Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


bài 17 - Dịch học và tiến hóa xã hội  tt Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



bài 17 - Dịch học và tiến hóa xã hội  tt Flags_1



    bài 17 - Dịch học và tiến hóa xã hội tt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    bài 17 - Dịch học và tiến hóa xã hội  tt Empty bài 17 - Dịch học và tiến hóa xã hội tt

    Bài gửi by Admin 21/6/2010, 11:12 am

    Dịch học và tiến hóa xã hội tt .



    3.4 Kinh tế thị trường điều tiết

    Ở thời kinh tế thị trường tự do việc sản xuất và tiêu dùng không gắn kết chặt chẽ với nhau mà qua trung gian phân phối. Khi có sai lầm trong một khâu trung gian lập tức khủng hoảng xảy ra, đơn đặt hàng sản xuất bao giờ cũng phải đi trước, lúc đó chưa có lệnh mua của người tiêu dùng nên số lượng hàng hóa đặt làm là con số hoàn toàn chủ quan dựa trên ước tính, cho đến khi nhận ra lệnh đặt mua quá ít so với lượng hàng đặt làm thì mọi việc đã muộn. Việc phải giết hàng loạt bò để giữ giá trên thị trường là một sự phí phạm tài nguyên ghê gớm là một điển hình rõ rệt cho khủng hoảng thừa. Thứ nữa thời thị trường tự do thì năng suất là đạo đức nên nhiều khi nhân cách bị xem nhẹ . Con người mù quáng sản xuất ra những thứ giết hại chính mình như ruợi và thuốc lá chẳng hạn, ai cũng biết thế nhưng vì lợi nhuận mà guồng máy cứ quay không làm sao ngừng lại được.

    Việc phân bổ tài nguyên cho lãnh vực nào, sản xuất hàng tiêu dùng, hay máy móc thiết bị, bao nhiêu cho giáo dục, cho nghiên cứu nói chung ai quyết định việc này? Không thể ai ngoài nhà cầm quyền, nhưng ở giai đoạn này nhà cầm quyền vẫn phải tôn trọng quy luật kinh tế chỉ tác động đến “chiều hướng” bằng thuế khóa, bằng lãi suất hay bằng các đơn đặt hàng của chính phủ. Càng ngày ngân sách càng trở thành nhân tố quan trọng đối với kinh tế quốc gia , tài chính công trở thành bánh lái của con tàu kinh tế, nó cho thấy trước tình huống kinh tế sẽ trải qua phồn vinh hay ảm đạm vào thời gian sau đó. Tất cả sự can thiệp bằng biện pháp hành chính nhằm điều chỉnh nền kinh tế gọi chung là sự “điều tiết” kinh tế.



    3.5 Kinh tế kế hoạch

    Ở thời kinh tế thị trường, bên trong các hộp đen là các quy luật kinh tế nhà cầm quyền chỉ tác động ở đầu ra và đầu vào, sang thời kinh tế kế hoạch thì ý muốn chủ quan của con người thâm nhập vào bên trong các hộp đen. Với các mặt hàng gọi là “nhu yếu phẩm” được sản xuất theo kế hoạch, ở đâu, bao nhiêu là một mệnh lệnh chủ quan nhưng lại được tính toán một cách khoa học. Tài nguyên huy động vào lãnh vực nào bao nhiêu, cân đối cho tiêu dùng trước mắt và phát triển lâu dài được tính toán lên kế hoạch cụ thể.

    Kinh tế kế hoạch là giai đoạn tất yếu phải trải qua khi có đủ các điều kiện :

    - Sản xuất tự động hóa cao độ

    - Kinh tế quốc doanh chiếm tỉ lệ áp đảo trong nền kinh tế

    - Trình độ dân trí rất cao.

    Khi các công cụ sản xuất đã tự động hóa và nối mạng trên toàn lãnh thổ thì bản thân quy luật thị trường trở nên thừa, công năng điều hòa sản xuất- tiêu dùng không phát huy được mà thay vào đó là các mệnh lệnh phát ra từ bộ não của xã hội tức nhà cầm quyền.

    Nói như trên là ta đã khẳng định điều kiện của nền kinh tế kế hoạch là một cơ sở vật chất hoàn chỉnh, nền sản xuất tự động hóa cao, một chính phủ điện tử và một xã hội được số hóa. Mạng thông tin nối liền từ viện nghiên cứu đến nhà máy đến tận các điểm bán lẻ nơi xa xôi nhất nghĩa là một nền kinh tế số hóa được điều hành bởi các máy tính siêu tốc nối mạng với nhau. Có như thế thì tính kế hoạch trong kinh tế mới khả thi.

