Thần thoại Trung Hoa về Hậu Nghệ:
Bách Việt trùng cửu.
Sau khi bắn mặt trời, mặt đất trở nên tối tăm, các loài ác thú, quỉ dữ được dịp xuất hiện, hại người. Vua Nghiêu sai Hậu Nghệ đi diệt trừ các quái thú như Khiết Du ở Nhược Thủy, Tạc Xỉ ở đầm Trù Hoa, Cửu Anh ở sông Hung Thủy, Đại Phong ở Thạch Khâu, Tu Xà hay Ba Xà ở hồ Động Đình. Tu Xà là một con mãng xà khổng lồ, gây ra sóng to, làm lật thuyền của người dân đánh cá, rồi ăn thịt những người đắm thuyền.
Hậu Nghệ cưỡi chiếc thuyền nhỏ đi trên mặt hồ Động Đình tìm con Ba Xà... Cuối cùng chàng chém nó thành mấy khúc..., xương nó chất thành núi Ba Khâu ở Hồ Nam...
Trong câu chuyện trên ta thấy:
- Hồ Động Đình (đầm Vân Mộng) ở tận Hồ Nam. Vậy làm sao thời Đế Nghiêu lại có thể đi đến được (từ Hoàng Hà vượt cả Trường Giang?)? Rõ ràng thời Nghiêu dân Hoa Hạ không hề ở vùng Hoàng Hà.
- Truyện Hậu Nghệ giết Ba Xà vô cùng giống chuyện Lạc Long Quân đánh Ngư tinh của Việt Nam. Lạc Long Quân theo sử Việt cũng là người Động Đình Hồ.
- Sau khi cơn hồng thủy chấm dứt vào thời Đại Vũ là thời kỳ khí hậu khô hơn, nước biển rút, mở ra những vùng đất mới và tất nhiên là những loài chim, thú, cá lớn được dịp phát triển mạnh. Người Hoa Hạ khi tiến ra khai phá những vùng đất mới này đã phải đấu tranh với những loài thú ở đây. Đó là ý nghĩa lịch sử của truyền thuyết Hậu Nghệ đánh yêu quái sau khi bắn mặt trời hay Lạc Long Quân đánh Mộc Tinh, Hồ Tinh, Ngư Tinh.
- Tên của con mãng xà là một chỉ dẫn về... vị trí của hồ Động Đình. Tu là Từ, dịch nghĩa của từ Thương, là tính chất của phương Đông trong Dịch lý. Ba là... tiếng Việt 100%, nghĩa là số 3, con số trấn phương Đông của Dịch Lý. Như vậy Tu Xà hay Ba Xà là con mãng xà ở... biển Đông.
Truyền thuyết Hoa còn có chuyện khi Đế Thuấn đi tuần, chết ở Thương Ngô, hai bà phi gieo mình xuống sông Tương chết theo. Linh hồn họ rong chơi ở vực sâu hồ Động Đình... Tất cả các địa danh Thương Ngô, sông Tương và hồ Động Đình đều cho thấy quê hương của người Hoa Hạ không hề ở Hoàng Hà.
Hồ Động Đình không phải chỉ có trong truyền thuyết Việt mà cả truyền thuyết Hoa. Việc gán hồ Động Đình vào đầm Vân Mộng cũng không thể giải thích nổi tại sao người Hoa Hạ ở Hoàng Hà lại có truyền thuyết với địa danh ở Hồ Nam. Chỉ có thể giải thích Hoa Hạ chính là người Việt xuất phát từ khu vực quanh Bắc Việt ngày nay.
Bách Việt trùng cửu.
Sau khi bắn mặt trời, mặt đất trở nên tối tăm, các loài ác thú, quỉ dữ được dịp xuất hiện, hại người. Vua Nghiêu sai Hậu Nghệ đi diệt trừ các quái thú như Khiết Du ở Nhược Thủy, Tạc Xỉ ở đầm Trù Hoa, Cửu Anh ở sông Hung Thủy, Đại Phong ở Thạch Khâu, Tu Xà hay Ba Xà ở hồ Động Đình. Tu Xà là một con mãng xà khổng lồ, gây ra sóng to, làm lật thuyền của người dân đánh cá, rồi ăn thịt những người đắm thuyền.
Hậu Nghệ cưỡi chiếc thuyền nhỏ đi trên mặt hồ Động Đình tìm con Ba Xà... Cuối cùng chàng chém nó thành mấy khúc..., xương nó chất thành núi Ba Khâu ở Hồ Nam...
Trong câu chuyện trên ta thấy:
- Hồ Động Đình (đầm Vân Mộng) ở tận Hồ Nam. Vậy làm sao thời Đế Nghiêu lại có thể đi đến được (từ Hoàng Hà vượt cả Trường Giang?)? Rõ ràng thời Nghiêu dân Hoa Hạ không hề ở vùng Hoàng Hà.
- Truyện Hậu Nghệ giết Ba Xà vô cùng giống chuyện Lạc Long Quân đánh Ngư tinh của Việt Nam. Lạc Long Quân theo sử Việt cũng là người Động Đình Hồ.
- Sau khi cơn hồng thủy chấm dứt vào thời Đại Vũ là thời kỳ khí hậu khô hơn, nước biển rút, mở ra những vùng đất mới và tất nhiên là những loài chim, thú, cá lớn được dịp phát triển mạnh. Người Hoa Hạ khi tiến ra khai phá những vùng đất mới này đã phải đấu tranh với những loài thú ở đây. Đó là ý nghĩa lịch sử của truyền thuyết Hậu Nghệ đánh yêu quái sau khi bắn mặt trời hay Lạc Long Quân đánh Mộc Tinh, Hồ Tinh, Ngư Tinh.
- Tên của con mãng xà là một chỉ dẫn về... vị trí của hồ Động Đình. Tu là Từ, dịch nghĩa của từ Thương, là tính chất của phương Đông trong Dịch lý. Ba là... tiếng Việt 100%, nghĩa là số 3, con số trấn phương Đông của Dịch Lý. Như vậy Tu Xà hay Ba Xà là con mãng xà ở... biển Đông.
Truyền thuyết Hoa còn có chuyện khi Đế Thuấn đi tuần, chết ở Thương Ngô, hai bà phi gieo mình xuống sông Tương chết theo. Linh hồn họ rong chơi ở vực sâu hồ Động Đình... Tất cả các địa danh Thương Ngô, sông Tương và hồ Động Đình đều cho thấy quê hương của người Hoa Hạ không hề ở Hoàng Hà.
Hồ Động Đình không phải chỉ có trong truyền thuyết Việt mà cả truyền thuyết Hoa. Việc gán hồ Động Đình vào đầm Vân Mộng cũng không thể giải thích nổi tại sao người Hoa Hạ ở Hoàng Hà lại có truyền thuyết với địa danh ở Hồ Nam. Chỉ có thể giải thích Hoa Hạ chính là người Việt xuất phát từ khu vực quanh Bắc Việt ngày nay.