Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lạc Việt nghĩa là Nước Viêt (2) Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Lạc Việt nghĩa là Nước Viêt (2) Flags_1



    Lạc Việt nghĩa là Nước Viêt (2)

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lạc Việt nghĩa là Nước Viêt (2) Empty Lạc Việt nghĩa là Nước Viêt (2)

    Bài gửi by Admin 8/8/2012, 9:46 am

    Lạc Việt nghĩa là Nước Viêt (2)

    Lãn Miên , nguồn http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn

    Sông Cơ ở đâu? Thuyết Văn hướng dẫn đọc chữ Cơ
    bằng lướt Cư Chi , giải thích đó là nơi sinh Hoàng Đế nên Hoàng Đế lấy họ là Cơ . Nhưng Đế là Nước, Nước Văn Lang thì lướt “Văn Lang” = Vàng, mà màu Vàng = Hoàng 黄,皇 , nên Đế Hoàng = Nước Văn Lang. Màu Vàng=Hoàng là màu ở Trong Cung = Trung Cung tức ở Giữa, mà Giữa=Giao, Giữa Chỗ = Giao Chỉ (chữ Giao thì Thuyết Văn giải thích nó là một sự viết lệch đi của chữ Vuông , cũng giống như trường hợp chữ Văn )

    Chữ Chi
    có ba cách đọc: là Chi như câu “Phải Chi anh bán giá đó thì đẩy đi được rồi”, là Chứ như câu “Cái giá đó là phải rồi Chứ ”, là Chớ như câu “Thì cũng là giá vừa phải Chớ sao nữa”. Chữ Cơ theo Thuyết Văn mà lướt thì “Cư Chớ ” =Cơ

    Sông Cơ
    với sông Khương , nó là hai con sông hay một con sông ? nó nằm ở đâu mà trong cổ thư như Thượng Thư hay Thủy Kinh Chú có viết, mà đến nay các học giả TQ vẫn chỉ là đoán, vì nó chẳng có trên bản đồ TQ từ cổ đến nay, mà sông Cơ lại là “nơi sinh ra Hoàng Đế”. Quách Mạt Nhược thì cho rằng Cơ Thủy có thể là ở huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam (tức vùng Trung Nguyên), thuyết khác lại cho rằng Khương Thủy có thể là ở Thiểm Tây. Tất cả các thuyết đoán đều vẫn chỉ là mơ hồ, và đến tận năm nay cư dân mạng tiếng Hoa vẫn đang hỏi mà chưa có câu trả lời xác đáng. Căn cứ vào chữ Cơ thì nghĩa đen của nó là “Nữ Thần Xứ Nóng”, tức “Nữ Thần Mặt Trời” như thấy thờ Mặt Trời trên trống đồng Lạc Việt (cùng với tục thờ Mẫu là Mẹ Âu, do lướt “Mẹ Âu” = Mẫu, Mẹ Ở sông Cái gọi là Mẹ Âu Cơ, Ở=Âu, Cái=Cơ ). Chữ Cơ đọc từ trái sang phải là Nữ Thần , mà lướt “Nữ Thần ” = Nần, Nần=Nôm=Nam=Nặm=Nước (Nam tiếng Thái Lan, Nặm tiếng Lào, đều có nghĩa là Nước; tiếng Việt thì "Nợ Nần" có chung nôi khái niệm với "Nợ Nước", chỉ khác sắc thái là Nợ Nần thì lo mà trả cho xong trong đời, còn Nợ Nước thì phải trả bằng mạng của mình). Vậy Sông Cơ ( tương truyền là “nơi sinh ra Hoàng Đế” ) nó là Sông Cơ = Sông Cả = Sông Cái = Sông Mẹ, cũng gọi theo từ đôi, nó vừa là Mẹ vừa là Sông, là Mẹ Sông = =Mê Kông = Mè Khoỏng (Khoỏng tiếng Lào, lại là từ nguyên của Khương , vậy Sông Cơ với Sông Khương là một, là loại Sông Cái).

    Chữ Cơ
    nếu đọc từ phải sang trái thì là Thần Nữ , mà lướt thì “Thần Nữ ” = Thử , có nghĩa là nóng (mùa hè có ngày nóng nhất là Đại Thử ). Như vậy sông Cơ là ở xứ nóng, xứ nóng ấy là xứ Việt chứ không phải xứ Hán mà có thể nằm ở Thiểm Tây. Chữ Lạc nếu đọc từ phải sang trái cũng còn đọc là “Các Thủy”= Qủi , điều đó có nghĩa: Lạc cũng là tên nước Xích Qủi . Bản thân chữ Xích cũng nghĩa là nóng, cũng có nghĩa là màu đỏ, màu ngũ hành của phương Nam, mà nóng tức là viêm nhiệt ( Viêm = Chiêm = Xiêm = Xích, lại là nôi khái niệm chỉ vị trí lãnh thổ). Cái khái niệm “nóng” là: NÔI = Nắng = Nóng = Bỏng = Róng-Rát = Róng-Riết = Liệt = Nhiệt = Nhực = Rực = Bức = Thức = Thự =Thử (từ Thức và Thự là chỉ lúc mặt trời ló ra ấm áp, còn gọi là bình minh). Người Lạc Việt canh tác nông nghiệp lúa nước, nên định cư ở đâu thì con sông lớn ở vùng đó đều được gọi ngay là Sông Cả = Sông Cái, rồi sau mới đặt tên chữ cho nó, như sông Cả có chữ là sông Lam, sông Cái có chữ là sông Hồng, Chúa Dòng có chữ là Châu Giang , Dòng Cả có chữ là Dương Tử . Như vậy Sông Cơ cổ đại là có nhiều Sông Cơ, nhưng tất cả những con Sông Cơ ấy đều ở xứ nóng, đều là trên đất Văn Lang Lạc Việt. Quốc gia Văn Lang ấy như sử thư ghi: Bắc giáp Động Đình Hồ, đông giáp Đông Hải, tây giáp Ba Thục, nam giáp Hồ Tôn. Cái nước Hồ Tôn này cũng không ai biết ở đâu trên bản đồ, chỉ có thể căn cứ từ nguyên mà xác định nó là tận cùng của Đông Nam Á lục địa: Hồ là cái đựng nước, từ trong NÔI khái niệm là Ổ = Hố = Hồ = Hái =Bái = =Bái = Biển, biển đây là biển phương nam, nơi có nhiều mưa (chữ nho cổ: Bái là “đầy tràn trề”, mà Đầy = Đức = Tức = =Té = Tế = Đế, nghĩa là nước; Bái là “nhiều mưa” vì cũng là âm tiết “bái” thêm vào bộ mây trên đầu để chữ Bái này mang nghĩa là mưa nhiều). Tốn = Tôn = Nồm = Nam ( quẻ tốn còn được tượng trưng là gió, xứ này có mùa Gió Nồm). Hồ Tôn nghĩa đen là biển ở tận cùng của ĐNÁ lục địa, vẫn là vùng của dân lúa nước, nhuộm răng đen và có trống đồng.


      Hôm nay: 8/5/2024, 11:19 pm