Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Sơn Tinh – Thủy Tinh. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Sơn Tinh – Thủy Tinh. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ Flags_1



    Sơn Tinh – Thủy Tinh. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Sơn Tinh – Thủy Tinh. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ Empty Sơn Tinh – Thủy Tinh. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ

    Bài gửi by Admin 28/11/2020, 2:02 pm

    Bách Việt trùng cửu
    Bản ngọc phả được sao trong bản khai của làng Tang Ma, tổng Phương Giao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ năm 1938. Bản ngọc phả này được chép là tổng hợp các bộ phả gồm: bộ Thượng về thời Hùng Vương, bộ Trung về Tiền Thánh mẫu, bộ Hạ về sự tích Sơn Thánh.
    Bộ Hạ
    Sơn Tinh – Thủy Tinh

    Sơn Tinh – Thủy Tinh. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ 123300669_4571652109542712_2340279428349834631_o.jpg?_nc_cat=106&ccb=2&_nc_sid=b9115d&_nc_ohc=MrLhoGdNEBkAX_OS8UG&_nc_ht=scontent.fhan3-3
    Tượng công chúa Ngọc Hoa Tiên Dung ở Việt Trì

    Lại kể, khi đó cơ đồ họ Hùng đến lúc mạt suy, quốc thế cáo chung. Duệ Vương ở ngôi sinh được 20 hoàng tử nhưng đều lần lượt theo nhau về cõi tiên. Sau đó Đế xa giá đến núi Tam Đảo cầu tự, mộng thấy điềm rắn lớn, rồi sinh được 2 con gái, đều có đức tinh hiền, phong tư tuấn nhã như Tề Khương, Tống Nữ, có dáng vẻ cùng cả con vua cốt tiên. Một người tên là công chúa Mị Châu Tiên Dung. Một người là công chúa Mị Nương Ngọc Hoa. Vua rất yêu quý. Công chúa Tiên Dung về sau gả cho Chử Đồng Tử (quê ở xã Đa Hòa, huyện Đông An, phủ Khoái Châu xứ Sơn Nam, sau vợ chồng cùng bay lên trời giữa ban ngày mà hóa sinh bất diệt, để lại di tích riêng). Còn lại công chúa Mị Nương (tên húy Ngọc Mỹ), cung trăng đang khóa, nhụy ngọc hiện che, nhân duyên định ước còn chưa đến kỳ. Vương muốn tìm người tài mà gả để tiếp nối ngôi báu, bèn lập một tòa lầu ở cổng thành Việt Trì, tên đề “Lầu cầu hiền kén rể”, biển đề “Ngắm trăng cầu hiền”. Truyền hịch đi khắp thiên hạ thần dân trăm họ, ai là người thông minh tài trí, đức độ anh hùng, có thể nối được ngôi của Trẫm thì sẽ gả công chúa cho.
    Ngày đó thuyền bè tấp nập bên sông, trước lầu nhộn nhịn xe ngựa. Bút văn múa mà hình rồng động, sao đẩu rơi, sông mưa lạnh. Trận võ bày mà hổ báo khiếp, tiếng sấm kinh, góc bể trào. Một mối nước nhà mà bốn bể anh hùng. Tuy nhiên đều là được mặt này mà mất mặt kia, không có toàn tài, khó để xưng nhận là thơ Đào yêu, còn chưa thổi được đàn ngâm vậy. Người đời sau lấy đó mà có thơ làm chứng:
    Trăng gió một trường giục động tâm
    Bốn bề chật mắt thấy anh quần
    Việt thành then khóa xuân nào biết
    Ai người sẽ mở, ai người cầm?

