Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


bài 5 - Thập nhị địa chi của người VIỆT. Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



bài 5 - Thập nhị địa chi của người VIỆT. Flags_1



    bài 5 - Thập nhị địa chi của người VIỆT.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    bài 5 - Thập nhị địa chi của người VIỆT. Empty bài 5 - Thập nhị địa chi của người VIỆT.

    Bài gửi by Admin 30/5/2010, 11:25 am

    Trước hết xin nói ngay sự kiến giải ý nghĩa 12 con Giáp ứng với 12 địa chi trong bài này không phản bác những gì đã được nêu lên từ trước vì dịch lý là vô cùng vô tận, mỗi khía cạnh nhìn thấy được từ một người đều là sự bổ sung vào những gì đã có để dịch học ngày càng đầy đủ phong phú hơn.
    12 địa chi là 12 từ nói lên tính chất chứa trong 4 từ gốc chỉ định bởi 4 quẻ :

    Dịch học Cái gốc của nền văn minh HÙNG VIỆT do đó muốn tìm hiểu những gì chứa trong con Giáp và Địa chi thì không còn cách nào khác là dựa vào Dịch học .

    4 cạnh của đồ hình Tiên thiên bát quái là : Kiền-Khôn-Ly-Khảm.


    bài 5 - Thập nhị địa chi của người VIỆT. 810


    - Kiền chỉ những gì to lớn .
    - Khôn chỉ những gì nhỏ bé khi dùng như một sự đối ngịch với Kiền.
    - Ly chỉ sự sáng suốt của lý trí , với lý trí con người nhận biết những quy luật vận động của tự nhiên và nhờ đó mà xử lý đúng đắn tương tác : người - tự nhiên .

    - Khảm chỉ tình thân giữa người với người , tình cảm là sợi giây vô hình bó cá nhân thành xã hội , tình càng nặng thì người với người càng gần .

    12 chi là 12 là tính chất hay tình trạng ở cõi nhân sinh ta có thể tóm gọn trong 4 từ : TO-NHỎ-LÝ-TÌNH:
    To là tinh thần là ý chí, nhỏ là thân xác là của cải vật chất, lý chỉ ra mối tương quan giữa con người và tự nhiên , tình là sự ràng buộc con người với nhau .
    THẬP NHỊ ĐỊA CHI cùng với THẬP THIÊN CAN là sản phẩm của trí tuệ VIỆT vì một lẽ đơn giản: tên gọi của cả 12 chi đều là từ VIỆT được ký âm bằng Hán tự . Vì là ký âm nên bản thân 12 địa chi của người Tàu chẳng mang một ý nghĩa nào . Ngược lại khi truy nguyên âm gốc trong Việt ngữ ta thấy ngay 12 địa chi là một phần của Dịch học , 12 chi chia thành 4 cụm triển khai ý nghĩa thâm sâu tàng chứa trong 4 qủe : CÀN –KHÔN - LY – KHẢM, tức là 4 cạnh của Tiên thiên bát quái,

    Âm Dương là Ý niệm cơ bản của Dịch học khi biểu thị bằng hình vẽ là :Tròn - vuông .

    - Trời tròn chỉ sự vô hình vô ảnh ....những gì vẫn có đẩy nhưng thị giác con người không thể cảm thụ được , đường tròn biểu thị sự liên tục không đứt đoạn khi chuyển sang hệ ký hiệu vạch là vạch liền ───

    - đất vuông chỉ vật chất hữu hình , hữu hình nên hữu hạn , biểu thị sự hữu hạn là bờ và mốc tức 4 cạnh và các góc của hình vuông , trong hệ ký hiệu vạch là vạch đứt chỉ sự gían cách . ── ──

    Vì đất vuông nên 12 địa chi chia thành 4 cụm ứng với 4 mặt của hình vuông mỗi mặt 3 chi tất cả mang ý nghĩa của quẻ Dịch làm chủ mặt ấy xét theo đồ hình Tiên thiên bát Quái .

    - Kiền trên : Tỵ – ngọ – mùi xoay quanh sự cao – lớn - nhiều là tính chất của Kiền.
    - Khôn dưới : hợi – tý - sửu chỉ những gì nhỏ – thấp – ít theo tính chất của Khôn .
    - Khảm bên đông : thân – dậu - tuất chỉ sự thân ái - gần gũi giữa con người với nhau .
    - Ly bên tây : dần – mão - thìn chỉ sự sáng suốt -thấu hiểu vận động của tự nhiên.
    Tên gọi của 12 địa chi khi đặt trên cái nền Dịch học thì nhận ra đó là từ tiếng Việt .


