Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Tóm lược  sử nước Nam  - phần 1 Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Tóm lược  sử nước Nam  - phần 1 Flags_1



    Tóm lược sử nước Nam - phần 1

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Tóm lược  sử nước Nam  - phần 1 Empty Tóm lược sử nước Nam - phần 1

    Bài gửi by Admin 9/7/2015, 12:45 pm

    Nước của người họ Hùng  còn gọi là Hữu Hùng quốc là lúc khởi đầu Thiên hạ chỉ có miền đất gọi là ‘ chỗ giữa ‘ , tư liệu ghi chép bằng chữ Nho đọc theo lối đọc của người Hán  lộn ngược  thành ra ‘Giao chỉ ‘ .

    Đất ‘Chỗ giữa’ phần  ở về hướng Xích đạo gọi là đất màu đỏ chép bằng chữ nay đọc là  Đào , đất Đào , châu Đào cũng gọi là đất Cao .Phần ở hướng ngược lại gọi là đất Thường , thường nghĩa là bình thường , thường thường không phải là chữ Thường trong thường hằng , đọc sai đi thành ra Đường , tư liệu cổ viết khởi thủy thiên hạ có đất hay châu Đào Đường tức đất Đào và đất Đường là thế .

    Sử thuyết Hùng Việt xác định đất Đào là vùng Thanh Nghệ Tĩnh và đất Thường hay Đường là vùng lưu vực sông Đà ngày nay khi ấy chưa hình thành đồng bằng Bắc bộ mà còn là vùng đầm lầy của sông gọi là đất ‘giồng’   , tư liệu Hán văn viết thành đầm Vân và đầm Mồng , thực ra Vân mồng thiết vồng cũng đọc là giồng nghĩa là vùng đất còn bị nước vây bọc , lịch sử Trung hoa đã bị đám phù thủy chữ nghĩa  gây rối loạn  bằng thủ pháp ....thay từ gốc bằng  phiên thiết Hán văn khiến cho người đọc không thể nhận ra thông tin địa lí mang trong bản thân Từ gốc .

    Thời Sơn tinh – Thủy tinh của truyền thuyết Việt tức  thời ông Đại vũ trị thuỷ trong cổ sử Trung hoa là thời hình thành Đồng bằng Bắc bộ , đất Vân – Mồng thiết Giồng thành ra đồng ruộng ; Thượng Thư chép : đầm Vân đầm Mộng nay đã trồng trọt được ...

    Thủ lãnh cộng đồng sống trên đất Đào là ông Cao Giao (giao – giữa), cầm đầu người đất Thường là ông Giao Thường trong cổ sử Trung hoa là đế Đường Nghiêu , người Việt gọi là đế Nghi , Thời kì trung tâm đất nước chuyển về đất Thường cổ sử Việt gọi là thời Nam triều và đế Nghi hay  Đường Nghiêu được tôn là Nam bang triệu tổ  (Triệu > chậu > chủ > chúa).

    Sử thường viết đi liền 2 triều gọi là thời Đường – Ngu , Ngu chỉ triều đại Ngu Thuấn , Ngu biến âm của ‘ngay’ trong ‘ngay thẳng’ chỉ nét thẳng phương Nam đối lập  ‘cong vòng’ của hướng Xích đạo , Ngu Thuấn còn có tên là Diêu trọng Hóa cũng là Diêu Trùng Hoa , trọng Hóa không hiểu mang nghĩa gì nhưng chắc chắn Diêu là biến âm của Giao tức Giữa và hóa là hoá thành .

    Sau Ông Giao Thường và ông Diêu trọng Hóa đến đời ông  Đại Vũ sử Trung hoa gọi là tổ nhà Hạ , Đại Vũ muốn chuyển giao chức thủ lãnh lại cho ông Cao Giao nhưng ông Cao Giao đã mất  nên ngôi thủ lãnh định truyền cho ông bá Ích là con ông Cao Giao .

    Đại Vũ vua lớn là tên ‘chữ’ còn tên ‘Nôm’ của ông là Cao Mật , chính xác là Cao Một tiếng Việt  nghĩa là vua chúa đầu tiên của vương quốc Thiên hạ .

