Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Sơn Tinh Thủy Tinh  Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Sơn Tinh Thủy Tinh  Flags_1



    Sơn Tinh Thủy Tinh

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Sơn Tinh Thủy Tinh  Empty Sơn Tinh Thủy Tinh

    Bài gửi by Admin 15/8/2019, 9:20 am

    Bách Việt trùng c̉uu – nguồn https://bahviet18.com/2019/08/14/son-tinh-thuy-tinh/comment-page-1/?unapproved=714&moderation-hash=ed8d1361ccdf1ab2d9c1c24cad462bb7#comment-714

    Dịch đoạn Ngọc phả Hùng Vương đời thứ 18:

    Truyền tới Hùng Chiêu Vương, ở ngôi tám mươi năm.
    Hùng Trinh Vương, một trăm bảy mươi năm.
    Hùng Võ Vương, chín mươi sáu năm.
    Hùng Việt Vương, một trăm lẻ năm năm.
    Hùng Định Vương, chín mươi chín năm.
    Hùng Triều Vương, chính mươi hai năm.
    Hùng Nghĩ Vương, hai trăm năm.
    Trải qua 16 đời, đều xứng là thời Trị Bình. Truyền đến đời Hùng thứ mười bảy là Hùng Nghị Vương, một trăm sáu mươi năm. Vua lập thái tử là Hùng Tuyền vương, kế nối chính thống. Tuyền Vương có tư chất thánh triết, anh hùng dưới trời, trong sửa võ lược, ngoài giữ biên cương, dốc chí hưng thịnh trị bình, giữ yên Trung Quốc. Xa noi nền trị của các bậc tiền vương, kính sùng trời đất, kính trọng quỷ thần, trời ban phúc lành, mến giúp quốc sự. Vì thế Vua càng gia tăng sùng chuộng, kính tín thần nhân, truyền hịch cho thần dân thiên hạ sửa thêm đền miếu, nghi vệ trang nghiêm, ngày ngày đều dâng hương hoa tỏ lòng thành kính phụng thờ. Châu huyện nào có quan cai quản thì mỗi tháng đôi lần viên quan ấy phải đến làm lễ mật khấn bách thần cầu nguyện cho mệnh mạch quốc gia dài lâu. Vua đích thân lên núi Nghĩa Lĩnh xem lăng điện của các bậc tổ tông cùng linh điện các danh tướng tiết liệt, khai quốc công thần, thảy đều cho sửa sang tu bổ, tăng thêm tầng cao vươn như chọc trời, lâu đài bốn phía, ánh sáng cuốn đất, một bầu phong cảnh, dựng đàn bái lễ. Truyền cho văn võ triều thần sửa sang áo mũ năm màu, tùy theo phẩm tước xếp thứ tự, mỗi tuần nghiêm túc làm lễ độ pháp quy mô, cho việc triều đình được trung chính.
    Khi đó Vua chưa có thái tử kế vị, nên đại giá đi thăm các cung tiên Tam Đảo, Tản Viên, xem khắp địa thế những nơi núi non lạ kỳ phong cảnh tươi đẹp, cho dựng các điện miếu, phụng khấn cầu con. Nhưng số thời đã hết, cơ đồ họ Hùng đã đến hồi kết thúc.
    Vua không chiêm bao được điềm gấu lớn, sau sinh được con gái hai nàng, đều là những trang thục nữ phụ đức trinh hiền, phong tư tuấn nhã, so ra thì Tề Khương, Nga Nữ chỉ là hạng tầm thường, chất ngọc thân tiên hợp thành. Công chúa thứ nhất tên là Mị Xu [Châu] Tiên Dung. Công chúa thứ hai tên là Mị Nương Ngọc Hoa. Vua rất yêu quý. Công chúa Mị Xu được Vua gả cho Trử Công đồng tử (huyện Hương Yên, phủ Sơn Nam). Còn công chúa Mị Nương, Vua muốn cầu bậc anh kiệt, nên chưa định ngày lành. Vua cho lập hai ngồi lầu ở sông Việt Trì, trước cửa treo biết đề: 
    Quán chơi trăng cầu hiền;
    Lầu kén rể đãi hiền.
