Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


2 sự kiện 1 dòng sử . Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



2 sự kiện 1 dòng sử . Flags_1



    2 sự kiện 1 dòng sử .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    2 sự kiện 1 dòng sử . Empty 2 sự kiện 1 dòng sử .

    Bài gửi by Admin 24/6/2012, 4:41 pm

    2 sự kiện 1 dòng sử .

    1 / Nỗi oan của Hạng Vũ.

    Cung A phòng được xây dựng bên bờ sông Vị, để nghỉ mát trong những ngày hè, với 700 cung thất. Để xây dựng cung A phòng, nhân công phải chở đá từ các núi phương Bắc xuống, chở gỗ ở các rừng phương Nam lên. Riêng việc chuyên chở vật liệu phục vụ xây dựng đã phải sử dụng 700 ngàn dân phu và tù nhân.Trong số ấy hàng ngàn người đã phải bỏ mạng vì tai nạn bệnh tật vì đời sống kham khổ của kiếp nô lệ và công việc nhọc nhằn.

    Lâu nay, các sử gia đều cho rằng, người đốt rụi cung A Phòng chính là Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Bằng chứng cho kết luận này chính là những ghi chép trong sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên, cuốn cổ sử nổi tiếng của Trung Quốc. Trong phần “Hạng Vũ bản kỷ” của sách này chép: “(Hạng Vũ) tàn sát Hàm Dương, giết Tần Vương Tử Anh, đốt sạch cung điện nhà Tần, lửa cháy ba tháng không tắt…”. Tuy nhiên, những phát hiện khảo cổ gần đây lại chứng minh rằng, Hạng Vũ bị oan.

    Vào năm 2002, các chuyên gia Trung Quốc đã thành lập đội khảo cổ cung A Phòng với mong muốn tìm được những dấu vết còn sót lại của tòa cung điện huyền thoại đã bị lửa đốt rụi. Tuy nhiên, kết quả khai quật nằm ngoài dự liệu. Người ta hoàn toàn không tìm thấy bất cứ dấu vết nào của việc bị đốt cháy tại di chỉ lâu nay vốn được cho là của cung A Phòng. Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều mảnh ngói thời Hán xuất hiện tại di chỉ này, điều này chứng tỏ, cung A Phòng còn tồn tại tới thời nhà Hán và người thời Hán đã dùng những mảnh ngói này để tu sửa cung điện?

    Từ đó, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã kết luận: Cung A Phòng chưa hề bị đốt, và lâu nay người ta đã đổ oan cho Hạng Vũ.

    Khi kết luận này được công bố đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng, rất có thể trải qua hai ngàn năm bị vùi lấp, những dấu vết của vụ cháy đã gần như biến mất. Hoặc cũng có thể các nhà khảo cổ đã khai quật sai địa điểm (?!).

    Đội khảo cổ cung A Phòng thì không cho rằng như vậy. Theo họ, một cung điện khác là cung Trường Lạc, được xây dựng vào thời nhà Hán, về niên đại cách thời gian xây dựng cung A Phòng không xa và cũng bị đốt cháy. Tuy nhiên, dấu vết vụ cháy để lại tại di tích của cung Trường Lạc rất rõ ràng chứ không giống như ở di chỉ của A Phòng.

    Về vị trí khai quật, đội khảo cổ này cho rằng, địa điểm mà họ khai quật không thể sai vì nó được ghi trong rất nhiều tài liệu. Trước nay, các chuyên gia lịch sử uy tín nhất ở Trung Quốc đều cho rằng đó chính là vị trí xây dựng cung A Phòng.Ngoài ra các nhà khảo cổ này cũng cho rằng, lâu nay căn cứ duy nhất để khẳng định Hạng Vũ đã đốt cung A Phòng chính là những ghi chép của “Sử ký”. Tuy nhiên, trong cuốn sách này, Tư Mã Thiên chỉ nói, Hạng Vũ tiến vào Hàm Dương và “đốt cung điện nhà Tần” chứ không nói Hạng Vũ đốt cung A Phòng. Hơn nữa, cũng theo ghi chép của “Sử ký” thì cung A Phòng được xây dựng ở bên ngoài chứ không phải bên trong của Hàm Dương.

