Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Tiếng Việt và tiếng Tàu Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Tiếng Việt và tiếng Tàu Flags_1



    Tiếng Việt và tiếng Tàu

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Tiếng Việt và tiếng Tàu Empty Tiếng Việt và tiếng Tàu

    Bài gửi by Admin 2/12/2018, 9:57 am

    Lan Phan· đăng lại từ https://www.facebook.com/notes/lan-phan/tiếng-việt-và-tiếng-tàu/1996720680395373/


    Lời nói đầu:
    – Tôi không cổ xúy học ‘chữ Tàu’, nói ‘tiếng Tàu’, theo ‘văn hóa Tàu’.
    – Tuy nhiên, có nhiều thứ mà nhiều người (cả người Tàu lẫn người Việt) lầm tưởng cho rằng là ‘của Tàu’, thì thật ra lại có nguồn gốc Bách Việt (mà Việt Nam là 1 phần trong đó), do người Bách Việt sáng tạo và phát triển chứ hoàn toàn không phải của người Tàu. Một trong những thứ đó, chính là ‘chữ Tàu’, hay còn gọi là ‘văn tự’, mà tôi sẽ gọi là ‘chữ Bách Việt’. Kinh Thánh viết rằng Đức Jesus đã nói ‘Hãy trả lại Caesar cái gì của Caesar; và trả Chúa những gì thuộc về Chúa”.

    • Như vậy: cái gì của người Tàu, thì người Tàu cứ giữ lấy; còn cái gì vốn là Bách Việt tạo ra, thì phải trả lại cho Bách Việt.

    – Trong những nghiên cứu của mình, tác giả Đỗ Ngọc Thành (bút hiệu Nhạn Nam Phi) đã lật lại và chứng minh được rất nhiều ngộ nhận về lịch sử. Và trong đó có một số điểm ông Thành đã chứng minh rất đáng chú ý như sau:
    [list="_5a_q _509r"]
    [*]Tiếng Nôm và chữ Nôm có trước, âm Hán-Việt có sau. Âm Hán-Việt được dùng làm tiếng nói ‘phổ thông’ của toàn bộ vùng Trung Nguyên khi nhà Hán thống nhất đất nước, do đó được gọi là ‘tiếng Hán’. Tuy gọi là ‘tiếng Hán’, nhưng vẫn là thuộc về Bách Việt. Do đó, ‘chữ Hán’ thực chất là chữ của Bách Việt.
    [*]Tiếng Bắc Kinh ngày nay (còn gọi là tiếng Trung phổ thông hay Mandarin) khác rất xa ‘tiếng Hán’ thời Hán, thời Đường, thời Tống…!!! (Vì lý do này, tôi gọi là ‘tiếng Tàu’, chứ không gọi là tiếng Hán để tránh nhầm lẫn)
    [/list]
    Trong phạm vi bài viết ngắn gọn này, tôi sẽ đưa ra một ít bằng chứng nhỏ nhưng rất cụ thể để góp phần chứng minh điểm số 2), còn điểm đầu tác giả Đỗ Ngọc Thành đã chứng minh rất thuyết phục, chỉ xin tóm tắt ngắn gọn ra đây.

    I) Tiếng Nôm và chữ Nôm có trước, âm Hán-Việt có sau. Âm Hán-Việt được dùng làm tiếng nói ‘phổ thông’ của toàn bộ vùng Trung Nguyên khi nhà Hán thống nhất đất nước, do đó được gọi là ‘tiếng Hán’. Tuy gọi là ‘tiếng Hán’, nhưng vẫn là thuộc về Bách Việt. Do đó, ‘chữ Hán’ thực chất là chữ của Bách Việt.
    1) Bằng chứng ‘Duy Giáp lệnh’:
    Ông Đỗ Ngọc Thành đã chứng minh là khoảng 2500 năm trước, thì chữ Nôm đã được dùng để viết “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu-Tiễn:

