Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Sử Việt 2 chuyện cần bàn . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Sử Việt 2 chuyện cần bàn . Flags_1



    Sử Việt 2 chuyện cần bàn .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Sử Việt 2 chuyện cần bàn . Empty Sử Việt 2 chuyện cần bàn .

    Bài gửi by Admin 22/2/2024, 11:49 am

    *1 - Chuyện phải bàn số 1
    Thế gian có 2 dòng tộc bị gán tên là Hán : Hưng và Hãn
    Lý Bôn Nam Việt đế còn gọi là Nam Việt vũ đế , Triệu vũ đế theo nghĩa đế kiến lập Nam Việt .
    Danh xưng Nam Việt Sử Thiên hạ cũ coi là nước Nam Việt nay Sử thuyết Hùng Việt đính chính là triều đại Nam Việt không phải là quốc gia .
    Triều đại Lí Bôn chính xác là Hưng triều do Hưng vương kiến lập , ban đầu thủ đô đặt ở Nam Trịnh gọi là Đại Hưng thành , sau khi Lí Bôn mất quyền hành thực sự nằm trong tay Lữ hậu và con chắu họ Lữ , năm 180 TCN Lữ hậu mất thì những đại thần tướng lãnh như Trần Bình Chu Bột trung thành với họ Lí đã làm cuộc đảo chính tôn con Lí Bôn là Lí Hằng (lưu Hằng) lên ngôi trả lại quyền hành thực sự cho họ Lí , triều này được sử gọi là triều Hiếu ,tuy danh xưng khác nhưng vẫn coi Lí Bôn là Hiếu Cao tổ .
    Người nhà họ Lữ do Lữ Gia cầm đầu dời đô về thành Phiên Ngu nay ở Quảng châu cũng tôn con cháu Lí Bôn làm vua Hưng triều .
    Như vậy thời kì này Thiên hạ chia tành 2 triều , triều Hiếu và Hưng mà sử cũ sai lầm gọi là nhà Tây Hán và nước Nam Việt .
    Năm 111 TCN Lí Triệt triều Hiếu đã sai Phục ba tướng quân Lộ bác Đức đánh và chiếm được thủ đô Phiên Ngu triều Hưng của Lữ Gia và vua Triệu kiến Đức , giang sơn lại quy về 1 mối , chính nhờ công trạng này mà Lí Triệt được sử sách coi là Hiếu vũ đế tức vua kiến lập triều Hiếu mà Lí Bôn vẩn được coi là Cao tổ . Bác Đức không phải là tên mà là danh hiệu sử gọi người đã đánh đổ triều vua Kiến Đức của Nam Việt .
    Điểm nhấn của lịch sử giai đoạn này là cuộc chiến triều Hiếu đại Hưng thành sau gọi là Trường an và triều Hưng ở Hưng vương phủ Quảng châu về bản chất là cuộc nội chiến không phải là chiến tranh xâm lược của nước Hán hay Tây Hán ngoại bang đánh chiếm nước Nam Việt của người Việt .
    Sử gia Hán tộc đã cố ý lập lờ đánh lận con Đen khi cố tạo hiểu lầm Hãn Quang vũ chính xác là Hãn Quan vũ Lưu Tú vua lập ra nhà Đông Hán là con cháu của Lí Bôn nhà Tây Hán . Thực ra Tây Hán là Hưng triều của Thiên hạ họ Lí còn Đông Hán chính xác phải là Đông Hãn của rợ Hồ , tính chất lập lờ lưu manh biểu hiện ở việc nhập nhèm :
    triều Tây Hán hay Hưng triều của Hưng đế họ Lí - Lửa là triều đại của người Thiên hạ còn triều Đông của Hãn quốc hay Hãn quốc Đông của tộc Lu -tối rợ Hồ ..
    Lí lửa đổi thành Lưu và Lu tối cũng thành Lưu nốt , Lí Bôn thành Lưu Bang và Lu túi – tối nói lái thành Lưu Tú .
    Chỉ khi coi cuộc chiến Hiếu – và Hưng hay Nam Việt là nội chiến mới giải thích được sự việc năm 42 SCN Mã Viện chiếm Nam Việt thì còn nguyên hơn 200 cừ súy tức qúy tộc Việt cho Mã Viện bắt giải về Tàu , ở đấy còn nguyên luật Việt khác luật Hán 10 điều và cư dân vẫn còn dùng trống Đồng tế tổ tiên , tư liệu nói rõ ở Nam Việt đất đai chưa phân chia gì cả nên Mã Viện đi đến đâu phải phân chia đất đặt thành quận thành huyện đến đó . Tóm lại trước khi Mã Viện đến thì Nam Việt còn nguyên là xã hội phi ...Hãn .
    Hán sư còn ghi chép rành rành Đông h̃ãn lập quốc năm 9 SCN ở phía Bắc Hoàng hà quãng 2 tỉnh Sơn Tây và Hà Bắc ngày nay , từ 'quê hương bản quán ' này họ kéo quân đánh chiếm dần phương Nam mãi tới năm 42 SCN quân Đông Hãn mới tiến tới sông Dương tử hỏi làm gì có việc quan quân Mã Viện tiến chiếm Giao chỉ của 2 bà Trưng năm 39-42 SCN. Tây Hán đã chiếm Nam Việt từ năm 111 TCN thì năm 39-42 SCN làm gì còn xã hội Việt đầy đủ ở Giao chỉ như thế cho Đông Hán đánh chiếm ?
    Sử Việt cũng lúng túng không kém


    *2 – Chuyện thứ 2 ph̉ai bàn là rối rắm quanh bà Trưng - bà Triệu .


