Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

Gallery


Một thời bi tráng . Empty

November 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Khách thăm



Một thời bi tráng . Flags_1



    Một thời bi tráng .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1198
    Join date : 31/01/2008

    Một thời bi tráng . Empty Một thời bi tráng .

    Bài gửi by Admin 12/6/2011, 12:51 pm

    Một thời bi tráng .

    Sử gia Trần trọng Kim viết trong Việt nam sử lược : từ đời Hiếu vũ nhà Tây Hán cho đến hết nhà Tây hán gần 200 năm Sử Trung hoa không nói gì đến Giao chỉ ...

    Có khi nào chúng ta tìm hiểu xem tại sao vậy ?

    Thực ra thông tin trong 200 năm đó đã bị các ‘cạo sử gia’ xoá sạch nhằm tạo ra 1 khoảng trống dùng làm khớp nối , nối dòng sử giả vào dòng sử thật trước đó , nếu không có khoảng trắng này thì làm sao nối cái mình Hán sử vào cái đầu lịch sử dòng Hùng Việt mà không bị thiên hạ phát hiện ngay ?

    Năm canh ngọ (111 tr. Tây lịch) vua Vũ-đế nhà Hán sai Lộ-Bác-Đức và Dương Bộc sang đánh nhà Triệu, lấy nước Nam-việt rồi cải là Giao-chỉ-bộ, và chia ra làm 9 quận .

    200 năm mở mắt ra là 9 quận mênh mông thiên hạ ở cả cõi Lĩnh nam - Giang nam hóa thành 9 quận của Nam Việt và kể từ đấy ‘nước ta’ chỉ có thế thôi .

    Năm 40 Mã viện xua quân đánh Hai bà Trưng chiếm lại Giao chỉ như thế tính ra Giao chỉ đã bị người Hán cai trị tròm trèm 150 năm .

    Sử chép :

    Mã viện bắt hơn 300 ‘cừ súy’ đem về Linh lăng .

    Thu trống đồng đem đúc ngựa dâng cho Hán Quan vũ .

    Tấu về triều ...luật Việt khác luật Hán 10 điều .

    “cừ-Súy” nghĩa là gì chưa thấy ai giải nghĩa ? .

    Cừ Súy thực ra chỉ là phiên thiết của từ ‘qúy’ tức người hay nhân vật cao qúy chỉ tầng lớp lãnh đạo Giao chỉ .

    Cừ súy thiết hay đọc lướt thành ‘qúy’ .

    300 ‘cừ-súy’ đã chỉ ra : đất Giao chỉ vẫn do người họ Hùng lãnh đạo .

    Trống đồng là Bảo khí thể hiện quyền uy của tầng lớp lãnh đạo dân Việt , tiếng Trống đồng còn vang thì đời sống tâm linh Việt còn , uy quyền quốc gia còn .

    Dân Việt vẫn sống trong nền nếp kỷ cương của xã hội thuần Việt thể hiện bởi luật Việt còn đó , chính Mã viện nói rõ ... khác với luật Hán 10 điều , cho dù nói lúc này dân ta còn lạc hậu chưa có văn tự nên từ ‘luật’ ở đây có thể chỉ là ‘luật tục’...., thì cũng không thể chối bỏ được việc xã hội Việt vẫn sinh hoạt trong chính cái nền nếp tạo ra từ đời cha ông mình nghĩa là chưa bị cai trị chưa bị đồng hoá .

    Người ta có thể xác định chắc chắn 1 thời điểm trong qúa khứ thông qua dấu tích vật chất còn lưu tồn .

    - Xác định thời điểm lập quốc của người họ Hùng thông qua những bộ xương trâu nhà kéo cày vì vào thời kỳ canh tác lúa nước là hình thái sản xuất chủ yếu của xã hội thì dân trí và số của cải làm ra đã đủ và ắt cho ra đời tổ chức nhà nước .

    - Xác định thời người họ Hùng mất nước làm thân nô lệ thông qua những ngôi mộ Hán vì người Hán đến cai trị Giao chỉ ắt có kẻ chết và chôn tại đây .

    Dấu tích vật chất là dấu chỉ chắc chắn không thể phủ nhận , việc tìm được những ngôi mộ Hán mà tuổi xưa nhất là vào thời Đông Hán đã khẳng định : trước thời Đông Hán thì vùng Giao chỉ vẫn tồn tại quốc gia độc lập có chủ quyền trái với những gì chép trong sử Việt và Trung quốc hiện nay .