    Đã gọi là quy luật thì không thể đốt giai đoạn hay tùy tiện thay đổi đi, nếu đã có thể chủ quan thay đổi thì còn gì là quy luật?



    3.6 Kinh tế phi kinh tế

    Từ kinh tế chỉ có nghĩa khi cầu lớn hơn cung còn khi đạt được mức: cung lớn hơn cầu thì đấy chính là giai đoạn chủ nghĩa cộng sản gọi là cần gì có nấy hay làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Lực lượng sản xuất của xã hội lúc này là các nhà máy hoàn toàn tự động và một lực lượng đông đảo các Robot cơ giới tự hành. Con người vẫn làm việc nhưng trong tinh thần đam mê nghiên cứu, sáng tạo chứ không phải là lao nhọc kiếm sống. Lúc đó quĩ thời gian của mỗi người chủ yếu được tiêu dùng trong các việc:

    - Chăm sóc lẫn nhau để thể hiện tình người

    - Tìm kiếm cái mới như đi du lịch và nghiên cứu khoa học.

    - Sáng tạo và sáng tác nghệ thuật văn chương và chế tạo các vật thể mới.

    - Thưởng thức: món ăn vật chất trở nên nhỏ bé vì tính hữu hạn của nó, thay vào là các món ăn tinh thần như văn hóa, nghệ thuật v..v..

    - Thi đấu thể thao và hội diễn văn nghệ

    Người ta chỉ còn mỗi một mối lo là cái chết, dù khoa học phát triển nâng tuổi thọ lên mãi nhưng cuối cùng rồi cũng phải chết.



    4/ Quẻ Tốn – chế độ chính trị

    Dịch viết : Tề hồ Tốn là ý muốn nói quẻ Tốn chỉ mối tương quan người và người về mặt quyền lực , hay rõ hơn : Tốn là quản trị. ,Quản trị cả cộng đồng quốc gia tức là “chính trị” Trong cơ chế của một nền chính trị, thì cốt lõi là việc tuyển chọn người lãnh đạo, dựa trên cách thức để đạt đến quyền hành ta có 6 chế độ chính trị “lục vị thời thành” như sau:



    4.1 Chế độ giáo chủ hoặc đại tộc trưởng

    Thời thị tộc mô thức chung là chế độ tộc trưởng, người lãnh đạo cộng đồng thường là bậc cao niên trưởng thượng của thị tộc lớn nhất trong liên minh , khi cộng đồng được mở rộng vượt qua chế độ thị tộc để bắt đầu lập quốc thì nhân loại rẽ theo 2 đường:

    a. Chế độ giáo chủ :

    khi mối liên hệ thân tộc không còn đủ mạnh để làm thành trật tự xã hội thì thần quyền nổi dậy, đa phần nhân loại thời tri thức khoa học chưa phát triển đã tự khuất mình dưới một quyền lực siêu hình, tức thế lực giấu mặt nhưng chi phối tất cả, từ bệnh tật cho tới mùa màng và có những người liên hệ được hay được chọn làm đại diện cho các quyền lực siêu hình để cai trị cộng đồng, tức họ cai trị với tư cách đại diện cho thượng đế.

    Ở phương Tây đó là vào thời Trung cổ khi nhà thờ kiêm luôn việc quản trị xã hội, ngay cuối thế kỷ 20 vẫn có những quốc gia do các giáo sĩ Hồi giáo nắm thực quyền cai trị như Taliban của Afganistan và chế độ “lãnh dạo tối cao” ở Iran hiện nay.

    Khi các giáo chủ mà nắm quyền thì thực là khủng khiếp, lòng nhân từ của thượng đế được biểu hiện bằng roi da và máy chém thực là kinh hoàng khi nhắc đến các toà án dị giáo của đạo Thiên chúa ở phương Tây thời Trung cổ.



    b. Chế độ đại tộc trưởng

    Nhiều dân tộc ngay từ khi lập quốc nhờ nhận thức đúng đắn về cuộc sống mà vũ trụ đã không phải trải qua thời giáo chủ kinh hoàng như phương Tây, thay vào đó là chế độ đại tộc trưởng, đó là Hoàng đế, Nghiêu Thuấn của Trung Hoa hay các vua Hùng của sử Việt Nam. Tính nhân văn nổi cộm ở những gì cực kỳ bình dị như … Vua và dân cùng cày ruộng mà ăn, quân vương và thần dân cùng tắm chung dòng suối v.v.. các vì vua khai quốc thường là những trang tuấn kiệt, những anh hùng dẫn giắt cộng đồng vượt thiên tai dịch họa. Hình ảnh sơ nguyên của chế độ đại tộc trưởng chính là các già làng hay cụ tiên chỉ của cộng đồng bản làng ở Việt Nam. Chế độ đại tộc trưởng xét về tính nhân văn thì cao hơn chế độ giáo chủ hẳn một cái đầu.