    Tùy thư -Liệt truyện -Lâm Ấp chép :
    Tổ tiên của Lâm Ấp, nhân có loạn người đàn bà Chinh - Trắc ở Giao Chỉ cuối thời Hán, con của Công tào trong huyện là Khu Liên giết Huyện lệnh, tự hiệu làm vương ...
     Đọc đoạn sử trên ta không thể hiểu khác là loạn người đàn bà Chinh Trắc người sử Việt gọi là khởi nghĩa Hai bà Trưng xảy ra vào cuối thời Đông Hán , đồng thời hay ngay trước thời điểm Khu liên giết huyện lệnh Tượng lâm và xưng vương năm 190-192 SCN.
    Khu Liên còn gọi là Khu Đạt .Năm 
    190 SCN, người Tượng Lâm nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành. Năm 192 SCN dân Tượng Lâm giết huyện lệnh (huyện trưởng) để đưa Khu Liên lên cai trị. Khu Liên cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc riêng: Lâm Ấp

    Theo Sử Việt nam  thì 2 cuộc khởi nghĩa của bà Trưng và bà Triệu là 2 cuộc khởi nghĩa khác nhau cách xa cả 200 năm ; bà Trưng chống quân Đông Hán còn anh em bà Triệu chống quân Đông Ngô .
    Thời điểm 190-192 SCN ở mãi xa sau cuộc khởi Nghía Trưng vương đã khiến vua Đông hãn phải cử Mã Diện – mặt Ngựa hành quân đánh dep đến 150 năm nhưng thời điểm nàylại diễn ra trước khởi nghĩa bà Triệu năm 246 SCN ít ra cũng đến 50 năm .
    Vậy là sao việc thời điểm lịch sử chẳng ăn nhập đâu vào đâu .
    Khởi nghĩa bà Trưng không đúng , khởi ghĩa bà Triệu cũng không luôn ???.
    Thực lạ kì với luồng thông tin ...lạ .
    Vài dòng Thiên nam ngữ lục viết về Hai bà Trưng ….
    Quân của bà Trưng và Mã Viện sau những trận đánh kinh hồn thì Trưng Trắc chủ động đề nghị ngưng chiến nói chuyện :

    Mã viện bèn mới bảo rằng. 

    Nhân sao mi cố hung hăng tranh cường .
     Sứ rằng binh có phép thường . 
    Xem khi động tĩnh mới nhường sức nhau .
     Vậy bằng khiến tôi sang hầu . 
    Bắc nam bờ cõi cứ đâu đấy làm .
     Định kỳ cống thuế cứ năm .
     Xưng thần triều cống , vào làm tôi NGÔ .
     Viện bèn cắt giới phân cho .
     Man thành đắp lũy đấy là Tư minh. 
    Đồng trụ cắm ở Man thành . 
    Hán – Trưng hai nước dẫn binh cùng về .
    Những vần thơ trên lạ nhất là câu : Xưng thần triều cống , vào làm tôi NGÔ ? , rõ ràng ai cũng biết Trưng vương đánh nhau với quân Đông Hán năm 39 – 42 SCN trước khi Đông Ngô ra đời năm 229 SCN cả gần 200 trăm năm .
     Trong bài thơ có câu :
    Hán – Trưng hai nước dẫn binh cùng về .
    Sự việc đã rõ :Thì ra tên nước của bà Trưng là nước Trưng xưa nay không ai biết ..chưa ai nghe thấy bao giờ …
    Bài thơ cũng cung cấp thông tin chính xác là Mã Viện không chiếm được Giao chỉ mà phải đình chiến dừng quân và cắm mốc ở Man thành phân ranh 2 nước Hán của người Tàu và Trưng của Việt tộc để rồi hắn chỉ còn biết hậm hực trù ếm ...Đồng trụ chiết Giao chỉ diệt .
    Xét ra như vậy là đã rõ ràng lần đàn áp khởi nghĩa bà Trưng Mã Viện Đông Hán chẳng bắt được ai , chẳng thu được cái trống đồng nào như sử cũ vẫn chép
    Trên Web-blog này đã có nhiều bài chứng tỏ Khởi nghĩa bà Trưng không diễn ra ở thời điểm 39 – 42 như thông tin trong sử hiện hành viết .
    Tới đây 1 câu hỏi được đặt ra ;Vậy khởi nghĩa bà Trưng diễn ra vào thời điểm nào ?.
    Chưa thoả mãn về khởi nghĩa bà Trưng thì đã hiện ra Thông tin về khởi nghĩa bà Triệu còn kì bí hơn nữa .
    Hồng Đức quốc âm thi tập thế kỷ XV có những câu :tréo ngoe
    Ví biết anh hùng duyên định mấy
    Thì chi 
    Đông Hán dám hung hăng.
    Thực là lạ …chuyện Bà Triệu  lại nghich đảo với chuyện bà Trưng