    Ông Khải hay Khởi con ông Giao Thường không tuân theo di mệnh của cha mà dựa vào tộc người phía Nam xưa (nay lộn ngược gọi là Bắc) là tộc Lạc - nác - nước (Dịch tượng chỉ phương Nam – Nom) và tộc Long ở phía Đông , hậu duệ của  Kinh Dương vương và Long nữ tranh ngôi vua với ông Bá Ích khiến ông bá Ích phải tránh đi  dẫn dân mình lưu vong , sử viết ...sau 5 lần dừng chân cuối cùng định cư ở Kì sơn nay thuộc Qúi châu .

    Đây là cuộc phân tranh đầu tiên trong lịch sử Hữu Hùng quốc truyền thuyết Việt ghi nhận là cuộc chiến Hùng – Thục lần thứ 1 với chiến thắng của Hùng vương , cổ sử gọi vua là Lạc – Long quân tức thủ lãnh 2 cộng đồng phía Nam và phía Đông  xưa, truyền tích đạo Mẫu gọi là Vua cha Bát hải động đình  (Bát hải nghĩa là biển Đông , Động – [đình hồ] cũng nghĩa là biển Đông) .

    Ông Khởi (khởi đầu) viết sai thành Khải đã lập nên vương triều đầu tiên của Thiên Hạ gọi là nhà Hạ dân gọi là Hoa Hạ còn chiếu theo cổ sử phải gọi là nước Lạc Long  vì phải có nước Lạc Long thì mới có Lạc Long quân  , ông tôn cha là Đại Vũ (nghĩa là ông ‘vua lớn’) làm tổ các vương triều cai trị Thiên hạ (thường hiểu sai là tổ nhà Hạ nên còn gọi là Hạ Vũ ) cuộc chiến Hùng – Thục lần I kéo dài cả mấy trăm năm cho đến khi 1 vị vua nhà Hạ chế ra được loại áo giáp chống lại cung tên của người Di Hạ con cháu ông Ích thì người Di mới quy thuận chấm dứt chiến trận non sông liền 1 giải , Hoa – Di cùng 1 thiên hạ nhưng phân ra : Hoa ở Trung quốc còn Di ở tứ phương  .

    Triều Hạ truyền đến Hạ Kiệt vô đạo  thì dứt , vua Thành Thang người có thánh đức kiến lập nhà Thương , thương nghĩa là màu xanh , theo Dịch học là phương Đông .

    Đất Giao chỉ – chỗ giữa được vua Thành thang phong cho thứ nam gọi là nước Cao biến âm của cửu số 9 , cổ sử Trung hoa ‘bị’đời sau dịch sang Hán văn là nước Sùng (sùng cũng là cao) truyền được 5 đời chúa : Nghiêm - Tôn - Huề - Quyền - Cầm , Sùng Lãm là vị chúa sau cùng của đời Sùng Cầm , cổ sử Trung hoa gọi là Sùng hầu Hổ .

    Nhà Thương truyền đến vua Bàn Canh kinh đô sau cùng ở phía nam (nay) Trường giang là thành ‘can Tân’ thì Bàn Canh dẫn dân vượt Trường giang đến kinh đô mới ở Bắc (nay) Trường giang  là Bàn Canh long thành , người Hán cố ý bỏ đi chữ Canh để phi tang bằng chứng  nên chỉ còn chép là Bàn long thành , (can Tân chỉ hướng Bắc xưa và can Canh chỉ hướng Nam – nước theo thập can của Dịch học ) , Sử gia Tàu trơ trẽn đảo ngược thành ra ...nhà Thương vượt Hà truyền bá văn minh xuống phía Nam ....từ đó gọi là nhà Thương Ân có khi gọi tắt là nhà Ân ...mập mờ , thực ra Ân – Ơn ở đây chỉ có nghĩa là số 2 đồng nghĩa với nhị – nhì , nhà Thương Ân nghĩa chính xác là nhà Thương thứ II mà thôi .

