Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lý thú ...chuyện tên vua chúa . Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Lý thú ...chuyện tên vua chúa . Flags_1



    Lý thú ...chuyện tên vua chúa .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lý thú ...chuyện tên vua chúa . Empty Lý thú ...chuyện tên vua chúa .

    Bài gửi by Admin 9/6/2012, 10:21 pm

    Lý thú ...chuyện tên vua chúa .

    · Chuyện thời Cổ .

    Đất của ‘ta’ gọi là ‘Giao chỉ’ , đấy là tên ‘chữ’còn tên gọi nôm na là ‘chỗ giữa, chốn giữa , nơi giữa ...’, cái ‘chỗ giữa’ ấy về địa lý nếu chia theo trục bắc – nam nóng – lạnh thì đầu nóng phía xích đạo gọi là đất Đào màu đỏ , theo ngũ sắc Dịch học phương ‘nóng – bức’ là phương của màu đỏ quẻ ‘Ly- Lửa’, chiếu trên cái nền Dịch học và ngôn từ Việt thì đấy phải là phương BẮC – bức nhưng ... không hiểu sao nay lộn ngược thành phương Nam . Phía đầu lạnh gọi là đất Đường thực ra là đất Thường , Đường ↔Thường , gọi là Thường mới đúng với phép lưỡng lập của Dịch học , đối lập của ‘Đào – đỏ – Lửa – Viêm- bức – cao ’ là ‘Đen – Huyền – Mun – Ô - Nước – thường’ . Ứng trên nền địa lý lưỡng lập ấy đất Đào có chúa là ông Cao Giao , đất Thường Thường – bình thường là ông Giao Thường ; ông Cao Giao và ông Giao Thường là 2 ông tổ của 2 chi tộc người ban sơ sống trên đất ‘Chỗ Giữa – Giao chỉ ’ tức viễn tổ của người Việt ngày nay.

    Giao Thường chính là tên của đế Nghiêu tức Đường Nghiêu đế của cổ sử Trung hoa ...vậy mới lạ ..., lạ hơn nữa Đại Vũ tổ nhà Hạ vương triều đầu tiên của Trung hoa còn có tên khác là Cao Mật ...giải tự dựa theo Việt ngữ thì ‘cao - cả’ là từ chỉ bậc trưởng thượng , đứng đầu hay thủ lãnh tức vua – chúa –vương – lang ; do ‘mất căn bản’ tiếng Việt nên từ ‘Cao ↔Cơ’ giới sử học Trung quốc phán đại là họ của đế Hoàng vua kiến lập ‘hữu Hùng quốc’ thủy tổ của Trung hoa , cũng là họ của các vua nhà Châu mà chẳng thèm để ý ...mãi đời nhà Tần khi thiết triều vua vẫn xưng là ‘Cô’ với triều thần ... , ‘cao cả cơ cô’ rõ ràng là tiếng Việt hết ráo , vua xưng là ‘Cả nhân’ nghĩa là người cầm đầu , người to nhất thì họ xuyên tạc thành ‘qủa nhân’ chẳng nghĩa ngọn gì rồi chiếu vào mặt chữ ‘cô-qủa’ phịa thêm ...ý vua nói mình là kẻ cô độc cô đơn...chẳng ra sao ...

    Mật là biến âm của ‘Một’ số đứng đầu trong các con số , ‘Bí danh’ Cao Mật được giải tự là ‘vị thủ lãnh thứ nhất’ hay đời chúa thứ nhất tiếng Việt hoàn toàn chẳng phải Hán tự - Tàu văn gì .

    Tương tự như trường hợp ông ‘Cao Mật’ giới nghiên cứu Trung quốc lại đổ mồ hôi hột với tên Triệu Mạt của Văn đế nước Nam Việt, bí qúa cả đống tiến sĩ giáo sư nhắm mắt phán bừa ....Triệu Mạt phát âm cũng lơ lớ Triệu Hồ cháu nội của Nam Việt vũ vương Triệu Đà vì chiếu theo sử sách thì nước Nam Việt chẳng có ông vua nào tên là Mạt ...

