Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


  Lâm Ấp và Giao Châu (phần 3)                     Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



  Lâm Ấp và Giao Châu (phần 3)                     Flags_1



2 posters

    Lâm Ấp và Giao Châu (phần 3)

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

      Lâm Ấp và Giao Châu (phần 3)                     Empty Lâm Ấp và Giao Châu (phần 3)

    Bài gửi by Admin 28/8/2015, 9:01 am

    Về Sĩ Nhiếp người cùng thời có thư mô tả như sau:
    Giao Châu Sĩ phủ quân đã học vấn sâu rộng lại thông hiểu chính trị, trong thời buổi đại loạn, giữ vẹn được một quận hơn hai mươi năm, bờ cõi không xảy ra việc gì, dân không mất nghiệp, những bọn khách xa đến trú chân đều được nhờ ơn, dẫu Đậu Dung giữ đất Hà Tây cũng không hơn được… Anh em ông làm quan coi quận, hùng trưởng một châu, ở lánh ngoài muôn dặm, uy tín không ai hơn. Khi ra vào thì đánh chuông khánh, uy nghi đủ hết; kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi sát bánh xe để đốt hương thường có đến mấy mươi người; vợ cả, vợ lẽ đi xe che kín, bọn con em cưỡi ngựa dẫn quân theo hầu, người đương thời ai cũng quý trọng, các man di đều sợ phục, dẫu Úy Đà (Triệu Đà) cũng không hơn được.
    Người Hồ đi theo xe Sĩ Nhiếp đốt hương ở đây là người Hời hay người Chăm, của đất Hồ Tôn từ thời Hùng Vương. Các Man Di đều sợ phục…
    Những mô tả trên cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa Giao Châu Sĩ Nhiếp và vùng đất Hời ở Nam Trung Bộ. Các thái thú các quận của Giao Châu cũng là họ hàng của Sĩ Nhiếp, bao gồm cả quận Nhật Nam, nơi khởi lập của Lâm Ấp.
    Năm 226 Sĩ Nhiếp mất, thọ 90 tuổi. Nhà Ngô muốn tập trung quyền lực của mình ở Giao Châu, xóa bỏ quyền tự trị của họ Sĩ, nên đã chia Giao Châu thành 2 phần, là Giao Châu ở phía Nam và Quảng Châu ở phía Bắc, cử 2 thứ sử mới đến cai trị, đẩy Sĩ Huy, con Sĩ Nhiếp đi cai quản 1 quận xa. Sau khi Sĩ Huy bị giết 2 châu này lại nhập lại thành Giao Châu như cũ, thể hiện rõ sự chia tách này là nhằm phế truất quyền lực của họ hàng Sĩ Nhiếp.
    Đây là một sai lầm lớn của nhà Ngô, đặc biệt là việc Lữ Đại đã lừa giết Sĩ Huy. Hành động này đã phá vỡ liên minh 3 vùng Đông Giao Châu, Tây Giao Châu và Trung Bộ Việt đã hình thành từ thời Khu Liên, dẫn đến tình trạng bất ổn ở Giao Châu và sự đánh phá, phục thù liên tục của họ Phạm từ miền Trung sau này. Bắt đầu từ đây khái niệm Lâm Ấp mới bó hẹp là chỉ khu vực miền Trung Việt do họ Phạm cai quản.
    Khởi nghĩa của anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh mà chính sử cho là nổ ra vào thời gian này ở Cửu Chân thực ra là đã nhầm lẫn giữa 2 sự kiện. Triệu Quốc Đạt là Khu Liên (Khu Đạt), người đã chống quân Đông Hán ở Cửu Chân, lập nước Lâm Ấp từ vùng Tượng Lâm đổ về phía Nam. Còn sự phản kháng nhà Ngô sau khi Sĩ Nhiếp mất ở Giao Châu – Cửu Chân là của con cháu Sĩ Nhiếp họ Phạm khi nhà Ngô phế bỏ quyền tự trị của dòng họ này.
    Mất đi người lãnh đạo có uy tín và công đức như Sĩ Nhiếp, Giao Châu dễ dàng lâm vào cảnh bạo loạn. Năm 263, khi Ngụy diệt hậu duệ của Lý Bí (Lưu Bị) ở phía Bắc, viên lại Lã Hưng giết chết thái thú Giao Châu là Tôn Tư, giành quyền cai trị. Sau đó Lã Hưng theo về nhà Tấn. Phần phía Nam Giao Châu rơi vào tay Hán tộc. Một phần đất Giao Châu nhà Ngô còn giữ được ở phía Bắc buộc phải tách ra thành Quảng Châu.
    Nhà Ngô tìm cách chiếm lại Giao Châu nhưng mấy lần đều thất bại, thậm chí còn mất thêm quận Uất Lâm của Quảng Châu. Phải tới năm 269, tướng Ngô là Đào Hoàng mới thắng trận một cách vất vả, giành lại được Giao Châu và Cửu Chân từ tay quân Tấn. Nhà Ngô phong cho Đào Hoàng làm Giao Châu mục.
    Đặc biệt đáng chú ý là việc Đào Hoàng mở mang đất đai cho Giao Châu. Tấn thư kể: Vũ Bình, Cửu Đức, Tân Xương đất đai hiểm trở, Di Lão hung hãn, trải nhiều đời không phục, Đào Hoàng chinh phạt, mở đặt 3 quận, cùng với Cửu Chân thành hơn 30 huyện.
    3 quận mới lập này của Giao Châu được Đào Duy Anh xác định như sau: Vũ Bình là phía Nam vùng Tây Bắc Việt, nơi có huyện Phong Khê đời Hán. Tân Xương là phía Bắc vùng Tây Bắc, nơi có thành Văn Lang. Còn Cửu Đức là vùng Nghệ An.
    Đào Hoàng đã thảo phạt ai để mở 3 quận mới? Theo vị trí các quận trên thì vùng Tây Bắc Việt không thuộc Giao Châu thời trước Đào Hoàng, cũng không thuộc đất đai của nhà Tấn. Đây chính là vùng đất người Di Lão do Mạnh Hoạch cai quản. Còn chuyện thảo phạt đất Nghệ An đặt quận Cửu Đức cũng lạ kỳ. Vì như vậy thì ra vùng đất từ Thanh Nghệ đổ vào Nam không hề thuộc Giao Châu thời Ngô, mãi tới Đào Hoàng mới mở thêm được 1 quận ở quãng Bắc Trung Bộ. Tức là quận Nhật Nam không thể là vùng Trung Bộ Việt như đang được định vị.


