Tù – Tỉnh Dịch học Trung Hoa gọi là khốn - tỉnh, Khốn đúng ra là khống (như khống chế), khống này đồng nghĩa với chữ Tù trong tiếng Việt.
Khống chế được dục vọng thân xác mình, thì tinh thần trở nên minh mẫn sáng suốt.
Thân xác con người cũng là một sinh vật, nên có những đòi hỏi vật chất để tồn tại, vượt qua mức sinh lý là nhu cầu văn minh hưởng thụ, nhu cầu vật chất thực sự không lớn lắm nhưng do sự tham lam thổi phồng lên trở thành hầu như vô tận, ở đây không chủ trương diệt dục chỉ tính làm sao có thể khống chế để thỏa mãn nó một cách vừa đủ và chính đáng.
Khống chế được thân xác thì tinh thần trở nên sáng suốt, không bị thân xác lôi kéo khiến cái nhìn trở nên méo mó lệch lạc chữ ta – lấn lướt chữ người. Nhân dục mờ thiên lý, khống chế được nhân dục thì thiên lý sáng tỏ, sáng suốt bắt đầu từ sự công bình giữa ta và người, gỡ cái lăng kính nhân dục xuống thì ta thấy mọi diễn biến đúng thực như nó diễn biến. Có vậy mới nhìn nhận đúng suy nghĩ đúng và quyết định đúng , 3 cái đúng đó hợp thành sự sáng suốt.
Chữ Tù đồng nghĩa với từ khống của hoa ngữ, nhưng chữ tỉnh trong Dịch học họ Hùng hoàn toàn khác với chữ tỉnh của Tàu.
Tỉnh là sự sáng suốt tỉnh táo, còn dịch của Tàu chữ tỉnh là cái giếng.
Tỉnh ở đây là tượng trời quang mây tạnh (trời tạnh, mây quang) hay sự sáng suốt.
A/ Quẻ Tù = Trạch/ Thủy
Thủy dưới trạch là hình ảnh nước tù đọng ở đáy hồ –ao .
Nước trong ao không thông với bên ngoài sông suối trong Việt ngữ vẫn gọi là: ao tù, nước đọng. Lấy tượng tù hãm ấy đặt tên là quẻ tù đọc sai đi là tu. Dịch sang Hoa ngữ là Khống tức khống chế, ký âm sai ra khốn như khốn khổ khốn nạn.
a) Lời Quẻ
Khốn, hanh, trinh - đại nhân cát vô cữu, hữu ngôn bất tín.
Thân thể bị khống chế – tinh thần lại hanh thông (nhận ra chân lý để viết thành Chu dịch) bền gan vững chí nên bậc trưởng nhân thì tốt lắm, không lỗi gì. Trong hoàn cảnh tù tội này, có điều muốn mà không nói ra được. Lời quẻ này nói về Văn Vương khi bị giam ở ngục Diũ Lý đã viết nên Chu Dịch.
b) Lời tượng:
Trạch vô thủy, khốn, quân tử dĩ trí mệnh toại chí.
Hồ cạn nước , cùng cực của sự tù đọng bế tắc , bậc trưởng nhân lâm vào cảnh nghiệt ngã thà hy sinh tính mạng để bảo toàn chí hướng của mình.
Điển hình cho lời tượng này là các thánh tử đạo: thà chết không bỏ đạo, tức chí hướng mình đã chọn.
Thí dụ nữa, các chiến sĩ cách mạng bị bắt, họ chấp nhận chết chứ không khai báo đấy cũng là trí mệnh toại chí.
c) Lời Hào
c.1) Hào Sơ
Đồn khốn vu châu mộc, nhập vu u cốc, tam tuế “bất dịch”
Mông Đít nát ra vì đòn gậy, bị giam vào ngục tối, 3 năm chưa được thả.
Phạm tội bị trừng phạt ấy là lẽ công bằng ở đời, muốn tránh khốn như thế thì phải biết sống theo “ luật pháp”.
c.2) Hào Nhị
Khốn vu tửu thực, chu, phất phương lai, dụng hưởng tự, chinh hung, vô cữu .
bị vây khống bởi ân sủng đã nhận của triều Ân Thương nên ở đất phía Tây của Tây Bá xương bây giờ chỉ giữ vững những gì tổ tiên để lại là tốt nhất, phát động chiến tranh lật đổ triều Thương sẽ nguy hiểm.
