Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Dụng Dịch luận thời - Bài 3 Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Dụng Dịch luận thời - Bài 3 Flags_1



  • Gửi bài mới
  • Trả lời chủ đề này

Dụng Dịch luận thời - Bài 3

Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1186
Join date : 31/01/2008

Dụng Dịch luận thời - Bài 3 Empty Dụng Dịch luận thời - Bài 3

Bài gửi by Admin 19/1/2019, 12:43 pm

**Thế giới Ngũ hành – phần 2

Chuyển biến trong thời Ngũ hành .

Nhìn vào bàn cờ thời Ngũ hành cả 4 thế lực đều gần với cực lõi , mỗi thế lực đều có 1 đối trọng tức thế lực đối nghịch trong góc nhìn và hành động , Trên bàn cờ ở cả thời Cửu Trù tiếp sau có chung quy luật : mỗi thế lực tùy vào khoảng cách ngắn dài trên bàn cờ mà có các mối liên hệ thăng bằng từng đôi : quãng gần là đồng minh , bình thể hiện quan hệ bình thường như ở các đường chéo góc và quãng xa chỉ thái độ không thân thiện …
Ở̉ thời 5 hành luồng đầu tư và giao thương quốc tế không còn đơn thuần dựa trên luật cung cầu và yếu tố lợi nhuận nữa mà còn phải thực hiện những mục tiêu quốc gia do nhà cầm quyền đặt ra . Kinh tế thế giới về cơ bản không còn là thị trường tự do toàn cầu mà bị xé thành nhiều thị trường tự do khu vực , luồng tiền đầu tư không tuân theo quy luật tự nhiên nước chảy vào chỗ trũng nữa mà nước chỉ chảy theo những kênh dẫn người ta đã khai thông sẵn để đến một nơi nhất định .


