Kinh Dịch và Mái nhà Việt .
Mái nhà cong là 1 nét đặc trưng của văn hóa vật thể Á đông ; Việt nam , Trung quốc , Hàn quốc , Nhật bản và những nơi chịu ảnh hưởng của văn minh Trung hoa có kiến trúc phần mái nhà cong tạo nên 1 miền văn hóa khác hẳn với những nơi khác .
Mái nhà cong tiêu biểu của chùa Bái đính ở Ninh bình Việt nam
Mái cong ở Thành cổ Lạc dương Trung Hoa
Tại sao mái nhà lại cong lên và kiểu mái cong độc đáo đó xuất phát từ đâu là những câu hỏi được đặt ra từ lâu nhưng mãi tới nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng , theo cảm tính người ta thường gọi đó là mái nhà Trung hoa ...có thực như thế không ? Nếu qủa thực người Trung hoa đã sáng tạo ra kiểu mái nhà cong đó thì vẫn còn phải xem xét vì Ngược về qúa khứ ngàn năm trên phần đất Trung quốc ngày nay có 2 thành phần cư dân khác biệt nhau cả về nhân chủng lẫn nền tảng văn hóa : người Bách Việt phía nam và những sắc dân thuộc chủng Mongoloid ở phía bắc ; như vậy ai đã sáng tạo ra nét văn hóa này ?.
Cố giáo sư Kim Định cho biết :... “ nhà nóc oằn góc mái cong lên trời người Tàu mới làm tự đời nhà Đường, trước kia mái nhà của họ thẳng như khoa khảo cổ chứng minh (xem L’art Vietnamienne tr. 32 Bezacier. Hoặc Archéo tr. 99)” .
Suy nghĩ bình thường thì Mái nhà cong không xuất phát từ công dụng thực sự , mái cong không làm tốt chức năng của cái mái nhà hơn là mái phẳng ngoài ra với những nét cong thì mái nhà về mặt kỹ thuật khó thi công hơn nhiều và chắc chắn về mặt kinh tế nó tốn kém hơn cái mái nhà phẳng ., như vậy là :
xét các mặt công dụng , kỹ thuật và kinh tế đều không phải là nguyên do ...thế tại sao mái nhà Á đông vẫn cứ cong ... các góc của mái cứ chỉa lên trời ...một cách kỳ lạ .
Tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Á đông sẽ nhận ra :
Những Điều sau đây khẳng định người Hoa nam và người đông nam Á chính là chủ thể sáng tạo ra nét văn hóa mái nhà cong độc đáo :
Mái nhà cong đã được khắc họa trên trống đồng hàng ngàn năm trước công nguyên khi người Hán và văn hóa Hán chưa bén mảng đến vùng đất Đông nam Á .
Nhà cổ mái cong khắc trên trên trống đồng .
Ngày nay trong những dân tộc sống tương đối cô lập so với tiến trình văn minh chung ở Đông nam Á không hề có chút liên hệ với văn minh Trung hoa vẫn còn bảo lưu nét văn hóa truyền thống mái nhà cong độc đáo .
Mái nhà cong ở Batak indonesia .
Tìm hiểu rộng rãi hơn có thể khẳng định không phải chỉ những nước theo văn hóa Trung hoa mới có mái nhà cong mà những nước đông nam Á theo văn hóa Ấn độ như Miến Thái Lào .v.v. cũng có mái nhà cong nhưng không phải cong thực sự mà nét cong được thể hiện bằng hoa văn tháp gắn vào ..
Mái nhà cong hoa văn ở 1 ngôi Chùa Thái .