    Nếu thế thì các triều đại Tây Hán và Triệu Đà nước Nam Việt là giống người nào ?

    Sử thuyết Hùng Việt đã trả lời đó là những triều đại của người họ Hùng , không có nhà Tây Hán chỉ có Triều đại Hiếu do Hiếu cao tổ Lý Bôn kiến lập và nước Nam Việt của Triệu Đào –Triệu Thao tức danh hiệu của Chúa đất Đào –đất Thiêu mà thôi .

    Mã Viện thực ra không phải tên một người , một cá nhân nào đó mà chỉ là danh hiệu người họ Hùng gọi tướng cầm đầu đám quan binh phương bắc (ngày nay) xâm lăng đất nước họ . Trâu và ngựa là 2 con vật biết thuận tòng theo ý con người nên Dịch học lấy làm con vật biểu tượng của phương nam xưa phương bắc nay ứng với tính của quẻ Khôn trong tiên thiên Bát quái ; tính của khôn là thuận tòng (theo quẻ Kiền ) , Chính do sự thể này mà có cụm từ ‘đầu trâu –mặt ngựa’. Mặt ngựa là Mã diện sau Mã diện biến ra Mã Viện vì tiếng Việt Diện (nam) cũng phát âm là Viện (bắc)

    Trong lịch sử xâm lăng nước Việt xưa có tới 2 Mã diện .

    Mã diện trước chiếm Giao chỉ năm 42 và Mã diện sau đàn áp cuộc khởi nghĩa ‘khăn vàng’ do hai bà Trưng lãnh đạo cuối thời Đông Hán , Mã diện sau hay thứ 2 mới là Phục ba tướng quân , ba nghĩa là sóng chỉ sự nổi dậy của dân chúng như 1 cơn sóng gió ...còn Mã diện trước là đánh cướp nước người khác đâu có sóng sung gì mà phục ba .

    Như trên đã viết Sau 200 năm ‘trắng sử’ Giao chỉ tái xuất ‘giang hồ’ với nội hàm mới ...9 quận nhà Tần là cả vùng Lĩnh nam và Giang nam bỗng hóa thành 9 quận của đất Nam Việt – Triệu Đà , Đất của người họ Hùng “mênh mông thiên hạ” bị các thày bùa cho co lại chỉ còn loanh quanh vùng Giao chỉ ngoài ra tuốt tuột là đất ngàn năm lịch sử của người Hán , sử gia Việt bắt tay viết sử nước mình vào cái thời mà ‘ nước ta’ chỉ gói gọn ở miền bắc và bắc trung Việt ngày nay ...nên thông tin thâu được hoàn toàn khớp với ...những gì chép trong Hán sử ...vậy là ...Vậy là lịch sử nước ta từ thời lập quốc đến nay cũng chỉ 1 miền đất này phần còn lại ...biếu không cho người Hán ..., từ điểm căn bản này nảy ra cái luận thuyết kỳ khôi : Nam triều và Bắc triều , hễ triều đại đóng đô trên vùng đất Nam Việt cũ là ‘Vua ta’ ngoài ra là Bắc triều ‘vua địch’ không đếm xỉa đến bản sắc dân tộc mỗi triều đại , chính vì vậy mới có bắc thuộc lần thứ nhất ...nước ta bị nhà Hiếu của Lý Bôn đô ở trường An đánh chiếm , chiếm xong ngại khác thủy tổ không 1 ông ‘Hán’ nào dám đến cai trị đành giao cho các ‘cừ súy’ cai trị như cũ , vẫn xài luật Việt như cũ và âm thanh trống đồng thờ kính tổ tiên họ Hùng vẫn vang lên ...như cũ ...kiểu này những từ mất nước - nô lệ chắc phải định nghĩa lại ..

    Từ những thông tin ban đầu dần dần người ta thêm chân thêm tay vào thành ra cả 1 câu chuyện nực cười như .

    Mã Diện thứ nhất là Mã tên văn Uyên , văn uyên chỉ là phiên thiết của Viện , mã là ngựa ...nên Mã văn Uyên là người rất giỏi về coi tướng ...ngựa . , đúc ngựa đồng tặng vua ..., đã có câu 'ranh ngôn' làm khuôn thước cho đám hảo hán chăn ngưạ ..."da ngựa bọc thây" (馬革裹屍 - mã cách khỏa thi) ...chính điều Mã diện là nơi chứa mọi thứ liên quan tới ngựa đã chỉ ra đấy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng mà thôi .

