Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Đạo thờ tổ tiên của người Việt Empty

September 2024

MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      

Calendar Calendar

Khách thăm



Đạo thờ tổ tiên của người Việt Flags_1



    Đạo thờ tổ tiên của người Việt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1195
    Join date : 31/01/2008

    Đạo thờ tổ tiên của người Việt Empty Đạo thờ tổ tiên của người Việt

    Bài gửi by Admin 27/4/2018, 9:12 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=3049

    Bài phát biểu trong buổi giới thiệu dự án Khơi nguồn tinh hoa Việt tại đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc, Hà Nội.

    Kính thưa các thầy, các cô, các bạn!

    Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia và phát biểu về Đạo thờ Tổ tiên của người Việt vào ngày 9/3 Âm lịch, ngay trước ngày Giỗ tổ Hùng Vương trong một không gian văn hóa dân gian như đình Kim Ngân.
    Về đạo thờ tổ tiên của người Việt đầu tiên tôi muốn dẫn lời của một học giả người Pháp của Viện Viễn Đông bác cổ từng viết trong cuốn An Tĩnh cổ lục:
    Cái gọi là sự tiến bộ chỉ là truyền thống đang đi lên. Nếu không có những truyền thống tốt đẹp, con người sẽ bị lôi cuốn theo bản năng xấu. Nước Đại Việt giàu về quá khứ và các bạn nên hiểu rằng chính người chết cai trị người sống. Những đức tính tốt mà chúng ta có, chúng ta nhờ cha mẹ ông bà mà có. Hãy kính thờ vong linh tổ tiên bằng cách phổ biến lịch sử của tổ tiên”.
    Chính người chết cai trị người sống
    nghĩa là các bậc tiền nhân đã khuất mới là những người chi phối tinh thần của chúng ta ngày nay.
    Đình Kim Ngân thờ Tổ của bách nghệ Hiên Viên. Nhưng có lẽ đến 90% mọi người ở đây đều không biết Hiên Viên là ai. Hoàng Đế Hiên Viên là người mà Trung Quốc hiện nay coi là tổ tiên của họ, người bắt đầu lịch sử 5.000 năm của Trung Hoa. Thực ra Hiên Viên là vua của Hữu Hùng thị, tức là vua Hùng của người Việt. Hiên Viên là đọc sai đi của Hiển Vương, tương đương với Đế Minh trong truyền thuyết Họ Hồng Bàng, vị vua tổ đầu tiên của người Việt. Đây mới là người hiện được tôn thờ là quốc tổ tại đền Hùng Phú Thọ.
    Thật bất ngờ khi đúng trước ngày giỗ tổ Hùng Vương chúng ta lại đến ngôi đình giữa trung tâm thủ đô này để bái yết tưởng nhớ tới Hiên Viên Hoàng Đế Hữu Hùng. Giỗ tổ Hùng Vương là một truyền thống thiêng liêng lâu đời của nhân dân ta, thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn. Quá khứ không phải là điều đã qua và qua rồi là hết. Lịch sử một đất nước, một dân tộc như phần rễ cây chìm trong lòng đất, không nhìn thấy nhưng lại quyết định khả năng vươn cao của cây. Rễ có sâu, có to thì thân và cành lá mới xum xuê vững chãi. Nền văn minh chói ngời của cha ông một thời soi đường cho cả Thiên hạ là sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy con cháu ngày nay xốc tới.
    Có thể nói người Việt là một dân tộc có hiếu nhất thế giới. Trong gia đình chúng ta có ban thờ cha mẹ, thờ gia tiên. Ngoài làng nước chúng ta có đền miếu tôn thờ các vị anh hùng dân tộc, những tiền nhân có công có đức với cộng đồng. Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt không hề là mê tín, mà đó là nét văn hóa độc đáo, có giáo lý chặt chẽ, có giá trị nhân văn sâu sắc. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam rất đặc biệt.
    Điển hình, là tín ngưỡng Tứ phủ công đồng với đầy đủ các phủ Thiên Địa Nhạc Thoải. Nhưng đây không phải thờ trời, thờ đất, thờ núi, thờ nước như nhầm tưởng. Thực chất của tín ngưỡng Tứ phủ là đạo thờ tổ tiên. Mỗi phủ có 1 vị vua cha và 1 vị thánh mẫu làm chủ quản. Đứng đầu Thiên phủ là Ngọc hoàng Thượng đế. Đây cũng là vị vua Hùng đầu tiên của người Việt mà truyền thuyết họ Hồng Bàng gọi là Đế Minh như nói trên. Kính thiên điện trên núi Hùng ở Nghĩa Lĩnh là điện thờ ông Trời Đế Minh.
    Vị thánh mẫu của Thiên phủ là Mẫu Cửu trùng hay Cửu Thiên Huyền Nữ. Trong truyền thuyết Việt thì đây là Tây Thiên quốc mẫu, vị nữ thần núi Tam Đảo. Hai vị tiền tổ khai sử đã được tôn thờ đời đời là ông Trời bà Trời trong suy nghĩ tâm niệm của người Việt, được thờ ở khắp nơi, trong gia đình, làng xóm cũng như trong các đền miếu quốc gia.
    Đứng đầu Thoải phủ Vua cha Bát Hải Động Đình không ai khác là quốc tổ Lạc Long Quân, người đã cùng 50 người con đi khai phá miền ven biển Đông. Còn Nhạc phủ Thần vương, vị thần chủ của Nhạc phủ là Tản Viên Sơn Thánh, vị tối linh thần đứng đầu các thần bất tử trên đất Việt, ngự trị ở miền núi Tản sông Đà với công lao dựng nước từ thủa hồng hoàng… Như vậy, tất cả các nhân vật trong Tứ phủ công đồng đều là những con người thực sự có công khai dân mở nước từ 5.000 năm lịch sử.
    Người Việt cũng không hề thờ “nhầm” các nhân vật của Trung Hoa trong các đền miếu còn tới nay. Ngọc Hoàng hay Cửu Thiên Huyền Nữ là những vị vua thời Hùng Vương. Khổng Tử thờ ở Văn miếu, Lão Tử hay Huyền Thiên Trấn Vũ thờ ở Đạo quán không hề là người “Tàu” như nhầm tưởng. Đạo Khổng (Nho giáo), đạo Lão đều là những kết tinh của nền văn hóa Việt từ thời cổ đại và thấm nhuần trong tinh thần của người Việt.
    Nói về đạo Hiếu của người Việt không thể không nói tới câu chuyện Lang Liêu chế ra bánh chưng bánh giày, lấy lòng thành và trí tuệ của mình mà dâng lên tổ tiên, trời đất. Lang Liêu không phải ai khác mà chính là bà mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết, cùng các con đã khởi lập nước Văn Lang, lấy nền tảng đạo đức hiếu kính tổ tiên nhận mệnh trời mà gây dựng dòng giống Việt, dựng nên một triều đại huy hoàng với nền văn hóa trống đồng tỏa sáng trên toàn cõi Đông Nam Á và Hoa Nam (Lĩnh Nam).
    Lịch sử Việt cùng những con người đã làm nên lịch sử 5.000 năm đó hiện đang bị bụi mờ của thời gian và nhân gian che lấp. Một thời gian dài văn hóa Việt bị đứt gãy khi nền văn minh duy lý của phương Tây tràn vào Việt Nam, thay đổi toàn bộ bộ mặt văn hóa từ chữ viết, trang phục, kiến trúc, kỹ nghệ… Sự thay đổi này đã làm cho người Việt ngày nay mất đi mối liên kết với quá khứ, với tổ tiên, dẫn đến những lệch lạc về văn hóa, nhân sinh trong xã hội hiện đại. Trong bối cảnh đó, nối lại dòng linh khí của tiền nhân Việt là việc làm vô cùng cần thiết.
    Nhóm Đền miếu Việt gồm những người tâm huyết với đạo thờ tổ tiên trong dòng chảy văn hóa Việt hiện đang nỗ lực tìm tòi làm sáng tỏ công đức, sự nghiệp của các bậc tiền nhân được thờ cúng trong thần điện Việt, nối mạch giữa tín ngưỡng và lịch sử, nhằm trả lại giá trị chân xác cho tín ngưỡng căn bản của người Việt và tri ân đối với tổ tiên.