    1 _ Quẻ Khôn : Nhỏ- thấp- ít.

    - TÝ : Tý chút hay tý ty chỉ số lượng rất nhỏ, âm Tý là điển hình thuần Việt ngữ không biến âm còn Ty trong hoa ngữ trở thành thấp cũng là tính chất của quẻ Khôn.

    - SỬU : sửu biến âm từ xíu , tý xíu hay xíu xiu cũng nghĩa là rất ít .

    - HỢI : là biến âm của hơi , ta thường dùng từ điệp hơi hơi để chỉ 1 lượng số còn ít như nói: hơi hơi đau tức là chỉ đau 1 chút thôi và phản nghĩa của nó là sâu đậm nặng nề .
    Hơi còn biến âm thành hời như trong hời hợt nghĩa là chỉ một chút bên ngoài .


    2 _ Quẻ LY : sáng suốt-hiểu biết.

    - DẦN : Dần là biến âm của chữ rành của Việt ngữ rành nghĩa là biết rất rõ về 1 điều gì đó , rành rọt - rành rẽ .

    - MẸO : Mẹo trong tiếng Việt chỉ cách sử lý một vấn đề nào đó đạt hiệu qủa, mẹo còn có nghĩa là phương pháp- cách thức, chữ mẹo ở đây đồng nghĩa với mưu trí mà ta có khi dùng song đôi thành ra: mưu mẹo, nói chung nó chỉ việc con người dùng trí óc mình giải quyết 1 vấn đề nào đó trong cuộc sống.

    - THÌN : chữ Thìn này là chữ ký âm của chữ Thần trong từ kép Thần thông nghỉa là thấu suốt mọi vấn đề, cái biết hầu như cảm nhận trực tiếp không cần suy luận nó cũng chính là chữ Thần trong Thần thánh, không phải là từ ‘độc quyền’ của Hoa ngữ mà Thần được dùng chung trong cả Việt và Hoa ngữ.

    3__ Quẻ Kiền : Cao –lớn- nhiều.

    - TỴ: Người miền trung VN gọi cái tô là tộ cả 2 đều biến âm từ chữ to, dân gian còn hay nói bự tổ cha hay to tổ chảng, ta thấy tỵ cũng chỉ là 1 trong các biến âm tạo từ gốc ở chữ to mà thôi.

    - NGỌ: Biến âm từ chữ nghệ nghĩa là đỉnh cao, từ nghệ ta thường dùng trong từ kép như nghệ thuật, điệu nghệ .v..v.

    - MÙI : Từ ‘mùi’ chỉ là đã đến cực điểm như trong nghĩa của từ kép : Chín mùi , tình thế đã chín mùi....nghĩa là đến lúc không thể như trước được nữa buộc phải biến cách thay đổi đi thôi.

    4 _ Quẻ Khảm : thân- cận .

    - THÂN : Chữ thân được ghép với nhiều từ để nói lên sự gần gũi do mối dây tình cảm như thân thiết, thân mật, thân yêu, .v.v.

    - DẬU : dậu là cái hàng rào , 2 nhà ở cạnh nhau cách nhau cái dậu , thánh nhân đã dùng hình ảnh ấy chỉ sự liền kề .

    - TUẤT : Tuất có gốc từ chữ Tiếp nghĩa là liền kề như trong các từ tiếp giáp , tiếp cận ý noí có sự khăng khít như dính chặt vào nhau vậy.

    Trong Tiên thiên bát quái của người Tàu thì Chi Mẹo ở bên Đông , Dậu ở bên tây ; Người xưa đã nhắn gứi chỉ dẫn cho con cháu nhà HÙNG câu.... ‘ xiên xẹo Mẹo Dậu’ nghĩa là 2 chi Mẹo và Dậu đã bị đảo ngược , Dậu ở hướng chính đông ngày xuân phân hành mộc , Mẹo là ngày thu phân hướng chính tây , hành THỔ ( theo dịch học họ HÙNG ) chính vì vậy nên 12 địa chi của Tàu và Nhật Bổn mới thay mèo bằng con THỎ .

    Thổ ↔Thỏ .

    Địa chi được tượng trưng bởi 12 con vật , đây là biểu hiện rõ nhất của loại văn tự đặc biệt : Điểu thú văn , loại văn tự cổ xưa nhất của người họ HÙNG , ‘chữ’ điểu thú không phải là tượng hình mà chính là con vật đó , chính con vật thật cùng với trời đất núi sông trong tự nhiên được gắn thông tin vào để trở thành những chữ có nội hàm nhất định , dù còn rất đơn sơ nhưng Điểu thú văn đã thực hiện được chức năng của chữ hay văn tự là ‘Trữ’ là ‘chứa’ thông tin , là phương tiện để ‘lưu và truyền’ thông tin trong cả không và thời gian , nhờ có hệ thống tín hiệu hình ảnh dù tối giản này mà con người có thể tích lũy và nhân rộng tri thức hữu hiệu hơn nhiều so với thời chỉ có hệ thống tín hiệu âm thanh hay tiếng nói .