    3.2 Chế độ quân chủ



    Bản chất chế độ là cưỡng chế bằng bạo lực, vị vua khai sáng chế độ bao giờ cũng là một tướng lãnh hay một thủ lĩnh quân sự, sau khi chiếm quyền ông ta tự quyền thiết lập thể chế , tự định ra quy tắc kế chuyển quyền hành khi mình qua đời, thường là truyền cho con, chế độ quân chủ ra đời đã vài ngàn năm; tới nay hầu như không còn chế độ quân chủ nguyên mẫu nhưng các biến tướng thì vẫn còn. Chế độ quân chủ coi như là một tiến bộ khi nó thay thế chế độ giáo chủ. Và 2 thế lực này đã có thời song hành cùng tồn tại, cùng đấu tranh trong một thời gian khá dài trước khi có sự thay đổi dứt khoát. Gọi là tiến bộ vì trong chế độ quân chủ lý lẽ đã thay thế đức tin, có nghĩa là trình độ hiểu biết của con người đã được nâng cao đến độ không thể bịp bợm bằng các vỏ siêu hình con thần cháu thánh được nữa. Ở nấc thang này Tuy là một xã hội vẫn bị quản trị bằng cường lực nhưng cái gốc hay chuẩn mốc để các thành viên xã hội căn cứ vào mà bình phẩm hành vi công hay tội là lý lẽ chứ không phải giáo lý nữa, người ta có tội khi vi phạm luật lệ của vua chứ không phải tín điều chúa dạy . Do thoát khỏi sự cưỡng chế ràng buộc bởi các tín điều nên cuộc sống các thành viên xã hội dễ thở hơn nhiều.

    Cùng tên là chế độ quân chủ nhưng có nhiều hình thức mà thực chất bên trong khác xa nhau; như Trung Hoa từ đầu công nguyên đã hình thành chế độ quân chủ sĩ trị ; giúp việc vua chăm lo cho dân ngoài quí tộc ra còn có kẻ sĩ hay những người có học đã đỗ đạt và làm quan . Nho giáo và nho sĩ đã làm cho nền quân chủ phương Đông khác phương Tây về chất dù cùng được gọi là chế độ quân chủ.



    3.3 Chế độ tư bản trị hay dân chủ hình thức .

    Chế độ tư bản ra đời cùng với cuộc cách mạng cơ khí – điện lực. Chế độ quân chủ là hình thái cai trị đồng hành với lực lượng sản xuất chủ yếu là nộng nghiệp và thủ công nghiệp. Công dân làm việc và đóng thuế cho vua chúa- quí tộc; thường ruộng đất nằm trong tay quí tộc, nông dân thực ra là nông nô, quí tộc với tư cách chúa đất là thành phần cầm giữ cái bao tử của xã hội, do đó dân đen không thể thoát khỏi sự kềm chệ́ để vùng lên vì không muốn chết đói.

    Sang thời điện khí hóa thì thành phần nắm túi tiền của xã hội là giới tư sản; ở đời luật chung là kẻ nắm tiền bao giờ cũng nắm quyền …không có điều khỏan luật nào nói như thế nhưng ..đa .kim ngân phá luật lệ....,

    Có cả một thời gian dài chuyển tiếp từ chế độ quân chủ sang tư bản trị , 2 thế lực đấu tranh gay gắt làm tiêu phí của nhân loại cả một quĩ thời gian không phải ít. Cuối cùng việc đến cũng phải đến về thực chất chế độ quân chủ sau hàng ngàn năm ngự trị đã sụp đổ, nhường chỗ cho tư sản thống trị với vỏ bọc là chế độ dân chủ tư sản. Thực chất ta thấy dân chủ không thể đi đôi với tư sản, vì kẻ có tiền luôn là kẻ thống trị, chúng ta chỉ có thể thiết lập chế độ cộng hòa mà thôi, trong chế độ mới tiến bộ con người đạt được là:

    - Sự Định kỳ thay đổi chóp bu guồng máy cầm quyền .

