Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


 Việt ngữ và Dịch học . Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



 Việt ngữ và Dịch học . Flags_1



    Việt ngữ và Dịch học .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

     Việt ngữ và Dịch học . Empty Việt ngữ và Dịch học .

    Bài gửi by Admin 29/2/2020, 11:20 am

    Cụ Nguyễn Du tả cảnh Kim tìm Kiều nhơng bóng dáng người xưa đâu
    Trước sau nào thấy bóng người,
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
    Trong câu cảnh Hoa đào nở đã chỉ ra thời điểm này là mùa Xuân , mùa xuân sao lại cười gió Đông ? .
    Thực ra gió đông trong câu không phải nói đến gió mùa đông mà là gió từ phương đông lại ,nếu không dùng đến Ngũ hành của Dịch học thì không thể biết gío Đông hay Đông phong chính là gío mùa Xuân , chỉ gío Xuân thì ý tứ mới hợp với hoa Đào nở .
    Từ Đông Phong được nói đến khá nhiều trong văn thơ Trung hoa và hầu hết đều phải hiểu Đông phong là gíó Xuân mới trọn nghĩa .
    Sở dĩ như thế vì Địa lí tự nhiên của Thiên hạ xưa được phân chia theo Ngũ hành Dịch học :
    _Mùa Xuân thuộc hành Mộc cũng là hành của phương Đông nên gió Đông cũng chính là gío Xuân màu Xanh
    _Mùa Hạ thuộc hành Hỏa, phương Nam (ngày nay ngược với xưa) thuộc Hỏa, do đó gió mùa hè gọi là gió nồm ( Nôm – Nồm là biến âm của Nam) , trong Ngũ Sắc là màu Đỏ .
    _Mùa Thu thuộc hành Thổ , phương Tây thuộc Thổ chỉ Đất – Đã́, do đó gió mùa Thu là gió Tây
    _Mùa Đông thuộc hành Thủy, phương Bắc ngày nay thuộc Thủy tượng của Nước màu Đen, do đó gió mùa đông là gió bấc ( Bấc là biến âm của Bắc).
    Thực thế nếu không vận dụng Dịch lí thì ngày nay không thể hiểu được nhiều điều .
    Không chỉ riêng với Kiề̀u của Nguyễn Du , Ngũ hành có dấu ấn rất đậm trong văn chương Việt như trong thơ của vị quan túc nho Nguyễn Công Trứ :


    Làm trai cho đáng nên trai
    Xuống Đông định lên Đoài đoài tan


    Hình thể địa lí tự nhiên Việt Nam phía Tây là núi phía Đông là Biển nên tác gỉa mới viết : xuống Đông và Lên Đoài .
    Tại sao chí làm trai ghánh việc Thiên hạ trên vai xuống Đông Đông định lên Đoài Đoàn tan ?
    Trên thế giới duy nhất người Việt xưa gọi phương Tây là phương Đoài . Đoài hay Đoạt là quẻ Dịch trấn phía Tây trong Hậu thiên Bát quái . Chỉ riêng điều này thôi cũng cho thấy Dịch học đã ‘thâm căn cố đê’́ trong văn minh Việt từ đời nảo đời nao rồi.
    Phải chăng ý trong thơ nói phía Tây nước Việt đám khởi loạn hay bọn đầu trộm đuôi cướp đang tụ họp lập bè kết đảng còn ở phía Đông thì đang động loạn rối ren ?.
    Sự thực không phải vậy , để diễn đạt chí khí của người làm trai nước Việt cụ Nguyễn công Trứ đã mượn ý từ tính chất của Bát quái .


    Quẻ Đoài ở phía Tây Hậu Thiên Bát quái , Tính của quẻ Đoài là ‘Tụ’ ý trong câu thơ nói đến sự tụ tập lập bè kết đảng mưu toan điều bất chính và với khí phách và tài ba đấng là Trai đã bị đập tan bè đảng sắp làm khổ dân đó. ,
    Phía Đông Hậu thiên Bát quái là quẻ Chấn tính Động , động ở đây là sự loạn lạc xáo trộn , khi ‘người làm trai’ anh hùng đến thì đã bình yên trở lại ,
    Trong bài thơ về chí làm trai này tác gỉa đã hoạ nên hình ảnh đấng nam nhi vớí tài thao lược và khí phách anh hùng mà nếu không dùng lăng kích Dịch học Dịch thì người đọc không thể nào nắm bắt .


