Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


bài 40 - Cặp Quẻ : Bớt - thêm hay tổn – ích Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



bài 40 - Cặp Quẻ : Bớt - thêm hay tổn – ích Flags_1



    bài 40 - Cặp Quẻ : Bớt - thêm hay tổn – ích

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    bài 40 - Cặp Quẻ : Bớt - thêm hay tổn – ích Empty bài 40 - Cặp Quẻ : Bớt - thêm hay tổn – ích

    Bài gửi by Admin 22/6/2010, 2:15 pm

    bài 40 - Cặp Quẻ : Bớt - thêm hay tổn – ích Image112

    Cặp Quẻ này trùng tên trong Dịch học họ Hùng và Dịch của Tàu, vì chữ tổn và ích bản thân nó đã là từ Việt thường dùng.

    Tổn và ích nghĩa là một bên bớt đi để tăng thêm cho bên kia.

    Muốn phát triển thì phải tiết kiệm để đầu tư, tiết kiệm là tổn, phát triển là ích.

    Chính sách thuế khóa và an sinh xã hội cũng là tượng của cặp quẻ tổn – ích. Người thu nhập cao phải chịu thuế nặng đấy là tổn, chính phủ lấy tiền ấy để thực hiện sự nâng đỡ giúp đỡ tầng lớp nghèo đấy là ích.

    Nhà vua trích kho lẫm, cứu tế dân nghèo nhưng kỳ thực là làm ích cho chính mình, tổn một ít của cải, được ích vô cùng lớn hết cả thần dân tôn xưng là vì vua hiền minh như vậy có phải là đổ móng cho thêm chắc ngai vàng không ?

    A- Quẻ bớt hay tổn = Sơn/ Trạch

    Về hình tượng thì sơn cao lên, hồ trũng xuống, lấy bề cao đổ xuống để giảm độ trũng sâu, như thế vì bề cao giảm đi nên gọi là tổn hay giảm bớt.

    a) Lời Quẻ:

    Tổn, hữu phu nguyên cát vô cữu khả trinh, lợi hữu du vãng, hạt chi dụng nhị qủy khả dụng hưởng.

    Vua giảm bớt xa hoa (để bù cho dưới bằng các công trình phúc lợi chung) có lòng chí thành vô cùng tốt đẹp làm gì còn có lỗi, sự nghiệp bền vững vì biết tiết kiệm để phát triển đất nước, lòng mình như thế chỉ cần dâng cúng thần linh bằng 2 bình hương (hay 2 bát thóc) cũng đủ được chứng giám rồi.

    b) Lời tượng:

    Sơn hạ hữu trạch: tổn, quân tử dĩ thí lộc cập hạ,

    nếu lấy bớt chiều cao của sơn bù vào bề sâu của hồ thì hồ bớt sâu, xem tượng ấy quân tử phải ban phát lợi lộc cho người kém hơn mình, còn chỉ nói chuyện đạo đức suông, thì không tránh khỏi sự khinh ghét của bên dưới.

    Cư đức tắc kỵ là chỉ biết giữ cái bề ngoài đạo đức nơi mình còn một ly cũng không rời thì chắc chẳng ai ưa.

    c) Lời Hào

    c.1) Hào Sơ

    Dĩ sự, thuyên vãng, vô cữu, chước tổn chi.

    Cần kíp mau lẹ cho kịp thời, không lỗi.. Bớt đi (số lượng) một ít cũng không sao.

    Gặp việc cần kíp thì quý nhất là kịp thời, thí dụ việc cứu đói thì ít đi một chút cũng được nhưng đáp ứng ngay lúc đó, còn đã chết rồi thì đem đến nhiều cũng ích chi, nên nếu vì cần kíp mà phải bớt đi cũng không tội gì.

    c.2) Hào nhị:

    Lợi trinh, chinh hung, phất tổn ích chi.

    Vị trí hào nhị là đắc Trung hạ thể, ý nói sự tính toán khoa học hợp lý, cứ duy trì điều ấy có lợi, gây chiến là điều nguy hiểm, giữ được như thế tức không tổn mình mà ích người hoặc không hao tổn gì (do chiến tranh) mà vẫn được ích vậy (phát triển được)

    c.3) Hào Tam

    Tam nhân hành tắc tổn nhất nhân, nhất nhân hành tắc đắc kỳ hữu.

    Ba người cùng đi, tất phải bớt một người, một người đi tất sẽ được bạn.

    Nguyên lý số một của Dịch học là sự cân bằng lưỡng lập, nhất âm – nhất dương hợp thành một đơn vị Dịch lý.

    Ý Hào tam là có 2 nhóm người: nhóm này có 3 người ; nhóm khác chỉ 1 người, tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng “tổn – ích”, bớt một đàng thêm cho một đàng để cả 2 đạt thăng bằng. Cụ thể: 2 người một nam một nữ sẽ lập thành một gia đình, còn người thứ 3 là thừa…. Trong khi đó nhóm bên kia chỉ có một người lẻ loi , tình cảnh đó tất dẫn đến sự trao đổi các phần tử để đạt thăng bằng cho cả 2 nhóm.

