Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Xem  lại lịch sứ Đại Hưng quốc  Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Xem  lại lịch sứ Đại Hưng quốc  Flags_1



2 posters

    Xem lại lịch sứ Đại Hưng quốc

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Xem  lại lịch sứ Đại Hưng quốc  Empty Xem lại lịch sứ Đại Hưng quốc

    Bài gửi by Admin 6/11/2023, 1:42 am

    Năm 1009 có  cây gạo ở làng Diên Uẩn bị sét đánh ,Theo ghi chép của sử sách (Việt sử lượcĐại Việt sử ký toàn thưViệt sử tiêu ánKhâm định Việt sử thông giám cương mục) thì tại chỗ sét đánh trên thân cây hiện ra bài thơ sấm ngôn nói đến nhiều đời vua trong lịch sử Trung đại nước Việt .
    Việt sử lược, bộ sử cổ nhất Việt Nam, chép nội dung bài thơ chỉ có 8 câu:
    樹根杳杳
    木表青青
    禾刀木落
    十八子成
    震宮見日
    兑宮隠星
    六七年間
    天下太平
    Phiên âm:
    Thụ căn điểu điểu
    Mộc biểu thanh thanh
    Hòa đao mộc lạc
    Thập bát tử thành
    Chấn cung kiến nhật
    Đoài cung ẩn tinh
    Lục thất niên gian
    Thiên hạ thái bình
    Các sách sử đời sau như Đại Việt sử ký toàn thưViệt sử tiêu ánKhâm định Việt sử thông giám cương mục chép thêm 2 câu nữa:
    東阿入地 (Đông a nhập địa)
    木異再生 (Mộc dị tái sinh)
    vào trước câu "Chấn cung kiến nhật", thành bài thơ gồm 10 câu. Dịch nghĩa bài thơ như sau:
    Gốc rễ thăm thẳm
    Ngọn cây xanh xanh
    Dao chặt cây rụng
    Mười tám hạt thành
    Cành đâm xuống đất
    Cây khác lại sinh
    Đông mặt trời mọc
    Tây sao náu mình
    Khoảng sáu, bảy năm
    Thiên hạ thái bình

    Chia bài thơ thành 2 cột để  phân tích








    Những câu nói về:
    Triều Tây nước Đại Việt
     Những câu  nói về:
    Triều Đông nước Đại Việt
     - 樹根杳杳
               Thụ căn điểu điểu
               Gốc rễ thăm thẳm
     
     - 木表青青
                 Mộc biểu thanh thanh
                 Ngọn cây xanh xanh
    (thanh chỉ Thanh hải quân) 

    -十八子成
    Thập bát tử thành (họ  Lý)
              Mười tám hạt thành

    (Thập bát tử- họ  Lý)

     -禾刀木落
    Hòa đao mộc lạc         

    Dao chặt cây rụng
     (Hòa đao mộc-họ Lê)

     -兑宮隠星
    Đoài cung ẩn tinh
              Tây sao náu mình

    - 震宮見日
    Chấn cung kiến nhật
              Đông mặt trời mọc

    ( thời kinh đô Phiên Ngung)
     - 木異再生
               Mộc dị tái sinh
    Cây khác lại sinh
    (lập triều Đinh - phía Tây)

     - 東阿入地
               Đông a nhập địa
    Cành đâm xuống đất
    (quân Tống chiếm nước)

     -天下太平
    Thiên hạ thái bình
    Thiên hạ thái bình

     - 六七年間
    Lục thất niên gian
    Khoảng sáu bảy năm


    Ngoài nghĩa đen đã dịch sang  Việt ngữ như trên , dân gian và giới nghiên cứu đã chỉ ra  Ẩn nghĩa của của 1 số từ trong bài thơ :
    *  Câu 3: chữ Hòa (禾) + chữ Đao (刀) + chữ Mộc (木) ghép lại thành chữ Lê (黎).
    *Câu 4: chữ Thập (十) + chữ Bát (八) + chữ Tử (子) ghép lại thành chữ Lý (李).
    *Câu 7 : chữ Đông (東) ghép với chữ A (阿) thành chữ Trần (陳) .
     Theo kiến gỉai phổ biến hiện nay  bài thơ được giải mã mang nội dung tiên đoán việc nhà Lý... ‘Thập bát tử thành’ nối tiếp sau  khi nhà tiền Lê của vua Lê đại Hành  chấm dứt  ...“Hòa đao mộc lạc” .
    Bài thơ đã liệt kê các triều đạị nối tiếp nhau trong lịch sử Việt nam từ thời tiền Lê  qua nhà Lí , nhà Trần mãi cho tới thời hậu Lê của vua Lê Lợi .