    • “Duy Giáp Lệnh = 維甲令
      Tất cả Tụ lại mau = 維 甲 修 內 矛
      “Phóng” hàng Trật “tự” = “方舟” 航 治 “須慮”
      Tập cho “giỏi” = 習 之 “于夷”
      Sống cho “vẻ” = 宿 之 “于萊”
      Chết cho “vang” = 致 之 “于單”


    Ghi chú:

    • Tham khảo thêm bài viết “Phục nguyên Duy Giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn” của tác giả Đỗ Ngọc Thành để biết thêm chi tiết về cách phân tích và phục nguyên.
    • Bài thơ này đọc theo âm Hán-Việt và nghĩa Hán-Việt ngày nay thì rất tối nghĩa. Ông Thành đã đọc lại bài lệnh bằng âm Nôm, thì ra được kết quả rất thuyết phục như trên.
    • (Lưu ý: ‘Nôm’ nghĩa là ‘Nam’, cho nên ‘tiếng Nôm’ cần được hiểu rộng là tiếng Bách Việt của các tộc Việt sống ở phương Nam, trong đó bao gồm cả tiếng Quảng Đông, Mân Nam, Triều Châu… chứ không phải chỉ có tiếng Việt. Do đó, trong phần này dẫn chứng nhiều âm đọc của tiếng Việt, tiếng Quảng, tiếng Tiều, nhưng không dẫn chứng tiếng Bắc Kinh, vì thứ tiếng này khác rất xa)
    • Hàng trăm, hàng ngàn học giả Tàu không ‘dịch’ được ‘Duy Giáp lệnh’, bởi lẽ… họ không biết tiếng Nôm, mà ‘Duy Giáp lệnh’ tức là ‘Tất cả lệnh’ lại là chữ Nôm, và phải đọc và hiểu bằng tiếng Nôm, vốn có trước âm Hán-Việt thời Hán sau đó ít nhất là vài trăm năm!

    2) Bằng chứng ‘Việt nhân ca’:
    Tương tự ‘Duy giáp lệnh’, ông Đỗ Ngọc Thành đã phục nguyên lại được bài ‘Việt nhân ca’ từ 2800 năm trước bằng tiếng Nôm như sau:

    • Việt Nhân Ca 越人歌
      Năm nầy Biện-thảo (bảo) năm xưa 滥 兮 抃 – 草 滥 予
      Thương Hoàng Trạch-dữ (tử) thương chiều chiều xưa昌 枑 泽 – 予 昌 州 州 飠
      Sớm chiều em hận tương tư甚 州 焉 乎-秦 胥 胥
      Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy. 缦 予 乎-昭 澶 秦 踰 渗 惿-随
      ….Hò Hớ. 河 湖


    (Tham khảo thêm bài viết ‘Phát hiện lại về Việt nhân ca’ của tác giả Đỗ Ngọc Thành để biết thêm chi tiết)
    – Đây có lẽ là bài thơ lục bát cổ nhất được ghi chép lại đến ngày hôm nay, và thơ lục bát chính là thơ của người Việt!

    II) Tiếng Bắc Kinh ngày nay (còn gọi là tiếng Trung phổ thông, Quan thoại hay Mandarin) khác rất xa ‘tiếng Hán-Việt’ thời Hán, Đường, Tống…!!!
    1) Trong bài viết “Nguồn gốc chữ Nôm”, tác giả Đỗ Ngọc Thành đã phân tích một số chữ trong sách ‘Thuyết văn giải tự’ của Hứa Thận đời nhà Hán, để chứng minh rằng âm Hán-Việt người Việt đọc ngày nay rất gần đúng với âm thời nhà Hán, còn tiếng Bắc Kinh (tiếng Trung phổ thông) ngày nay thì khác xa.

