêm ngày, tuyên truyền ý thức tiểu nông và sự chuyên chế phong kiến Nho gia, đến là đau lòng.
*
Trần Trận nhìn mặt trời sắp lặn trên thảo nguyên. Anh vẫn chưa đói, hào hứng nói tiếp:
Mình cấn phải đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tinh thần dân tộc Tung Hoa. Hiên giờ người ta hễ mở miệng là thao thao bất tuyệt về tinh thần bất khuất của dân tộc Trung Hoa,. Thực ra nguồn gốc và thực chất của tinh thần này là tinh thần du mục và tinh thần thảo nguyên của tổ tiên Viêm Hoàng, mà hạt nhân là tinh thần lang đồ đằng (tôtem sói), thông qua mấy nghìn năm tiếp máu của dân tộc du mục mà được xác lập. Thực ra, hai câu có thể khái quát tinh thần dân tộc Trung Hoa lại chính là hai câu cách ngôn của Nho gia thời kỳ đầu: "Thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức", "phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Bốn chữ "không": không ngơi nghỉ, không hoang dâm, không biến chất, không khuất phục, là điển hình cho tinh thần sói và tinh thần tôtem sói, và cũng là khái quát cao độ chân dung tinh thần tôtem sói. Mỗi con sói trên thảo nguyên Mông Cổ đều mang tinh thần "bốn không", hơn nữa, hàng vạn năm trước đây, tinh thần "bốn không" đã là "tinh thần toàn dân" của sói thảo nguyên. Nhưng đại đa số người Trung Quốc chưa đạt tới tinh thần đó. Nó chỉ là mô hình tinh thần mà các tiên hiền phác hoạ ra để hô hào, ngưỡng mộ, hướng tới và học tập. Do đó "bốn không" kỳ thực là tinh thần sói hữu danh vô thực. Các tiên hiền Nho gia thời kỳ đầu đã dùng "bốn không" bồi dưỡng nên một sổ con em ưu tú và một số anh hùng của dân tộc Trung Hoa, nhưng tinh thần "bốn không" vẫn chửa trở thành "tinh thần toàn dân" của dân tộc nông canh. Nếu không, sẽ chẳng xuất hiện trong lịch sử nhiều đợt dân tộc du mục chiếm cứ trung nguyên và Trung Quốc, cũng không xuất hiện vài triệu Hán gian và nguỵ quân trong kháng chiến chống Nhật.
Dân tộc du mục thảo nguyên hiểu sói hơn người Hán, do đó họ tôn trọng sói, sùng bái tinh thần sói và đưa lên vị trí tối cao tinh thần totem dân tộc. Vì vậy dân tộc thảo nguyên hơn hẳn dân tộc nông canh về trình độ phổ cập tinh thần "bốn không". Và cũng bởi vì dân tộc thảo nguyên không ngừng tiếp máu cho dân tộc nông canh, khiến cho dân tộc Trung Hoa khi đứt khi nối vẫn duy trì được tinh thần "bốn không" và cũng là tinh thần dân tộc Trung Hoa.
Vì vậy, nếu như rút bỏ tinh thần bốn không: không ngơi nghỉ, không hoang dâm, không biến chất, không phuất phục ra khỏi tinh thần dân tộc Trung Hoa, thì sẽ còn lại những gì? Có lẽ chỉ còn lại tinh thần lý học đời Tống. Bây giờ còn ai dám đem tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức ra làm tinh thần dân tộc Trung Hoa? Tinh thần dân tộc Trung Hoa do dân tộc du mục và dân tộc nông canh cùng nhau sáng tạo trên đại lục Trung Hoa, nhưng hồn của nó là tinh thần du mục và tinh thần sói
Người Hán chúng ta nên nhận thức đầy đủ và khẳng định sự đóng góp to lớn của mình cho toàn thể dân tộc Trung Hoa, cảm ơn và học tập sói thảo nguyên và dân tộc thảo nguyên. Quả thật nên bù đắp lớn nhất cho sói thảo nguyên và người thảo nguyên.
Dương Khắc giận dữ nói: Bây giờ không nên nói cảm ơn và bù đắp, ngay cả cấm chỉ cướp giật thảo nguyên và ra lệnh bừa bãi cũng đã khó.
