Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Vua Dịch học vua trống đồng .  Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Vua Dịch học vua trống đồng .  Flags_1



    Vua Dịch học vua trống đồng .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Vua Dịch học vua trống đồng .  Empty Vua Dịch học vua trống đồng .

    Bài gửi by Admin 21/10/2013, 10:52 am

    Vua Dịch học vua trống đồng . 

    Lịch sử Dịch học ghi nhận  Dịch học  trải qua 4 giai đoạn với Tứ thánh mới hoàn tất .

    ·        Thánh Phục Hy :

    Tục truyền đời vua Phục Hi , có con Long Mã, hiện ra nơi sông Mạnh Hà, trên lưng có mang một hình đồ, và vì vậy gọi là Hà thư  (Đồ).
    Hà thư (Đồ) nguyên thuỷ có 55 điểm đen trắng , phân phối như sau:
     
    Vua Dịch học vua trống đồng .  Image010
     
    Vua Phục Hi, nhân đó tạo ra Tiên Thiên Bát Quái và Lục Thập Tứ Quái.
    Như vậy thánh Phục Hy đã tạo ra Dịch học nút số và đồ hình Hà thư (đồ), từ dịch học nút số  sau mới thay nút bằng những vạch tạo ra Dịch học vạch quẻ , vạch liền thay cho nút trắng , vạch đứt thay cho nút đen .
    Kết thúc thời thánh Phục Hy thì Dịch học đã có đủ Hà Thư – Lạc Đồ và 64 quẻ Trùng , giai đoạn này  chắc các dịch tượng  và đồ Hình đã có đủ tên tuổi nhưng tất cả  chỉ được ghi nhớ  và truyền khẩu  .
    *Thánh Văn vương :
    Văn vương là người đầu tiên viết  về Dịch lý tức đặt nền móng cho nền Dịch học , Văn vương đã thêm vào quẻ Dịch  Quái từ hay Thoán từ dẫn giải ý nghĩa của quẻ ,64 quẻ là 64 vấn đề của cuộc sống hợp thành 32 cặp quẻ nhân qủa hoặc đối ứng để con người có thể từ 'qủa' suy ra ' nhân' mà xử lý rốt ráo vấn đề tận cái gốc phát sinh   , điều này khiến cho Dịch học trở nên thiết thân trong đời sống  xã hội không còn chỉ là những suy tưởng cao siêu của triết gia  tít 9 tầng mây.
    ·        Thánh Châu công :
    Văn vương đã đặt ra 64 vấn đề trong đời sống cộng đồng .
    Dịch là cái học về sự biến đổi , Châu công chia sự chuyển biến đặt ra trong các quẻ thành 6 giai đoạn gọi là 6 hào (lục vị thời thành) , ở mỗi hào Châu công đặt hào từ để mô tả diễn biến hoặc đưa ra những chỉ dẫn cần thiết phải làm để xử lý vấn đề phát sinh.
    ·        Thánh Khổng tử :
    Vị Thánh Dịch thứ tư  Khổng Tử đã soạn ra : Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Thoán truyện có hai thiên: Thượng Thoán và Hạ Thoán; Tượng truyện có hai thiên: Thượng và Hạ Tượng; Hệ từ cũng có hai thiên: Thượng Hệ và Hạ Hệ; tất cả mười thiên, thường gọi là Thập dực (mười cánh). Phạm vi đề cập của Thập dực rất rộng nhưng không ra ngoài chữ ‘Dịch’ , bao gồm từ phương pháp luận tới lịch sử hình thành Dịch học , từ diễn gỉai tán dương Dịch học tới chỉ dẫn cách học Dịch , cách suy nghĩ theo Dịch và sau cùng là chỉ cách  vận dụng Dịch lý để giải quyết những nảy sinh trong cuộc sống tức phần  Ứng dụng thực tế của Dịch học ,Với thánh Khổng thì 64 quẻ Dịch là 64 điều ...quân tử dĩ...để dẫn dắt cộng đồng , khiến cho xã hội ngày 1 thêm tốt đẹp văn minh .
    Với tứ Thánh và  trải qua 4 giai đoạn cuối cùng là Thánh Khổng  Dịch học đã hoàn tất và được gọi là Kinh Dịch , kinh quan trọng nhất trong Ngũ kinh gói gọn linh hồn văn minh Trung hoa cổ đại còn truyền mãi đến ngày nay .
    Dịch sử viết như thế , nhưng xét ra thì  : Văn vương – Châu công mới là 2 nhân vật có thật đã được ghi chép trong  sách sử còn với thánh Khổng thì di sản văn hóa của ‘Vạn thế sư biểu’ để lại cho hậu thế qúa đồ sộ đương nhiên sự hiện hữu của ngài là sự thật không phải bàn xét  ...; về Thánh Phục Hy người đặt nền móng cho Dịch học...  Hệ từ hạ truyện đức Khổng tử viết :
    Ngày xưa vua Phục Hy ...ngẩng lên xem tượng trời , cúi xuống xét nét đất ....gần thì lấy ngay bản thân mình xa thì xem xét  nơi các loài vật...nghiệm ra : chốn nào cũng có Âm – Dương , Tiêu – Trưởng ...., dựa vào đấy ngài vạch ra Bát quái hay 8 quẻ ....Nhưng vua Phục Hy chỉ là 1 nhân vật của Thần thọai tức không có thực , là nhân vật  được người đời sau tưởng tượng ra nhằm lấp đầy khoảng trống tiền sử nên việc thánh Phục Hy ngẩng lên ...cúi xuống là không thể có  ..., ý của đức Khổng thực sự phải hiểu  là : Dịch học ra đời bằng sự thực nghiệm khoa học , chiêm nghiệm thực tế  rồi tổng kết thành quy luật chứ không  tưởng tượng vu vơ mà thành , vua Phục Hy đã được ghi nhận như 1 đại  biểu cho con người trong cả 1 thời gian dài tiến hóa từ hoang dã đến văn minh trước khi có sách  Dịch học của Văn vương  , dịch học nút số và Vạch quẻ không lời là thành tựu trí tuệ của 1 cộng đồng người trong cả 1 thời gian dài có thể lên đến hàng  vài vạn năm .