    Lại nói lúc đó có Tản Viên Sơn Tinh (tức là Nguyễn Tuấn Công, hiệu là Thần Vương) với Động Đình Thủy Tinh hai người là bạn học cùng nhau, có nhiều phép thuật thông thiên mà chưa đến ứng tuyển. Hôm sau Sơn Tinh gửi lời đến Thủy Tinh rằng:
    – Người xưa nói giai nhân khó được, nam tử đã khó gặp, huống chi lại là việc cưới công chúa làm vợ. Tôi với anh âm dương hai đường khác biệt, mà lại có cùng tình bạn học. Ngày này ở dương thế cung vua đang thật là bậc khuynh thành như trướng Đường buồng Ngu, chưa chọn được ngưới xứng tuyển. Chúng ta chẳng quản ở xa mà tới, để cầu lấy duyên này. Ngoài chúng ta ra thì còn ai xứng nữa.
    Thủy Tinh từ khi được tình ý đó, ngay hôm ấy sửa sang quần áo, tu tập quan quân, lập tức đến núi Tản Viên. Sơn Tinh gặp đón đủ lễ khách. Việc xong thì Sơn Tinh với Thủy Tinh cùng đến kinh thành, cung kính trước ngự tiền tâu rằng:
    – Chúng thần thẹn vì tài hèn, may sinh ra trên nước của Vua. Trộm nghe Thánh thượng mở khoa lớn chọn rể. Chúng thần đến muộn, xin Vua ngự cho thử thi tài, may thì không ngoài hịch chiêu hiền vậy.
    Vương rất vui mừng, bèn rời xa giá đến sông Bạch Hạc để thi tài. Sơn Tinh đến đứng ở đầu sông. Thủy Tinh quay về đáy nước. Phút chốc bỗng thấy giữa sông mây mưa, mặt nước sóng dồn, ngã ba sông tràn nước, tiếng sấm nổi đến làm kình côn lạc phách, cuồng phong vạn dặm thổi tung, sóng dựng kinh hồn rùa cá. Trùng trùng trắng đỏ, gieo khắp cõi trần. Xúm xít xanh vàng, mịt mờ trời đất. Thiên hình vạn trạng, quỷ xuất thần chìm, biến hóa u minh. Hễ trông thấy đó là run tim mất mật.
    Sơn Tinh ở nơi ấy tay trái cầm sách, tay phải cầm gậy, miệng ngâm thần chú mà chỉ vào. Tức thì mọi thứ kỳ lạ đều theo đầu trượng mà quét sạch. Bỗng lại có núi Ngũ nhạc di đến ở giữa sông, cao ngàn vạn trượng, đứng sừng sững giữa trời đất. Thú chạy đến chầu, chim bay cùng họp.
    Thủy Tinh ở giữa sông lại gọi sóng to gió dữ. Vạn vật mất hình tiêu biến trong nước. Biến biến hóa hóa. Phép đều cùng là huyền diệu.
    Vua không biết phải gả công chúa cho người nào. Ngày hôm đó mới xa giá về cung, cử sứ giả gọi hai người lại nói rằng:
    – Trẫm chí có một viên ngọc Lam Điền, trước giờ chưa chọn được ai để kết đôi. Nay hai khanh đều là bậc anh hùng, không biết phân định thế nào. Vậy ai có thể đem sính lễ đến trước thì Trẫm sẽ gả công chúa cho người đó.
    Thế là Thủy Tinh về cung Động Đình để cầu tìm vật lạ (nguyên là sách ước đã đem cho Sơn Tinh). Sơn Tinh ra ngay dưới lầu, lấy trong tay áo ra cuốn sách thần, đọc chúc với trời mà ước được đồ sính lễ. Bỗng thấy, voi trắng chín ngà, kỳ trân dị vật từ trên trời hạ xuống. Sơn Thinh thu lấy đó, ban đêm vào giữa giờ Tý đem sính lễ vào đến lầu rồng. Vương bèn gọi công chúa lại mà gả cho Sơn Tinh. Trong hôm ấy đón về ra khỏi cổng thành. Sơn Tinh lấy gậy chỉ lên trên trời, tay cầm sách ước mở ra mà cầu chúc. Bỗng thấy mây bay năm sắc, rồng vàng, phượng đỏ, lân, rùa hạ thẳng tới đón giá. Cùng với mãnh hổ bách thú bầy hơn vài ngàn con đến chầu sau giá, cùng hội rước về động núi Tản Viên. Vua ở đó thấy mà kinh động.
    Đến giờ Mão Vua thấy Thủy Tinh mới đem lễ tới. Binh cá rùa rắn ngoài ngàn con cùng đến. Vua nói:
    – Trẫm như đã hẹn. Sơn Tinh đã đem sính lễ đến.
    Thủy Tinh ân hận mới về thủy cung, tấu lên triều đình xin dẫn quân đánh Sơn Tinh.
    Bản cũ còn thêm một đoạn nên soạn chép ở đây:
    Cùng ngày Thủy Tinh chỉnh đốn quân nhu, tụ họp thủy tộc, bày trận ngàn hàng côn sấu, lập binh vạn đội kình nghê, thuyền rồng dốc tiến ra giữa sông, trống rùa gõ vang rung đáy nước, hàng hàng thẳng tiến. Đi được nửa đường thì Sơn Tinh nghe tin, bèn cùng với Duệ Vương giăng lưới võng sắt ở bến Thụy Hương huyện Từ Liêm để ngăn quân thủy tộc không tiến được. Thủy Tinh mở ngang một dải sông nhỏ từ Lị Nhân đến vùng chân núi Quảng Oai, kéo lên bờ trên của cửa sông Hát mà ra sông Cái, vào sông Đà để tập kích núi Tản Viên ở mặt sau. Lại mở một con sông ngang nhỏ gọi là sông Bờ, tấn công núi Tản Viên ở hướng mặt trước. Vì thế Sơn Tinh mới dùng phép thần biến hóa, liền gọi người trong núi lại, lấy tre đan thành rào chắn ở trên núi. Lại bảo cho dân rằng:
    –    Các ngươi nếu thấy quân địch tấn công dưới nước ở trước rào thì đều bắn và chém đi.
    Nhân dân tin theo lời đó. Trong khoảnh khắc thủy tộc tiến quân đến đánh. Nhân dân cùng nhau chém chết rất nhiều. Khi ấy các loài kình nghê côn miết chết đều dạt vào bên sông. Thủy Tinh căm phẫn oán hận.