    - Hình thành tinh thần Thượng tôn pháp luật

    Thời vua chúa thì bản thân ông ta là pháp luật... nên các thành viên xã hội đối với ông ta thực chất chỉ là ‘con cháu trong nhà’ hoặc nô lệ, vua chúa tùy tiện phán xử bắt ai chết thì người đó phải chết … Qua thời cộng hòa thì có tam lập phân quyền; cơ sở để đối xử giữa các thành viên xã hội là luật pháp; quyền tư pháp là quyền tối hậu độc lập không bị ai chi phối (nguyên tắc)… dù tam quyền phân lập chưa đạt được mức thực chất tuyệt đối nhưng nó cũng là một điểm mốc đánh dấu bước văn minh của loài người. Mặc dù tư sản vẫn khống chế xã hội nhưng không còn là sự khống chế tuyệt đối nữa do sự đấu tranh của chính các thế lực tư sản với nhau hòa quyện vào với xu hướng của những thế lực mới như báo chí v.v… Dư luận xã hội đã trở thành một thế lực không thể không tính đến trên bàn cờ chính trị. Việc phổ thông đầu phiếu tuy chưa có thực chất dân chủ nhưng nó đã manh nha tính cách đặc thù “người” ấy và không ít thì nhiều cũng giúp vào việc định kỳ thay đổi nhà cầm quyền; chính việc định kỳ thay đổi đã ngăn chặn sự phóng tay lạm quyền quá mức của kẻ thống trị… vì không như chế độ quân chủ, ai là vua thì làm vua cho tới chết rồi thường được tiếp nối bởi con cái nên kẻ dã tâm đâu có kiêng ngại điều gì mà không dám làm… còn trong chế độ cộng hòa, quyền hành chỉ là quyền hành có thời hạn… vậy khi hết quyền thì ra sao? Chính vì lý do này mà không khí trong chế độ dân chủ tư sản dễ thở hơn nhiều so với hình thái chế độ trước nó.

    Ở phần trên ta đã nói, chế độ quân chủ xây dựng dựa trên cường lực còn ở đây chế độ dân chủ tư sản giai đoạn ấu trĩ dựa trên sự lôi kéo mua chuộc là chính .

    Mua chuộc không phải là sự mua chuộc công khai lộ liễu mà phần lớn là mua chuộc công luận , thông qua các cơ quan truyền thông báo chí con người bị dẫn dụ bởi các thông tin và hình ảnh đã bị bóp méo để có định kiến sai lầm về giới này việc khác ; thực tế ngày nay việc này luôn xảy ra và có không ít những chính khách lưu manh đã dùng đồng tiền để trở thành cha mẹ thiên hạ.

    Khi mặt bằng dân trí được nâng cao đến một mức nào đó thì vầng hào quang thần thánh không còn làm chóa mắt được con người nữa, cường lực cũng không đủ sức khống chế cả xã hội thì chế độ quân chủ phải cáo chung như một tất yếu của lịch sử, nhưng nấc thang mới mà con người đạt tới cũng chưa phải là lý tưởng, sự nói dối trắng trợn thì chẳng ai tin nhưng sự dối trá khôn khéo và lắt léo thì không dễ gì nhận biết. Khi thông tin chưa phát triển tới mức ai cũng có thể biết tất cả, nắm tất cả thì còn chỗ cho kẻ lưu manh dối trá lừa gạt, với các phương tiện truyền thông của thời đại thì con người rất dễ bị xỏ mũi dẫn đi ..., dĩ nhiên xã hội thời này cũng có không it́ người trí thức sáng suốt không thể bị lừa bịp , nhiều bậc quân tử không thể mua chuộc nhưng vì là xã hội số hoá ...ai cũng là con số 1 nên phần tinh hoa bao giờ cũng là số ít đồng nghĩa với ...thua cuộc ...đành mặc cho vận nước cuốn theo số đông ...