Trần Trận nói: Mình cho rằng, tư tưởng chính thống Nho gia và các sử gia, các nhà văn hoá Trung Quốc tởm nhất ở chỗ sổ toẹt sự đóng góp mang tính cấp cứu cho dân tộc Trung Hoa. Qiuan điểm truyền thống của Trung Quốc là ca ngợi nền văn minh cổ Trung Hoa ưu việt như thế nào, văn minh nông canh và Nho gia chính thống lớn mạnh và đầy sức sống như thế nào, ba nền văn minh nông canh của ba nước cổ xưa đã tàn lụi không trụ lại được như thế nào, chỉ văn minh Trung Quốc là không bị gián đoạn, tiếp tục cho đến thời cận đại. Thế nhưng, căn cứ vào sự thực lịch sử phát triển 5000 năm của Trung Quốc, văn minh Trung Hoa sở dĩ duy trì cho đến thời cận đại, không thể tách rời sự tiếp máu không ngừng của dân tộc du mục. Phủ nhận sự thực này là cướp công người khác. Quan điểm này làm giảm sức phê phán đối với ý thức tiểu nông và Nho học chính thống, khiến chúng có cơ tồn tại, tiếp tục làm suy yếu và trói buộc tính cách và tinh thần dân tộc Trung Hoa, và chẩn đoán sai đối với con bệnh Trung Quốc. Từ sau ngày thành lập nước, phương lược trị quốc chưa làm được chuyện trông bệnh bốc thuốc, chưa tập trung sức mạnh cho liều thuốc đắng đối với căn bệnh nông canh, thậm chí còn lưu luyến nông canh, cổ vũ cho nông canh, đề cao vai trò nông canh, đề bạt cán bộ nông canh. Thời kỳ cách mạng văn hoá đuổi thanh niên trí thức về nông thôn làm nông dân, khiến ý thức tiểu nông và ý thức gia trưởng chuyên chế ngày càng đậm, dân số nông canh bùng nổ, thậm chí có xu thế vượt cả só nhân khảu nông canh 5000 năm cộng lại. Tuy hiên nay giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm địa vị thứ yếu, nhưng nhân khẩu nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối. 900 triệu nhân khẩu nông nghiệp mang tính cách và ý thức nông canh đã trở thành hiện thực "tồn tại dân tộc" của dân tộc Trung Hoa. Sự "tồn tại" của ý thức và tính cách nông canh đặc sệt và rộng lớn như thế, sẽ ảnh hưởng và lây nhiễm lâu dài đối với quan viên hành chính, phần tử trí thức, tầng lớp công thương, công nhân, thị dân và tầng lớp mới nảy sinh.
Một trăm năm trở lại đây, bệnh cũ của Trung Quốc đã nhiếu lần tái phát, cuộc duy tân và cải cách tính cách nhiều lần vấp váp, ngưyên nhân sâu xa là cho đến nayTrung Quốc vẫn chưa thay đổi về căn bản tính cách dân tộc. Vì vậy vẫn chưa bước sang giai đoạn có thể nắm chắc vận mệnh dân tộc mình. Cách mạng giới sử học, cách mạng Trung Quốc đương đại, phải lấy tinh thần tôtem sói loại trừ tính cách nông canh, loại trừ đường lối sai lầm "ôn hoà đôn hậu" của Nho gia.
Hơn 20 năm cải cách gian khổ, nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh của Trung Quốc đã tiến một bước dài. Tồn tại dân tộc đang chuyển biến, qui luật tồn tại dân tộc quyết định tính cách dân tộc đang tác động mạnh mẽ. Tính cách người Trung Quốc cũng bắt đầu tự phát hồi qui theo tinh thần tôtem sói. Truyện tranh "Con sói xám" được trẻ em yêu thích; Ca khúc "Sói phương bắc" vang lên khắp nơi, bộ phim "nhảy múa với bầy sói" được các nhà quản lý doanh nghiệp tán thưởng; sản phẩm mang thương hiệu sói bắt đầu bán chạy trên thị trường; cửa hàng ăn mang tên sói đắt như tôm tưoi; bắt đầu có bút danh, nghệ danh sói. Cuối cùng, tinh thần du mục mà hạt nhân là tinh thần tôtem sói được khôi phục ở Trung Quốc. Dân tộc sợ sói ghét sói nhất thế giới bắt đầu sùng bái tinh thần tôtem sói. Đây là một trong những thành quả chủ yếu sau 20 năm cải cách, và cũng là nơi gửi gắm niềm hi vọng phục hưng dân tộc.