    Tương tự Sĩ nhiếp là người họ Sĩ mà Sĩ là học trò ....thành ra Sĩ nhiếp phải làu thông Thi Thư ...., thấy như vậy vẫn chưa đủ phải thêm chút nữa ....là thái thú Giao chỉ nên dĩ nhiên Sĩ nhiếp khai hóa dạy ‘lễ nghĩa’ cho đám dân... ‘dĩ nhiên’ là còn man dã ..., vì man dã mới ‘dĩ nhiên’ thua trận mất nước vào tay Hán tộc văn minh chứ .

    Ngô nghê như thế mà cũng lắm người tin cho là thực .

    Sử liệu của người Tàu đáng tin đến đâu ?

    Về cuộc nổi loạn của người đàn bà ở giao chỉ tên là Chinh Trắc ( gọi theo Nguyên sử).

    Đoạn trên thì :

    Tháng 2, năm Canh Tý (40), vì Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Tô Định giết chồng mình, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu.[1] Tô Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

    Xuống đoạn dưới :

    Ngày 30 tháng 2 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, các quận biên thùy, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp PhốGiao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó sang xâm lược.

    Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và cả 65 thành cõi lĩnh nam đã nằm trong tay quân khởi nghĩa thì làm gì còn ....Giao châu Hợp phố mà sắp sẵn xe thuyền ?.

    Dẫn chứng trên khiến ta phải hết sức dè dặt với các bộ Sử của các triều đại Trung quốc .

    Sự khẳng định từ năm 42 Giao chỉ mới thuộc Hán có hệ qủa đương nhiên là Hai bà trưng không thể khởi nghĩa năm 39 , nước đã mất đâu mà khởi nghĩa diệt ngọai xâm trả thù cho chồng ?.

    Tùy thư -Liệt truyện -Lâm Ấp

    Tổ tiên của Lâm Ấp, nhân có loạn người đàn bà Trưng Trắc ở Giao Chỉ cuối thời Hán, con của Công tào trong huyện là Khu Liên giết Huyện lệnh, tự hiệu làm Vương....

    Đọc đoạn sử trên ta không thể hiểu khác là khởi nghĩa Hai bà Trưng xảy ra vào cuối thời Đông Hán , đồng thời hay ngay trước thời điểm Khu liên giết huyện lệnh Tượng lâm và xưng vương .

    Khu Liên còn gọi là Khu Đạt .Năm 190, người Tượng Lâm nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành. Năm 192, dân Tượng Lâm giết huyện lệnh (huyện trưởng) để đưa Khu Liên lên cai trị. Khu Liên cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc riêng: Lâm Ấp.

    Thiên nam ngữ lục gọi Khu Liên là Khu Linh phải chăng là Khu Lang ?:


    Khu linh người nước Nam ta .

    Bình sinh tập dụng can qua một mình .

    Bèn vào tượng quận dấy binh .

    Toan làm sự cả công danh để đời .

    Như vậy Mã Viện năm 39-42 đánh ai ở Giao chỉ ?.

    Luận vào mặt chữ tên các nhân vật thời cổ này thì chỉ có thể là Sĩ Nhiếp .

    Kẻ Sĩ là người có học ngày nay gọi là trí thức , nhiếp là chộp lấy tức là chỉ tạm nắm giữ một thời gian nào đó , trong lãnh vực chính trị chữ Nhiếp này là thể tắt của nhiếp chính , kẻ Sĩ nhiếp chính không phải là tên riêng của 1 người mà là danh hiệu chỉ chung những người do tình thế bắt buộc tạm thời điều hành đất nước không xưng vương xưng tướng chi cả .

    Trong Việt nam sử Lược viết về Sĩ Nhiếp .

    Về cuối đời nhà Đông-Hán, giặc cướp nổi lên khắp cả bốn phương, triều-đình không có uy-quyền ra đến ngoài, thiên-hạ chỗ nào cũng có loạn. Đất Giao-chỉ bấy giờ nhờ có quan thái thú là Sĩ Nhiếp cùng với anh em chia nhau giữ các quận huyện, cho nên mới được yên.