    4.4 Chế độ Đảng trị

    Từ nguyên thủy đi lên, con người đã trải qua nhiều hình thức tổ chức xã hội, trong đó mô hình quốc gia tương đối bền vững, quốc gia lâu đời nhất có lẽ là Trung Hoa đã hình thành 5, 6 ngàn năm nay, Quốc gia ra đời cùng với chế độ quân chủ là cặp song sinh thống trị nhân loại mãi cho tới thời cận đại; chỉ khi hậu quả về mặt xã hội của cuộc cách mạng cơ khí xảy ra nó mới bị thách thức , chế độ dân chủ tư sản ra đời nhưng như ta đã phân tích chế độ này vẫn còn đầy khiếm khuyết, không thỏa đáng cho con người ngày một có trình độ hiểu biết cao hơn, ý thức nhân chủ khởi phát từ thời cách mạng nông nghiệp cũng mỗi ngày mỗi thôi thúc con người nhiều hơn về một xã hội lý tưởng tuyệt đối tốt đẹp văn minh…

    Nhưng làm sao thực hiện ? cả trăm ngã đường biết chọn đường nào để có thể đến đích? Thế là những người cùng đường, cùng chí hướng tập hợp nhau lại thành các thực thể chính trị gọi là “Đảng” “liân minh” .v.v., đại bộ phận các Đảng phái đều giới hạn tầm hoạt động là quốc gia, Khát khao vươn tới sự chí thiện, chí chân, chí mỹ là tính rất “người”…, thể hiện nguyện vọng đó các đảng đều có chánh cương hết sức cao đẹp, đôi khi hình thành hẳn một hệ tư tưởng hết sức thâm sâu, viễn kiến gọi là lý luận cách mạng.

    Tới đây có thể phân đảng thành 2 loại:

    Đảng chính trị và đảng cách mạng .

    Về hình thức thì cùng chữ đảng nhưng nội dung 2 chữ đảng này khác nhau về bản chất . ....

    Không thể bàn thêm về bản chất các đảng vì sự nhạy cảm của vấn đề ....

    - Sau thời “duy lợi” của chế độ tư bản trị con người dao động sang phía đối cực; chủ nghĩa duy lý, quy trình xử lý thông tin đúng đắn bao giờ cũng bắt đầu bằng việc thu nhận thông tin phản ánh thực tế. Sau đó mới xử lý chắt lọc tổng kết thành các quy luật và công thức ; các quy luật này còn phải kiểm chứng nghiêm ngặt thông qua thực tế, còn với duy lý thì tất cả được nhào nặn bên trong não bộ… nếu “không khớp” với đời thường thì “gọt chân cho vừa giày…” việc xử lý thông tin khách quan biến thành sự hoang tưởng, không thể phân biệt giữa chân lý khoa học và đức tin , chưa thời nào mà đầu óc con người chịu sự căng kéo và o ép đến thế, thực cũng không dám cho là thực, ảo cũng chưa chắc là ảo… ngay đến nguyên tắc tạo từ cho ngôn ngữ giao tiếp cũng “lộn ngược ”. Tất cả cứ như cắm đầu xuống đất vậy;

    Dân gian Việt Nam có thành ngữ “mắt to hơn người” đã lột tả thời đại duy lý này.

    Ngày nay nhân loại đang trải qua hiện tượng lại giống di truyền trong chính trị , giáo chủ kiêm luôn lãnh tụ tối cao ...không biết ở những nơi ấy rồi sẽ đi về đâu ...trước mắt thấy có nơi ... phụ nữ đã bị ném đá tới chết.., bom nổ ầm ầm ở nơi họp chợ ....thật là kinh khủng .



    4 . 5 Chế độ dân chủ thực sự

    Dân chủ được hiểu nôm na là tự quyết định lấy số phận mình, tức việc gì của riêng mình thì chỉ mình mình quyết còn việc chung thì cùng người khác quyết – nhưng làm sao có thể cùng quyết được? Hiện nay chế độ Dân chủ được coi là lý tưởng , nhưng quy trình hay kỹ thuật để thực hiện được dân chủ thì còn đang mày mò tìm hiểu thử nghiệm.

    Dân chủ về ý nghĩa thì rõ ràng đơn giản nhưng thực chất lại rất khó khăn, với tư cách thành viên cộng đồng, muốn làm chủ cộng đồng thì trước hết phải làm chủ được chính mình, muốn làm chủ được mình thì phải có kiến thức và nghị lực. Về kiến thức không phải ai muốn trang bị cũng được, ngoài thời gian còn vấn đề thể chất, kẻ trí người ngu khác nhau xa lắm. Kiến thức đã thế nghị lực lại còn khác nhau nhiều hơn nữa; người yếu đuối kẻ kiên cường, thiên hạ có thiên hình vạn trạng, người cũng có không biết bao nhiêu là hạng, có người chẳng bao giờ có thể tự chủ ; với riêng mình đã vậy còn cùng phối hợp với các thành viên xã hội khác để làm chủ tập thể thì thiên nan vạn nan hơn nhiều. Chính vì vậy mà dân chủ là giai đoạn sinh sau đẻ muộn so với các hình thức khác; ở giai đoạn này trình độ khoa học nói chung cũng đã rất cao, xã hội sinh hoạt trên cơ sở kỹ thuật máy móc đã tự động hóa, xã hội đã là một xã hội điện tử. Mọi nơi mọi người được nối kết trong một hệ thông tin chằng chịt và thống nhất.