    Các nhà khảo cổ còn đặt ra nghi vấn rằng, có thể cung A Phòng mới chỉ nằm trên kế hoạch chứ chưa bao giờ được xây dựng. Bởi lẽ, với quy mô được mô tả như trong sử sách thì cung A Phòng chỉ có thể là một cung điện “trong mơ” chứ không thể hoàn thành được với trình độ lao động sản xuất thời bấy giờ. Ngoài ra, từ thời Tần Thủy Hoàng cho tới Tần Nhị Thế và Tần Vương Tử Anh, toàn bộ các hoạt động của triều Tần đều diễn ra tại cung Hàm Dương hoặc Vọng Di cung. Sử sách chưa bao giờ có ghi chép bất cứ hoạt động nào của triều Tần diễn ra ở cung A Phòng.

    Mặc dù vẫn còn rất nhiều tranh cãi, song nếu như những phỏng đoán của các nhà khảo cổ là chính xác thì có lẽ hàng ngàn năm nay, người ta đã thực sự nghi oan cho Hạng Vũ.

    (Thông tin lấy từ internet .)

    Lời bình .

    Sử thuyết Hùng Việt cho nhà Tần họ Đinh , sử Tàu biến Đinh →Dinh→Doanh , đất chính nước Tần là vùng Tứ xuyên ngày nay , chúa nước Tần đã cho xây dựng thành phố Thành đô nếu đảo lại là đô thành thì hiểu ra ngay ...Lịch sử Trung hoa còn nhiều điều bị che dấu lắm ...cung A phòng không ở bên bờ sông Vị thì miền đất chính của Tần không ở đấy , vùng nam Thiểm tây là lãnh thổ nước Triệu Tần mới chiếm khi diệt Triệu .

    Quẻ ký tế , hào Cửu tam: Cao Tôn phạt Quỷ Phương tam niên, khắc chi. Tiểu nhân vật dụng.

    Với lòng chí thành muốn khai hóa văn minh cho dân phía tây, vua Cao Tông nhà Thương đã đánh nước “phương Tây” hay Qủy phương , bọn tiểu nhân không thể làm như thế.
    Chữ Quỷ là biến âm của Quí hay Cửu nghĩa là số 9, số 9 trong Hà Thư (đồ) chỉ phương Tây (số 8 chỉ phương Đông); Quỷ phương là nước ở phía Tây lãnh thổ nhà Thương chính là đất Xuyên thục hay Tứ xuyên ngày nay .


    Tứ xuyên hay Tây xuyên dựa theo Dịch học nghĩa là vùng Tây nam , tên đúng và đủ đất này là Xuyên thục cũng nghĩa là tây – nam , còn tên gọi Thục là địa danh thuộc Qúy châu ngày nay nơi xưa có nước Dạ lang vua là Trúc vương , Trúc với Thục chỉ là biến âm của nhau , Sở dĩ gọi là đất Thục vì nó nằm ở phía tây Ngũ lãnh , Ngũ lãnh là tên gọi đất trung tâm Thiên hạ thời nhà Thương .

    Trung hoa xưa còn có địa danh Bá Thục là đất phong của Tây bá Hầu Cơ Xương , Tây bá -Thục bá là 1 , đất Thục bá – bá Thục nằm ở Quảng tây ngày nay có thể trung tâm là Vạn gia bá , 1 trong 3 cái nôi của nền văn minh trống đồng .

    Thông tin lịch sử cổ Trung quốc trộn lộn 3 đất Thục với nhau thì người đời sau chỉ còn nước ...bí chẳng còn biết ....mô – tê gì nữa .

    2 / Tân can và Bàn long thành.

    2 sự kiện 1 dòng sử . Image137
    Bản đồ tập hợp các khu vực khảo cổ chính thuộc ba thời kỳ Hạ (đồ đá mới), Thương và Chu (tập hợp theo Trung Quốc - Triều Tiên - Nhật Bản, đỉnh cao văn minh Đông Á, Gina L. Baner):
    Hiện nay người Tàu dựa vào địa điểm khảo cổ Ân Khư để xác định nhà Ân Thương nằm ở vùng quanh Hoàng Hà. Thế nhưng địa điểm Ân Khư là địa điểm khảo cổ thời Ân muộn. Những địa điểm khảo cổ đồ đồng thời Thương sớm hơn là ở Trịnh Châu, Bàn Long Thành và đặc biệt là Tân Cán.

