Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Bà Triệu . Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Bà Triệu . Flags_1



    Bà Triệu .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Bà Triệu . Empty Bà Triệu .

    Bài gửi by Admin 5/12/2011, 10:02 am

    Bà Triệu .

    Bách Việt trùng cửu .

    Sau khởi nghĩa của Trưng Vương: “Quý Mão, [Trưng Vương, năm thứ 4], Mùa xuân, tháng giêng, Trưng Nữ Vương cùng em gái là Nhị chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô, đều thua chết. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót là bọn Đô Dương. Đến huyện Cư Phong thì [bọn Đô Dương] đầu hàng, [Viện] bèn dựng cột đồng làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán.”

    Chỉ một thời gian ngắn sau cũng tại Cư Phong – Cửu Chân nổ ra khởi nghĩa của Chu Đạt chống lại chính quyền Đông Hán. Chu Đạt chiêu mộ dân binh vây giết chết huyện lệnh, giải phóng toàn bộ quận Cửu Chân rồi tấn công quận trị Tư Phố giết chết thái thú Nghê Thức nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa tập hợp lực lượng có tới 5.000 người, quản trị Cửu Chân được 4 năm.

    Điều lạ là cuộc khởi nghĩa Chu Đạt chỉ được sử Trung Quốc ghi lại mà sử Việt không hề nói tới. Ở Cửu Chân, sử Việt chỉ nói tới khởi nghĩa của … Triệu Quốc Đạt, anh của Bà Triệu.
    - Chu hay Châu = Chúa
    - Triệu = Chúa.
    Chu Đạt chỉ là tên khác của Triệu Quốc Đạt. Đạt hay Đoạt là quẻ Đoài chỉ hướng Tây. Cư Phong là Cả Phong, cũng là vua hướng Tây.

    Vua Đông Hán cử đô úy Ngụy Lãng đem quân đàn áp, buộc Chu Đạt phải lui vào Nhật Nam. Tại đây thanh thế nghĩa quân mạnh lên, lực lượng lên tới hàng vạn người.
    Như vậy Chu Đạt hay Chúa Đạt cũng chính là Đạt Vương của người Choang ở Quảng Tây (Nhật Nam).

    Việc xác định Chu Đạt là Triệu Quốc Đạt cho thấy khởi nghĩa của Bà Triệu chống lại giặc Ngô là giặc phương Bắc - Đông Hán chứ không phải nước Đông Ngô của Tôn Quyền. Với sự rút lui của Đô Dương về Cư Phong – Cửu Chân thì có thể thấy khởi nghĩa Chu Đạt – Triệu Quốc Đạt là phần nối tiếp khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Bà Triệu cưỡi voi trắng ra trận là nối tiếp ngai vàng của nước Tượng – Đinh – Tây của Trưng Vương chống lại giặc Ngô – Hán.

    Bà Triệu . Image052
    Đền thờ Bà Triệu ở Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa


    Theo truyền thuyết Việt thì Bà Triệu hy sinh ở núi Tùng (Tượng), Phú Điền - Hậu Lộc – Thanh Hóa. Tại đây có lăng và đền thờ Bà Triệu. Thần tích còn chép Lý Nam Đế khi hành quân qua đây đi dẹp giặc Lâm Ấp được Bà Triệu hiển linh phù trợ. Điều này khá kỳ lạ vì theo sử Việt Lý Nam Đế không hề thân chinh xuống phương Nam mà sai Lý Phục Man / Phạm Tu đi dẹp giặc. Vậy mối liên hệ giữa Bà Triệu và Lý Nam Đế là gì?

    Câu đối ở đền thờ Bà Triệu ở Thanh Hóa:
    Phấn tích đương niên, chính khí phôi thai Tiền Lý Đế
    Triệu nhân tư thổ, thần cao đối trĩ Nhị Trưng Vương.
    Bà Triệu . Image053

    Dịch:
    Hùng tích năm nào, chính khí dẫn sinh triều Lý Đế
    Kính chúa đất nọ, linh thần tương sánh vị Trưng Vương.

    Theo sử hiện tại thì khởi nghĩa của Lý Bí nổ ra sau khởi nghĩa Bà Triệu hơn 300 năm, ở Giao Chỉ. Vậy mà khởi nghĩa Bà Triệu ở Cửu Chân lại là “phôi thai Tiền Lý Đế”.
    Câu đối này cho thấy khởi nghĩa của Bà Triệu đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa tiếp theo của Lý Bí - Lý Phật Tử.