    Chính cái ông vua lậu nước Nam Việt này khiến người ta không khỏi giật mình đặt dấu hỏi về sự xác thực của toàn bộ sách Sử – địa Trung quốc . Sử thì ...lòi ra ông vua ‘quên’ ghi vào sổ sách còn địa thì Cả cái quận Tượng của nhà Tần to như thế mà tới tận nay vẫn chưa rõ ‘ nó’ nằm ở đâu , tiến sĩ giáo sư còn cãi nhau như mổ bò vậy mà mấy cái doi đất nhô lên giữa biển ... thiên lý Trường sa , vạn lý Tây sa ...gì gì đó thì gân cổ cãi văng mạng cứ như thể nắm chắc trong lòng bàn tay từ thời ‘nước’ Hán đầu công nguyên tới nay ...chẳng kể gì đến sĩ với diện cả .

    Triệu chẳng phải là họ hay tính gì , Triệu là ký âm của ‘chậu’ trong ngôn ngữ Lào – Thái còn được viết là ‘chiếu’ , là Chủ – chúa trong tiếng Việt , Nhà nghiên cứu Nguyễn cung Thông đã chỉ ra ‘Mạt’ là biến âm của ‘một’ vậy ‘ Triệu Mạt’ là là ‘chúa một’ tiếng Việt nghĩa là chúa đầu hay vua thứ nhất ...chứ chẳng có ông vua nào họ Triệu tên Mạt .

    · Chuyện nhà Bắc Châu .

    Nước rợ bắc Nguỵ sau cùng vỡ thành 2 mảnh , Đông Ngụy và Tây Ngụy .

    Từ năm 535 Quyền lực thực sự ở Tây Ngụy rơi vào tay Vũ văn Thái 1 tướng lãnh người Trung hoa . Suốt 20 năm nắm quyền ông đã âm thầm xây dựng nền móng chuẩn bị cho việc khôi phục chủ quyền Trung hoa thoát khỏi ách thống trị của bọn rợ Hung Hãn tính ra đã mấy trăm năm kể từ lúc khởi loạn của bọn ‘Lục lâm thảo khấu’ đầu công nguyên .

    Sau khi Vũ Văn Thái chết năm 556, cháu trai ông Vũ Văn Hộ đã buộc Tây Ngụy Cung Đế Nguyên Khuếch phải nhường ngôi cho con trai thứ 3 của Vũ Văn Thái là Vũ Văn Giác thành lập ra nhà Châu , Sử Trung quốc gọi là nhà Bắc Châu để phân biệt với những nhà Châu khác trong lịch sử Trung hoa .

    Sự trị vì của ba vị hoàng đế đầu tiên của nhà Bắc Chu (các con trai Vũ Văn Thái) – bao gồm Hiếu Mẫn Đế, Hiếu Minh Đế và Vũ Đế bị chi phối bởi ảnh hưởng của Vũ Văn Hộ .

    Hiếu Mẫn đế lên ngôi, Vũ Văn Hộ làm nhiếp chính trong triều được phong Tấn công. Vũ Văn Hộ, tự Tát Bảo, chính là cháu Vũ Văn Thái. Từ nhỏ Hộ đã theo Thái, chịu trách nhiệm quản lý gia tộc, theo quân đông chinh tây phạt, công tích không nhỏ. Rất được sự coi trọng và tín nhiệm của Vũ Văn Thái, làm tới chức Phiêu kị Đại tướng quân, tước Trung Sơn công.

    Những dòng sử về nhà Bắc Châu trên có gì khác thường ?

    Tên gọi nhà Châu chỉ ra đất của quốc gia này lập ở phía tây bản đồ Trung quốc nên không thể nào nói Vũ văn là 1 họ của người Đông Hồ như 1 số tư liệu lịch sử Trung quốc đã viết . Châu là biến âm của chiêu , bên Chiêu là bên mặt trời lặn ngược với bên Mục là bên mặt trời ‘mọc’, mục mọc mộc đều là từ Việt , Châu chỉ phía tây bản thân quốc hiệu Tây Ngụy đã xác định điều này .