    Ngày nay khoa học xác định phần lớn dân nhà Thương chủ yếu mang di tố cha là O3 gốc gác từ người Hmông , người bắc Trường giang di tố cha vẫn là o3 nhưng so với người Nam Trường giang thì di tố của dòng mẹ khác nhau . Cổ sử viết ...Bàn Canh dời đô qúy tộc nhà Thương không đồng tình , vua dẫn dân và lính vượt sông đến đất mới lập nên nhà Thương Ân ..., sử viết vậy ta có thể hiểu lính tráng và dân theo Bàn canh đến đất mới lấy vợ bản địa sinh con đẻ cái ....mấy ngàn năm sau thì tạo ra sự khác biệt về di tố theo dòng mẹ  như đã biết .

    Các vua  Thương Ân có công rất lớn trong việc mở rộng Thiên hạ ngoài việc vượt Trường giang mở ra 1 trời mới đất mới cho người họ Hùng  , Kinh Dịch viết ....Cao tông phạt Qủy phương là chỉ việc nhà Thương Ân mở rộng thiên hạ về phía Tây Trung hoa ; qủy là biến âm củu (số 9 Dịch tượng chỉ phía Tây , bát – số 8 chỉ phía Đông) tức cả 1 giải đất mênh mông từ Tứ xuyên tới Thiểm tây ngày nay  , công đầu trong việc Tây tiến thuộc về Vương Qúy nghĩa là chúa vùng Qúy châu ; Kinh Dịch viết Cao tông ưu ái 1 ngày triệu kiến bàn việc nước tới 3 lần ...; con của Vương Qúy là Cơ Xương được vua Thương Ân phong làm Tây bá hầu ; toàn quyền cai quản miền Tây thiên hạ , Nhà Thương Ân truyền tới vua Trụ thì sụp đổ .

    Tây bá Hầu được cổ sử Việt gọi là Thục vương (nghĩa là chúa đất phía Tây) kiến lập nước Âu – Lạc tức nước của người Ai lao di ở Tây Nam Trung hoa và người Lạc Việt (ai lao thiết âu)  , sau ‘Thục vương tử’ Cơ Phát người Việt gọi là Thục Phán diệt Trụ Kiến lập triều đại Châu , Cơ Phát  tôn phong cha tước Châu Văn vương , thường  gọi là Văn vương tức Văn lang trong lịch sử – văn hóa  Việt , nước do Văn lang kiến lập cũng gọi là nước ‘Văn Lang’ , sang thời Cơ Phát – Thục Phán Văn lang Âu - Lạc trở thành Trung hoa của Thiên hạ nhà Châu . Cổ nhân đã truyền lại  thông tin rất rõ ràng về lãnh thổ nước Văn lang , Viết theo địa danh Trung quốc thì :Bắc giáp Động đình hồ , Nam giáp nước Hồ Tôn , Tây giáp Ba Thục , Đông giáp  Nam Hải tức các tỉnh Qúy châu Vân Nam Quảng Tây cộng với Bắc và Bắc Trung Việt ngày nay .

    Châu Văn vương là 1 trong tứ thánh Dịch học nên còn có tên là An – Dương vương tức do Âm – Dương vương biến ra .

    Nhà Châu là thời hình thành cốt lõi nền văn minh Trung hoa còn ảnh hưởng đến tận ngày nay gọi chung là nền văn minh phương Đông đặt căn bản trên Dịch lí , vương pháp thì theo Phụ đạo , văn hóa vật thể tiêu biểu là Trống đồng  , nhà mái cong .v.v.

    Nước Văn lang kinh đô ở Phong châu , sử Trung hoa gọi là đất Phong , sau Châu Vũ vương thành thiên tử của Thiên hạ đời đô về đất Kiểu – Cửu tức phía Tây có thể là Côn minh ngày nay , chính xác phải gọi là Côn Ninh , côn là vua , Ninh vương là tước hiệu của Châu Vũ vương .

    Khoảng năm 770 trước sức ép của rợ Khuyển Nhung Châu Bình vương lại dời đô về đất Phong như câu thơ :

    Kiểu ngoại bách Man (Việt)  hoàn Cổ Lũy (Loa ) .

    Đông đô nhà Châu rất có thể chính là Đông đô Hà nội ngày nay chính là thời mà khảo cổ học Việt nam gọi là thời văn hóa Đông sơn .