    Vua cho công chúa thứ hai ở đó. Vua truyền hịch đi bốn phương, cần rể hiền quý để trao ngôi họ Hùng. Ai là tài tử văn nhân, hãy đến tụ hội ở thành Phong Đô, vua chọn kỳ tài, để gả công chúa. Do đó anh hùng hào kiệt bốn biển hăng hái háo hức đến tụ tập ở quốc đô. Vua ngự tuyển người tài trong thiên hạ, có nghìn kinh vạn sách, nhòm xét ở cung tường Khổng Mạnh, bốn khoá ba truyền, chẳng khiêm nhường thao lược của Tôn Ngô. Hiền tài trong thiên hạ đều có mặt cả ở trường thi. Nhưng phần nhiều được mặt này thì mất mặt kia, cùng lóc lóc trôi tuột cả, đều chưa phải là bậc toàn tài của đương thời. Duy có Sơn Tinh Tản Viên và Thuỷ Tinh Động Đình là hai bạn đồng học cùng thầy, có nhiều thuật pháp thông thiên, nhưng không đến kịp để dự thi cùng mọi người. Ngày mồng sáu tháng Giêng năm Giáp Tí, Sơn Tinh và Thủy Tinh hai thần mới biết nước đang cầu tìm rể hiền. Hai tướng giao ước trong ngày cấp tới kinh thành, dâng lời tâu lên Vua:
    – Bọn thần thẹn nỗi kém tài, sống thừa trong vương quốc. Trộm nghe thánh thượng mở khoa thi kén rể hiền. Bọn thần đến muộn, nhưng muốn được thi tài mong gặp vận may không lọt ra ngoài hịch chiêu hiền của thánh thượng.
    Vua cả mừng, bèn lên xe đến sông Bạch Hạc ngự thi tuyển cho hai người. Sơn Tinh đến ngồi ở đầu sông. Thủy Tinh trở về dưới đáy nước. Trong khoảnh khắc bỗng thấy mây mưa nổi lên giữa dòng, mặt sông gió tung bụi cuốn. Đáy biển vang tiếng động ầm ầm, trên không chớp loè loang loáng. Giao long, ngư kình từng đoàn theo sóng tung lên muôn vạn lớp, kình ngạc côn nghê điệp điệp nuốt muôn sóng ngàn sông. Một bầu trời đất, muôn trũng sóng cồn. Trong khoảng tranh tối tranh sáng, những ai trông thấy đều phải lạnh tim lạc phách. Sơn Tinh tay trái cầm quyển sách, tay phải cầm cây gậy, miệng niệm thần chú mà chỉ. Muôn quái nghìn kỳ, thảy đều do trượng đầu vung quét. Một biến một hoá, đều là diệu pháp thần cơ. Sơn Tinh mới biến hóa sách thần phép ước, nghìn kỳ vạn vật, trăm thú đến chầu. Một khoảnh giữa sông bỗng nổi lập đầu núi ngũ nhạc, cao hơn ngàn trượng. Núi mây năm sắc, Thứu Lĩnh rồng bay phượng múa, lân quỳ, voi trắng chín ngà chầu phục. Voi núi hổ mạnh theo về. Vạn thú nghìn chim tụ hội. Dù Thủy Tinh phép lạ cũng khó vượt Sơn Tinh. Sơn Tinh một biến một hóa, sách thần ước lớn, lấy gậy chỉ ra. Tự nhiên ngọn núi giữa sông biến mất, vạn vật hóa đi đều quay về vùng đất rừng núi Tản Viên.
    Vua thấy hai hiền tài đều có phép thuật như nhau, không biết nên chọn gả công chúa cho người nào. Vua bèn lên xe trở về cung, sai sứ giả triệu hai người hiền đến bảo:
    – Trẫm chỉ có một đứa con gái, như viên ngọc Lam Điền, ngày trước vua Thục cầu hôn không gả. Nay hai khanh đều là bậc anh hùng. Nghe nhạc Ngô thì Hán sầu thảm. Hán ca hát thì Tần khóc lóc. Chưa biết phải thẩm định thế nào cho tiện. Vậy ai đem sính lễ đến trước thì trẫm gả cho người ấy.
    Thủy Tinh liền trở về cung điện ở Động Đình, lại còn phải tìm chọn lễ vật cho thật kỳ lạ. Sơn Tinh thì chỉ xuống lầu, cầm gậy chỉ lên trời, nhẩm khấn xin sính lễ. Một lát liền thấy voi trắng chín ngà cùng các đồ châu lạ vật dị, tất cả từ trên trời hiện xuống. Sơn Tinh thu lấy, vừa đúng giờ Tí đã đưa các đồ sính lễ đến trước lầu rồng. Vua bèn gọi công chúa đến gả cho Sơn Tinh. Sơn Tinh nghênh rước ngay về sơn động ở núi Tản Viên. Đến giờ Mão, Vua lại thấy Thuỷ Tinh cũng đem đủ lễ vật đến. Vua nói:
    – Sơn Tinh đã đem lễ đến trước rồi! Việc cưới xin đã xong. Theo đúng lời hẹn ước, chớ nên hối tiếc.
    Vua là người có đạo vợ chồng, giữ nguyên phong tục, làm vua lấy đức giáo hóa nhân dân, rủ áo chắp tay, được nghề canh cửi tằm tang lạc thịnh, có có phong cách để lại của thời thái cổ. Thời vua trị vì đất nước làm việc thi ân có nhân cho dân chúng. Biển vui sông xanh, hoàng gia yên sự, tám cõi đều chầu, dân không gian dối, đều tuần theo chính giáo, chế độ cai trị quy mô, đất đai thống nhất.
    Vua lệnh cho các hiền thần xem trời đất âm dương, năm khí núi sông, quan sát tượng trời, lấy núi Nghĩa Lĩnh định quê hương, đặt là điện Nghĩa Động, nay là xã Nghĩa Cương. Trưởng tạo lệ là thôn Trung Nghĩa. Cấp cho ruộng trên từ Tuyên Quang, dưới tới Việt Trì, để phục vụ việc hương hỏa tế tự, cho quốc gia nối mạch dài lâu.
    Từ khi Thuỷ Tinh đưa đồ sinh lễ không được, nên có ý bất bình, oán hận, bỏ về thuỷ cung. Từ đó tình bạn học cùng thầy trở thành oán cừu. Hàng năm tháng Sáu tháng Bảy, Thủy Tinh lại dẫn vạn thủy binh tiến thẳng đến núi Tản Viên, gây mưa to gió kớn, sấm chớp sáng lòe. Hai tướng giao chiến. Sơn Tinh mới tấu cáo về với vua cha. Hùng Tuyền Vương rất tức giận, liền sai Sơn Tinh thu thập trăm vạn cân sắt, truyền trăm thợ giỏi, luyện đúc khuôn thành lưới sắt. Dài hai trăm ba mươi sáu trượng. Rộng năm mươi trượng, chặn ngang ở bến Đoan Hương huyện Từ Liêm, ngăn cắt Thủy Tinh không thể qua lại.
    Thủy Tinh phải mở riêng một đường thủy sông Tiểu Giang, trên từ thôn Cốc một nhánh nhỏ chảy tới sông Tích một dòng, từ Hát Môn huyện Phúc Lộc, dưới tới phủ Lị Nhân xứ Sơn Nam, thông ra tới cửa biển Thần Phù. Thời thường vẫn căm hận dẫn thủy binh đến giao chiến, xưa nay thường có.
    Tuyền Vương hưởng nước khoảng một trăm năm mươi năm, rồi muốn nhường ngôi cho Sơn Tinh Tản Viên. Sơn Tinh cố từ không dám nhận. Tuyền Vương nói:
    – Cơ đồ họ Hùng đã hết, con gái không kế tục được.
    Tản Viên còn do dự chưa quyết thì vua Thục nghe tin Tuyền Vương nhường ngôi cho con rể quý Tản Viên. Thục Vương viện cớ… (bị thiếu).



    Văn Nhân góp ý .

    Thông tin ‘lạ’ tối quan trọng cho lịch sử Việt Nam : ...Tuyền Vương có tư chất thánh triết, anh hùng dưới trời, trong sửa võ lược, ngoài giữ biên cương, dốc chí hưng thịnh trị bình, giữ yên Trung Quốc.

    …Sơn Tinh Tản Viên và Thuỷ Tinh Động Đình là hai bạn đồng học cùng thầy… ‘

    Xin lưu ý danh hiệu Thủy tinh Động đình , động đình ở đây không thể chỉ nơi nào khác ngoài Động đình hồ .
    Đáy biển vang tiếng động ầm ầm, trên không chớp loè loang loáng. Giao long, ngư kình từng đoàn theo sóng tung lên muôn vạn lớp…,
    Đoạn … Đáy biển vang tiếng động ầm ầm… cho thấy Động đình không thể là cái hồ nước ngọt ở Hồ Nam Trung quốc ngày nay , hồ nước ngọt 3 thước nước thì làm gì có Giao long – ngư kìǹh từng đoàn theo sóng … ?

      Hôm nay: 3/5/2024, 4:32 am