    Chỉ cần sửa vài chữ : Về cuối đời Vương Mãn bọn giặc cỏ ( Lục lâm thảo khấu) nổi lên ....là đã có hẳn 1 dòng sử khác hoàn toàn .

    Xét hành trạng các nhân vật thời này thì rất có thể Sĩ nhiếp là danh hiệu của ‘bọn Đặng-Nhượng, Tích Quang và Đỗ Mục ở Giao chỉ’

    Sách viết :

    Từ đời vua Vũ-đế cho đến hết đời nhà Tây-Hán không thấy sử nói gì

    đến đất Giao-chỉ nữa. Mãi đến năm kỷ-sửu (năm 29 Tây lịch) là năm Kiến-Võ

    thứ 5 đời vua Quang-vũ nhà Đông Hán thì mới thấy chép rằng thứ-sử Giaochỉ

    là Đặng Nhượng sai sứ về cống nhà Hán. Bởi vì khi Vương Mãng cướp

    ngôi nhà Hán, bọn Đặng-Nhượng, Tích Quang và Đỗ Mục ở Giao chỉ giữ châu

    quận, không chịu phục Vương Mãn...

    Thực ra Chính cuộc hành quân của Mã Viện năm 39-42 đã cướp chiếm Giao chỉ chứ làm gì có chuyện tự nguyện nạp cống năm 29 xin làm tôi Khả Hãn Quan vũ như đã viết .

    Với Sĩ nhiếp thì vua nhà Hiếu hay nhà Tân gì không quan trọng , Nho giáo đã tạo ra lớp kẻ sĩ coi ‘quân vi khinh , dân mới là qúy’ , triều Hiếu hay Tân đều là những triều đại của người họ Hùng vì không tìm thấy ngôi mộ Hán nào ở Giao chỉ cùng thời nên kẻ sĩ không có động cơ để hành động ly khai tự quản chỉ đến khi bọn Lục lâm thảo khấu nổi dậy chiếm Trường An giết Vương Mãng dựng nên Hãn quốc của khả hãn Lưu Huyền mới là căn do cho hành động của Sĩ nhiếp , sự việc này không thể khỏa lấp được dù Hán sử không nói đám ‘lục lâm thảo khấu’ lập nên hãn quốc nhưng rõ rành rành gọi Lục lâm quân là Hán quân .

    Xin trở lại với hai bà Trưng .

    Sử thuyết họ Hùng cho là Cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc cũng là cuộc khởi nghĩa của Trương Giác còn gọi là khởi nghĩa ‘khăn vàng’ chống lại Đông hãn quốc năm 184 – 205 là hợp lý về mặt thời gian .

    Phục ba tướng quân của Đông hãn quốc cũng được người Giao chỉ gọi là Mã diện tức tướng chỉ huy đám đầu trâu mặt ngựa đàn áp giết chóc nghĩa quân thực tế thời này thì có thể là chỉ Hà Tiến hoặc Tào Tháo .

    Sử Việt chép : Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô bị thua, đều tử trận Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại ở huyện Cư Phong Cửu chân do Đô dương 1 bộ tướng của hai bà Trưng lãnh đạo , khi đã diệt xong nhóm ‘ loạn quân’ sau cùng này Mã Viện dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm) làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ thề: "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt" (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt). Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán.

    Câu hỏi đật ra : Kim tiêu Mã viện dựng là cột mốc biên giới mà lại dựng ở Cổ Sâm châu Khâm Quảng Tây ngày nay thì Kim tiêu đó phân giới Hán quốc với nước nào ? không lẽ phân giới 2 nước Hán và Giao chỉ như thế Mã Viện đâu có chiếm được Giao Chỉ ? vậy ông ta diệt hai bà Trưng ở đâu ?

    Vài dòng Thiên nam ngữ lục khiến càng ngạc nhiên hơn ...

    Quân của bà Trưng và Mã Viện sau những trận đánh kinh hồn thì Trưng Trắc chủ động đề nghị ngưng chiến nói chuyện :

    .......

    Mã viện bèn mới bảo rằng.

    Nhân sao mi cố hung hăng tranh cường .

    Sứ rằng binh có phép thường .

    Xem khi động tĩnh mứi nhường sức nhau .

    Vậy bằng khiến tôi sang hầu .

    Bắc nam bờ cõi cứ đâu đấy làm .

    Định kỳ cống thuế cứ năm .

    Xưng thần triều cống , vào làm tôi NGÔ .