* Chuyển biến ở Âu – Mĩ . .
Ngảy lúc bức tường Berlin sụp đổ lãnh đạo Nga và Đức đã nháy mắt với nhau , tư tưởng ‘người Âu gỉài quyết việc của châu Âu’ hé lộ và cụ thể sau đó là những cuộc gặp mặt nhiều lần của lãnh đạo 3 cường quốc châu Âu : Nga – Đức – Pháp , Anh bị gạt ra ngoài vì người châu Âu lục địa coi Anh chỉ là cái bóng của Mĩ , sự vụ đã khiến Mĩ rất bực bội .
Do Nga có quy mô dân số và tổng sản phẩm quốc gia qúa nhỏ so với đối cực trong trục dọc là Mĩ và Trung quốc ở trục ngang ,Cộng đồng SNG do Nga làm trụ cột ra đời tái hợp các nước thuộc Liên xô trước đây trừ Gruzia (Georgia) và Ucraina nhằm tăng thêm quy mô gỉai quyết việc mất thăng bằng trong cán cân quyền lực .
Cơ chế thị trường dần hoàn thiện đã phát huy hiệu qủa , Nga trước đây về nông nghiệp làm không đủ ăn sau không đày 10 năm đã trở thành cường quốc xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới ,đời sống người dân khá hẳn lên , Thế giới tốt lành trên bầu trời Âu – Mĩ chưa được bao lâu thì mây đen kéo tới , trong con mắt người Mĩ thì đấu tranh ý thức hệ chỉ là chuyện tầm phào Nga Đỏ hay Nga Xanh gì cũng thế , khác nhau chỉ ở chỗ có tranh dành địa vị quyền uy và lợi lộc với Mĩ hay không , Mĩ tưởng mình múa gậy vườn hoang trong khi Nga đã tạm ổn ở bên trong bắt đầu vươn ra bên ngoài đòi phục hồi vị thế đã từng có trên qủa đất thời Liên xô , sau những xử lí bạo lực vụng về của Mĩ ‘vuốt mặt không nể mũi’ ở Cosovo – Nam Tư , Nga ‘bỏ con tôm bắt con tép’ ở Gruzia (Georgia) và Ucraina nguy cơ chiến tranh lạnh đã quay lại . Phương Tây tái áp đặt lệnh cấm vận với Nga . Mĩ và Nga vờn nhau trên ‘cánh đồng dầu’ trung Đông , đủ thứ mánh khoé đã được tung ra nhằm lừa nhau vào chỗ lầy khốn khổ ..
Vì các nước phát triển chỉ mới khởi đầu qúa trình tự động hóa và điều chỉnh kết cấu nền kinh tế nên luồng vốn đầu tư ra nước ngoài tuy giảm nhưng chưa hết , để giữ thế cân bằng mong manh toàn cầu vừa hình thành , các nước giàu sẽ chủ động chuyển 1 phần vốn rút ra khỏi Tàu đổ vào 2 cực yếu là Nga – Ân và khu vực Đông Nam Á. Do vị trí địa lí nằm giữa 2 cực Tàu và Ấn Đông nam Á ‘tự nhiên’ được xếp vào khu vực ưu tiên đầu tư của các cường quốc .
Mối Tương quan với 2 cực Mí và Nga đã chia rẽ Âu châu , phần các nước cộng sản cũ có đường biên liền với Nga ái ngại nhìn gương Gruzia (Georgia) và Ucraina muốn ‘xa Nga gần Mĩ’ , phần còn lại các nước Âu châu Tư bản cũ lại bất bình với lối xử sự ‘kẻ cả’không coi ai ra gì của Mĩ từng bước tách rời Mĩ trở thành 1 Âu châu độc lập không phụ thuộc ai trong cái nhìn và hành động , Các cường quốc Đức và Pháp dẫn đầu khuynh hướng …nhích lại gần Nga thực hiện chủ trương Âu châu của người Âu. Sự kiện Anh rời khỏi ngôi nhà chung châu Âu khiến sự việc càng thêm trầm trọng , Châu Âu tách đôi trong thời gian tới là điều không thể tránh .
Bằng nội lực mới lại khồng phải chi phung phí phi kinh tế , giao thương tốt với Tây Âu và cả Tàu lẫn Ấn , nước Nga đã đứng vững , nền kinh tế sau cơn chóang đã lấy lại quân bình và có bước tăng trưởng dù còn là con số khá nhỏ ,nhìn thời xét thế …rồi đây chỉ sau vài động tác xoa dịu tượng trưng của Nga ,Tây Âu sẽ thay đổi chính sách : đổ vốn đầu tư và công nghệ vào Nga để đổi lấy tài nguyên thiên nhiên , thứ bột mì không thể thiếu cho nền công nghiệp đang dần ngày 1 khan hiếm . Lãnh thổ Nga mênh mông , tài nguyên dồi dào lại ở sát cạnh nên chi phí vận chuyến ít , khai thác ở Nga thì độ tin cậy và sự an toàn hơn hẳn các nơi khác trên quả đất , tổng hợp những điều này khiến Tăy Âu không thể làm khác .
Chắc chắn với đầu tư và chuyển giao công nghệ của Tây Âu kinh tế Nga và cà cộng đồng SNG sẽ tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian tới .
Nước Mĩ sau khi Liên xô sụp đổ tưởng mình là ông trùm duy nhất nên nhìn đời và có lối hành sử trên trường quốc tế không đúng mực gây ra nhiều bất bình trên thế giới kể cả với những người bạn chí cốt lâu năm ở Âu châu . Mĩ tự ý xé bỏ 1 loạt các hiệp ước hiệp định do chính mình kí với 1 nước hay nhiều nước trước đây trong lãnh vực thương mại vì cho là không công bằng bất lợi với Mĩ .
Người Mĩ cứ đinh ninh xưa nay nhiều nước trên thế giới sống trên lưng mình̃ nay đã đến lúc Mĩ trút bỏ gánh nặng , thực ra thì ngược lại ; việc hầu hết các nước thời gian qua dùng US dollar làm đồng tiền dự trữ ngoại tệ không cho tái nhập vào vòng quay tiền – hàng xét trên khía cạnh kinh tế – tài chính thì chính Mĩ thời gian qua đã sống trên lưng những nước khác.
Trong thời Ngũ hành nhiều nước sẽ áp dụng phương cách giao thương không cần trung gian thanh toán của đồng ngoại tệ mạnh , phần còn lại của thương trường với vị trí là cực lõi của châu Âu đồng Euro sẽ ̣được tin tưởng và ưa chuộng hơn , dần dần sẽ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong dự trữ ngoại tệ của các nước thay cho đồng US dollar và bên cạnh sẽ là đông Yuan của Tàu , qũy Dự trữ ngoại tệ bằng US dollar ở các nước giảm đi đáng kể , khi đồng US dollar bị thải hồi trả lại cho chủ trên diện rộng thì Mĩ mới thấm thía nhận ra điều mình lầm tưởng xưa nay ,cùng với việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt hậu qủa việc thải trừ US dollar này sẽ ảnh hưởng tuy không nghiêm trọng nhưng dai dẳng sẽ kéo giảm tăng trưởng của Mĩ trong cả chục năm . Bị tác động bởi quy luật : Thu nhập càng cao tăng trưởng càng chậm , trong thời gian tới kinh tế Mĩ sẽ chỉ tăng trưởng ở mức …khiêm tốn .
Nói Tây Âu tách rời mĩ gần lại với Nga hoàn toàn không đồnǵ nghĩa với rời xa nước Mĩ , tách ra chỉ có nghĩa là 1 tây Âu độc lập không còn phụ thuộc vào Mĩ trong suy nghĩ và hành động như thời gian trước , Mĩ và Tây Âu vẫn là đôi bạn thân vì :
– 2 bên có Cấu trúc xã hội rất giống nhau và cùng chia sẻ 1thang gía trị nhân văn .
– Nền kinh tế 2 bên đan xen quyện chặt vào nhau qua gía trị giao thương khổng lồ cũng như có rất nhiều công ti của nước này nhưng lại sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ nước kia .
– Lịch sử đã đưa đến mấy chục năm chia ngọt sẻ bùí giữa 2 bờ đại dương nên trong thâm tâm bên cạnh những bực dọc về cơ bản người dân vẫn dành cho nhau 1 tình cảm tốt đẹp .
Vị trí trục lõi của Tây Âu hiện tại khá vững vàng :
Liên kết kinh tế mới thiết lập Âu – Nga đem lại lợi ích to lớn cho cả 2 bên vì tính bổ sung tròn trịa giữa 2 nền kinh tế , Tây Âu cũng rất uy tín với Ấn và Tàu . Chính quan hệ tốt đẹp của Tây Âu với cả 4 cực đã đem lại địa vị thế lực ‘lõi’ uy tín và tầm ảnh hưởng không ai khác có được trên thế giới trong thời gian tới.
  • Gửi bài mới
  • Trả lời chủ đề này

Hôm nay: 7/5/2024, 3:31 pm