    Nhà Châu cũng bắt đầu thời ‘phong tước kiến địa’ , thiên hạ hình thành Trung quốc và  trăm nước chư hầu  sau thời  ‘thuộc  Hãn’ dân  các nước chư hầu vùng Hoa Nam được gọi là Bách Việt tức trăm giống “Việt - diệt - nhiệt – vùng nóng”  đối lại với Trung nguyên ở 2 bên bờ Hoàng hà đã bị nòi Liêu - Hán  chiếm gọi là Bách Mun - Man hay Nam Man tức các nước dòng Mông – Mãn gọi chung là rợ Hồ phía Bắc Trung quốc ngày nay (hung nô thiết hồ)  .

    Chư hầu Tần ở Tứ xuyên  trở nên hùng mạnh bắt đầu ý đồ bá chủ Thiên hạ bằng mưu toan cho  con Tần vương  là Doanh tử Sở cầu hôn công chúa nhà Đông Châu là Mị châu và Tử Sở được gửi rể ở kinh đô Đông châu ..., sự việc được dân gian tiểu thuyết hóa thành truyện tình đẫm lệ Trọng Thủy – Mị Châu , nhà Châu mất nước , sử Việt sai lầm chép Trọng Thủy là con Triệu Đà vua Nam Việt ...thế là dòng sử Việt lệch hướng xa dần không còn thông tin để móc nối với lịch sử Trung hoa ...sự thể mấy ngàn năm sau mới nhận ra ..., Nhà Tần lấy hành Thủy làm hành chủ đạo , trọng chỉ ra sự thể Tử Sở là con trai thứ II theo thứ tự mạnh - trọng - qúy  , từ kép Trọng thủy đã điểm mặt chỉ tên : Trọng Thủy là con trai thứ II của  Tần vương (hành thủy) , Mị châu là con gái vua Châu thì nghĩa đã qúa rõ khỏi phải luận hay suy gì cả (lang là con trai vua , mị là con gái vua) , việc Trọng Thủy lừa Mị Châu ... cho ra đời 2 chữ Sở khanh trong dân gian Việt cũng là 1 bằng chứng cho sự việc . Tần diệt nhà Châu năm 256 còn trong sử Việt Triệu Đà diệt An Dương vương chiếm nước Âu Lạc năm 257 cũng là 1 bằng chứng sáng gía (vênh nhau 1 năm có thể là do dùng 2 loại lịch khác nhau).

    Tần là tên nước không phải họ , cũng như Triệu là biến âm của chủ – chúa tiếng Việt hay Chậu tiếng Thái – Lào nghĩa là vua chúa mà thôi , sử gia Việt đã lẫn chữ Triệu vua Tần với Triệu Đà ,Tần thủy hoàng là Triệu Chính nên mới nên cớ sự , thực ra Tổ tiên nhà Tần mang họ Đinh , chính là họ Đinh của Đinh tiên hoàng vua Việt , Tiên hoàng  Thuỷ hoàng cùng 1 nghĩa vua đầu mà thôi .

    Sử Việt có tới 3 triều Đinh

    ·  Nhà Tiền Đinh với vua Đinh tiên hoàng dẹp loạn 12 xứ quân thống nhất giang sơn ; trong sử Trung hoa là triều Tần của Tần thủy hoàng .

    ·  Nhà Đinh vua Đinh Hoàn sử Trung hoa gọi là Cao tổ Vũ vương Vũ văn Ung nhà Bắc Châu thời Trung hoa phục sinh.

    ·  Nhà hậu Đinh của Đinh bộ Lĩnh , Đinh bộ lĩnh không phải họ tên mà là tước hiệu  nghĩa  là thủ lĩnh phần đất phía Tây nước Đại việt , Sử thuyết Hùng Việt gọi  là Lí công Uẩn III tức ông Lí làng Diên Uẩn .( Lí công Uẩn I là Lí Uyên tổ nhà Lí Trung hoa , Lí công Uẩn II là Lưu Ẩn người khởi lập nước Đại Việt đô ở Phiên Ngu – Quảng châu).