    Đạo thờ tổ tiên của người Việt Img_6587

    Bức hoành phi Vạn thế vĩnh lại ở đình Kim Ngân.

    Câu đối đình Kim Ngân:
    日月箕裘長濟美
    百藝祖傳永生香
    Nhật nguyệt cơ cừu trường tế mỹ
    Bách nghề tổ truyện vĩnh sinh hương.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1195
    Join date : 31/01/2008

    Đạo thờ tổ tiên của người Việt Empty Re: Đạo thờ tổ tiên của người Việt

    Bài gửi by Admin 27/4/2018, 9:13 am

    Tôi tán đồng ý của tác gỉa bài viết : Quốc tổ Hùng vương người Việt thờ nơi đền Hùng là Hùng Vũ vương – Hiền đức lang hay Hiển đức lang ; Vũ là kí âm của vua tiếng Việt , trong nền văn minh Trung hoa ‘vua – vũ’ là từ cực kì cao trọng dành riêng chỉ các vương có công khai sáng triều đại .. (xin tham khảo các vua Trung hoa) người Việt có 18 đời Hùng vương nhưng chỉ có 1 Hùng Vũ vương , Hùng Vũ – Vua Hùng chính là quốc tổ , người đã có công tạo dựng Hữu Hùng quốc – nước của dòng họ Hùng .
    Cái nhìn của sử thuyết Hùng Việt rất khác với quan điểm lịch sử hiện nay :

    Lạc long quân và Sùng Lãm là 2 nhân vật lịch sử cách nhau cả ngàn năm .

    Bà Âu Cơ kết duyên cùng Sùng Lãm không phải với Lạc long quân . Truyện tích này phản ánh sự thực  2 nhánh Âu tức Ai lao di và người Lạc Việt Kết hợp lại lập nên nước Âu – Lạc . Âu Lạc tên khác là Văn lang nghĩa là đất nước của Văn vương .

    Theo Sử thuyết Hùng việt thì Hùng Vũ vương – Hiền đức lang là đời Hùng vương thứ 5 trong Hùng phả , 5 nút là can số chính giữa và màu Vàng là sắc chính giữa của Hà thư Lạc đồ ; như thế Hùng vương thứ 5 chính là đế màu Vàng tức Hoàng đế .

      Hôm nay: 21/9/2024, 4:35 pm