Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Hưng Đạo đại vương và Tam tứ phủ Empty

September 2024

MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      

Calendar Calendar

Khách thăm



Hưng Đạo đại vương và Tam tứ phủ Flags_1



    Hưng Đạo đại vương và Tam tứ phủ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1195
    Join date : 31/01/2008

    Hưng Đạo đại vương và Tam tứ phủ Empty Hưng Đạo đại vương và Tam tứ phủ

    Bài gửi by Admin 14/3/2018, 2:45 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=2946

    Hưng Đạo đại vương và Tam tứ phủ Nghi-mon

    Đền Trần Thương thờ Trần Hưng Đạo ở Lý Nhân, Hà Nam.
    Trong tín ngưỡng thờ Trần triều thì người được thờ chính là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, vị tướng tài từng hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Nhưng điều khá lạ là ở các nơi thờ Hưng Đạo đại vương, hai ban thờ hai bên thường lại thờ các thần Nam Tào và Bắc Đẩu. Thậm chí như ở khu vực Vạn Kiếp của Hải Dương, đền thờ Nam Tào và Bắc Đẩu còn được xây dựng riêng hai bên đền thờ Trần Hưng Đạo ở giữa.


    Hưng Đạo đại vương và Tam tứ phủ Nam-tao-624x712

    Ban thờ Nam Tào ở đền Trần Thương.
    Nam Tào Bắc Đẩu là những vị thần quan nắm sổ sinh sổ tử ở dưới Địa ngục. Vị vua ở giữa mà 2 vị này theo hầu như thế phải là người cai quản Địa phủ, tức Diêm vương. Cách thực đặt Nam Tào và Bắc Đẩu ở hai bên Hưng Đạo đại vương cho thấy tín ngưỡng xưa cho rằng chính Hưng Đạo đại vương là người cai quản Địa phủ hay là Vua cha của Địa phủ.
    Thông tin về Trần triều còn cho rằng: “Khi hóa Đức thánh đã về thiên đình nhận chỉ của Ngọc Hoàng phong là Cửu Thiên Vũ Đế, với sứ mệnh diệt trừ yêu ma ở cả 3 cõi thiên đình, trần gian, âm phủ”. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định ở trên, rằng Hưng Đạo đại vương là vị vua của Địa phủ. Cửu thiên không phải là 9 tầng trời như Cửu trùng. Cửu là số 9 chỉ hướng Tây, hướng của sự quy về, của cõi người đã khuất. Cửu Thiên tức là trời Tây hay Địa phủ.
    Thậm chí có chỗ còn cho rằng: “Hưng Đạo đại vương được tôn là Ngọc Hoàng thượng đế, vị giáo chủ Đạo Giáo Việt Nam“. Rõ ràng Trần Hưng Đạo là một Đạo sĩ, thì mới có thể làm giáo chủ Đạo Giáo. Trần Quốc Tuấn được tôn thờ không phải chỉ do tài đánh giặc. Hưng Đạo nghĩa là chấn hưng Đạo Giáo. Trần Quốc Tuấn vốn là một đạo sĩ, có thể từ trước khi quản lý quân đội.
    Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương là tác giả của tác phẩm Vạn Kiếp tông bí truyền thư (萬劫宗秘傳書), còn gọi là Vạn Kiếp binh thư. Về cuốn này còn lưu được bài tựa của Trần Khánh Dư như sau:
    “Phàm người khéo cầm quân thì không cần bày trận, khéo bày trận thì không cần giao chiến, khéo giao chiến thì không thể thất bại, khéo thất bại thì không thương vong. Xưa kia, Cao Dao làm chức sĩ sư mà mọi người không dám trái mệnh, Văn Vương và Vũ Vương nhà Chu là bậc thầy về văn và về võ, ngấm ngầm sửa đức để khuynh loát quyền bính của nhà Thương mà lấy nghiệp vương. Đó đều có thể gọi là những người giỏi cầm quân, không cần bày trận vậy. Vua Thuấn múa lá mộc và lông trĩ mà họ Hữu Miêu tự mình tìm đến, Tôn Vũ nước Ngô đem mỹ nhân trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở hùng cường, phía Bắc ra uy với nước Tần nước Tấn, nổi tiếng khắp chư hầu. Đó đều có thể gọi là những người giỏi bày trận, không cần giao chiến vậy. Cho đến Mã Ngập nước Tấn dựa vào bát trận đồ chuyển đánh nghìn dặm, phá được Thụ Cơ Năng mà lấy lại Lương Châu. Thế gọi là người giỏi giao chiến không bao giờ thất bại vậy.