    Can - chi được biết đã có từ thời Thương còn 12 con Giáp có từ lúc nào tới nay chưa được xác định rõ ràng , có người cho là từ đời Hán như thế con Giáp xuất hiện sau Địa chi rất lâu ..., đây là sai lầm lớn , can – chi có vào thời đã có ký tự rõ hơn là đã được khắc bằng Giáp – cốt văn trên mai rùa và xương thú thời nhà Ân còn 12 con Giáp là 12 chữ của Điểu thú văn đã có từ buổi sơ khai của văn minh cách trước nhà Thương ít ra cũng cả vài ngàn năm .

    Dù chưa đủ cả 12 con giáp nhưng sơ bộ khi nghiên cứu văn minh Việt đã nhận ra có sự liên hệ nhất định về ‘âm’ hoặc ‘nghĩa’ giữa tên những con Giáp tiếng Việt hiện đại và tên gọi 12 Địa chi .

    1 _ Quẻ Khôn : Nhỏ- thấp- ít.

    Chi TÝ - con chuột : chỉ 1 lượng ít ỏi , đồng nghĩa với ‘chút’ , 1 tí ═ 1 chút , ‘chút’ biến âm ra ‘chuột’ và dân gian Việt cũng còn gọi Chuột là ‘ông tí’ đối phản với con voi là ‘ông bồ’ , ta thấy ngay đây là sự đối phản về lượng số kích cỡ 1 con rất nhỏ và con kia rất to .

    Chi SỬU hay SỈU – con Trâu : cận âm của từ ‘xíu’ cũng nghĩa là ít ỏi , trong Việt ngữ –Quảng Đông : Xíu là nước phải chăng đây là vết tích của chữ Trâu ‘điểu thú văn’?, con trâu người Việt nam gọi đầy đủ là con trâu nước , Hoa văn là Thủy ngưu con vật quen thuộc của nền văn minh lúa nước được Dịch học dùng làm con vật tiêu biểu cho phương ‘nước’ – hành thủy trong đồ hình Tiên thiên bát quái cùng với con ngựa vì 2 con vật này mang tính khí của quẻ Khôn là thuận tòng .

    Chi HỢI – con heo : phải chăng tên gọi con Heo tiếng Việt miền nam là từ biến âm của chi Hợi ? , Hợi →hơi cũng nghĩa là 1 chút thôi ,ở trên đã viết : nhỏ –ít là tính chất của quẻ Khôn , Hơi →heo ═ con lợn .

    2 _ Quẻ LY : sáng suốt-hiểu biết. - Chi DẦN – con cọp : người Việt thường gọi là cọp vằn - báo Đốm vì những vằn và đốm trên bộ da chúng , cọp vằn âm nam bộ là con cọp dằn , phải chăng chính ‘dằn’ này đã biến thành chi ‘Dần’ trong 12 địa chi ?.

    - Chi MÃO –MẸO – con mèo : âm mèo và Mẹo là qúa gần không cần bàn thêm vì sao con mèo lại là hình ảnh của chi Mẹo . Ở trên đã dẫn hướng tây chủ LÝ –LẼ , ngôn từ bình dân Việt có từ mẹo chỉ mưu trí tức là cách ‘giải’ những vấn đề hóc búa gặp phải , theo Dịch học họ Hùng thì phương tây hành Thổ nên chính tây cũng còn được biểu thị bằng con thỏ , thỏ – Thổ – thố chỉ là biến âm của nhau .

    - Chi THÌN – con rồng : được tượng trưng bởi con rồng , cả trong Việt ngữ và Hán ngữ đều không thấy sự liên quan giữa âm ‘thìn’ và con rồng nhưng có thể cả quyết con rồng là thần thú do người Việt tạo ra vì Rồng luôn đi kèm với mưa gió bão tố , rồng không thể hiện hữu ngoài môi trường của nó là biển Đông với chu kỳ mưa bão hàng năm .

    3__ Quẻ Kiền : Cao –lớn- nhiều.- Chi TỴ – con rắn .

    Tỵ ↔ tộ = to = lớn .

    Tiếng Việt cổ : rắn ↔lắn theo quy luật biến đổi âm r→ l ngày nay như Trời ↔ Blời , trâu ↔ blâu = blu .v.v. ta có :lớn ↔ lắn ↔ rắn .

