Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

» tết...ta
by Admin 9/2/2024, 4:39 pm

» Năm Thìn điểm lại chuyện về quẻ Rồng trong Dịch học Hùng Việt
by Admin 8/2/2024, 5:15 pm

» Rồng trong tâm thức hướng biển của người Việt cổ
by Admin 30/1/2024, 8:41 am

» Ngả nghiêng
by Admin 28/1/2024, 2:38 pm

Gallery


Sử thuyết họ HÙNG-những điều  mới biết . Empty

March 2024

MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar

Khách thăm



Sử thuyết họ HÙNG-những điều  mới biết . Flags_1



    Sử thuyết họ HÙNG-những điều mới biết .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1182
    Join date : 31/01/2008

    Sử thuyết họ HÙNG-những điều  mới biết . Empty Sử thuyết họ HÙNG-những điều mới biết .

    Bài gửi by Admin 19/5/2010, 6:01 pm

    Sử thuyết họ HÙNG-những điều mới biết .

    Để dẫn chứng cho những dòng sử sắp viết Xin trích 1 phần bài viết về phiên thiết chữ Hán của tác gỉa Nhạn nam Phi ..

    Sách “Thuyết-Văn” còn gọi là “Thuyết văn giải tự”do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn, bao gồm 2 phần là Thuyết văn và Trọng Văn.

    - ........

    - Sách Thuyết văn dùng 2 phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ, rồi giải thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn.

    - -“Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của chữ cần tra cứu. Ví dụ:

    - Phát âm chữ “Thiên ” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他前”, là “Thiên Tà”, thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của chữ “Thiên ”: = 他前.

    - -“Thiết” là nhất thiết, là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của chữ thứ 2 để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra cứu. Ví dụ:

    - Phát âm chữ “Thiên ” là dùng chữ “Tha-Tiền 他前”. Với cách đánh vần chữ “Tha ” dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền” thì sẽ được Tha-iên-Thiên: =他前.

    - Hai phương pháp “phản” và “thiết” có cách dùng trái ngược nhau, nhưng nhập chung lại thì cách nào cũng được, và gọi chung là “phương pháp phản-thiết” để phiên âm.

    Có hiện tượng “không bình thường” là khi dùng tiếng Hoa ngày nay để đọc “Hán ngữ” cổ thì khó khăn, không thích hợp, còn dùng tiếng Việt ( phát âm hán việt ? ) để đọc lại dễ dàng. Từ đó rút ra kết luận: đọc Thuyết văn theo tiếng Việt thì đúng, mà đọc theo tiếng Hoa thì nhiều khi sai vì không hoặc khó phiên âm đúng.

    Thí dụ : chữ “Hạ”. –Hồ nhã thiết .

    -Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm : “Hạ”

    -Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã=Hồ-a-ha , âm : “Hạ”.

    Một đoạn ngắn nêu trên khi tra chữ Hạ cho thấy thời cổ đại cho đến thời nhà Hán thì chữ xia của tiếng Hoa bây giờ, ngày xưa đọc là “Hạ”. Như vậy, rõ ràng là dùng tiếng “Hoa” khi tra Thuyết văn là trật, là không thích hợp. “Hồ nhã” không bao giờ phiên âm ra thành “Xia”.

    Sử thuyết họ HÙNG-những điều  mới biết . Clip_image001 Đặc biệt: “Hồ nhã-胡雅” đọc theo Mân Việt “Nhã” là “Nghé”, “nghe” hay “nghè” thì “phản thiết pháp” cuả Hạ trở thành âm Hè theo tiếng Triều Châu và Việt Nam.

    .................

    Hết phần trích .

    Chữ NHO mà người Hán phải phiên thiết mới đọc được thực là lạ ...ngộ nghĩnh hơn là phải phát âm theo giọng đọc của Bách Việt mới chính xác .

    Điều này tưởng nhỏ nhưng thực sự không nhỏ chút nào ...vì chính nó giúp xác định Trung hoa xưa là người Bách Việt ở Hoa nam , văn minh Trung hoa là văn minh Việt người Hán Hoàng hà chỉ ‘ăn theo’mà thôi ,nhưng về sau họ chiếm đoạt luôn biến người Việt thành kẻ ăn nhờ ở đậu như thiên hạ đang tưởng .

    Người Hán không chỉ phiên thiết để đọc chữ Nho mà họ đã ứng dụng tạo từ để dịch những từ nước ngoài mà bản thân Hán văn không có chữ đây là điều mới .

