Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lạc Việt nghĩa là Nước Việt và cũng nghĩa là Bách Việt Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Lạc Việt nghĩa là Nước Việt và cũng nghĩa là Bách Việt Flags_1



    Lạc Việt nghĩa là Nước Việt và cũng nghĩa là Bách Việt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lạc Việt nghĩa là Nước Việt và cũng nghĩa là Bách Việt Empty Lạc Việt nghĩa là Nước Việt và cũng nghĩa là Bách Việt

    Bài gửi by Admin 31/7/2012, 9:58 am

    Lạc Việt nghĩa là Nước Việt và cũng nghĩa là Bách Việt

    Lãn Miên – nguồn http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn

    Hãy xem từ cái Nôi khái niệm “Sông”:

    Krông = Kông = Sông = Tông
    = Dòng = Dõng = Giang = Kang = Kênh = Kinh = Linh = Lối = Lộ = Lạc = Lạch = =Rạch = Mạch = Ngách = Ngòi = Hói = Hà = Hẻm = Hạng = Cảng =Máng = Mương = Mai = Phai = Khai = Khơi = =Khe = Khê = Khoỏng = Khuổi = Suối = Xuôi = Xuyên = Quyến = Tuyền

    Chú thích: Kông là Sông, Mê Kông bổn nghĩa là Mẹ Sông.Tông
    bổn nghĩa là một nhánh chảy, sau dùng cho từ Tông Tộc là Dòng Họ. Dõng thường dùng chỉ dòng chảy bao quanh làm bảo vệ, như Dõng quanh thành Phiên Ngung. Kang là tiếng Triều Châu đọc chữ Giang . Lộ là dòng nước, từ Lộ Thủy , Lộ Giang sau thành tên riêng của hai con sông ở TQ. Kinh Lạc là những dòng chảy, được dùng thành từ chuyên môn chỉ hệ Kinh Lạc trong cơ thể. Linh sau được dùng riêng với ý là mát rượi. Mai là tiếng Hán đọc chữ Mạch . Phai là tiếng Tày chỉ con mương, từ đôi Mương Phai, Mương Máng chỉ hệ thống thủy lợi. Khoỏng là tiếng Lào chỉ con Sông, Mè Khoỏng là Mê Kông, là Mẹ Sông, cũng còn gọi là Mè Nặm Khoỏng. Quyến bổn nghĩa là dòng nước (giải thích của học giả TQ), Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông vốn là một làng chài, ở đó có dòng nước sâu nên mang tên Thâm Quyến.
    Lạc
    là dòng sông, nên nội dung của nó là Lắm Nác, QT Lướt thì “Lắm Nác” = Lạc, QT Tơi-Rỡi thì Nác = Lạc, đều đúng cả. Chữ nho biểu ý viết chữ Lạc bằng chữ Nước (bộ Thủy) và chữ Các ghép lại. Thủa xưa chữ nho viết dòng dọc thì thứ tự chữ viết từ trên xuống dưới còn thứ tự dòng xếp từ phải sang trái, nếu viết dòng ngang thì thứ tự chữ cũng xếp từ phải sang trái. Nhìn vào chữ Lạc xếp bằng chữ Các bên phải, chữ Nước bên trái, đọc từ phải sang trái thì phải đọc là Các Nước. Còn nếu nhìn từ trái sang phải thì là nhìn lướt “Nước Các ” = Nác = Lạc . Như vậy đúng như nội dung của nó là Lạc . Cho nên từ ghép “Lạc” Việt = “Lắm Nác” Việt = “Trăm Nác” Việt = Bách Việt . Từ Bách mang nghĩa là nhiều, dùng cho số học thì nó chỉ con số cụ thể 100. Bách mang nghĩa là nhiều vì từ nguyên của nó là do từ Prăm của ngôn ngữ Môn - Khơ Me: Prăm = Năm = Lắm = Trăm = Bẵm = Bẫm = Bách ( Trăm Bẵm = Chăm Bẵm nghĩa là lo vun vén cho nhiều, Vớ Bẫm nghĩa là vơ vét được nhiều). Sở dĩ từ Prăm diễn biến ý thành “nhiều” vì nó là con sô 5, là số lớn nhất trong hệ đếm ngũ phân của tiếng Khơ Me ( 1-2-3-4-5 là “Muôi” – “Tê” – “Pây” – “Buôn” – “Prăm”, sau đó đếm quay lại “Prăm Muôi” là 6 ). Lạc Việt nghĩa là Bách Việt . Riêng chữ Lạc còn có nghĩa là Sông. Cũng có chữ Lạc gồm ghép Mã và Các , đọc từ phải sang trái là lướt “Các ” = Cả, để chỉ cụ thể dòng sông, dòng sông đó là dòng Sông Cả, nho viết chữ Cả này là chữ Cơ . Sông Cả = Sông Cái = Sông Cơ. (Chữ Cơ này hoàn toàn biểu ý, không tá âm nào cả mà lại đọc là Cơ. Chữ Cơ này ghép bằng chữ Nữ và chữ Thần , mang nghĩa là Nữ Thần, đọc lướt thì “Nữ Thần” = Nôm = Nam. Mê Kông còn gọi là Mê Nam hay Mè Nặm . Thuyết Văn Giải Tự hướng dẫn đọc chữ Cơ là lướt “Cư Chi ” = Kỳ ; giải nghĩa: Hoàng Đế cư Cơ thủy, dĩ vi tính 水,以 nghĩa là Hoàng Đế sống ở sông Cơ nên lấy Cơ làm họ. Đế là Nước, chữ Hoàng Đế tức là Đế Vàng = Nước Vuông = Nước Văn, tức nước Văn Lang). Sông là Mẹ. Mẹ = U. U Cơ = Âu Cơ . Đó là nguồn gốc của từ Mẹ Âu Cơ, là từ nền nông nghiệp lúa nước ven các dòng sông. Thời nguyên sơ là mẫu hệ nên có tục thờ “Mẹ Âu” = Mẫu .


      Hôm nay: 27/4/2024, 12:08 pm