    Từ đó mỗi năm đến tháng bảy tháng tám Sơn Tinh và Thủy Tinh lại giao chiến ở núi Tản Viên. Nhân dân sống gần nơi đó bị mưa gió lũ lụt gây hại rất nhiều (những nơi mà Sơn Tinh cùng Thủy Tinh giao chiến các trận, người dân địa phương sau lập thành miếu phụng thờ, nên còn có các di tích riêng để lại).
    Bản cũ còn thêm một đoạn có cùng phần đầu như đã ghi:
    Nguyên là Sơn Tinh được quyển sách thần, có bí thuật phép tiên, nên quân thủy tộc không thể gây hại. Người bấy giờ có thơ rằng:   
    Tương tranh sự đó Thủy – Sơn thần
    Muốn viết thơ này để hậu nhân
    Bể ái gương treo đôi mắt gửi
    Ham tình động sóng giữa thu phân
    Sách ước đủ rồi đền nợ trước?
    Má hồng sao chịu ganh phu quân
    Trường Sa ngày ấy mà không gặp
    Còn Sắc hay Không, Thủy Tinh thần?
    Lại nói khi ấy Duệ Vương hưởng quốc
    (Bản cũ còn thêm một đoạn là: bốn biển thanh bình. Con vua cháu ông đều đã rời xa. Núi sông Thần Phù, Yên Tử cao thấp trời rạng mây bay. Trăng náu Hoa Quật, Long Biên, trên dưới non xanh nước biếc. Hoặc lúc dạo sông Tiểu Hoành ngoạn xem thú vui đánh cá, đi đến các nơi Cổ Đằng, Tam Vật Lại của huyện Ma Nghĩa, nhìn ngắm núi sông thanh tú, lập làm hành cung, nay là cung điện Trung Chấn cung. Lại đi qua 8 xã Thụy Phiêu, Tam Sơn, Lễ Tuyền, Nhân Lý, Văn Khê, Xuân Hương, An Phúc, Tung Cao của huyện Phúc Lộc, lập lại Nam Chấn cung ở cửa 12 khe nước của Bể Cạn. Lại thường đi săn đến xã An Diệu huyện Mỹ Lương, tạo cung điện Mang Sơn, rồi để lại ruộng thờ 72 mẫu ở xã An Diệu. Còn 200 mẫu nay ở xã Đông Triều, nay là dân tạo lệ cho cung ấy mà hậu thế phụng thờ hương lửa.
    Lại quay về động cũ nơi núi Tản Viên, mà xem đất ấy ba ngọn chót vót vạn nhận cao thay, đẹp đẽ sáng lặng, không thể tả được. Chỗ thôn Cốc người ở đông đúc, phong tục thuần hậu, rất lấy làm yêu mến, bèn thiết lập một cung điện ở trên đỉnh núi thuộc đất 22 xóm của Thủ Pháp, nay là Thượng Chấn cung, tọa Cấn hướng Khôn, làm chính điện. Trung Hạ Chấn cung là nơi cầu đảo. Đông Chấn cung là nơi tề tựu bái yết. Nam Chấn cung là nơi nghỉ ngơi. Từ đó khâm phụng mệnh Hoàng thượng, thường cùng với Tứ phủ hội đồng non biển đi xem xét vạn sự trong nhân gian
    ).
     

    Sơn Tinh – Thủy Tinh. Ngọc phả cổ về Tản Viên Đinh Phi Thánh mẫu triều Hùng Việt Thường Thị, bộ Hạ 122970037_4571652226209367_4688451735844703591_o.jpg?_nc_cat=100&ccb=2&_nc_sid=b9115d&_nc_ohc=Fx5-ZJ5TVJMAX8qSItJ&_nc_ht=scontent.fhan3-3
    Trống đá ở chùa Hoa Lonng bên bến Việt Trì

      Hôm nay: 27/4/2024, 11:27 am