    Cho nên, trận nghĩa là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, vua Hiên Viên lập ra phép “tỉnh điền” để đặt binh chế, Gia Cát Lượng xếp đá bên sông để làm bát trận, Vệ công sửa lại làm trận Lục Hoa, Hoàn Ôn định ra trận Xà Thế, trước sau đều có trận đồ nổi tiếng, trình bày tuần tự, thành phép tắc rõ ràng. Nhưng người đương thời ít ai thông hiểu, muôn vàn đầu mối nhìn vào dường như rối loạn, chưa từng nắm được lẽ biến dịch bên trong. Ví như những phép tắc và suy luận của Lý Thuyên, người sau không ai hiểu nghĩa là gì.
    Vì thế, Quốc công ta bèn so sánh, kê cứu trận đồ và binh pháp của các nhà, tổng hợp lại thành một bộ sách. Tuy chép cả những điều chi tiết, nhưng người sử dụng thì nên bỏ bớt những chỗ rườm, tóm lấy thực chất. Rồi lấy năm hành ứng với nhau, chín cung câu với nhau, phối hợp cương và nhu, xoay vần chẵn và lẽ, không làm hỗn loạn âm dương và thần sát, phương lợi và sao tốt, hung thần và ác tướng, ba cát và năm hung, việc nào việc ấy thực phân minh rõ rệt. Quốc công lại còn thêm bớt với chiến thuật của thời Tam đại, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh. Rồi ông đem sách này dạy bảo con em làm gia truyền, không tiết lộ cho người ngoài biết. Lại có lời dặn rằng: “Sau này con cháu và bề tôi phò tá của ta có học được bí thuật này thì nên lấy đầu óc sáng suốt, linh hoạt mà thực hành và sắp đặt nó, chứ không nên lấy đầu óc cứng nhắc, tối tăm mà cất giữ và lưu truyền. Nếu trái đều đó thì sẽ mang vạ vào thân, lại hại lây đến cả con cháu. Đó gọi là tiết lậu cơ trời vậy.”
    Bài tựa của Trần Khánh Dư cho Vạn Kiếp tông bí truyền thư toàn nói tới các vua Trung Hoa từ thời cổ đại: Cao Dao, Chu Văn, Vũ, Thuấn, Hiên Viên… Vậy là “truyền thư này” được xây dựng trên nền tảng tri thức của Trung Hoa cổ đại và quan niệm thời Trần cho thấy Trung Hoa cổ đại là lịch sử cổ của người Việt.
    Kỳ lạ nhất là câu: “Cho nên đương thời phía bắc làm cho Hung Nô phải sợ, phía tây làm cho Lâm Ấp phải kinh“. Nhà Trần Đại Việt sao lại Bắc giáp Hung Nô, Tây giáp Lâm Ấp? Hung Nô ở phía Bắc Đại Việt là nước nào? Lâm Ấp ở phía Tây Đại Việt là chỗ nào?
    Trong bối cảnh của nước Đại Việt thời Trần thì rõ ràng Bắc Hung Nô ở đây là chỉ quân Mông Thát. Quân Nguyên được gọi là giặc Hung Nô. Còn Tây Lâm Ấp hẳn là chỉ khu vực đất Lào và Tây Bắc Việt. Đây vốn là đất thuộc Nam Chiếu. Vậy là Lâm Ấp không chỉ là miền Trung Việt, nơi mà thời Trần đã là nước Chiêm Thành. Lâm Ấp mãi tới thời Lý Trần vẫn dùng chỉ khu vực Tây Bắc và Lào.
    Từ bài tựa của Trần Khánh Dư ta thấy Trần Hưng Đạo là người rất thông hiểu Dịch lý và đã vận dụng nó vào thực tế chiến tranh (binh thư) một cách thành công. Điều này minh chứng thêm khả năng ông là một Đạo sĩ, nghiên cứu Dịch học từ trước khi nắm giữ quân đội.
    Trong quan niệm xưa, Ngọc Hoàng thượng đế là người đã qua vạn kiếp tu hành. Như thế tên “Vạn Kiếp” ở đây có thể nghĩa là chỉ Ngọc Hoàng. Mà như trên đã dẫn, dân gian coi Hưng Đạo đại vương là Ngọc Hoàng, có quan Nam Tào Bắc Đẩu theo hầu. Vạn Kiếp tông bí truyền thư như thế có thể hiểu là cuốn sách bí truyền của dòng họ Trần (Trần Hưng Đạo = Ngọc Hoàng = Vạn Kiếp).
    Đôi câu đối chính điện đền Trần Thương ở Lý Nhân, Hà Nam:
    陳迹補豐碑鴻貉江山鳴厘劎
    蒼煙懷萃廟龍珠水月駐行旌
    Trần tích bổ phong bi, Hồng Lạc giang sơn minh lý kiếm
    Thương yên hoài tụy miếu, long châu thủy nguyệt trú hành tinh.
    Dịch:
    Vết Trần cộng bia hoa, Hồng Lạc núi sông vang kiếm lệnh
    Khói Thương nhớ miếu rộng, giếng rồng trăng nước dựng cờ hành.