    Hào Tam đưa ra một điển hình của tổn và ích.

    c.4) Hào Tứ:

    Tổn kỳ tật, sử thuyên, hữu kỳ vô cữu.

    Giảm bớt thói hư tật xấu nhanh chóng có nhiều bạn, có việc vui không lỗi gì.

    Tay bợm sáng xỉn chiều say bớt hẳn việc ăn nhậu thực là điều vui mừng cho gia đình và cả cho bà con chòm xóm nữa. Dĩ nhiên đấy là chuyện vui cho mọi người.

    c.5) Hào ngũ:

    Hoặc ích chi thập bằng chi quy phất khắc vi, nguyên cát.

    Hào từ hào ngũ chắc là nhắc đến sự tích “Việt Thường cống rùa” cho Nghiêu đế.

    Vào đời vua Nghiêu (đế Nghi) , nước Việt Thường ở phía nam Giao Chỉ cống nhà vua con rùa lớn trên lưng có khắc lịch sử Trung Hoa từ thời mở nước bằng chữ Khoa đẩu.

    Vì vậy mới nói con rùa quý có giá trị bằng 10 bằng hay 20 bối (có sách nói là 10 bằng = 100 bối), bằng, bối là 2 đơn vị đo lường thời cổ, ta chỉ hiểu ý là có giá trị lớn lắm…

    Việc dâng và nhận rùa này cực kỳ tốt. Đặc biệt hào tứ này không hiểu là có sự lẫn lộn hay không ; trong Quẻ tổn lại có một hào ích chen vào?

    c.6) Hào thượng

    Phất tổn ích chi, vô cữu, trinh cát, lợi hữu du vãng, đắc thần vô gia.

    Có tổn thiệt gì đâu, chỉ được ích thôi, không lỗi gì, lâu dài thì tốt lắm, dùng cải hóa cuộc đời mình, đắc đạo thần tiên chu du khắp nơi (thần vô gia).

    Cực cấp của tổn là đánh mất luôn bản năng –dục vọng trong thân xác mình, không còn tham – sân – si, chữ lợi hữu du vãng nghĩa đen là tiến đi thì có lợi, ở đây dùng với nghĩa bóng rất đặc biệt: dùng cải hóa đời mình tức đi tu tiên, đắc đạo sẽ trở thành “thần vô gia” hay bậc thần chu du khắp nơi.



    B/ Quẻ Thêm = Phong/ Lôi

    Sấm gió nương theo nhau, tức 2 hiện tượng đó hỗ tương thúc đẩy phát triển để đi đến kết quả là cơn mưa sẽ tới.

    Đó là hiện tượng trong tự nhiên còn trong Dịch học quẻ ích có ý nghĩa rất đặc biệt, phong là chế độ chính trị, lôi là công cụ sản xuất.

    Ta thấy: chế độ chính trị dựa trên cơ sở vật chất là trình độ khoa học kỹ thuật hay cụ thể hơn là công cụ sản xuất, 2 mặt này tác động qua lại thúc đẩy nhau phát triển nên Dịch gọi là ích tức làm ích cho nhau nghĩa là thúc đẩy nhau phát triển .

    Cũng có thể hiểu ích là làm lợi cho nhau.

    a) Lời Quẻ

    Ích, lợi hữu du vãng, lợi thiệp đại xuyên .

    Làm lợi cho nhau: tiến đi thì lợi, lợi vượt sông lớn.

    Quẻ ích thúc đẩy nhau tiến lên, từng bước thăng tiến xã hội loài người ngày càng văn minh hơn.

    b) Lời tượng:

    Ích: quân tử dĩ lạo dân, khuyến tướng.

    Trời xám xịt, gió thồi ào ào, sấm chớp vang rền là lúc trời đất chuyển mình, thấy vậy dân có phần lo sợ, bậc trưởng nhân biết trước việc chuyển mình hung dữ ấy lại là điềm lành báo hiệu cơn mưa sắp đến, chuẩn bị cho mùa màng tốt tươi nên trưởng nhân phải an ủi vỗ về dân trong cơn lo sợ đồng thời khuyến khích dân hăng hái chuẩn bị cho vụ mùa, rộng hơn là khuyến khích dân cải tiến kỹ thuật, chế tạo công cụ sản xuất để nâng cao năng suất tạo dựng cuộc sống ngày một ấm no, văn minh hơn lên (ý nghĩa quẻ lôi).

    c) Lời Hào

    c.1) Hào Sơ

    Lợi dụng vi đại tác, nguyên cát – vô cữu

    Dùng sự tương tác này mà phát triển xã hội tiến đến văn minh (đại tác) không gì tốt hơn còn gì lỗi nữa.