    Xét như thế Vị thánh Dịch học có thật trước tiên là Văn vương nên khi nói đến vua Dịch học là nói đến Văn vương không phải vua Phục Hy , không ai khác vua Âm - Dương hay Âm Dương vương cũng là nói đến Văn vương – Cơ Xương .

    Phân tích truyền thuyết bánh Dày – bánh Chưng như trong sử thuyết và Dịch học Hùng Việt :

    Dày và chưng chỉ là biến âm của giời – trời và chăng – trăng , là bánh trời nên hình tròn , bánh trăng  nên hình vuông , tròn - vuông là  hình ảnh của Âm – Dương cũnh như vạch liền - vạch đứt , nút trắng – nút đen , khoanh – đốm .

    Hoàng tử Lang Liêu được thần mách bảo để làm ra bánh Dày - bánh Chưng tượng trưng cho vũ trụ không thời gian 4 chiều ý nói Dịch lý hay lẽ biến động là lẽ tự nhiên sẵn có từ khi có trời có đất không phải do ai làm ra , con người chỉ có thể nhận biết nhờ thần trí mách bảo .

    Bánh Dày phải dã nát để bên trong  thành 1 thể đồng nhất không dán cách và có hình tròn ý là không bờ không góc , bên trong là 1 khối đồng nhất và bên ngoài không bờ không cạnh tất cả là 1 sự liền lạc ,đấy chính là thuộc tính của qủe Kiền – trời  ;không hình ảnh không khối lượng  người ta chỉ có thể tưởng tượng ra và biểu diễn bằng nút trắng trong suốt từ Việt gọi là Khoanh rất hình tượng  .

    Bánh Chưng thì gạo nếp để nguyên gói chặt trong lá và buộc bằng lạt tre , từng hạt gạo gói vào với nhau tức vẫn gían cách , lá gói là để phân biệt trong ngoài tức cũng là gián cách , gían cách là thuộc tính cơ bản của vật chất hữu hình hữu khối  Dịch tượng trưng bởi quẻ Khôn- đất , Dịch nút số là nút đen Việt ngữ gọi là Đốm (tam Khoanh tứ Đốm) .

