Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Gallery


Về nước Lâm Ấp ... Empty

September 2024

MonTueWedThuFriSatSun
      1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30      

Calendar Calendar

Khách thăm



Về nước Lâm Ấp ... Flags_1



    Về nước Lâm Ấp ...

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1195
    Join date : 31/01/2008

    Về nước Lâm Ấp ... Empty Về nước Lâm Ấp ...

    Bài gửi by Admin 17/4/2012, 12:25 pm

    Năm 192 dân chúng nổi dậy chống lại sự cai trị của Đông hãn quốc và tôn Khu Liên làm vua lập ra nước Lâm Ấp .

    Theo sử sách thì Mã viện sau khi bình Giao châu đã chôn cột đồng ở biên giới giữa Giao châu và Lâm Ấp đánh dấu lãnh thổ cực nam của Hãn quốc ...nhưng cũng chính sử Tầu viết ...cột đồng Mã Viện chôn ở Khâm châu Quảng tây gần ranh giới Việt nam ngày nay như thế xét ra lãnh thổ Lâm Ấp phải nằm ở Quảng Tây chứ không thể ở nơi nào khác .

    Bài viết ‘Tây Nam sử’ đã luận khá sâu về 2 từ Lâm Ấp .... không hề có nước Lâm Ấp, Lâm ấp là lối viết tắt cố ý đánh lừa người đọc , ngay trong Kinh Thư cổ đại cũng viết ‘đại ấp Lạc’ nghĩa là ấp lớn của vùng đất Lạc không hề có Lạc ấp như sách sử Tầu viết sau này , tương tự ...chỉ có đại ấp Thương là kinh đô nhà Thương chứ không có Thương ấp , có đại ấp An không có An ấp .Thực ra cũng chẳng có đại ấp Lâm ...chỉ có ‘đại ấp Lam’ hay Nam nghĩa là kinh đô nước Nam , Công thức ‘tráo chữ đổi nghĩa’ của bọn ‘cạo sử gia’ là : Nam là phương nam luôn được thay bằng ‘lâm’ là rừng để xóa đi khả năng định vị dựa trên thông tin mang sẵn trong tên gọi miền đất . Quảng Tây chính là đất Nam Giao trong kinh Thư , nam Giao nghĩa là đất phía nam Giao chỉ nên tên tắt gọi là Lâm – Lam – Nam ( trục Nam – bắc xưa ngược so với phương hướng ngày nay) không phải là ‘Quế’ như nhiều người lầm tưởng , Quế ↔Qúy là tên tắt của Qúy châu , nước lập ở miền Nam Giao nên gọi là ‘nước Nam’ đúng như Thiên nam ngữ lục viết ...

    ...Khu Linh người nước Nam ta .

    Sử Trung quốc viết : Năm 263 Ngụy diệt Thục , thực ra Ngụy chỉ chiếm được phía bắc nước Tây Thục hay nước Nam – Lâm mà thôi , con cháu Lý khu Kiên còn cả giải đất phương nam (ngày nay) của thủ lãnh Mãnh Hoạch cho nên nước Nam – Lâm mà sử chép sai là nước Lâm Ấp không hề bị diệt mà vẫn tiếp tục tồn tại trên giải đất tây – nam Giao chỉ ( nam = Quảng bình đổ vào nam) nơi mà con cháu họ Phạm dòng bên ngoại Lý khu Kiên tiếp nối ngôi vua từ năm 270 như sách sử đã viết .

    Với những chứng cớ hiện vật mà khảo cổ học đã tìm được thì rất có thể thủ đô mới đầu tiên của nước Nam thời hậu Tam quốc nằm ở làng Vạc , Tư liệu ít ỏi bằng Hán văn hé lộ ‘Lâm Ấp’ đã ra đời sau khi chiếm nước ‘Đạo Minh’ , Đạo Minh là nước nào ? ở đâu ? không ai nói đến ...

    Dùng phép phiên thiết Hán văn thì được thông tin : Đạo Minh thiết Đinh .

    ‘Đinh’ theo Dịch học nghĩa là phía tây trùng hợp với nước Đường Minh trong tư liệu thời Đông Ngô .

    Đường Minh thiết Đinh .