    Cành đâm xuống đất
    Cây khác lại sinh
    Khoảng sáu bảy năm
    Thiên hạ thái bình

    Nếu Hoa sen 8 lá ứng vào 8 đời vua nhà Lý ở Thăng long thành thuộc Phong châu tức đất phía Tây thì 5 đời vua Lê ở vế trên phải  ứng với 4 đời vua Đại Việt – Đại Hưng cộng với vì chúa tạo dựng nhưng không xưng vương : Lê Ẩn ( phải chăng Hán sử đã biến họ Lê thành họ Lưu ?) ở Hưng vương phủ – Quảng châu kinh đô nước Đại Việt – Đại Hưng thời triều đình phía đông ?.
    Nhắc lại đoạn sử thời khai sinh Đại Việt :

    Lưu Ẩn và Lưu Nham là con của Lưu Khiêm , Lưu Khiêm còn gọi  là Lưu tri Khiêm thứ sử Phong châu , Lưu tri Khiêm mất con là Lưu Ẩn kế thừa làm thứ sử Phong châu .
    Lưu Ẩn và em là Lưu Nham từ Phong châu tiến chiếm  Lưỡng Quảng mở rộng đất đai thống thuộc , năm 905 nhà Đường chính thức phong Lưu Ẩn làm Thanh hải quân tiết độ sứ , cuối đời Đường loạn lạc khắp cả miền lĩnh Nam người xưng tướng kẻ xưng vương  riêng Lưu Ẩn vẫn không xưng vương kiến quốc .
    Năm 907 Lưu Ẩn mất em là Lưu Nham kế vị , năm 917 Lưu Nham lập nên nước Đại Việt đóng đô ở Đại Hưng thành - Quảng Châu ở Quảng Đông .
    Nhà Tống xua quân tiến đánh Đại Việt , năm 971 thì chiếm được kinh đô Quảng châu , triều Đông nước Đại Việt chấm dứt , nếu kể cả ‘tiên quân’ là Lưu Ẩn thì Đại Việt phía Đông sau cải là Đại Hưng có 5 đời vua , tồn tại 67 năm từ 905 đến 971  .
    Theo phép phiên thiết Hán văn thì : Lưu Tri thiết LY như vậy họ Lưu trong sử Tàu chỉ là ...kí âm ‘đểu’ , chính xác : Lưu Tri thiết Li ; Li→Lê hay Lý mới phải .
    Cha là Lê Khiêm thì con phải là Lê Ẩn – Lê Nham , vua Đại Việt không có ai họ Lưu ...đây chính là 5 đời vua nhà Lê trong bài sấm và câu đối ở đình Dương Lôi – Bắc ninh .
    Phân tích bài thơ sấm trên cây gạo ...Tổng cộng 10 câu gom thành 5 đôi , 1 chẵn 1 lẻ ý đối xứng rất rõ ; bên nói nền bên nói ngọn , vế nói mất vế nói ra đời , vế nói Đông vế nói Tây ...
    Cụ thể :
    Ngọn cây xanh xanh ...nhà Lê - Lưu tri ở Đông Đại Việt là phần ngọn phía Đông mọc lên từ cái gốc nhà Lý ở Phong châu phía Tây .

    Nhìn vào biểu trên ... Hòa đao mộc ghép thành nhà Lê nằm ở cột phía Đông đối xứng với ... Thập bát tử ghép thành Lý ở bên cột Tây .
    Chấn cung kiến nhật... lúc vua và triều đình đóng ở Quảng Đông thì đấng anh tài Phong châu bên Tây  [Đinh bộ] – [ Lĩnh] đang náu mình ẩn thân ... Đoài cung ẩn tinh.
    Đông a nhập địa …đặc biệt Đông a trong sấm không chỉ nhà Trần như số đông hiện nay hiểu mà chỉ quân nhà Tống do Phan Mỹ (Phan Mỹ thiết phỉ chỉ giặc cướp) cầm đầu tiến chiếm Hưng vương phủ kinh đô phía đông Đại Việt , ý trong bài chỉ rõ sự nối liền lập tức 2 sự kiện Đông a nhập địa và Mộc dị tái sinh – Cây khác mọc lên , 2 câu này không thể kể là nói đến nhà Trần sau đó là nhà Hậu Lê vì tổ tiên nhà Trần từ Phúc Kiến đến sinh sống trên đất Việt ...nhập địa đã nhiều đời trước lâu lắm rồi mới dựng nên nhà Trần hoàn toàn không đúng với ý Đông a nhập địa thì Mộc dị tái sinh , quân Tống – Đông a nhập địa chiếm đất diệt triều đình Đại Việt phía Đông thì Lập tức người Việt lập ra triều đình ở phía Tây trên đất Phong châu – Giao chỉ mới đúng ý 2 câu thơ trên .
    Lục thất niên gian không phải là khoảng 6 -7 năm mà là nói đến thời gian ‘sáu mươi bảy’ năm tồn tại của triều Đại Việt đô ở quảng Đông từ  905 đến 971 sau CN .
    Thiên hạ thái bình ý nói vương quốc đại Việt vững bền từ đây dù có sóng gió nhỏ nhưng về cơ bản Việt nam tồn tại độc lập từ thời [Đinh bộ] – [Lĩnh] dựng  triều cho đến mãi về sau [trừ 10 -20 năm gian khổ chống quân nhà Minh xâm lược và vài ngày quân nhà Thanh ...thăm viếng kinh thành Thăng long] .