    Lang Liêu  nối ngôi cha làm vua tức ông vua của Dịch học Việt , là Âm Dương vương Việt . Lang là từ Việt cổ nghĩa là con trai vua , ngày nay trong  dân tộc thiểu số ở Việt nam dùng  chỉ người cầm đầu 1 cộng đồng nhỏ , lang chính là chúa là vương , Liêu không phải tên riêng  mà là 1 tộc danh , lang Liêu là chúa dòng tộc Liêu , Liêu là biến âm của Lê La Ly Lỷ Lửa , ‘sách vở’ còn lưu ở Trung quốc gọi là người Liêu tử , Liêu tử thiết Lử- Lửa  ...cuối cùng cũng là  Lửa - quẻ Ly chỉ người sống ở vùng nhiệt đới xích đạo ..., Lê Tắc đã chỉ rõ Liêu tử là giống người ở tây nam Trung quốc ... có đặc điểm văn hóa : khắc chữ nơi trán, cà răng , ... hay uống rượu sậy, thích đánh giặc, phần đông biết dùng cung nỏ, và đánh trống đồng.
    La bàn của các thày địa lý  gọi là La - Canh tức dụng cụ chỉ phương hướng 2 đầu , đầu La hay lửa hướng về phía Xích đạo và đầu Canh hay nước (món canh) chỉ hướng Bắc ngày nay (Xưa là Nam)  , Canh biến âm thành Kênh – Kinh chính là tên sắc tộc đa số ở Việt nam ngày nay còn La – Lửa là tên gọi khác của người Cam – Chăm (Cầm – Chim) , thời đế Minh dựng nước khoảng 3000 năm trước công nguyên có thể có sự hỗn cư nhiều sắc tộc  ở địa bàn đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay , Không gian  thời vua Hùng lập quốc  :đất có đất An (ôn – ấm) – đất Lạc (nác – nước) , dân có người La trên đất An , người Kênh – Mương  (Kinh – Mường) trên đất Lạc , Lạc là nác – nước nguyên thủy là danh từ riêng sau người Việt biến thành danh từ chung chỉ quốc gia , chính điều này đã giúp khẳng định về đất và người thuở họ Hùng lập quốc như trên .

    Đặc điểm văn hóa của người Liêu tử cho thấy họ chỉ có thể là người chủng Môn – Khơ me hay indonesien , thông tin mới nhất về nền văn minh Khả Lạc nước Dạ lang cổ hé lộ sự tương đồng về  văn hóa và chủng tộc giữa người Dạ lang khu vực Qúy châu và  chủng indonesien , tưởng là khoảng cách địa lý gần nhất là với người Chăm ở miền trung Việt Nam ngày nay nhưng thật bất ngờ người Khả lạc nước Dạ lang có những di vật giống hệt 1 số vật thể ngành khảo cổ đã tìm thấy ở Nghệ An Việt nam , sự kiện này khiến có nhà nghiên cứu đã đưa ra gỉa thuyết là qúy tộc nước Dạ lang  di cư sang Nghệ An khi mất nước vì ngoài Dạ lang và Nghệ an không đâu tìm thấy những vật dụng đồng thau như thế .

    Cùng 1 nền Dịch học không lẽ có đến 2 ông vua thánh tổ  ;1 Văn vương của Trung hoa và 1 lang Liêu của người Việt ?, Bánh Dày – bánh Chưng làm bằng gạo nếp khẳng định Dịch học ra đời trong vùng cư dân  trồng lúa gạo ; ngoài lang Liêu sử Việt còn có An - Dương vương , xét theo Dịch học thì An – Dương  và Âm- Dương chỉ là 1 (an – ôn – ấm – âm), chính sử Trung quốc  viết Văn vương là người Tây Di tức không phải người Trung quốc , thời nhà Hạ người sống ở Trung quốc gọi là Hoa Hạ , người sống ở ngoại vi gọi là Di Hạ , cuộc chiến Hoa – Di mấy trăm năm được ghi lại trong sử cũng cho thấy Hoa Hạ – Di Hạ ở liền vách , sử còn viết rõ ...người Di Hạ rất thạo dùng cung nỏ sau 1 vì vua nhà Hạ chế ra được  áo giáp chống được mũi tên nên nhà Hạ mới thắng , chúa Di hạ quy phục làm chư hầu nhà Hạ kết thúc phân tranh   .

