Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nhận diện tín ngưỡng thờ Tứ Pháp  Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Nhận diện tín ngưỡng thờ Tứ Pháp  Flags_1



    Nhận diện tín ngưỡng thờ Tứ Pháp

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nhận diện tín ngưỡng thờ Tứ Pháp  Empty Nhận diện tín ngưỡng thờ Tứ Pháp

    Bài gửi by Admin 5/5/2020, 9:09 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn https://bahviet18.com/2020/05/01/nhan-dien-tin-nguong-tho-tu-phap/

    Tứ Pháp là Vân Vũ Lôi Điện, hay 4 Bà Dâu Dàn Tướng Đậu, tín ngưỡng phổ biến ở vùng Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội, là các vị thần phụ trách việc làm mưa. Chữ “Bà” ở đây theo ngôn ngữ phương Nam nghĩa là Thần hay thủ lĩnh tinh thần. Do đó 4 Bà trong tín ngưỡng Tứ Pháp tương đương với Tứ đại Thiên vương, trong văn hóa Trung Hoa cũng là những vị thần cai quản Phong Điều Vũ Thuận.

    Nhận diện tín ngưỡng thờ Tứ Pháp  Img_5768

    Nhận diện tín ngưỡng thờ Tứ Pháp  Img_5761

    Tứ đại Thiên vương ở chùa Láng, Hà Nội.

    Trong đạo Bà La Môn, Tứ đại Thiên Vương hộ trì ở 4 châu quanh núi Tu Di, nơi có cõi trời 33 của Đế Thích nên có sự sắp xếp sau:
    Trung tâm: Núi Tu Di với Vua Trời Đế Thích. Trong chuyện Tứ Pháp là Thạch Quang Phật, phần cốt lõi của cây Dung thụ, nơi Khâu Đà La đã gửi đứa con của Man Nương. Tên chùa thờ là Kim Ngưu.Tây phương: Tây Ngưu Hóa Châu do Quảng Mục Thiên Vương chủ trì. Trong văn hóa Trung Hoa tên là Thuận, với hình tượng là Rồng. Trong Tứ Pháp là Bà Vân. Rồng đi với Mây. Tên chùa thờ là Diên Ứng (Dâu). Đông phương: Đông Thắng Thần Châu do Trì Quốc Thiên Vương chủ trì. Trong văn hóa Trung Hoa tên là Điều, hình tượng là Đàn tỳ bà. Trong Tứ Pháp là Bà Lôi. Đàn đánh ra tiếng Sấm. Tên chùa thờ là Phi Tướng (Tướng). Nam phương: Nam Thiện Bộ Châu do Tăng Trưởng Thiên Vương chủ trì. Trong văn hóa Trung Hoa tên là Phong, hình tượng là cây Kiếm. Trong Tứ Pháp là Bà Điện. Kiếm nhọn (phong) tạo ra Sét. Tên chùa thờ là Trí Quả (Dàn). Bắc phương: Bắc Câu Lô Châu do Đa Văn Thiên Vương chủ trì. Trong văn hóa Trung Hoa tên là , cầm Ô. Trong Tứ Pháp cũng là Bà . Ô để làm Mưa. Tên chùa thờ là Thành Đạo (Đậu). Diễn ý tên chùa: Bà Pháp Vân là khởi đầu nên thường được rước để cầu mưa, nên mới là Diên Ứng (ứng nghiệm lâu dài). Bà Pháp Vũ là kết quả mong đợi để được mưa nên gọi là Thành Đạo (Đậu). Bà Pháp Lôi là tiếng đàn, tiếng sấm, là để cổ vũ, nghe mà không thấy nên gọi là Phi Tướng. Bà Pháp Điện thể hiện ánh sáng, trí tuệ nên là Trí Quả. Nhìn (Quảng Mục), Nghe (Phi Tướng), Làm (Tăng Trưởng) rồi mới Thành (Đậu) ra mưa. Thứ tự là: Vân -> Lôi -> Điện -> Vũ.


    Nhận diện tín ngưỡng thờ Tứ Pháp  Tu-phap-thien-vuong

    Mô hình Tứ Pháp – Thiên Vương. Ở khu vực Bắc Ninh, còn có vị Trưởng của Tứ Pháp là Đại Thánh Pháp Thông, ở chùa Huệ Trạch (Dàn Chợ). Thần tích ở đây chép, vị này hiển linh nói:
    Ta là Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật, Ngọc Hoàng sai ta coi giữ tứ Pháp trưởng, Phong Vũ chi Thần, làm chủ tể địa phương này.”
    Ở lễ hội vùng này khi rước kiệu Tứ Pháp đến chùa Dàn (thờ Pháp Lôi) thì kệu không dừng, phải rước đến Dàn Chợ, nơi có Pháp Thông thì mới được.
    Kỳ lạ hơn, Pháp Thông lại không phải từ gốc cây “dung thụ” mà ra. Đây là một Nương Tử 18 tuổi ở vào thời Lý, học trò của Từ Đạo Hạnh:
    Đến năm 14 tuổi … Nương Tử không nghe từ đó phát tóc xuất gia, trai giới ăn theo Phật. Một ngày nghe tin ở chùa Phật Tích có một vị thiền sư tên là Từ Đạo Hạnh rất là cao tăng đạo đức. Nương Tử xin vào học đạo thiền sư. Nương Tử vốn đã biết trước tất cả những kinh nhà Phật, lên chỉ học trong vài tháng, đã đại tinh thông những tài lạ. Gọi gió, gọi mưa, có phép hay làm, sấm, chớp, biến tướng tàng hình, đi và đến mọi người không thể biết. Thật là một người Nương Tử siêu việt. Đạo sỹ, thiền sư rất yêu mếm kính trọng, cho nên Nương tử tự đặt tên là Pháp Thông. Tại sao học trò của Từ Đạo Hạnh lại là Pháp trưởng trong Tứ Pháp?
    Điều này sẽ trở nên dễ hiểu nếu biết Từ Đạo Hạnh là một kiếp thân của Đế chủ cõi trời 33, tức là Vua Trời Đế Thích. Còn Tứ Pháp là 4 vị Bà (trong ngôn ngữ phương Nam, Bà chỉ các vị Thần, không phải là nữ), hay Tứ đại Thiên vương, dưới trướng của Đế Thích. Do đó đệ tử của Đế Thích thay mặt thầy làm trưởng Tứ Pháp là hợp lẽ.


    Nhận diện tín ngưỡng thờ Tứ Pháp  Img_5756


    Hoành phi Hiện Đế hóa Thần ở chùa Láng. Câu đối ở tiền tế chùa Láng nơi thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh:
    西方活佛丹青玉殿儼卅三天帝 柴峒神機妙應蓮花顯十八聖王 Tây phương hoạt Phật đan thanh, ngọc điện nghiễm táp tam thiên đếSài động thần cơ diệu ứng, liên hoa hiển thập bát thánh vương. Dịch: Phương Tây Phật sống sáng ngời, điện ngọc trang nghiêm, cõi trời ba ba đế chủĐộng Sài cơ thần ứng diệu, hoa sen rực rỡ, bậc vua họ Lý thánh vương.

      Hôm nay: 3/5/2024, 4:07 am