    Không chỉ với Thơ văn , Ngôn ngữ Việt chứa đựng đầy dãy yếu tố Dịch học , thông thường đến độ người dùng cũng chẳng biết là mình đã dụng Dịch .
    Mãi thế kỉ 20 khi đào được bản Kinh Dịch chép trên lụa trong 1 ngôi mộ cổ người Trung quốc mới biết xưa quẻ Đoài gọi là quẻ Đoạt vậy mà trong Việt ngữ không biết từ đời nào đã có từ kép ‘ định đoạt’.
    Dịch học quan niệm phía Tây tịnh hay định đối phản với phía Đông động ,trong đồ hình Hậu thiên Bát quái quẻ Đoạt nằm ở phía Tây , phải chăng chính vì thế mà Việt ngữ hình thành từ kép ‘ định – Đoạt’ ?.
    Lạ hơn nữa chỉ với từ kép ‘đanh đa’ đã giúp Dịch học Hùng Việt xác định trong Ngũ hành phía Tây là hành Thổ tượng của đất-đá không phải là hành Kim là kim loại của Dịch học Trung quốc . Đanh đinh định tịnh chỉ là những biến âm và là tính chất của phương Tây theo Dịch học . đanh đi cùng đá chỉ ra phía Tây thuộc hành Thổ , Phía Đông hành Mộc là gỗ , Tây là Thổ đất đá , gỗ và đá là 2 loại vật liệu phổ biến người cổ đại dùng trong cuộc sống , thời vua Phục Hy trên quan Thiên tượng dưới xét địa hình để tác Dịch tức thời còn ‘ăn hang ở lỗ’ thì làm gì đã biết đến kim loại ?.
    Đặc biệt nếu không vận dụng Dịch học thì người Việt không thể thấu đáo về lịch sử đất nước mình .
    Tại sao người Việt lại gọi quốc gia là nước , nước thường đi đôi với non thành từ kép ’nước – non’.
    Dụng Dịch giải mã : nước thuộc hành Thủy ở phía Bắc ngày nay xưa theo Dịch học là phía Nam trong đồ hình Ngũ Hành , non cũng là núi có tượng là quẻ Cấn hay Căn cũng ở phía Bắc ngày nay xưa theo Dịch học là phía Nam .
    Dịch học Hùng Việt cho thực ra ‘Nước’ không phải là nước vật chất mà là danh từ riêng tên gọi xưa của Việt Nam ngày nay , qua lăng kính Dịch học thì phải hiểu ‘Nước’ là quốc gia ở về phương Nam xưa (nay đã lộn ngược Nam thành Bắc) đối diện với quốc gia ‘Hồ Tôn’ ở hướng Xích đạo sau người Việt đã biến quốc hiệu của nước mình thành ra từ chung gọi mọi quốc gia .
    Kiến giải này đã được kiện chứng chứng bởi tư liệu cổ ; nước Việt cổ xưa nhất có tên là Xích Qủy sau có thời gọi là nước Lạc .
    Phép phiên thiết cho : Xích qủy hay Thích qủy thiết Thủy , thủy chính là Nước
    Lạc là biến âm của Nác và cũng là Nước mà thôi .
    Theo Dịch học phải hiểu Nước thuộc hành Thủy chỉ phương Nam như thế Xích Qủy hay Lạc đều có nghĩa là quốc gia ở phương Nam như 1 số tư liệu cổ viết là Nam bang .

    (hoành phi Nam bang triệu tổ ở đền Hùng )..

    Tương tự ngày nay có nhiều điều bị hiểu sai do không biết đến Dịch học như 2 con vật thường nói tới : Thanh long và Bạch hổ .
    Thanh long không có nghĩa là con rồng màu xanh , Bạch hổ không là con hổ màu trắng .
    Theo Dịch học màu xanh chỉ phương Đông và màu Trắng chỉ phương Tây, Thanh long – Bạch hổ thực nghĩa là Rồng phương Đông và Hổ phương Tây của hệ Điểu Thú văn không phải nghĩa là con Rồng xanh và con Hổ trắng .

      Hôm nay: 2/5/2024, 4:55 am