    Ở đền Bà Triệu tại Thanh Hóa còn nhắc đến “ba anh em họ Lý” người Bồ Điền, quê ngoại của Bà Triệu (mẹ Bà Triệu họ Lý). Ba anh em Lý Hoằng (Lý Hoàng?), Lý Mỹ, Lý Thành là những người đã tham gia khởi nghĩa với Bà Triệu từ ngày đầu, giúp Bà Triệu lập bảy đồn lũy ở Bồ Điền, chiến đấu cho tới phút cuối cùng. Ba anh em họ Lý được thờ cùng Bà Triệu tại đền ở Hậu Lộc.

    Câu đối:
    Nhất thốc sùng từ, Na Lĩnh căn cơ kim Tượng Lĩnh
    Thiên thu thắng tích, Phú Điền phong cảnh cổ Bồ Điền.
    Dịch:
    Một nóc đền cao, nền Na Lĩnh nay là Tượng Lĩnh
    Nghìn thu dấu tích, cảnh Phú Điền xưa chính Bồ Điền.

    Ba anh em họ Lý như vậy là những tướng lĩnh quan trọng trong cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Có thế đây chính là anh em Lý Thiên Bảo – Lý Phật Tử, những người làm nên nhà Thục sau này.

    Vào thời gian cuối nhà Đông Hán, sử Việt còn nói đến một cuộc khởi nghĩa khá lớn của Lương Long (178-181). Lương Long “lãnh đạo nhân dân các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố chống lại chính quyền đô hộ Đông Hán. Lực lượng nghĩa quân lên tới hàng vạn người, liên kết với người Ô Hử (tổ tiên người Tày) ở biên giới Việt-Trung, người Choang ở Quảng Tây, thái thú quận Nam Hải là Khổng Chi nên thanh thế rất mạnh, nổi dậy đánh chiếm được các quận huyện và nhiều vùng đất từ Giao Chỉ đến Hợp Phố và từ Cửu Chân đến Nhật Nam. Thứ sử Giao Châu là Chu Ngung phải đóng cổng thành cố thủ và xin viện binh. Mùa hè năm 181 Đông Hán vương cử huyện lệnh Lan Lăng là Chu Tuấn mang 5000 quân sang đánh dẹp, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.”

    Lương Long có lẽ là Lang Lương, tức là vua của người Tày – Nùng (Ô Hử - Choang) ở phía Đông.

    Khởi nghĩa Lương Long nổ ra trên một địa bàn rất rộng từ Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Quảng Tây, Nam Hải, không kém gì khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Khởi nghĩa làm chủ đất nước cũng 4 năm. Khởi nghĩa lớn như vậy mà nhà Hán chỉ cử “huyện lệnh Lan Lăng” Chu Tuấn mang có 5000 nghìn quân thì đánh dẹp làm sao được? Phải chăng Chu Tuấn đây chính “Hữu trung lang tướng Chu Tuấn”, người được cử đi đánh dẹp khởi nghĩa Khăn Vàng? Khởi nghĩa Lương Long là một phần của khởi nghĩa Khăn Vàng?

    Phải chăng Lương Long là Dương Đình Nghệ trong sử Việt, người theo sử chép có hàng nghìn con nuôi. Một trong số con nuôi đó là Ngô Quyền. Dương là chỉ phương Đông. Đình Nghệ hay Diên Nghệ có lẽ là một danh hiệu tôn xưng. Dương Diên Nghệ và Lương Long rất cận nghĩa.

    Nếu khởi nghĩa của Chu Đạt – Bà Triệu mở đầu cho nhà Thục của Lưu Bị - Lý Phật Tử ở phía Tây thì khởi nghĩa Lương Long ở phía Đông có thể là nguồn gốc nhà Đông Ngô của Tôn Quyền.


    Văn Nhân góp ý .

    Cuộc khởi nghĩa Khăn vàng do bà Trưng bà Triệu lãnh đạo không hề chết Yểu mà ngược lại phải nói là Thành công rực rỡ , Sử Tàu có bẻ cong bẻ quẹo cắt đoạn thế nào chăng nữa người ngày nay vẫn thấy ....chí ít thì dòng Bách Việt cũng làm chủ được phương nam (ngày nay) với 2 quốc gia Tây Thục và Đông Ngô , cái gọi là Thời Tam quốc thực ra chỉ là tập 2 ...của cuộc khởi nghĩa Trưng vương mà thôi . Than ôi ! oanh liệt 1 thời nhưng tiếc thay ...cơ trời vận nước nên ...anh hùng đành ôm hận nghìn thu mà thác xuống tuyền đài. ...mãi đến 300 năm sau thì Vũ văn Giác vua nhà Bắc Châu mới lại ....học theo Hán - Trung hoa (? Nguyên văn của sách sử Tàu) mà chế triều nghi ???.


      Hôm nay: 23/11/2024, 7:15 pm