    Trích công bố về phát hiện mộ lớn thời Thương ở Tân Cán của tác giả Trung Quốc (theo sách Bí ẩn khảo cổ, Tôn Yến):
    ... Năm 1989 từ xã Đại Dương Châu huyện Tân Cán tỉnh Giang Tây ... đã ngẫu nhiên phát hiện một ngôi mộ cổ có nhiều đồ đồng thau, đồ ngọc, đồ gốm... Căn cứ vào đặc trưng các hiện vật tìm được các chuyên gia suy đoán niên đại của ngôi mộ táng tương đương với cuối thời nhà Thương, cách ngày nay hơn 3000 năm...
    Trong lịch sử khảo cổ mộ lớn thời Thương đã được khai quật nhiều, nhưng qui mô và di vật phát hiện được nhiều như mộ thời Thương ở Tân Cán thì hiếm... Ngôi mộ thực sự được bảo tồn hoàn hảo có thể so sánh được với mộ thời Thưởng Tân Cán thì chỉ có mộ Phụ Hảo ở Ân Khư...
    ... Qui mô mộ táng lớn với đồ tùy táng phong phú như vậy có thể suy đoán địa vị của chủ ngôi mộ là rất hiển hách, có thể so với lăng vua nhà Thương cùng thời kỳ...
    ... Sự phát hiện mộ lớn thời Thương ở Tân Cán với những tư liệu vật chất đã chứng minh một cách mạnh mẽ nền văn minh Thương đã truyền đến vùng trung hạ lưu sông Cán Giang...
    Việc phát hiện nhóm đồ đồng trong mộ thời Thương ở Tân Cán buộc lịch sử nền văn minh cổ ở miền Nam phải được viết lại...


    (Thông tin lấy từ internet .)

    Lời bình :

    Xác định tuổi 4 trung tâm văn minh đồ đồng thời Thương – Ân đã đảo lộn Lịch sử Trung hoa ...nói viết lại lịch sử nền văn minh cổ ở miền Nam ...thực ra là nói ...viết lại lịch sử Trung hoa , văn hóa là cái ăn nết ở của con người , có con người thì mới có nền văn minh nên không thể viết lại lịch sử văn minh mà không viết lại lịch sử quốc gia – dân tộc .

    Nếu viết là Tân cán thì không có chi đặc biệt nhưng Tân can là vấn đề quan trọng .

    Tân can hay can Tân là 1 trong Thập can , đối đẳng với can Tân là can Canh xét đối xứng qua trục là Trường giang một thành nam và 1 thành bắc như thế Bàn long thành phải thêm vào chữ Canh thành ra ‘Bàn Canh long thành’ , long thành hay lang thành là thành của vua , ở đây là vua Bàn Canh ...tổ nhà Thương Ân .

    Sử viết vua Bàn canh là vua cuối cùng nhà Thương đã dẫn dân vượt Hà đến miền đất mới , qua khám phá Bàn Canh long thành và thành Tân can bên bờ Trường giang thì ra vua Bàn Canh không phải dẫn dân vượt HÀ mà là vượt GIANG mở mang bờ cõi về hướng bắc (ngày nay) , sau Bàn Canh lang thành nhà Ân còn 2 lần dời đô theo hướng bắc về Trịnh châu và Ân khư (xem hình) . sự kiện này đã chỉ ra : người Việt - Mongoloid phương nam đã tiến về phương bắc khai hóa văn minh cho người Mongoloid - Hoàng hà tức Hán tộc hoàn toàn ngược hẳn lại với điều ‘ai đó’ rêu rao bao lâu nay .

    Điểm qua 2 sự kiện mang tính thời sự trên thì thấy rõ Sử Trung quốc hiện biết là không đúng và không trung thực , nó là bộ sử được viết với ý đồ chính trị nặng màu phân biệt chủng tộc ...lộn tùng phèo hết thảy ..


      Hôm nay: 2/5/2024, 2:02 pm