      Lâm Ấp và Giao Châu (phần 3)                     Thoi-Dao-Hoang
    Vị trí các quận Giao Châu thời Đào Hoàng.

    Sự kiện Đào Hoàng đánh người Di Lão mở 3 quận Vũ Bình, Cửu Đức, Tân Xương đã chứng tỏ đây vốn là khu vực đất đai thuộc Nam Triệu – Mạnh Hoạch quản lý. Nhà Ngô đã loại bỏ con cháu Sĩ Nhiếp, tấn công Mạnh Hoạch ở Tây Bắc và Thanh Nghệ, tiến sát vào vùng đất Lâm Ấp từ Hoành Sơn đổ về Nam của Phạm Hùng. Đất đai của nhà Ngô được mở rộng nhưng liên minh chống Hán hình thành từ thời Lâm Ấp – Khu Liên đã hoàn toàn bị phá vỡ. Đó là điều đau xót khi vì những lợi ích mâu thuẫn riêng mà nhà Ngô đã quên mất giặc ngoài của người Việt là Hán tộc, đang là nhà Tấn ở phương Bắc. Tấn là từ phiên thiết Tây Hán, chỉ rõ một triều đại của người Hán.
    Từ góc độ người dân Việt ở Giao Chỉ thì Đào Hoàng là một vị châu mục có công đức lớn, đã giải phóng Giao Châu khỏi sự thống trị của Hán tộc (Tấn). Chính vì vậy mà khi Tôn Hạo định thuyên chuyển Đào Hoàng đi làm đô đốc Vũ Xương, dời đến Hợp Phố đã có nghìn người Giao Châu xin cho Hoàng ở lại. Tôn Hạo bèn cho Đào Hoàng ở lại Giao Châu.
    Năm 280, nhà Tấn đem quân diệt Ngô, hạ Kiến Nghiệp, bắt sống Tôn Hạo. Tôn Hạo đích thân viết một bức thư khuyên Đào Hoàng quy thuận nhà Tấn. Đào Hoàng khóc suốt mấy ngày, sau cùng mới chịu, sai sứ đưa ấn bao về Lạc Dương. Nhà Tấn cho ông giữ nguyên chức cũ, lại ban tước Uyển Lăng hầu, Quan quân tướng quân.
    Một vị tướng người Việt, đã vất vả giành giật Giao Châu từ tay quân Tấn, nay lại phải đầu hàng, thật đau xót, mới phải khóc suốt mấy ngày trước khi nộp lại ấn tín. Thời thế đã thay đổi. Đào Hoàng không thể theo gương Sĩ Nhiếp mà chống lại nhà Tấn nữa khi Ngô chủ đã hàng. Nhưng ông cũng đã tiếp tục giữ yên Giao Châu trong thời gian tiếp theo, không để nhà Tấn áp bức ở khu vực này.
    Tấn thư còn ghi chuyện vua Tấn muốn giảm quân đội ở Giao Châu, Đào Hoàng dâng sớ nói:
    Giao Châu khuất nẻo riêng một miền, chen vào giữa núi và biển, ngoài cách với Lâm Ấp chỉ có bảy trăm dặm. Tướng Di là Phạm Hùng mấy đời làm giặc lẩn lút, thường cướp phá trăm họ. Lại kết liên với Phù Nam, hăng vào quấy rối: nào đánh phá quận – huyện; nào giết hại quan, dân… Tôi khi xưa được nước cũ kén dùng, đóng quân ở miền Nam có hơn mười năm. Tuy trước sau đánh dẹp, giết được bọn Cừ Khôi nhưng trong núi, thẳm, hang cùng, vẫn còn có những quân nấp náu. Vả lại đám quân của tôi coi, vốn có hơn tám nghìn người. Đất miền Nam nóng ẩm, phần nhiều có khí độc. Lại thêm liên năm đánh dẹp, chết mòn mãi đi, hiện nay còn có hai nghìn bốn trăm hai mươi người. Nay bốn biển hỗn đồng, không đâu là không thần phục. Cố nhiên nên cuốn giáp, bỏ gươm chăm về lễ, nghĩa. Nhưng người trong châu này, chán chuyện yên vui thích gây họa loạn! Lại bờ biển phía nam Quảng Châu vòng quanh hơn sáu nghìn dặm, không chịu tòng phục đến hơn năm vạn nhà! Cùng với những bọn bất kham ở Quế Lâm cũng đến vạn nhà nữa! Đến như bọn chịu gánh vác việc quan, chỉ có hơn năm nghìn nhà. Môi răng của hai châu, vững được chỉ trông nhờ quân lính. Lại Ninh Châu. Hưng Cổ, tiếp giữ thượng lưu, cách quận Giao Chỉ nghìn sáu trăm dậm. Đường thủy, đường bộ đều thông. Giữ gìn lẫn cho nhau. Quân trong châu chưa nên rút bớt, để tỏ ra vẻ mảnh rẻ, trống rỗng…
    Đào Hoàng đã viện lý do trong châu hay có bạo loạn, phải đối phó với Phạm Hùng ở Lâm Ấp… nên không thể giảm quân đội. Thực ra việc chống loạn và chống Lâm Ấp chỉ là một phần sự thật. Điều chính là Đào Hoàng không chịu giảm quân để duy trì vị thế tự trị của Giao Châu trước nhà Tấn. Vua Tấn đã không đạt được mục đích khi định hạn chế quyền lực của Đào Hoàng ở Giao Châu.
      Lâm Ấp và Giao Châu (phần 3)                     P1150393-2