    - Chi NGỌ – con ngựa : thoạt nhìn thì thấy ngay âm ‘ngọ’ và ‘ngựa’ rất gần gũi , Hán ngữ âm ‘mã’ thì khác qúa xa nhưng con ngựa lại không phải là hình ảnh quen thuộc của người Việt hơn nữa trong Dịch học ngựa thuộc về quẻ Khôn , ở phần trên đã dẫn giải . Rất có thể từ ngọ là biến âm của NGHỆ nghĩa là đỉnh cao mang tính chất của quẻ Kiền , giờ Ngọ là chính giữa trưa lúc mắt trời chói sáng nhất trong ngày , phải chăng nguyên thủy chi Ngọ xưa được tượng trưng bởi con NGHÊ một thần thú khác trong văn hóa Việt sau khi Hán tộc làm bá chủ thiên hạ thì con ngựa ‘đặc trưng’ của văn minh Hán được đưa vào chiếm vị trí cao nhất trong phương vị các chi .

    - Chi MÙI – con dê .

    Giống như trường hợp Tý =chút ↔ chuột .

    Chi Mùi ta có : Mùi = vị phát âm nam bộ là dị ↔ dê nên người người Việt xưa dùng con dê làm biểu tượng cho chi Mùi .

    4 _ Quẻ Khảm : thân- cận .

    - Chi THÂN – con khỉ : con giáp là Khỉ , địa chi này gọi là Thân vì nó thuộc phương Đông quẻ Khảm là phương của tình cảm thân thiết , thân là từ Việt thuần chỉ mối giao tình xâu xa khắng khít giữa 2 con người , nghĩa khác của Thân như trong thân mình là chỉ phần ‘xác’ của con người , từ kép thân - xác chỉ cái ‘cơ sở vật chất’ mà khi thêm vào đó phần hồn thì thành con người đang sống , ‘Khỉ’ tiếng Việt cổ ngày nay thường phát âm là ‘Khởi’ nghĩa là bắt đầu , khi liên kết ý nghĩa “chi Thân và con khỉ” thì nhận ra thâm ý ....phần xác của con người thoát thai từ loài khỉ – khởi .

    Ý khác : thân là gần mà về hình hài thì trong loài vật gần giống với con người nhất là con khỉ nên người xưa mới lấy con khỉ tượng trưng cho chi Thân . Thực kỳ diệu ...một quan niệm mấy ngàn năm trước mà hoàn toàn đúng với thuyết ‘tiến hóa’ngày nay .

    - Chi DẬU – con gà : về mặt âm thì không tìm thấy có sự liên quan giữa con gà và chi Dậu , nhưng khi xét về ý nghĩa dựa trên Dịch học thì sự liên quan hiện rõ ;

    Gà →kà –kê .

    Kê ↔ kề ↔ kế .

    2 nhà liền ‘kề’ cách nhau cái bờ ‘dậu’ là hình ảnh chỉ cho ta rõ tại sao con gà – kà – kê lại tượng trưng cho chi Dậu biểu tượng của sự gần gũi thắm thiết .

    -Chi TUẤT – con chó: tuất chỉ là biến âm của Tiết , mà tiết là “chữ tác đánh chữ tộ” của ‘tiếp’ nghĩa là nối liền , là dính vào nhau (xin xem cặp quẻ Tiết – Hoán trong Dịch học họ HÙNG) . Tiếp điểm là nơi 2 vật , 2 hình có điểm chung , trong chu kỳ thì Tiếp là điểm kết thúc của vòng trước và cũng là khởi đầu của vòng sau .

    Ngày đầu năm mới người Việt gọi là TẾT – NHẤT , tại sao nhất là số 1 lại đi với tết thành từ kếp ?, truy nguyên thì ra cặp từ ‘tết – nhất’ chỉ là biến âm của ‘tiếp – giáp’ nghĩa là dính liền chỉ điểm nối trước sau giữa 2 chu kỳ , ‘tết’ là thời điểm hết năm cũ đồng thời là khởi đầu năm mới , giáp tiếng Việt cũng là liền kề nhưng Giáp còn là can thứ nhất của Thập can hay ‘chục con’ biến âm là ‘nhất’ đồng nghĩa với số 1.

    Tết – Nhất ; tiếp ↔tết↔tuất .

    Nhất = một ↔ mộc , mộc tồn là chó .

    Mộc đồng nghĩa với cây- gỗ trong tiếng Việt , cây ↔ cầy cũng là chó .