    Viện bèn cắt giới phân cho .

    Man thành đắp lũy đấy là Tư minh.

    Đồng trụ cắm ở Man thành .

    Hán - Trưng hai nước dẫn binh cùng về .

    ...............

    Trong những vần thơ trên lạ nhất là câu : Xưng thần triều cống , vào làm tôi NGÔ .

    Hai bà Trưng nổi dậy thời Đông Hán ...sao lại làm tôi Ngô ? thực không hiểu nổi .

    Tư minh nay thuộc khâm châu , Man thành còn gọi là Minh thành như trong 1 bài

    Thơ khác :

    Khoảng năm 1789, Vũ Huy Tấn được vua Quang Trung cử đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Trên đường đi gặp nơi dựng cột đồng, ông xúc cảm làm ra bài thơ:






    Vọng đồng trụ cảm hoài

    (Trông chỗ cột đồng, cảm xúc)

    Dịch nghĩa:

    Sáng sớm ra khỏi thành Minh Châu,

    Tìm hỏi dấu tích cột đồng.

    Người địa phương chỉ tay về phía xa,

    Nơi hai đống đá xanh xanh!

    Than ôi! Cột đồng kia!

    Là đất cũ của nước ta!

    Từ thời Trưng Vương buổi trước,

    Phục Ba đã vạch làm biên giới.

    Bậc phấn son thật cũng anh hùng.

    Muôn đời tiếng tăm còn vang dội.

    Đáng thương tên gian phu nhúng tay vào vạc,

    Cắt đất dâng đi chẳng đoái tiếc gì.

    Bờ cõi xưa vì thế luân lạc đi mất,

    Đến nay đã hàng mấy trăm năm.

    Khói mù cộng với thời gian,

    Cảm khái việc xưa nay biết dường nào!

    Bên này có núi Phân Mao,

    Trời đã làm cho phần Bắc phần Nam bị chia tách.

    Chia đã lâu rồi cần hợp lại,

    Vết tích lạ này há lại bỏ không.



    (Trích từ mạng )


    Không chỉ có vậy ...rất nhiều bộ sử của các triều đại Trung quốc đều chép cột đồng dựng ở Cổ sâm thuộc Khâm châu , từ điển Từ Hải (Trung Quốc) là chỉ khá rõ nơi dựng cột, đó là núi Phân Mao ở động Cổ Sâm. Theo Gia Khánh trùng tu nhất thống chí đời vua Gia Khánh ( Tĩnh ? ) nhà Minh, núi Phân Mao ở về phía tây Khâm Châu. Năm 1540, Mạc Đăng Dung cắt đất hiến cho nhà Minh nên từ đấy núi Phân Mao thuộc về đồ bản nhà Minh.

    Xem ra ....Trụ đồng mà Mã Viện dựng đích thực là mốc biên giới giữa Hán quốc và nước của Trưng vương như thế thì từ đầu những năm 200 Giao chỉ đã là 1 cõi trời riêng chỉ chịu mỗi năm ít cống nạp lấy lệ mà thôi .

    Lại 1 câu hỏi nữa đặt ra ...Mã Viện diệt Đô Dương ở đâu ? theo sử Việt là ở Cửu chân ...như vậy chiếu theo Thiên nam ngữ lục thì Cửu chân không thuộc nước vua ‘Trưng’ sao ?

    Sử quan Việt thời Lý Trần khi bắt đầu sọan Việt sử đã bó hẹp tầm mắt mình vào lãnh thổ Đại Việt nên ‘nước ta’ xuyên suốt xưa nay cũng chỉ là vùng đất này biết đâu rằng cuộc khởi nghĩa Trưng vương đã diễn ra ở toàn cõi lĩnh nam và có thể là cả Giang nam .

    Đánh xong ‘giặc Trưng ’ ở Giao chỉ Mã Viện tiếp tục truy lùng tận diệt ở Cửu chân - Thanh hóa rồi dựng cột đồng đánh dấu ranh giới cực nam nước Hán ở Khâm châu- Qủang tây thì ...đành chịu không tài nào hiểu nổi , phải chăng chính vì những thông tin địa lý ‘kinh hoàng’ này mà phải ‘đẻ’ ra nước Lâm ấp ở quãng tỉnh Quảng bình ngày nay cho nó suôi tai ..., thủ phủ Nam ấp biến thành nước Lâm ấp , quận Nhất nam hay Chính nam biến ra quận Nhật nam nghĩa là quận nằm ở phía nam xích đạo ý chỉ đất trung - Việt ngày nay ...như thế là ...mọi sự đã trở nên hữu lý ???.