    Dùng phép phiên thiết Hán văn thì :

     Di hạ thiết Dạ ; Dạ lang ở Quý châu cũng là Di – Hạ lang nghĩa là nước của chúa Di – Hạ  ; Di Hạ ở Qúy châu thì Hoa Hạ cũng không đâu xa , sử viết kinh đô nhà Hạ trung hưng là Dương thành , Dương thành ở Quảng châu còn sờ sờ ra đấy sao Sử gia Hán tộc chỉ ra Dương thành mãi đâu đâu tận Hoàng hà ?, còn nữa ...Tần thủy hoàng suôi Trường giang đến Cối kê nay thuộc Triết giang viếng mộ (đền thờ ?) vua Đại vũ tổ nhà Hạ rồi cho khắc công trạng nhà Tần vào vách núi quay ra Nam Hải , Xin hỏi...nếu lãnh thổ hà Hạ ở tận Hoàng hà thì lấy đâu ra vách núi ở Cối Kê quay ra Nam hải mà khắc với đục ?. Tóm lại về đại thể  không thể nói khác là Lãnh thổ nhà Hạ nằm ở ven biển cực nam Trung quốc ngày nay .

    Văn hóa Khả Lạc nước Di Hạ lang được định tuổi là 300 – 100 năm trước công nguyên , thế thời gian tiền Khả lạc ? , Văn hóa Khả Lạc (Ke Le) không thể bỗng dưng ở trên trời rơi xuống mà  buộc phải là sự tiếp nối của những nền văn hóa trước nó, có thể cả  1000- 2000 năm  tương tự văn minh Đông sơn tiếp nối văn minh Phùng nguyên ở Việt nam  , vấn đề là chưa tìm ra mà thôi .

    Truyền thuyết dân gian cho biết Các vua Dạ lang được gọi là Trúc vương ; phải chăng Trúc vương đã biến âm thành Thục vương trong sử Việt ?, có thể lắm chứ vì nguồn thông tin khác nói …  ‘Qúy châu bản Tây Âu – Lạc Việt chi địa’ , Qúy châu vốn thuộc đất Tây Âu - Lạc Việt xưa .

    Vua Khai sáng nhà Hạ là ông Khải đã chiếm đất của Hữu Hổ thị đặt kinh đô An ấp đày hữu Hổ thị đi tứ phương gọi là Tứ Di , hữu là biến âm của họ , Hổ là hỏa là Lửa , hữu Hổ chính là họ Lửa - kẻ La , người Liêu .

     Lang Liêu là chúa người Liêu  dòng giống Di Hạ lang – Dạ lang là vua Dịch học ?.

    Con vua Dạ lang là Trúc vương – Thục vương tử đánh chiếm Lạc Việt lập ra nước Âu –Lạc  xưng là An Dương vương - Âm Dương vương  tức vua Dịch học .

    Văn vương người Tây Di con của Vương Qúy nghĩa là  chúa đất Quý (châu) tức cũng là  Trúc vương - Thục vương chúa nước Dạ lang là Vua Dịch học .

    Tư liệu lịch sử Trung quốc chép : ‘Quý châu bản tây Âu Lạc Việt chi địa’, Tiền nhân người Việt nhắn lại cho con cháu ‘nước Văn lang (Âu – Lạc)  bắc giáp động đình hồ nam giáp nước Hồ tôn , Tây giáp Ba Thục đông giáp Nam hải’ tức gồm Quý châu -Vân nam - Quảng Tây và Bắc – Bắc Trung Việt ngày nay .  Chính Trung quốc cũng gọi người những tỉnh Tây – Nam này là Tây nam Di , Ai lao Di , Phép phiên thiết cho : Ai lao thiết Au – Âu chính là phần Âu của Tây Âu – Lạc Việt chi địa .

    Quê hương trống đồng là vùng giáp giới Việt nam và Vân nam – Quảng tây vậy mà hàng ngàn năm trước công nguyên khi văn minh Hán chưa bén mảng tới vùng này thì Kinh Dịch  Thoán từ  của Văn vương đã nói rất rõ về trống đồng trong  quẻ Lôi – Địa DỰ . (Xin xem bài quẻ Lôi địa dự ).

    Kết luận : Lang Liêu  chính là An Dương vương cũng chính là Văn vương , cả 3 chỉ là 1nhân vật lịch sử  :  vua dịch học - vua Trống đồng .

      Hôm nay: 26/4/2024, 10:40 pm