    Vấn đề nữa cuả thời kỳ này phải bàn :
    Sách Thiên Nam ngữ lục (thế kỷ 17) ngoài chuyện chú chó con có chữ Thiên tử trên còn nói đến truyền thuyết về cây gạo đầu làng Cổ Pháp bị sét đánh nứt đôi, bên trong có chữ đề:

    Góc chùa cây cả trực trời
    Lại có chữ bày Hưng Quốc chi niên.
    Rồi Lý Khánh Văn nhân đó đoán:
    Điềm này nghiệm đến sự trời
    Nào ai tuổi Tuất ấy người làm vua
    Lên đền một mối tay thu
    Chữ Hưng Quốc ấy ắt là thiên nguyên.

    Rồi khi Lý Công Uẩn lên ngôi:
    Thùy y củng thủ cửu trùng
    Cải nguyên Hưng Quốc đề phong trong ngoài
    Hoa Lư hiểm địa hẹp hòi
    Xa giá bèn dời về ở Thăng Long.

    Như vậy sách Thiên Nam ngữ lục cho ta một thông tin rõ ràng: Hưng Quốc từng là tên nước ta thời kỳ đầu triều Lý, gắn liền với Lý Công Uẩn và việc dời đô ra Thăng Long. Nước ta đầu triều Lý có tên là Hưng Quốc. Đây là quốc hiệu chưa từng được nói đến trong chính sử.
    Thông tin này giúp củng cố luận điểm nước đại Việt ban đầu đô ở phiên Ngung hay Phiên Ngô sau đổi quốc hiệu thành Đại Hưng không có đại Hán đại Hung nào ở đây .
    Nhà Lý sau khi chính thức xưng vương định đô ở Giao Chỉ phía Tây đã bỏ tên nước Đại Hưng lấy lại quốc hiệu  Đại Việt ban đầu .
    Thông tin trong sử cũ Sử cũ :Đại Cồ Việt (chữ Hán: 大瞿越, 968 – 1054) là quốc hiệu của Việt Nam dưới thời bảy vị vua trị vì thuộc ba triều đại: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và đầu thời nhà Lý ...e  rằng không chính xác .
     Xét ra Cồ Việt cũng là Đại Việt ; cồ tiếng Việt nay ít dùng có nghĩa là to - lớn như chuyện gà Ri gà Cồ nghĩa là gà to gà nhỏ vậy , Cồ Việt và Đại Việt là một nói cho dễ hiểu thì cồ Việt la tên  Nôm , đại Việt là tên chữ thế thôi tức không có chuyện đổi tên nước Cồ Việt thành Đại Việt như sử cũ chép ..
    Dựa vào những điểm trên Sử thuyết Hùng Việt cho Lí công Uẩn – Lí thái tổ chính là Đinh bộ Lĩnh tức Đinh bộ Lí khắc Chính phò mã nhà Lê nước Đại Việt Đại Hưng kinh đô ở Phiên Ngung và Lí đức Chính – Lí thái tông là Đinh Liễn tức Đinh Lí Tiến cháu ngoại vua Đại Hưng .
    Sách Lĩnh ngoại đại đáp đời Tống viết : Năm thứ ba niên hiệu Đại Trung Tường Phù, Chí Trung chết , có con mới mười tuổi, Lý Công Uẩn giả xưng họ Lê, giết đi, tự xưng Lưu Hậu, báo sứ giả xin mệnh lệnh, trao cho họ Lê chức quan. Công Uẩn chết, con là Đức Chính lập…
    Đức Chính chết, con là Nhật Tôn lập, tự xưng là Hoàng đế thứ ba của họ Lý nước Đại Việt…