    Cửu chân của Đô dương không phải là vùng Trung Việt ngày nay mà là cả tỉnh Qúy châu Trung quốc . Tượng - Lâm nơi Khu Liên lập nước Lâm Ấp cũng vậy , Tượng là phần lớn đất Vân nam ngày nay và Lâm là tên xưa của Quảng Tây , thực ra Lâm chỉ là tên do các ‘phù thủy sử gia’ tráo chữ đổi nghĩa mà thành :

    Nam →Lam→Lâm , từ là đất Nam giao nghĩa là đất ở phía nam Giao chỉ trong kinh Thư biến dần thành ra Lâm là rừng , tên gọi khác là quận Nhất nam , nhất là số 1 trong hệ chữ nút thừng , Hà thư đặt ở phương nam xưa (ngược với nay), ‘Nhất nam’ nghĩa là chính nam mà thôi về sau những kẻ muốn bẻ cong lịch sử đã biến thành ‘Nhật nam’ nghĩa là miền đất nằm ở phía nam xích đạo ...thế là miền đất ấy được dời về miền trung Việt nam cho phù hợp với vùng ‘bắc hộ’ theo sử từ thời Tần ....chính sự việc di dời này đã khiến cột đồng Mã viện trở nên vô phương tìm kiếm ....tha hồ cho các quan bác học suy diễn thêm thắt thậm chí trờ thành cột có bánh xe lưu động nay chỗ này mai chỗ khác....

    Thực ra chẳng có nước nào tên là Lâm ấp , chỉ có Nam ấp cách gọi tắt của đại ấp Nam nghĩa là thủ phủ của vùng đất phía nam hoặc ‘nước Nam’ tương tự như Thương ấp – đại ấp Thương , Lạc ấp –đại ấp Lạc vậy .

    Nam ấp của nước Nam này rất có thể là thành phố Uất lâm quảng Tây ngày nay

    Uất lâm –Ấp lâm rồi đảo ngược vế thành Lâm Ấp .

    Nếu Lâm ấp ở quảng Tây thì Khu Liên cũng ở đấy ..., Khu Liên còn gọi là Khu Đạt phải chăng còn là Đạt vương rồi ‘Đạt vương’ biến âm thành ‘Đô Dương’ trong sử ?.

    Trích 1 đoạn trong bài viết về người Choang mà tác giả Lãn miên đã đăng trên mạng .

    .............

    Nhưng nhiều chuyện lưu truyền chứng tỏ Lạc Việt Vương đã từng sống và chiến đấu ở vùng này và được dân Lạc Việt ở đây che chở.Còn một tình tiết nữa là ở vùng này có Tết “Đạt Vương” tức tết Vua Nước, cũng còn gọi là “Đại Vương Tiết” tổ chức vào ngày 20 tháng 7 âm lịch gọi là ngày giỗ Vua Nước tạ thế.Về cái chết của Đạt Vương tức Vua Nước ,ở vùng Ba Thị có câu ngan ngữ: “17 Đạt Vương bị thương, 18 Đạt Vương chết, 19 làm quan tài, 20 chôn Đạt Vương”,chứng tỏ người Choang nhớ thương Đạt Vương đến mức nào.Đạt Uông tức vua nước còn phải khảo sát xem có phải là Lạc Việt Vương hay không, nhưng mỗi năm ngày13 đến 20 tháng 7 âm lịch người Choang ở Đại Minh Sơn đều làm giỗ vong hồn gọi là “Qủi Tiết” kéo dài đến ngày “Đạt Uông Tiết” là cao trào,lúc đó như là tiết quốc tang cùa người Choang.Các địa danh miếu Đại Vương,bến Đại Vương, núi Đại Vương.có nhiều ở Quang Tây cho thấy Đại Vương tức Đạt Uông tức vua Nước có ảnh hưởng hết sức sâu sắc trong người Choang.

    Chính những chữ khắc trên trụ đồng Mã Viện đã khẳng định diễn biến lịch sử thời hai bà Trưng viết trong Thiên nam ngữ lục là chính xác , rõ ràng là Mã Viện chưa chiếm được Giao chỉ còn như sách sử thì Mã Viện đã đè bẹp nghĩa quân hai bà Trưng và chiếm Giao chỉ rồi mới dựng cột đồng đánh dấu ranh giới phía nam của Hán quốc và thề sau này sẽ diệt Giao chỉ ....thế là làm sao ? hay con ngựa già lú lẫn rồi ?