    Tên của các ông Thái , Giác , Hộ là do người viết sử đời sau căn cứ vào hành trạng mà đặt không phải là tên thực ...tại sao ? đây là 1 điều khuất tất cần làm rõ .

    Thái nghĩa là gốc tổ vì chính Vũ văn Thái đã đặt nền móng cho triều đại Bắc Châu mà ý nghĩa trong sử thuyết Hùng Việt là thời Trung hoa quật khởi phục quốc sau hơn 500 năm bị rợ Hung Hãn thống trị , có thể nói chính Vũ văn Thái là ông tổ phục hưng Trung hoa chứ không phải chỉ của riêng nhà Bắc Châu .

    Vũ văn Giác chính xác là Vũ văn Giáp , Giáp là can đầu của thập can , thập can chính là 10 con số , ‘thập can’ chỉ là biến âm của ‘chục con’ tiếng Việt chính tông trong đó Giáp chính là số 1, Vũ văn Giáp nghĩa là vua văn thứ nhất tương tự như Trường hợp Cao Mật và Triệu Mạt vậy .

    Giáp ↔jach↔nhất chỉ là những phương âm của cùng 1 từ .

    Vũ văn Hộ ; nhìn vào hành trạng của ông thì nhận ra ngay , ông là bậc tôn trưởng trong hoàng thất nhà Vũ văn , từ đầu đã được ông tổ Vũ văn Thái giao cho trách nhiệm quản lý gia tộc , từ việc hạ bệ vua sau cùng nước Tây Ngụy dựng nên nước Bắc Châu đến việc làm nhiếp chính giúp cai quản đất nước suốt 3 đời vua đều 1 tay ông nên sử gọi ông là Hộ , Hộ nghĩa là giúp đỡ , ông Hộ chính là chỉ người đã giúp đỡ bảo hộ cho vương triều .

    Họ Vũ văn không biết liệu có phải là Họ và chữ lót ‘kiểu’ Việt nam không ? , hay Vũ là biến âm của ‘vua’?, Vũ văn là vua Văn ?

    Nhà ‘Tây Hán’ của Lưu Bang các vua đều có miếu hiệu mang chữ ‘Hiếu’ đầu , đây mới là triều đại sau cùng của Trung hoa cổ đại , thời Vương Mãng chỉ là quãng thời gian kéo dài thêm chút ít trước khi mất nước vào tay đám ‘Lục lân thảo khấu’, các vua nhà Bắc Châu cũng mang miếu hiệu là Hiếu như Hiếu Minh đế , Hiếu Mẫn đế , Hiếu Vũ đế ...phải chăng đó là sự tiếp nối quốc thống Trung hoa sau hơn 500 năm gían đoạn ?.

    · Chuyện nhà Võ Châu .

    Tháng 9 năm 690, Võ hậu lên ngôi Hoàng đế cùng với sự nhường ngôi hoàng đế của Đường Duệ Tông, đổi quốc hiệu là Chu với ý kế tục sự nghiệp nhà Châu xưa kia, quốc tính là họ Võ, tôn Chu Văn Vương làm Thủy tổ Văn hoàng đế.

    Võ hậu ngày nay hiểu Võ là họ , hậu là tước ...như vậy liệu có chính xác ?.

    Thời nhà Hạ vua tổ của triều đại gọi là ông Vũ , Thành Thang tổ nhà Thương xưng là Võ vương , xem kỹ lại lịch sử Trung hoa nhận ra : chỉ những minh chúa khai sáng 1 triều đại huy hoàng mới được mang chữ Vũ , hoặc trong miếu hiệu hoặc niên hiệu , ngay đến Tần thủy Hoàng cũng không được mang chữ Vũ vì công thì lớn nhưng tội cũng không phải nhỏ , xem suốt lịch sử chỉ có 2 trường hợp lầm là vua khai sáng nhà Đông Hán gọi là Hán quang Vũ đế và một ông nữa là vua đầu nhà Đông Tấn ...., 2 trường hợp này có thể không phải là sự lầm lẫn của lịch sử Trung hoa mà là tước ‘giả’ do con cháu dòng giống họ cạo sửa thêm vào ...