    Tư liệu khác cung cấp thông tin qúy báu hơn nữa khi viết ngược tên nước ‘Đường Minh’ là ‘Minh Đường’ .

    Minh Đường thiết Mường .

    Nước Mường là nước của người Mường thủ lãnh trước đây là Mãnh Hoạch ở phía tây Giao châu tức phía tây Việt nam cộng với Thượng và Trung lào ngày nay , như thế nước Nam (Lâm ấp) hậu Tam quốc đã ra đời trên cái nền nước Đạo Minh cũ của người Mường chứ chẳng diệt chẳng chiếm gì của ai .

    Nước Ngô sau khi hạ bệ ‘chính quyền’ Sĩ Huy chấm dứt thời tự trị ngoại thuộc của Giao châu , Năm 248 Nhà Đông Ngô cho Lục Dận làm An Nam hiệu úy tức thứ sử sang Giao Châu dẹp loạn, Lục Dận đem quân xuống chiếm Khu Lật (huế) nhưng sau buộc phải rút về .

    Năm 270 cháu ngoại của Khu Liên là Phạm Hùng lên ngôi thì lãnh thổ của ‘nước Nam’ là từ sông Gianh hay Ranh suôi về miền trung Việt nam.

    Phạm Hùng vẫn đặt đô ‘Lâm ấp’ tức ‘đại ấp Nam’ ở thành Khu Túc thuộc Huế ngày nay .

    Năm 280 Tấn hãn quốc diệt nước Ngô và chiếm Giao Châu , kéo biên giới phía nam nước Tấn tới tận sông Gianh .

    Từ ngày lên ngôi cho đến khi nhắm mắt năm 282 vua nước Nam Phạm Hùng không lúc nào ngừng nghỉ việc ‘khôi phục giang sơn’ , người nước Nam và quân Tấn do Đào hoàng chỉ huy đã giao tranh suốt 10 năm trời , tuy không thành công nhưng đã cho thấy tinh thần bất khuất của người nước Nam và bản lãnh của vì vua Nam anh hùng .

    Phạm Hùng mất con là Phạm Dật lên thay , Phạm Dật không có bản lĩnh anh hùng khôi phục giang sơn như cha , 52 năm cầm quyền của ông giữa người Hán và người Nam không có chiến tranh .

    Phạm Dật qua đời năm 336, tể tướng Phạm văn cướp ngôi . Vương quyền của dòng Khu Liên ở nước Nam dứt từ đây .

    Phạm Văn không phải là người nước Nam mà là người gốc Hoa quê ở Dương Châu , ông ta đã có thời gian lưu linh lưu địa ở cả Hãn quốc và Ấn Độ sau mới về nước Nam làm quan và leo lên đến chức tể tướng , dưới thời Phạm Văn bộ mặt nước Nam thay đổi lớn có tiến bộ rõ về trình độ kỹ thuật , lãnh thổ được mở rộng Giai đoạn này người Chăm đã bắt đầu có bộ chữ cái hoàn chỉnh dựa trên nền chữ Phạn ghi lại tiếng nói của người Chăm ,(loại Chăm tự này người Việt gọi là Hoả tự , người Trung hoa gọi là Hồ tự) nhưng lại gặp đại nạn về văn hóa lớn tới nỗi không thể sửa chữa được :