    Bà Triệu đánh quân Đông Hán đâu có phải là chống Đông Ngô như sử chép .
    Thêm tình tiết khác lạ nữa :

    Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca” nói về bà Triệu
    Đầu voi phất ngọn cờ vàng
    Sơn thôn mấy cõi, chiến trường xông pha…

    Nhiều tư liệu khác viết khi ra trận bà Triệu thường mặc áo giáp vàng .
    Áo vàng – cờ vàng nhưng Rõ hơn hết là có tư liệu viết  : Khi ra trận bà thường cưỡi voi, chít khăn vàng trên đầu…
    Màu vàng là sắc chủ đạo của khởi nghĩa Khăn vàng 184 – 205 SCN ..
    Chống quân Đông Hán mà …cờ vàng  đầu đội khăn vàng ….không là “giặc” Hoàng cân thì là ai ?.

    thêm Thông tin Thiên Nam ngữ lục viết về bà Triệu:
    Cửu Chân có một nữ nhi 

    Lẩn thẩn qua kì, tuổi ngoại hai mươi 
    Chồng con chưa có được nơi 
    Cao trong tám thước rộng ngoài mười gang 
    Uy nghi diện mạo đoan trang 
    Đi đường chớp thét, đồng đường sấm vang 
    Mặt như vầng nguyệt mới lên 
    Mắt sáng như đèn má tựa lan gioi 
    Vú dài ba thước lôi thôi 
    Ngồi chấm đến đùi, cúi rủ đến chân 
    Sức quảy được vạc nghìn cân
     Chẳng hiềm Mã Viện, hơn phân Lí Thù…
    Tới đây qủa là rối rắm lắm rồi ; bà Triệu chít khăn vàng giờ lại khẳng định chắc chắn thêm …chẳng hiềm Mã viện danh tướng nhà Đông Hán là sao ?.
    Triệu quốc Đạt – Triệu thị Trinh khởi nghĩa năm 246 chống quân Ngô thời Tam quốc cơ mà ? lúc này Mã Viện đã trơ …xương ngựa ra rồi còn đâu mà hiềm ?.
    Sư thuyết Hùng Việt cho cả khởi nghĩa bà Trưng và bà Triệu là khởi nghĩa Khăn Vàng năm 184-205 SCN hoàn toàn khớp với thông tin về Khu Liên nổi dậy năm 190 SCN đã biết ,
    Khu Liên còn gọi là Khu Đạt .Năm 190, người Tượng Lâm nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành. Sử viết Năm 192, dân Tượng Lâm giết huyện lệnh (huyện trưởng) để đưa Khu Liên lên cai trị. Khu Liên cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc riêng: Lâm Ấp.Thiên nam ngữ lục gọi Khu Liên là Khu Linh phải chăng là phiên thiết của Kinh , người Kinh
    Khu linh người nước Nam ta .
    Bình sinh tập dụng can qua một mình .
    Bèn vào tượng quận dấy binh .
    Toan làm sự cả công danh để đời .

    Câu Khu Iinh chúa Lâm ấ́p  là người nước Nam ta chỉ ra Lâm ấp là quốc gia của người Việt không phải là tiền thân của Chiêm thành như đang lầm lẫn .
    Sử gia Việt coi khởi nghĩa bà Trưng và bà Triệu là 1 nhưng gọi là khởi nghĩa bà Trưng khi xét khởi nghĩa trên quy mô toàn Thiên hạ , còn khi xem sét giới hạn khởi nghĩa Khăn Vàng ở miền Tây Nam Thiên hạ và Giao châu thì gọi là khởi nghĩa bà Triệu hay khởi nghĩa anh em Triệu quốc Đạt – Triệu thị Trinh .

    Triệu quốc Đạt hay Triệu Đạt không phải họ tên mà là danh xưng của 'chúa Đắc – đắc vương' , đắc là nước – thủy trong ngôn ngữ người Choang , Khu Liên cũng là Khu Đạt , Đạt vương chúa Nước hay Thủy vương mà hằng năm người Choang vẫn làm giỗ 1 cách trang trọng , Đạt vương tư liệu lịch sử biến âm thành Đô Dương bộ tướng của bà Trưng . Sử viết sau khi bà Trưng chính xác là bà Triệu hi sinh đền nợ nước thì Triệu quốc Đạt – Đạt vương – Đô dương lên ngôi tiếp tục cuộc kháng chiến , sau cùng đạt vương – Đô dương – vua Nước cũng hy sinh nhưng đã khiến quân Đông Hán không thể tiến thêm về phía Nam mà đành cắm mốc phân ranh ...Hán – Trưng hai nước dẫn binh cùng về .

      Hôm nay: 27/4/2024, 3:58 pm