    Tương tác ở đây là sự thúc đẩy qua lại của phong: chế độ chính trị và lôi là công cụ kỹ thuật.

    Dịch học có những câu mà tới nay gần 3000 năm sau vẫn khó hiểu trong đó có:

    - Xuất hồ chấn

    - Tề hồ tốn

    Xuất tức là khởi động tiến trình phát triển, xuất từ quẻ chấn nghĩa là đầu tiên phải cải tiến công cụ kỹ thuật, để nâng cao năng suất lao động, cải tiến công cụ lao động có nghĩa là thay đổi về cơ bản mối tương quan giữa con người và thế giới tự nhiên, sự thay đổi này tất yếu dẫn đến sự thay đổi trong tương quan – người – người biểu hiện ở 2 mặt là chế độ kinh tế và chế độ chính trị (tề hồ tốn), tới lượt chế độ kinh tế và chính trị sau khi cải cách sẽ giải phóng tiềm lực vô cùng lớn lao trong nhân dân, và nguồn lực ấy lại được tái huy động vào guồng máy sản xuất phát triển, cứ như vậy mà xã hội con người tiến lên.

    c.2) Hào nhị

    Hoặc ích chi thập bằng chi qui, phất khắc vi, vĩnh trinh, cát, vương dụng hưởng vu đế cát.

    Ở hào ngũ quẻ tổn ta đã đặt dấu hỏi thì tới hào này mới hiểu 2 hào giống hệt nhau về sự việc và ý nghĩa (xin xem lại)

    Có người tặng hay cống con rùa vô cùng quí giá, không thể từ chối, bền vững mãi mãi, tốt lắm, vương làm lễ tế cáo TiênVương rất tốt.

    Rõ ràng đây là điển tích Việt Thường cống rùa cho đế Nghi ..

    c.3) Hào Tam

    Ích chi dụng hung sự, vô cữu, hữu phu, trung hành, cáo công dụng khuê .

    Làm ích cho người bằng cách bắt vượt qua gian lao nguy hiểm, không lỗi, có lòng thành tín đi đường ngay nẻo chính, những điều này được báo với vị Công đang chủ trì việc tế tự. Thay vua (ý chỉ Chu công nhiếp quyền); bắt vượt hiểm nguy là cho cơ hội thử thách, nếu thể hiện được tài đức sẽ cất nhắc lên, như vậy rõ ràng ý muốn làm ích cho.

    c.4) Hào tứ

    Trung hành, cáo công tòng, lợi dụng vi y thiên quốc.

    Tận trung, ngay thẳng trình với vị công tước nhiếp quyền, được chấp nhận, dùng việc thiên đô làm ích cho quốc dân.

    Đây là tích nói về việc xây dựng thêm Đô Thành phía đông, tức Lạc Ấp vì Hạo Kinh quá thiên về phía Tây, việc liên lạc xử lý công việc thuộc phía đông đất nước thường chậm trễ không kịp thời từ đấy nhà Chu có 2 kinh đô Đông và Tây. ( Tây đô là Côn minh Đông đô là Hà nội ? ) .

    c.5) Hào ngũ

    Hữu phu, huệ tâm vật vấn, nguyên cát, hữu phu, huệ ngã đức.

    Thành thực, lòng dạ trong sáng còn nghi ngờ gì nữa, hết sức tốt đẹp người người tin tưởng vào sự ngời sáng nơi đức độ của ta.

    Quí tộc cũ nhà Ân Thương chống đối nhà Chu, bị Chu công bắt đem về định cư ở Lạc Ấp, do chính ông trực tiếp cai quản, việc làm vừa ân vừa uy của ông đã cảm hóa được họ, sau Lạc Ấp hay Loa Thành trở thành kinh đô nhà Đông chu, Chu Công được người Việt rất kính trọng gọi là tướng quân Cao Lỗ, người đã xây Đại La Thành hay thành Cổ Loa và trực tiếp trấn nhậm ở đấy đến hết đời. Ông là bậc đại trí, đại đức, một trong những người đã sáng tác Chu Dịch lưu truyền đến tận ngày nay.

    c.6) Hào Thượng

    Mạc ích chi, hoặc kích chi, lập tâm vật hằng hung

    Lòng tham không đáy mong được ích hoài, bị công kích mãi không bằng lòng lúc nào cũng nhấp nhổm, nguy tai.

    Ơn ích đến với mình có thời có lượng thôi, mong cầu mãi là tham lam như thùng không đáy, đã được lại cứ muốn được thêm, tính cách như thế dĩ nhiên sẽ bị chỉ trích, người như thế không lúc nào trong lòng thanh thản an định, bằng lòng với hiện tại. Như thế sẽ rất nguy hiểm, thế nào rồi họa cũng đến nơi.


      Hôm nay: 24/11/2024, 9:19 pm