    Vũ – Võ biến âm của từ ‘vua’ tiếng Việt là từ rất cao trọng , Đế Minh vị quốc tổ của người Việt mang danh : Hùng Vũ vương nghĩa đầy đủ là : vương khai sáng nước của dòng giống Hùng , người Việt có 18 đời Hùng vương nhưng chỉ có 1 Hùng Vũ , ngày nay người ta vẫn lầm lẫn gọi quốc tổ Hùng vương ...chung chung như thế là chỉ vị Hùng vương nào ? không lẽ nước Việt có đến 18 vua tổ ?.

    Đế Hoàng vua khai sáng Hữu Hùng quốc thực ra cũng là 1 ‘Vũ’ nhưng bọn đểu cáng đã biến chữ ‘Vũ’ thành chữ ‘Ngu’ , rồi nói bừa chép bừa vào sử ... Hoàng đế có tên là Ngu .

    Vua có thể phát âm là Woo , Vua →Woo↔Vũ , Woo↔Ngu .

    Đang là ông Vua cao trọng tối thượng qua tay lũ đểu cáng dốt nát biến thành ông Ngu ...thực không chịu nổi .

    Võ đế – Vũ đế là hoàng đế khai sáng triều đại thì : Võ hậu – Vũ hậu là nữ hoàng khai sáng 1 triều đại chứ không phải là bà Hậu họ Võ như xưa nay vẫn lầm ...

    Vũ Hậu tức nữ hoàng khai sáng triều Võ Châu tôn Châu văn vương là Thủy tổ văn hoàng đế ..., thủy tổ Châu văn vương là ông Cơ Xương , vì ông tổ mang họ Cơ ...rất có thể Võ hậu cũng là người họ Cơ – Cao chứ không phải họ Võ như sử Trung quốc viết , có thể vì điều bí ẩn nào đó mà họ đã thay đổi lý lịch của vị nữ hoàng 1 tay ‘chọc trời khuấy nước’ này .

    Võ Tắc Thiên rất thích các tôn hiệu siêu cấp nửa trời nửa đất nên đã nhiều lần thay đổi, thêm bớt chữ vào tôn hiệu của bà :

    Thánh Thần hoàng đế

    Tắc Thiên Đại Thánh hoàng đế

    Thánh Mẫu Thần Hoàng

    Kim Luân Thánh Thần hoàng đế

    Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế

    Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế

    Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần hoàng đế

    Đặc biệt 2 tôn hiệu :

    Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế

    Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế


    Thánh thần hoàng đế thì dễ ...hiểu rồi , Kim luân nghĩa đen là bánh xe luân hồi bằng vàng , nghĩa bóng chỉ sự chuyển thế từ ‘cõi trên’ thành người ‘cõi dưới’ hợp ý với chữ thánh thần , 2 chữ Việt cổ thì rõ ràng nghĩa là nước Việt cũ không thể nào ‘bẻ lái’ đi đâu được .

    Kim Luân Thánh Thần hoàng đế là ý ...nói : bà là vị hoàng đế không phải người thường mà là Thánh thần nhập thể , hình hài là người nhưng thực ra là thần thánh ....

    Tôn hiệu Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế... thực không biết dịch làm sao cho đúng ...xin cứ tạm dịch để xin ý kiến của bạn đọc ...., Võ tắc Thiên xưng mình là : Thần của nước Việt cũ nhập thế làm vua Trung hoa .

    Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế ... là tự xưng mình là vị thần mẹ hiền của nước Việt cũ nhập thể làm vua.

    Xét tới đây không thể không tự hỏi ....liệu 3 sự việc : Võ hậu tôn ông Cơ Xương - Châu văn vương làm thuỷ tổ triều đại và ...xưng mình là người mẹ hiền nước Việt cũ có liên quan gì với việc nghi ngờ có thể Võ hậu không mang họ Võ mà là họ Cơ hay không ? .(Sử thuyết Hùng Việt cho là Đông đô của nhà Châu nằm trên đất Hà nội ngày nay).

    Mong bạn đọc góp ý.


      Hôm nay: 2/5/2024, 12:15 pm