    • Điển hình nhất mà tác giả chỉ ra, đó chính là chữ Hạ 夏.
    • Chữ Hạ夏 này, nằm trong chữ Hoa Hạ, và cũng có ý nghĩa là mùa hạ, mùa hè.
    • Chữ Hạ này ngày nay tiếng Bắc Kinh phiên âm là ‘Xia’ (đọc giống Xi-a nối liền, hay Xiaa, chứ không phải ‘xia’ như tiếng Việt).
    • Trong khi bằng sách Thuyết văn giải tự (là 1 quyển sách ‘Tàu’, do Hứa Thận nhà Hán viết, và được biên soạn lại vào thời Tống và sau này), thì ông Đỗ Ngọc Thành đã chỉ ra rằng chữ này trong sách ghi phiên âm là Hồ Nhã thiết (胡雅切), tức là đọc là ‘Hạ’. Ngày nay, tiếng Quảng đọc 夏 là Hà, còn tiếng Triều Châu thì đọc là Hè. Trong tiếng Việt thì có cả âm ‘Hạ’ và âm ‘Hè’.
    • Âm ‘Hạ’ được ghi chép lại trong sách vở, như vậy có nghĩa là tiếng Việt đọc đúng chữ này, còn tiếng Tàu (tiếng Quan thoại) đọc ‘Xiaa’ là sai.

    2) Tại sao ‘tiếng Tàu’ lại đọc sai ‘chữ Tàu’ (đọc ‘Hạ’夏 thành ‘Xia’)?

    • Trước tiên, xin được nhấn mạnh: khi nói ‘tiếng Tàu’, là tôi đang nói đến tiếng Trung phổ thông, tức là tiếng Quan thoại, Mandarin, Bắc Kinh. Còn tiếng Quảng, Triều Châu, Mân Nam, Ngô Việt… đều là các phương ngữ của tiếng Bách Việt.
    • Tiếng Trung Phổ thông, hay còn gọi là tiếng Quan thoại, tiếng Bắc Kinh, hay Mandarin, thực ra là tiếng lai giữa tiếng Hán trung cổ (thuộc Bách Việt) và tiếng Mãn Châu.
    • Cần phải nhắc lại: triều Thanh là triều đại do người Mãn Châu cướp được chính quyền từ tay nhà Minh. Người Mãn Châu vốn là 1 dân tộc nằm ngoài nước Đại Minh ngày xưa, có tiếng nói, văn hóa khác với ‘người Hán’. (nhắc lại: ‘người Hán’ thời Hán vốn là Bách Việt)
    • Cái tên ‘Quan thoại’ 官話 có nghĩa là ‘tiếng nói của các vị quan’, còn Mandarin là Mãn Đại nhân 滿大人, cũng có nghĩa là ‘Quan người Mãn Châu’. Bởi lẽ người Mãn là ngoại tộc, do đó khi cướp được chính quyền, thì họ bố trí các chức quan chủ yếu cho người Mãn, rất hạn chế dùng ‘người Hán’, để bảo đảm quyền lực.
    • Wikipedia về tiếng Quan thoại (https://en.wikipedia.org/wiki/Mandarin_Chinese#Standard_Chinese) có ghi chuyện như sau: Năm 1728, vua Trùng Khánh không hiểu được giọng Quảng Đông và Phúc Kiến (vua Tàu mà không hiểu tiếng Tàu!), nên đã ra lệnh bắt buộc các tỉnh trưởng viết sách dạy phát âm!
    • Ngày nay chúng ta vẫn còn thấy chữ Bắc Kinh có 2 phiên âm là Peking và Beijing. Peking là phiên âm cũ hơn và đúng (tiếng Việt cũng đọc y như vậy), còn Beijing chính là ‘tiếng lai’, là âm mới xuất hiện do đọc sai! Tương tự cho chữ Phúc Kiến cũng có phiên âm cũ và mới Fukien và Fujian.