Có thể nói Đây là nét văn hóa có cơ tầng sâu thăm thẳm trong trong tâm trí cư dân đông nam Á bao gồm cả Hoa nam , sự phổ quát 1 nét văn hóa chung trên 2 cộng đồng người mà hiện nay cho là hoàn toàn khác nhau trong tiến trình lịch sử là điều rất khó hiểu , phải chăng Đông nam Á và Hoa nam ở thời tiền sử là 1 khu vực thống nhất về dân tộc và văn minh ? những Hình khắc trên trống đồng và mái nhà cong của những dân tộc thiểu số ở Đông nam Á đã khiến không thể suy nghĩ khác được , dựa vào ‘hình hài’ cái mái nhà dù là cong thực hay cong hoa văn thì vẫn là đường nét để người ta thể hiện điều gì đó , nói lên ý nghĩa nào đó ...
Khi nguyên do khiến cho cái mái nhà Á đông cong lên không tìm được trong các khía cạnh vật chất thì chỉ còn con đường tìm trong chủ đạo văn hóa của cư dân nơi đó .
Phải chăng đường nét cong đã khắc họa trong chiều sâu thăm thẳm của tâm hồn để rồi thể hiện ra trên vật thể tạo tác bởi bàn tay con người ? .
Dịch lý là nền tảng tư tưởng của người Hùng Việt , nơi người Việt những nguyên lý Dịch học chi phối hoàn toàn não bộ khi suy tư và mọi kiến giải về sự biến đổi trong vũ trụ bao la đều mang dấu ấn của dịch học , tự nhiên như nước chảy ra từ khe đá không cần ‘vận’ chi cả mà vẫn ‘dụng’ được cứ như là từ khi cha sinh mẹ đẻ não bộ đã được lập trình sẵn nên không cần học mà vẫn biết vẫn dùng hằng ngày , ví dụ như khi mong cho con ‘khôn lớn’ ...là đã dụng Dịch rồi vì Khôn - lớn là ý của 2 quẻ Càn và Khôn .
Trong ngôn ngữ Việt chỉ 1 từ kép đơn giản như ‘che-chở’ thôi đã chứa ý nghĩa rất thâm sâu của dịch lý : Che là bảo bọc chở là nâng đỡ , trời che - đất chở cho người tức Thiên ở trên Địa ở dưới Người ở giữa chính là Tam tài của dịch học ...., trong 1 cái nhà thì phần mái để che là thuộc về Trời quẻ Kiền , phần sàn hay nền nhà thuộc về Đất qủe Khôn , quan niệm của Dịch lý là Thiên viên –Địa phương hay trời tròn –đất vuông , trời nét cong đối xứng với đất nét thẳng ...
Có nhà nghiên cứu cho là mái nhà cong mang dáng dấp của cái thuyền giống như hình thuyền khắc trên trống đồng ....điều này khó chấp nhận vì chức năng của thuyền là ‘chở’ như thế thuộc về địa mang nét thẳng làm sao có thể lộn ngược đất thành trời được .
Qua những gì đã xem xét có thể kết luận không sợ nhầm lẫn :
Chính do quan niệm triết lý ‘tròn - vuông’ , trời nét cong đối với đất nét thẳng mà mái nhà của người Hùng Việt cong lên hướng về Trời , có thể nói mái nhà Á đông và đông nam Á là sản phẩm văn hóa vật chất mang nặng dấu ấn Dịch học , nét văn hóa mái nhà cong độc đáo này đã khởi phát từ đất tổ của họ Hùng sau mới lan toả rộng ra chung quanh cụ thể là cả vùng Đông nam Á và những nơi ít nhiều chịu ảnh hưởng cuả văn hóa đế quốc Trung hoa .
Hợp Cùng với trống đồng mái nhà cong trở thành bằng chứng vật chất không thể phủ nhận : chính người họ Hùng đã phát minh Dịch học làm nền tảng cho văn minh phương đông trong đó muôn vàn ứng dụng làm ích cho con người đều phát ra từ cái gốc Dịch lý .
Người Việt ngày nay có quyền tự hào về những thành tựu trí tuệ tuyệt vời của cha ông nhưng đồng thời cũng phải nghiêm chỉnh dốc sức thực hiện lời căn dặn ghi trong kinh Dịch : “Kế minh chiếu tứ phương” sao cho cơ đồ của cha ông ngày một thêm rạng rỡ .