    Thông tin :Năm thứ ba niên hiệu Đại Trung Tường Phù, Chí Trung chết , có con mới mười tuổi, Lý Công Uẩn giả xưng họ Lê, giết đi, tự xưng Lưu Hậu,là thông tin ngụy tạo nhưng đoạn sách cũng cung cấp thông tin quan trọng cùa nhà Lý Việt Nam : 2 vua đầu nhà Lý mang họ Lê , phải tới đời thứ 3 mới xưng họ Lý ,
    Công Uẩn họ Lê nên con là Đức Chính cũng phải họ Lê .
    Đức Chính được tôn thụy hiệu là Đại hành hoàng đế .
    Phối hợp 2 dòng tin trên đưa đến kết luận không thể khác : Đức Chính chính là Lê đại Hành và là Hoàng đế thứ nhì nhà Lý Việt nam .
    Khám phá : Đức Chính vua thứ nhì nhà Lý chính là vua Lê đại Hành mà sử ‘cũ’ gọi là nhà Tiền Lê là thông tin mang tính quyết định để từ mấu chốt đó xét lại toàn bộ sử nhà Lý :
    Lê đại Hành kế ngôi Đinh bộ Lĩnh thì Đinh bộ Lĩnh chính là Công Uẩn chứ không thể ai khác . Công là tước nhưng Uẩn không phải là tên tục của vua , vua sinh ra ở làng Diên Uẩn châu Cổ pháp , nên người ta gọi theo phép kính trọng là Công Uẩn nghĩa là vị mang tước công sinh ra ở Diên Uẩn .

    Sử viết vua đại Việt - đại Hán ở Phiên Ngu Quảng đông phái phò mã là Lí Khắc Chính và con là Lí Tiến sang cai trị nước Việt  .
    Đây là sự sai lầm cơ bản của sử gia phong kiến Việt Nam ,:
      Vì kinh đô Phiên Ngung không nằm trong lãnh thổ đại Việt nhà Lý nên ắt  Hán phải xem là  nước ngoài và Lí khắc Chính và Lí Tiến là quan được phái sang cai trị nước ...ta .
    Sử thuết Hùng Việt vân dụng phép Phiên thiết Hán văn đã chỉ ra :
    Lí khắc Chính cũng là Lí Chính ; lí chính thiết Lĩnh chính là tên của Đinh bộ Lĩnh
    Lí Tiến thiết Liễn là Đinh Liễn vua thứ nhì nhà Lí cũng chính là Lê đại Hành
    Tóm lại :

    Bài thơ ‘sét đánh cây gạo’ thời Lý nhìn theo góc nhìn mới hoàn toàn không phải là Sấm ký tiên đoán lịch sử nước Việt  mà chính là lịch sử chân xác của nước Đại Việt với 2 giai đoạn kinh đô ở phía Đông và Tây , có thể vì lý do nào đó hoặc do bối cảnh chính trị lúc đó tác gỉa không thể nói thực , viết ra đoạn sử chân xác  mà phải gửi cho đời sau văn bản ở dạng mã hóa để đến 1 lúc nào đó con cháu gỉai mã nhận ra 1 giai đoạn lịch sử dân tộc hoàn toàn khác với dòng sử chính thống  .

    Nước Đại Việt manh nha  khởi lập từ những năm 905 , chính thức tuyên cáo cùng Thiên hạ năm 917 , kinh đô ban đầu đặt ở thành Phiên Ngu Quảng châu nay thuộc Quảng Đông , triều  Đại Việt sau đổi quốc hiệu là Đại Hưng  phía đông có 5 đời vua họ Lê không phải họ Lưu như Hán sử chép  tồn tại 67 năm cho đến khi bị quan binh nhà Tống đánh chiếm . Người Việt đã lập triều đại mới ở phía Tây trên đất Giao chỉ gọi là Đinh triều , Đinh là dịch tượng chỉ phía Tây nối tiếp quốc thống Đại Việt , sử Việt gọi là 8 đời vua nhà Lý . Đinh Định Tịnh chỉ sự không đổi phía Tây - tử ngược với phía Đông sống động .