    3) Tiếng Bắc Kinh bắt đầu đọc chữ Hạ夏 là ‘Xia’ từ khi nào?
    – Có người cho rằng âm thanh, tiếng nói trải qua mấy ngàn năm, biến đổi là bình thường. Tuy nhiên, đó là bởi vì họ không chịu tìm hiểu để thấy sự bất thường!
    – Sự bất thường nằm ở chỗ: ĐẾN KHOẢNG CUỐI THẾ KỶ 19, ĐẦU THẾ KỶ 20 NGƯỜI TA VẪN CÒN ĐỌC HẠ LÀ HẠ, CHỨ KHÔNG ĐỌC LÀ XIA (NHƯ NGÀY NAY)!
    – Một số bằng chứng:

    • Quyển Ancient China Simplified (1908) Edward Harper Parker (nguồn: http://www.authorama.com/ancient-china-simplified-1.html): chữ nhà Hạ夏 được phiên âm là ‘HIA’ dynasty, thay vì Xia hay Hsia như ngày nay. (‘Hia’ giống như Hi-a đọc nhanh, đó là giọng Hoa Bắc, ở vùng Hoa Nam thì đọc lướt mất âm ‘i’ nên sẽ chỉ còn là ‘Ha’ như tiếng Việt)


    Tiếng Việt và tiếng Tàu 45593495_1996761757057932_1855808463263760384_n.jpg?_nc_cat=101&_nc_ht=scontent.fsgn5-1

    Nguồn: Ancient China Simplified (Edward Harper Parker, 1908), phần ‘Tên địa danh’.



    Tiếng Việt và tiếng Tàu 45424930_1996727700394671_2321593925598445568_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_ht=scontent.fsgn5-4

    Nguồn: The Dragon of China (Illustrated), (Churchill Ripley, 1913, trang 462 sách, cũng là trang 2 pdf)

    – Tương tự, chữ Hy羲 trong Phục Hy伏羲 ngày xưa cũng đọc là ‘Hy’ như tiếng Việt, nhưng bây giờ tiếng Bắc Kinh lại đọc là ‘Xi’. (cũng lại là âm ‘h’ biến thành ‘x’).


    Tiếng Việt và tiếng Tàu 45505021_1996729567061151_1411359346188615680_n.jpg?_nc_cat=107&_nc_ht=scontent.fsgn5-2

    Nguồn: ‘Chinese thought’ (Paul Carus, 1907, trang 14)

    (Ghi chú: Paul Carus cũng là tác giả quyển sách “The Gospel of Buddha” (tạm dịch: Phúc âm của Đức Phật), đây là quyển sách rất hay vừa kể khái quát cuộc đời đức Phật lịch sử vừa nêu bật được các giáo lý chính yếu, lý do và thời điểm xuất hiện của các giáo lý đó. Những ai muốn nghiên cứu Phật giáo rất nên tham khảo thêm quyển sách này.)

    KẾT LUẬN NGẮN GỌN:

    • Tiếng Bắc Kinh (Phổ thông, Quan thoại, Mandarin) ngày nay khác xa với ‘tiếng Hán’ thời Hán, vốn là tiếng Bách Việt. Và nguyên nhân của nó không phải là sự biến đổi âm thanh, ngôn ngữ một cách tự nhiên, mà đó là sự ‘lai’ giữa tiếng địa phương với tiếng Mãn Châu (đời Thanh), Mông Cổ (đời Nguyên).
    • Chữ Hán thời Hán, vốn là từ chữ Nôm, chữ Việt cổ, có nguồn gốc Bách Việt. (ngày nay phim cổ trang, kiếm hiệp Tàu mặc quần áo ngày xưa nói tiếng Bắc Kinh thật ra lại không đúng với ngôn ngữ thời đó, nếu nói tiếng Việt, Hán Việt thì mới đúng Tiếng Việt và tiếng Tàu 1f642Tiếng Việt và tiếng Tàu 1f642 )
    • Ở đây tôi không có kì thị chủng tộc gì cả, mà sự việc như thế nào, thì viết như thế đó, các sách vở do người Tây viết từ hơn 100 năm trước là bằng chứng rất khách quan và xác thực.
    • Trong phạm vi bài viết này, chỉ viết ngắn gọn, để tránh hiểu lầm là tôi đang truyền bá ‘tiếng Tàu’, ‘văn hóa Tàu’, còn nhiều vấn đề khác sẽ từ từ được trình bày trong những bài sau.