    Hưng Đạo đại vương và Tam tứ phủ Img_5124-2

    Đền Tam phủ ở thành phố Bắc Ninh.
    Bàn thêm về vấn đề hình thành Tam và Tứ phủ. Tam phủ được biết là có trước Tứ phủ, nhưng hiện không rõ Tam phủ ban đầu gồm những phủ nào và gồm những vị thần nào. Khi xuất hiện Tứ phủ thì quá trình thay đổi hệ thống thần điện diễn ra như thế nào?
    Hiện tại ở tỉnh Bắc Ninh còn lưu được một số di tích đền Tam phủ như đền ở thành phố Bắc Ninh và ở bến Bình Than (xã Cao Đức, huyện Gia Bình, Bắc Ninh). Những đền này thờ 3 vị vua chí tôn là (theo thông tin của đền ở thành phố Bắc Ninh):
    ·Thiên phủ Đại thiên Thiên đế
    ·Địa phủ Diêm la Thập điện Minh vương
    ·Thủy phủ Đại thiên Long chúa Bát hải Long vương.


    Hưng Đạo đại vương và Tam tứ phủ Img_5130-2-624x533

    Điện thờ quan Tam phủ.
    Như vậy, Tam phủ ban đầu gồm Thiên phủ, Địa phủ và Thoải phủ. Đặc biệt hơn là các phủ này đứng đầu là các vị đế vương chứ chưa có các nữ thần mẫu trong các phủ.
    So với hệ thống Tứ phủ hiện nay ta thấy từ Tam phủ sang Tứ phủ đã bổ sung thêm:
    ·Mỗi phủ thêm 1 vị mẫu chủ cùng với vua cha của phủ đó.
    ·Thêm Nhạc phủ với Mẫu thượng ngàn đứng đầu. Vua cha Nhạc phủ vốn không có mặt trong Tam phủ, trong tứ phủ cũng không hiện hữu một cách rõ ràng.
    Có thể thấy Tứ phủ xuất hiện cùng với sự ra đời của thánh mẫu Liễu Hạnh và các phủ đều được bổ sung vai trò thần chủ của các mẫu, song song và thay cho các vị vua cha Tam phủ trước đó. Như thế có thể nói Tứ phủ được gọi là đạo Mẫu vì nó đề cao vai trò của các nữ thần. Trong khi  trước đó Tam phủ chỉ dừng lại ở quan niệm 3 cõi Thiên Địa Thủy do các nam thần đế vương cai quản.
    Câu đối ở cổng đền Tam phủ tại thành phố Bắc Ninh:
    耿耿鸞輿來法會
    森森鶴駕降香筵
    Cảnh cảnh loan dữ lai pháp hội
    Sâm sâm hạc giá giáng hương diên.
    Dịch:
    Lấp lánh xe loan đến hội pháp
    Trầm trầm giá hạc xuống chiếu hương.

      Hôm nay: 21/9/2024, 2:35 pm