    Diễn tiến lịch sử thời bi tráng này trở nên thông suốt :

    Sau khi thất trận ở hầu hết vùng lĩnh nam - giang nam và Trưng vương hy sinh quân khởi nghĩa rút về Qúy châu – Tượng lâm tức Vân nam - Qủang Tây ngày nay , ở đây nghĩa binh do Đạt vương lãnh đạo..., do qúa chênh lệch về lực lượng Nghĩa quân không địch nổi đám ‘đầu trâu mặt ngựa’ và Khu Đạt tức Đạt vương cũng là Đô Dương bị thương rồi chết ngày 18 tháng 7. Mã Viện tiếp tục tiến quân về nam đánh Nghĩa quân ở Giao chỉ .

    Ở ranh giới Giao chỉ sau những trận đánh trời long đất lở thủ lãnh nghĩa quân hai bà Trưng ( hai bà Trưng đá mất ) và Mã viện nghị hoà chia đất chính vì vậy mới có cột đồng Mã viện ở Cổ Sâm hay Cổ Lâu ở Khâm châu để phân ranh 2 nước Hán – Trưng , thủ lãnh nghĩa quân đã nghị hoà chia cương thổ với Mã Viện chỉ có thể là Sĩ Nhiếp Ngạn Uy bố của Sĩ Huy .

    Chính sử bịa việc ra làm quan nước Đông Hán của Sĩ Nhiếp  thật kỳ bí …

    Năm Đinh Mão (187), Thứ sử Chu Phù bị quân phiến loạn giết, châu quận rối loạn. Sĩ Nhiếp có ba em trai tên là Nhất, Vĩ và Vũ, bèn dâng biểu cho nhà Hán cử Nhất làm Thái thú Hợp Phố, Vũ làm Thái thú Nam Hải còn Nhiếp làm thái thú Giao chỉ … rõ ràng là chuyện như đùa …

    Thiên nam ngữ lục đã giúp giải toả điều băn khoăn … thủ lãnh nghĩa quân khăn vàng Ngạn Uy cai quản Giao châu nhưng không xưng vương xưng tướng nên cũng như Tích quang trước đây sử gọi ông là Sĩ Nhiếp tức kẻ Sĩ nhiếp quyền . Sĩ nhiếp – Ngạn Uy năm 210 đã đem Giao chỉ về với Ngô tôn Quyền ông còn có công rất lớn với nước Ngô chiêu dụ thổ hào ở Ích Châu là bọn Ung Khải đem dân chúng trong quận phụ thuộc xa với nước Ngô ở miền đông. Tôn Quyền càng khen, thăng làm Vệ tướng quân, tước Long Biên hầu.

    Sĩ Nhiếp – Ngạn Uy mất con là Sĩ Huy lên thay
    Lại 1 kẻ Sĩ nữa xuất hiện trong dòng sử Việt ở thời tự chủ sau Mã Viện , sự hy sinh của Trưng Nữ vương không hề uổng phí , vinh quang thay cho ‘người có học’ thực xứng danh ‘quân tử’ , Sĩ Huy - kẻ sĩ sáng ngời nghe mới đẹp làm sao .

    Dù không xử lý thỏa đáng những thông tin về thời kỳ lịch sử bi tráng này nhưng những người viết sử Việt thời đó cũng làm nổi bật được dáng vẻ của đất nước ngàn năm văn hiến khi tạo ra dòng họ ‘Sĩ’...Sĩ Nhiếp là con Sĩ Tứ và là bố Sĩ Huy , Trong dòng lịch sử Việt nam tự thân ‘sĩ’ đã là sự tỏa sáng , ánh sáng ấy soi đường cho cả chúng dân bước đi...thực trọn vẹn ý nghĩa của sự học ở nước Việt ta ...sáng trí sáng cả lòng đúng là đạo thánh hiền . Một Xã hội mà kẻ ‘sĩ ’ không phát sáng hay phải tự che đi sự sáng thì ... nên chuẩn bị sẵn bị – gậy....thế nào việc phải đến cũng sẽ đến .


      Hôm nay: 23/11/2024, 7:15 pm