    Phạm Văn áp dụng nếp văn hóa Ấn Độ vào đời sống người nước Nam , cải tổ hệ thống quan lại rập theo khuôn mẫu Ấn Độ, sở dĩ việc này xảy ra không phải chỉ riêng nước Nam mà với cả vùng Đông nam Á thời đó nói chung vì xét về mặt dân trí - dân quyền thì văn hóa Trung hoa đã cao hơn hẳn , từ trước công nguyên nhà Nho đã có thang gía trị rõ ràng định hướng tư tưởng ... ‘Dân vi qúy , xã tắc thứ chi , Quân vi khinh’ , trong tổ chức guồng máy nhà nước đã có hẳn 1 ngự sử đài chuyên can ngăn vua nếu vua có hành động trái đạo đức mất lòng dân ..., quốc gia đã được cai trị bằng luật pháp và việc tuyển bổ quan lại đã biết dựa vào khảo thí , ai có tài thì ra làm việc nước , những điều này trái hẳn với đường nét cơ bản của nền văn hóa văn minh Ấn độ thời ấy còn dựa trên nền tảng thần quyền và phân biệt giai tầng nghiêm ngặt , vua cũng là thần thánh có quyền hành tối tượng đối với dân chúng , mỗi con người sinh ra đã thuộc về 1 tầng lớp , qúy hay tiện vĩnh viễn không thể thay đổi ...những điều này giúp củng cố quyền hành và bảo đảm địa vị cho dòng giống nhà vua mãi mãi ... hỏi hoàng gia nào mà không ‘mê’ và tự nguyện tiếp thu ...việc làm vô cùng tệ hại của ông vua người Hoa này đã khiến người nước Nam (Lâm ấp) xa rời tổ tiên trở thành kẻ ở đợ trong dòng văn hóa Ấn Độ và chính từ đấy mất đi sự liên thông tình cảm thiêng liêng với anh em ruột thịt dòng Bách Việt .

    Sai lầm mang tính định mệnh do Phạm Văn tạo ra đã khiến nhà vua –và thần dân không cùng hướng nhìn , sự không đồng lòng khiến không làm sao huy động quốc lực vào mục tiêu cao cả là khôi phục giang sơn đã mất ; đấy chính là nguyên nhân cơ bản giải thích việc luôn luôn chiến bại của nước Nam mỗi khi tấn công nhằm giải phóng Giao châu khỏi ách thống trị của người Hán .

    Có thể nói từ những năm 336 các vua dòng dõi Phạm Văn và dòng kế tục đã liên tiếp mở các cuộc tiến công nhằm chiếm lại Giao châu , không biết bao nhiêu là xương máu người nước Nam đổ ra nhưng lần nào ...sau cùng rồi cũng thất bại .

    Năm 433, Phạm Dương Mại II xin "lãnh" đất Giao Châu về cai trị nhưng vua Tống không chịu, chiến tranh lại xảy ra. Năm 443, vua Tống Du Long phong thống chế Đàn Hòa Chi làm thứ sử Giao Châu, cùng hai phó tướng là Tống Xác và Túc Canh Hiến, mang đại quân đánh Lâm Ấp, Phạm Dương Mại II chạy thoát được ra của Tượng Phổ, vịnh Bành Long (chưa rõ vị trí địa lý), tổ chức lại lực lượng, tăng cường thêm nhiều đội tượng binh rồi ra lệnh tổng phản công nhưng không địch nổi quân Tống. Đàn Hòa Chi thu rất nhiều vàng bạc, châu báu, tượng đồng và đập phá rất nhiều đền đài. Sử Trung Quốc (Tống thư) chép rằng Đàn Hòa Chi lấy được nhiều tượng vàng (mười người mới ôm xuể), đem nấu chảy, thu được hơn 10 vạn cân (40.000 kilôgam vàng).

    Năm 443, Phạm Dương Mại II về lại Khu Lật, và mất năm 446. Lãnh thổ phía bắc của Lâm Ấp bị đẩy lùi về huyện Lô Dung (Thừa Thiên) .

    (Trích đoạn từ internet)

    Năm 559 nhà Bắc Chu của người họ Hùng thành lập ở tây Bắc Trung quốc ngày nay

    Năm 581 nhà Tùy tức triều Việt Tủy (sủy – Sở) thay nhà Bắc Chu , năm 589 Tùy diệt nhà Trần Nam triều thống nhất thiên hạ .

    Năm 598, nhà Tùy chiếm đóng bắc nước Nam (Lâm ấp) và phân chia thành ba châu: châu Hoan (Tỷ Cảnh), châu Ái (Hai Âm) và châu Trong (Khương).

    Năm 605 Tùy chinh phục Lâm Ấp, nước Nam có đô là Lâm Ấp trở thành 1 phần lãnh thổ của đế quốc Tùy hay Sủy - Sở còn gọi là Việt Tủy (triều đại Trung Hoả được Việt Thường – Đường nối tiếp) .

    Lịch sử nước Nam có kinh đô là Lâm ấp chính thức đóng lại .


      Hôm nay: 17/9/2024, 3:01 am