    Sau Đinh tiên hoàng – Tần thủy hoàng là cuộc Hán – Sở tranh hùng , Hán – Sở chẳng qua là cặp lưỡng phân Hên – sui , Hơn – thua , Hưng – suy , Lí Bôn – Lưu Bang thắng nên là Hưng vương – Hơn vương sử Tàu tròng tréo chữ nghĩa thành ra Hán vương , kẻ thua là sui – sở vương .

    Hưng vương đô ở thành Đại Hưng (sau là Tây An) lập nên triều đại Hiếu  (tất cả vua đều mang  miếu hiệu Hiếu) bị sử gia Hán tộc mập mờ đánh lận con đen ...đổi thành nhà Tây Hán hay Tiền Hán ... nhưng Kì lạ Lí Bôn- Lưu Bang chỉ được sử gọi là Hiếu cao tổ tức chỉ công nhận ông là người lập ra Hiếu quốc không phải là vua Thiên hạ .

    Hiếu Cao lập đô trên đất vốn là đất Hung nô trước  và  phần nào phải dựa vào đạo quân gốc người Hung nô để thắng Sở vương ,  có thể ông cũng có thê thiếp người Hung nô nên Hiếu Cao đối đãi bình đẳng không phân biệt dân gốc Hoa hay Hồ .

    Hiếu Cao mất Lữ hậu nắm thực quyền cai quản triều chính nước Hiếu  đã phá lệ phong vương cho đám cháu mình và bố trí vào những chức vụ quan trọng  ...triều đình chia làm 2 phe : phe cựu thần thời Hiếu Cao và phe con cháu họ Lữ ..., lên đến cao độ khi Lữ hậu chết ‘súng ống’ nổ ra ... phe họ Lữ sử gọi là Lữ gia thất bại ở kinh đô nhưng làm chủ phía Nam tôn 1 con hay cháu Lí Bôn làm vua lập nên triều đình phía Nam đô ở Quảng châu đối chọi với phía Bắc sử gọi là nước Nam Việt và thật  lạ kì  Lí Bôn được sử công nhận là ông tổ nướcNam Việt đồng thời là vua thiên hạ với tước hiệu Triệu Vũ đế  trong khi ở nước Hiếu phải đến khi Lưu triệt làm vua 141-87 TCN đánh bại Nam Việt thống nhất Thiên hạ Lưu Triệt mới được gọi là Hiếu vũ đế tức nhà Hiếu từ Lưu Triệt về sau mới được công nhận là chủ thiên hạ  .

    Vương Mãng cướp ngôi nhà Hiếu có chính sách phân biệt chủng tộc , Hạ cấp các vua Hung nô chư hầu từ tước vương xuống tước hầu , triệt để nhất là cấm người họ Lưu làm quan ...sử viết thế thực chất là coi người Liêu (liêu > Lưu) là dân bị  trị không được bình đẳng với người Trung hoa .

    Vương Mãng nhà Tân là vua cai trị duy ý chí , cứ theo ý định của mình bất kể chuyển biến khách quan của xã hội , muốn đi đường tắt tới 1 xã hội đẹp tốt như mơ ...cuối cùng lôi dân chúng xuống địa ngục ...., oán thán khắp nơi cộng thêm với thiên tai mất mùa khiến tình hình xã hội trở nên cực kì rối loạn , lợi dụng cơ hội này bọn người Liêu ngoại chủng kết bè lập ra đám cướp núi dân Trung hoa gọi là ‘Lục lâm thảo khấu’.

    Đắc thời ...giặc cỏ chiếm được kinh đô Trường an giết Vương Mãng lập nên Hãn quốc đầu tiên của rợ Hồ , vua là Canh Thủy đế , Lục lâm thào khấu trở thành Hán quân .

    Trung hoa không có vua Vương Mãng chỉ có vương mãn , đấy là tên bị đám ‘ caọ sử gia’ tráo đổi bằng từ  phiên thiết ; vương mãn thiết vãn tiếng Việt nghĩa là hết – chấm dứt , chính vì điều này Sử thuyết Hùng Việt cho nhà Tân là Hùng triều thứ 18 , Vương Man là Hùng Duệ vương .

      Hôm nay: 27/4/2024, 3:29 am