    Trán bia Tấn cố sứ trì tiết quan quân tướng quân Giao Châu mục Đào liệt hầu.

    Năm 300 Đào Hoàng qua đời, người cả châu kêu khóc như chết mất cha mất mẹ. Người dân ở Giao Châu lập miếu thờ Đào Hoàng tại thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh, ngay cạnh thành Luy Lâu, trị sở của Giao Châu lúc đó. Tại đây còn lưu giữ được tấm bia chữ Hán cổ nhất Việt Nam mang tiêu đề Tấn cố sứ trì tiết quan quân tướng quân Giao Châu mục Đào liệt hầu. Mặt trước bia khắc niên hiệu Kiến Hưng thứ 2 (314), thời Tấn.

      Lâm Ấp và Giao Châu (phần 3)                     Mieu-d10

    Miếu thờ Đào Hoàng ở thôn Thanh Hoài, Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh.

    Câu đối ở miếu thờ Đào Hoàng tại thôn Thanh Hoài:
    威徳青藩吴北牧
    恩施赤子越南慈
    Uy đức thanh phiên Ngô Bắc mục
    Ân thi xích tử Việt Nam từ.
    Dịch:
    Ngô Bắc mục oai đức rạng phiên
    Mẹ Việt Nam ơn bày con đỏ.
    Tục thờ Giao Châu mục Đào Hoàng như vậy vẫn còn tới nay. Người Việt hoàn toàn đúng khi coi vị châu mục này như từ mẫu, và thờ cúng hương hỏa không ngớt. Đào liệt hầu là người đã giải phóng Giao Châu khỏi tay nhà Tấn và duy trì sự yên ổn, tự trị cho vùng đất này ngay cả sau khi đã phải hàng Tấn.

    baogianghansy likes this post

    avatar
    baogianghansy


    Tổng số bài gửi : 18
    Join date : 30/10/2021

      Lâm Ấp và Giao Châu (phần 3)                     Empty Re: Lâm Ấp và Giao Châu (phần 3)

    Bài gửi by baogianghansy 15/12/2023, 6:54 pm

    Chủ đạo Việt chưa bao giờ bị gián đoạn ngay cả khi Vương Quốc Thiên Hạ chỉ còn là một Quận.

      Hôm nay: 8/5/2024, 2:08 pm