    Chỉ bằng Việt ngữ mới có thể biết tại sao trong 12 con Giáp chó được dùng làm con thú biểu tượng của chi Tuất .

    12 địa chi một trong những thành tố tạo nên nền văn hóa văn minh Trung Hoả , người xưa đã dùng hình ảnh những con vật ‘thật’ biểu trưng cho các địa chi trong buổi khởi đầu tiến trình văn minh chưa biết đến chữ viết , 12 Địa chi chính là hệ thống tín hiệu hình ảnh tiên khởi ; là cái nền từ đó phát triển dần trở thành hệ thống ký hiệu và ký tự về sau .

    Trong tiến trình lịch sử mấy ngàn năm bờ cõi dòng giống Việt đã nhiều lần mở ra – thu hẹp theo vận nước thịnh – suy, 12 con giáp chắc là cũng đã được ‘điạ phương hoá’ tùy vào sinh cảnh của các chi Việt hoặc những tập đoàn người khác giống nhưng cùng nằm trong nền văn hoá văn minh Trung Hoả , có thể chính vì sự địa phương hoá này mà hiện nay 12 con giáp tượng trưng cho các địa chi ở chỗ này chỗ nọ có đôi chút khác biệt hoặc không còn nhận ra sự liên quan giữa ‘con Giáp và địa Chi’ do ngôn ngữ biến đổi : từ Cổ ngữ thành ra Việt ngữ ngày nay .

    Xét 12 con Giáp còn nhận ra được :

    -Chi Mão – Mẹo nguyên thủy được tượng trưng bởi con mèo khi truyền lan lên phía bắc ‘Giao chỉ’ thì thay bằng con thỏ quen thuộc hơn ,chính sự gần gũi âm mèo với chi Mẹo và sự khác biệt của Mão với thỏ – thố đã chỉ ra 12 con Giáp của người Việt là nguyên thủy hay ít ra cũng có trước những nơi thay mèo bằng thỏ .

    -Chi Sửu thì con Trâu – thủy ngưu bị người sống ngoài vùng ‘Giao chỉ’ thay bằng con bò - hoàng ngưu vì cách nay khoảng 2000 ngàn năm có lẽ họ còn sống bằng nương rãy trồng cạn nên hình ảnh con bò trong sinh cảnh của họ phổ biến hơn con trâu kéo cày của nền văn minh lúa nước phương nam .

    Nếu dựa theo đường mặt trời đi từ đông sang tây thì thứ tự 12 địa chi đang biết đã bị lộn ngược ...chỉ riêng điều này thôi cũng còn phải suy nghĩ nhiều lắm mới có thể khẳng định được , riêng người viết bài này cứ băn khoăn mãi với câu hỏi ... tại sao người ta lại cố ý đảo lộn, xé nát dịch học ra , phá cho tan nát như thế để làm gì ? phải chăng vì dịch học là cái nền của ĐIẠ LÝ-PHONG THỦY mà Địa lý - Phong thủy thì liên quan tới vận mệnh của cả quốc gia - dân tộc ..(.nếu ta tin như thế), trong dân gian vẫn nghe râm ran chuyện người Tàu tìm cách trấn yểm hoặc phá long mạch của nước Việt, phải chăng việc cố tình hủy hoại dịch học chính tông cũng là 1 phần của cái mưu ma chước quỷ ấy... chợt lại nhớ đến điều tiền nhân chỉ bảo ...nỏ thần trấn quốc đã bị tráo mất đem về phương bắc (phương nam theo dịch lý) cái còn lại là đồ giả ..., vì đặt niềm tin vào món đồ giả ấy mà An Dương vương mất nước..., ý nghĩa thâm trầm sâu sắc vô cùng ...khiến càng phải nghĩ ngợi nhiều hơn nữa.

    Tuy chưa đầy đủ vì làm sao có thể trọn vẹn được khi trải qua cả chục ngàn năm biết bao đổi thay , tự thân ngôn ngữ chữ nghĩa đã biến đổi theo thời gian chưa kể đến những thăng trầm lịch sử con dân Hùng Việt cộng lại có lẽ thất quốc làm tôi ngoại nhân chịu ảnh hưởng ngôn ngữ nhà ‘quan’ tức kẻ thống trị cũng đến cả ngàn năm , cho dù không đầy đủ nhưng với những dấu vết ngôn ngữ còn xót lại đã trưng dẫn cũng có thể kết luận : 12 con Giáp ứng với 12 địa chi là thành tựu của nền văn minh người Bách Việt trong đó chi Lạc Việt tiền nhân người Việt nam ngày nay chính là gốc rễ của cả giống dòng.


      Hôm nay: 23/11/2024, 4:34 pm