Giữ như vậy thì không lỗi. Hào từ này nói đến việc ông Tây Bá Cơ Xương lập quốc ở phía Tây Trung Hoa, nhưng không tấn công lật đổ ngai vàng của vua Trụ (Cơ Xương là con rể của nhà Ân Thương) được nhà Ân Thương phong là Tây Bá.
c.3) Hào Tam
Khốn vu Thạch, cứ vu tật lê, nhập vu kỳ cung, bất kiến kỳ thê hung.
Bị tù đày nơi ngục đá, nằm trên cỏ gai, khi trở về nhà không thấy vợ đâu, thực là xấu.
Hào tam trong quẻ Dịch chỉ lợi lộc của cải.
Buôn gian bán lận bị tống vào nhà đá được hưởng mùi đau khổ, mãn hạn thả ra về nhà vợ đã biến mất… ý hào là kẻ chỉ biết lợi không nghĩa không tình thì làm gì có người trung thành với nó, vợ lấy nó cũng chỉ vì tiền nay ở tù thì đi kiếm người khác tình nghĩa gì đâu mà thủy chung chờ đợi.
c.4) Hào tứ
Lai từ từ, khốn vu kim xa, lận hữu chung.
Phó hội chậm trễ, bị nhốt vào cũi sắt trên xe tù, đáng lo nhưng sau cùng lại tốt đẹp.
Chắc chắn đây là một điển tích lịch sử, đáng tiếc chưa xác định được là ai, thời nào?
c.5) Hào Ngũ
Tỵ nguyệt khốn vu xích phất, nãi từ hữu thuyết – lợi dụng tế tự.
Dùng hình phạt tàn khốc cắt mũi chặt chân để khống chế bọn rợ Xích Địch đang nổi loạn , dẹp êm dần dần, thoát khỏi loạn ly , lúc này cử hành tế tự thì có lợi.
Xích Địch là rợ ở phương Bắc. Đây là một điển tích nữa của cổ sử Trung Hoa còn phải tiếp tục suy gẫm, tìm kiếm…
c.6) Hào thượng
Khốn vu cát lũy, vu nghiệt ngột, viết động hối hữu hối, chinh cát.
Tình thế bức bách, như dây leo quấn chặt mình, thực ngột ngạt, căng thẳng, hành động hối hả vội vã sẽ phải hối hận. Tiến đánh sẽ tốt.
Vua Trụ lệnh cho chư hầu phương Đông và phương Bắc (phương của Dịch lý) tấn công đất phía Tây của nhà Chu.
Tình thế bức bách, căng thẳng nhưng Tây Bá xương không hành binh phạt Trụ, vì tự xác định sự liên hệ giữa ông và vua Trụ quấn quýt ràng buộc như dây leo không khéo xử lý sẽ thành bia miệng truyền đời cho hậu thế, dù cho sự căm giận và tinh thần tướng sĩ đã dâng rất cao.
B) Quẻ: Tỉnh = Thủy/ Phong
Mây ở trên (thủy) gió ở dưới, gió thổi mây bay trời quang mây tạnh đấy là tượng của sự sáng suốt hay trong sáng.
a) Lời Quẻ:
Chữ tỉnh là đầu óc sáng suốt nhưng chữ tỉnh dùng trong lời quẻ này thì tỉnh có nghĩa là nguồn sáng hay cái gốc của văn minh, ý chỉ Dịch học, Chu dịch hay Kinh Dịch đã được ông Cơ Xương hoàn thiện và công bố bằng văn bản hay viết thành sách, trước đó Dịch học cổ xưa chỉ có ký hiệu không một lời nào.
Ý ở đây: Dịch học tức khoa học nền tảng hay nền tảng của khoa học .
vô đắc, vãng lai tỉnh tỉnh ngật chí diệc vị duật, tỉnh, huy kỳ bình, hung.
Nguồn sáng, đô ấp có thể đổi nhưng nguồn sáng Dịch lý không thể thay đổi. Chân lý vĩnh hằng thì làm gì có thêm có bớt, ai cũng có thể tham khảo, suy ngẫm Dịch học để giải quyết những việc của mình, có kẻ do đầu óc mình hiểu sai hoặc cố tình hiểu lệch lạc để thủ lợi, như thế thì nguy hiểm xấu lắm.
Quẻ khống và tỉnh liên kết ý nghĩa thành một cặp và sự kiện, ông Cơ Xương bị Trụ bắt giam ở ngục Diũ Lý, trong cảnh khốn cùng nơi lao tù, đầu óc ông bổng trở nên sáng suốt, 3 năm nghiền ngẫm suy tư ông đã viết Chu dịch truyền cho đến ngày nay.
b) Lời tượng
Tỉnh: Quân tử dĩ trừng phẫn trất dục
Ở trước đã có bàn: có 2 nguyên nhân khiến người ta trở nên ngu tối tức không tỉnh.