    Bài thơ “sét đánh cây gạo” đã khẳng định Triều Lý Đại Việt là sự tiếp nối triều nhà Lê ở thành Phiên Ngu  lập nên sau khi   bị Tống quốc chiếm mất nửa lãnh thổ phía Đông . Phần  Đại Việt trên đất Giao chỉ tồn tại đến ngày nay với quốc hiệu Việt Nam .

    Kinh đô phiên Ngung phía Đông của nước Đại Việt xác định Lưỡng Quảng xưa là đất Việt , vùng Biển Nam  lưỡng Quảng ngàn năm nay về mặt lịch sử vẫn là biển của người Việt , mọi dẫn chứng lươn lẹo của ...ai đó đều là dối trá lừa gạt .
    avatar
    baogianghansy


    Tổng số bài gửi : 18
    Join date : 30/10/2021

    Xem  lại lịch sứ Đại Hưng quốc  Empty Re: Xem lại lịch sứ Đại Hưng quốc

    Bài gửi by baogianghansy 14/12/2023, 9:57 am

    Đoạn sử đầy rối rắm này là do thanh phần cừ súy Giao Chỉ tức giới quý tộc gốc Giao Chỉ chủ động ngụy tạo nhằm 2 mục đích. Che mắt triều đình nhà Tống và Tạo dư luận dễ chấp nhận triều đình mới ở Giao Chỉ vốn gốc từ Phiên Ngu.
    Khi bắt Lưu Xưởng an trí ở đất Tống, diệt triều Đại Việt ở Phiên Ngu chúng không ngờ Lưu Xưởng cùng triều đình đã âm thầm sắp xếp cho phò mã Lý Khắc Chính về lại tá túc trong chùa của sư Lý Khánh Văn làng Cổ Pháp chuẩn bị cho triều đình mới ở Hoa Lư bằng 2 sự kiện : xét đánh cây gạo có bài thơ và con chó có chữ thiên tử để dẫn trước dư luận để người Giao Chỉ không bị sốc vì sự lên ngôi của phò mã Lý Công Uẩn từ triều đình Phiên Ngu tuy mang danh Đại Việt nhưng vốn xa lạ và không thiện cảm với dân Giao Chỉ vì đất Trung Nguyễn từ lâu đã xa rời Vương Nho chảnh đạo của người Việt mà Giao Chỉ là nơi duy nhứt còn cho tới lúc đó. Các triều đại mà tiêu biểu là Tống vốn đã theo con đường Bá quyền Tả đạo.
    Sau khi đã ổn định tình hình. triều đình Phiên Ngu vốn bề mặt đã tan rã nhưng giới quý tộc đã thực hiện kế hoạch đã thông qua từ trước khi Lưu Xưởng bị bắt. Đó là đưa con phò mã Đinh Bộ Lý Chính (thiết Lĩnh) là Đinh Lý Tiến (thiết Liễn) thực hiện cuộc Đại Hành trở về vùng Giao Chỉ nên Đinh Liễn được gọi là Đại Hành Hoàng Đế.
    Sư Lý Khánh Văn chắc chắn là người đã đề nghị thêm chữ Cồ vào tên Đại Việt. Vì Đại Việt giữ nguyên thì quá trực diện với lũ lan gia nghiệp chướng nhà Tống và sẽ không được lòng dân Giao Chỉ. Chữ Cồ là tiếng nôm quen thuộc của dân Giao Chỉ so với chữ Đại của Trung Nguyên. Chữ Cồ còn là Cồ Đàm tên thái tử Sĩ Đạt Đa tức Phật Thích Ca lúc thành Đạo. Nước Đại Việt theo Đạo của Cồ Đàm. Ngoài mặt thì đối với thiên hạ Trung Nguyên có nghĩa là Nước Việt To Bự nghe hôi quê mùa chắc là không phải là hậu thân của Đại Việt Phiên Ngu. Thế nhưng chúng cũng vẫn đánh nên mới có bản tuyên ngôn Lý Thường Kiệt đọc sang sảng trong đêm lam khiếp hãi lũ xâm lăng bên bờ song Như Nguyệt.
    Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
    Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 
    Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư.
    Chữ Thiên Thư là Hà Thư. Đây là nhắc lại chuyện Đế Minh đứng trên Thiên Đài cao 179m tế cáo Trời Đất và căn cứ theo Hà Thư mà phân ra Bắc địa giới sao Đẩu, sao Ngưu, còn Nam do Kinh Dương Vương cai quản địa giới sao Dực, sao Chẩn. Ta lấy Kinh Thư, Hà Thư ra nói với chúng. 
    Hà ở đay là Trời.

      Hôm nay: 20/5/2024, 6:04 pm