    Giữa quyết định cá nhân và làm chủ tập thể có mâu thuẫn? Dịch học đã dạy: cái riêng và sự thống nhất xã hội dung hợp với nhau bằng chữ Lý, Lý là lửa, tượng cho sự sáng suốt. Sáng suốt giúp cho con người có nhận định chung và giải pháp chung, tức tạo sự đồng thuận xã hội. Đồng thuận là điểm giao của tự chủ và dân chủ, vượt qua thời duy lý đảng trị là con người thoát khỏi chính cái bóng của mình thời tự mình hù dọa mình đến độ thất thần, biến bóng thành thân là sự ngu dại tột cùng, tinh thần của Dịch là : chính mình là sự cao trọng trên hết, đã sinh ra là đủ lý do để sống rồi không cần phải sống vì bất cứ lý tưởng gì gì...nữa cả . Lý tưởng cao đẹp nếu có thì cũng vô cùng bình dị: làm sao cho cuộc sống sung sướng thế thôi… Dân chủ là một điều tốt đẹp con người chỉ có thể tiến càng ngày càng gần chứ không thể nào đến nơi được ,, kỹ thuật dân chủ đương đại là sự số hóa muôn vạn phồn tạp thành chữ “nhất” là sự gượng ép khập khiễng ngay từ đầu nhưng đành phải nhận vì không có cách làm khác. Kẻ trí là số một, kẻ ngu cũng là số một, vị đức cao trọng vọng cùng một phiếu, kẻ lê la đầu đường xó chợ cũng một phiếu, đúng là một sự bình đẳng đầy bất công .

    4. 6 : Giai đoạn “vô thủ”

    Rồi sẽ có ngày xã hội tiến đến giai đoạn, chẳng cần người lãnh đạo, có chăng chỉ còn là guồng máy điều hành thậm chí có thể chỉ là một máy điện toán siêu siêu tốc.

    Đó là xã hội chỉ toàn những nhà khoa học, triết gia, văn nghệ sĩ và vận động viên…

    Của cải thì tràn trề thừa thãi xã hội có một mạng thông tin còn tốt hơn hệ thần kinh của con người, con người muốn biết điều gì đó dù xảy ra ở bất cứ nơi đâu chỉ việc bấm nút. Muốn “phát biểu” điều gì đó với toàn xã hội … chỉ việc bấm nút, cả xã hội yêu thương nhau như tình mẹ thương con vậy. đó gọi là xã hội toàn hảo của những người toàn hảo , xã hội mà hào Dụng cửu quẻ Kiền mô tả: “Kiến quần long, vô thủ…” Mọi thành viên đều là lãnh đạo thì còn cần “đầu” làm chi.

    **************

    Công thức vận dụng Dịch lý vào sự tiến hóa xã hội : ‘4 mặt 6 bước’ như trên rõ ràng là một ứng dụng rất mới ở ngay thời hiện đại. Chứng tỏ sức sống của Dịch học là vô tận, thánh nhân lao tâm khổ trí biết bao nhiêu chỉ nhằm giúp ích cho hậu thế, vấn đề còn lại là hậu thế có biết vận dụng hay không mà điều đầu tiên để có thể vận dụng là phải hiểu biết Dịch học nguyên bản nền tảng triết lý và khoa học… còn cái vuốt rùa giả mà Trọng Thủy đã tráo thì chỉ dùng cho bói toán và bàn chuyện qủy thần ...

    Kim qui thần trảo bị đánh tráo, âm dương hay An Dương Vương chết tức Dịch học đích thực đã mất thay vào đó là mớ hỗn độn đầu gà đuôi vị̣t chẳng ra sao cả ; thứ vuốt rùa giả đó đương nhiên chẳng ích lợi gì cho con người ngoài việc giúp chúng ta thêm...loạn trí .


      Hôm nay: 27/4/2024, 2:50 am