- Một là đầu óc bị dục vọng khống chế hoàn toàn, khiến người ta vì chữ lợi mà cố tình ngu.
- 2 là: do phản ứng sinh lý: giận quá mất khôn
Nay lời tượng quẻ tỉnh dạy bậc quân tử hay trưởng nhân phải trừng phẫn trất dục, tức dằn cơn giận xuống và dẹp bỏ những dục vong sang một bên. Không cho nó chi phối đầu óc mình nữa.
c) Lời Hào
c.1) Hào Sơ:
Tỉnh nê bất thực, cựu tỉnh vô cầm.
Dịch lý truyền đến đời ông Cơ Xương đã bị bóp méo trở thành thứ bùa chú vớ vẩn, tinh hoa của trí tuệ biến thành thứ bùn đất để bọn bất lương cầu tài cầu lộc hay dùng chính lý luận Dịch học để mê hoặc dân chúng. Củng cố sự thống trị của vua chúa ., cựu tỉnh vô cầm có nghĩa là Dịch học cũ không còn có thể phát huy giá trị cao siêu nữa con chim vì chim là loài bay lên trời cao, nên lời hào nói là vô cầm.
c.2) Hào nhị:
Tỉnh cốc xạ phụ, úng tệ lậu (lúc này)
dịch học như cái bình vỡ (nước chảy hết rồi) chẳng còn chút ý nghĩa gì. Với những cái đầu hạn hẹp, u tối, (như cái hang ) thì tinh túy của Dịch học cũng chỉ như vài giọt nước rơi xuống đầu lũ ếch nhái.
Ý của hào là Dịch học nút số và vạch quẻ đến đời ông Cơ Xương thì chẳng ai hiểu gì nữa cả, nếu có hiểu một chút, thì lại hiểu theo kiểu chuyện quỷ thần, tà ma … ý nghĩa cao siêu tinh túy chứa trong Dịch học đã mất hết như nước thoát ra khỏi cái bình , chỉ còn lại cái vỏ.
c.3) Hào Tam:
Tỉnh tiết bất thực, vị ngã tâm trắc khả dụng cấp, vương minh, tịnh thụ kỳ phúc.
Dịch học là tinh hoa của trí tuệ đúc kết bao đời, vậy mà không vận dụng được, do Dịch chỉ có ký hiệu, không lời, người muốn học Dịch cũng không học nổi, vì không có chữ thì lấy gì mà phơi bày ý nghĩa hướng dẫn tư tưởng ; tình cảnh ấy khiến ông Cơ Xương hết sức đau lòng nên nhân khi bị giam giữ ông đã suy ngẫm dồn hết tinh lực viết nên quái từ của Chu dịch Làm ánh sáng soi đường cho những ai muốn nghiên cứu học tập Dịch lý để có thể vận dụng giúp ích cho mình cho người, ông Cơ Xương sau là Văn Vương thực là đấng minh quân và Dịch học ông viết ra cho nhân loại được hưởng ơn phúc mãi mãi.
c.4) Hào Tứ
Tỉnh thứu – vô cữu.
Dịch học đang được bổ sung hòan chỉnh, làm gì có lỗi.
c.5) Hào ngũ
Tỉnh liệt, hàn tuyền thực.
Nước giếng trong mát, sử dụng trọn vẹn, tất cả dùng được.
Ý nghĩa của Chu dịch như làn nước trong mát, hướng dẫn con người cách sống, cách sử xự trong những tình huống hoàn cảnh khác nhau, Chu dịch chứa các quy luật phát triển, nghiên cứu thấu thiệt mà vận dụng để đưa xã hội tiến lên Ngày một văn minh hơn, làn nước trong mát ấy dùng mãi mà không cạn công đức của Văn Vương thực lớn vô cùng.
c.6) Hào thượng
Tỉnh thu, vật mạc, hữu phu nguyên cát.
Nguồn sáng đã được phục hồi, không được che đậy đi, đặt sự tin tưởng vào Dịch học, vô cùng tốt lành.
Chu dịch đã hoàn thành, sức sáng của Dịch học lại như cũ, các nguyên tắc vận động là chỗ dựa cho con người trên bước đường phát triển.
Dịch học là của nhân loại, không ai được che đậy (làm của riêng),bậc trưởng nhân xác tín vào sự đúng đắn của các quy luật dịch học, để vận dụng sáng tạo trong cuộc sống đưa xã hội tiến lên. Còn gì tốt hơn nữa.