    PHỤ LỤC:

    • Trong lịch sử Bách Việt, có nhắc đến tên của người Hung Nô 匈奴, còn gọi là người Hồ. Đây là những người du mục sống ở phía Bắc Trung Nguyên, thể hình to lớn mạnh mẽ, đến khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đã xây dựng Đế quốc Hung Nô,  và sau này thì đủ mạnh để tấn công và uy hiếp nhà Hán. Ngày nay còn giai thoại ‘Chiêu Quân cống Hồ’ (lâm li hơn thực tế), chính là những người Hung Nô này . (Từ tận thời Xuân Thu và Chiến Quốc, các nước Việt ở phương Bắc đã bắt đầu xây trường thành ở phía Bắc để phòng chống sự tấn công của những người này. Đến thời Tần Thủy Hoàng thì cho nối các tường có sẵn cho dài hơn)
    • Còn trong lịch sử phương Tây, thì có nhắc đến người Hung (viết là Huns), là một nhóm người du mục ở vùng Trung Á đến Đông Âu vào thế kỷ 2-6, đã tấn công và cướp bóc phương Tây trong một thời gian dài và trở thành một đế quốc hùng mạnh vào thời của Attila (the Hun).
    • Vào giữa thế kỷ 18, một học nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp tên Joseph de Guignes đã đưa ra giả thuyết rằng người Hung Nô (phiên âm tiếng Anh Xiongnu từ chữ 匈奴) và người Hung (Huns) là một. Tuy nhiên, giới nghiên cứu lịch sử phương Đông của người Tây lại gặp khó khăn vì Xiongnu là âm ‘x’, còn Huns là âm ‘h’! Sự khó khăn đó khiến cho đã 250 năm mà vấn đề Xiongnu và Huns vẫn còn tranh cãi và chưa thống nhất.
    • Đến gần đây, vấn đề lại tiếp tục được xới lên và xem xét. Trong đó có một số nghiên cứu khá chi tiết, khảo cứu lịch sử từ Trung Nguyên, đến Trung Đông, Hy Lạp… và các ngôn ngữ tiếng Trung, Iran cổ (Sogdian), Sankrit, Hy Lạp… để chứng minh Xiongnu và Huns chỉ là một:
      + https://www.academia.edu/1476535/Huns_et_Xiongnu
      +https://www.academia.edu/2455107/Huns_and_Xiongnu_New_Thoughts_on_an_Old_Problem

    • Các vị học giả này là người Tây mà lại có thể nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử… phương Đông là rất giỏi. Tuy nhiên, vì không phải là người trong cuộc nên họ không biết được là:
      + Chữ Hung匈 mà đọc là Xiong, thì đó là âm Bắc Kinh, và là âm đọc sai, không chuẩn! (tương tự như những chữ Hạ夏 bị đọc thành Xia, và Hy羲 bị đọc thành Xi)
      + Chữ Hung匈 ngày nay tiếng Việt đọc là Hung, tiếng Quảng đọc là Hung, tiếng Mân Nam là Heng/ Hiong (nguồn: https://en.wiktionary.org/wiki/匈#Chinese). Như vậy, tiếng Việt và các phương ngữ trên đều đọc đúng, còn tiếng Bắc Kinh là đọc sai.

    • Như vậy, vấn đề đã có thể được giải quyết dễ dàng hơn rất nhiều nếu họ, cũng như rất nhiều người khác không tưởng lầm rằng tiếng Bắc Kinh là ‘tiếng Hoa’ chuẩn! Tiếng Việt và tiếng Tàu 1f642Tiếng Việt và tiếng Tàu 1f642
    • Vì vậy, tôi khuyến cáo các nhà nghiên cứu Tây phương khi nghiên cứu cổ ngữ, lịch sử của vùng đất Trung Nguyên thì nên tiếp cận theo hướng tiếng Hán Việt, tiếng Nôm, rồi sau đó là tiếng Quảng, tiếng Tiều… thay vì nghiên cứu bằng tiếng Bắc Kinh, sẽ phát sinh những vấn đề nan giải không đáng có

      Hôm nay: 26/4/2024, 11:37 pm