    Vận dụng phép phiên thiết bỗng hiểu ra nhiều điều bất ngờ và thú vị :

    Nước India ngày nay được cổ thư Trung hoa gọi là nước ‘Đại Thực’ chính xác phải đọc là đại THỤC biến âm của từ Thụt tiếng Việt , bên đông là Dâng nghĩa là mặt trời lên Hoa ngữ là dương , bên tây mặt trời thụt xuống biến âm hoa ngữ là thiệp.

    Từ Thục phiên thiết Hán văn là :

    -Thiên Trúc thiết là Thúc đọc thành Thục .

    -Thận độc thiết là Thộc cũng đọc thành Thục .


    Sau 1 chút dành cho ngôn ngữ học mời bạn đọc cùng xem Bản đồ Đại Việt nam trước thời Pháp thuộc .


    Sử thuyết họ HÙNG-những điều  mới biết . Dongdu10


    Bản đồ trên chỉ ra :


    Toàn bộ Miền Trung và hạ Lào nằm trên cao nguyên AN NAM , tất cả nằm trong lãnh thổ Đại Việt nam , tên quản hạt hành chánh các vùng là Trấn Ninh , Trấn Tĩnh ,Trấn Định ; trong các từ này :Trấn là đơn vị hành chánh , Ninh- Tĩnh - Định lấy nghĩa từ Dịch học là không thay đổi quẻ Ly chỉ phương tây ngược với Đông là động ., Trấn Ninh trấn Tĩnh trấn Định đều có nghĩa là trấn hay vùng lãnh thổ phía tây .

    Cực nam của cao nguyên An nam là tỉnh Champassak của Lào ngày nay , bằng vào tên gọi có thể đoán định trước đây nơi này là vùng đất của người Cham , thuộc lãnh thổ nước Champa .

    Tóm lại khi chia lại lãnh thổ 3 nước Đông dương Thực dân pháp đã cắt 1 phần lãnh thổ rất lớn phía tây Việt nam chuyển sang lãnh thổ Lào , với người Pháp đây là chuyện ‘lấy của làng làm ơn cho ông Xã...’ vô thưởng vô phạt đâu cũng là thuộc địa của Pháp ...nhưng việc này lại là tội ác vô cùng lớn đối với người Việt vì khi xoá bỏ chế độ thực dân trên bán đảo Đông dương các nước trên thế giới đã lấy bản đồ phân chia địa giới dùng cho mục đích quản lý hành chánh nội bộ Của nhà cầm quyền mà thực dân Pháp tự ý tự quyền phân chia không hề dựa trên nền tảng lịch sử để áp đặt cương giới lãnh thổ thực sự được quốc tế công nhận cho 3 nước Việt - Miên -Lào độc lập . Đây là 1 bất công lớn lao người Việt phải gánh chịu khi bước vào thế giới văn minh hiện đại , lãnh thổ mất trắng tính ra ít nhất cũng trên 100.000 km2 , cũng may vì sự vận động khách quan của lịch sử tất yếu sẽ dẫn đến 1 cộng đồng Đông nam Á , khi ấy lãnh thổ của các nước thành viên không còn là ‘của riêng ai’ , ai cũng là người Đông nam Á đất nào cũng là đất Đông nam Á cả nên người Việt kiên trì theo lời chỉ bảo của Dịch học ... “ bỏ cái nhỏ để được cái lớn ” , hành sử như thế không tạo can qua mà anh hồn tiền nhân những người đã lấy thịt xương chất thành cao nguyên An nam để lại cho con cháu cũng không phải tủi hổ .

    Giờ thì chẳng cần cổ thư Trung hoa , chỉ cần nhìn vào bản đồ cũng biết được quốc gia của người Việt trước đây là nước Lạc hay quốc gia Lạc .

    Nhiều nhà khoa học đã kiến giải : Lạc biến âm ngày nay là nước , lạc →nác →nước . , nước là yếu tố vật chất nền tảng tạo thành mọi sinh vật , nhưng với dịch học thì không dừng lại ở đấy mà nước chính là dịch tượng chỉ phương NAM , từ quốc hiệu “Lạc-Nước” 1 danh từ riêng về sau trong Việt ngữ Nước biến thành danh từ chung đồng nghĩa với từ bang , quốc trong Hoa ngữ .

    Nước Lạc đồng nghĩa với NAM BANG đã được nói đến trong những câu đối ở đền HÙNG là nhà nước của người Lạc Việt 1 chi của Bách Việt ; dòng tộc làm chủ miền đất phía nam sông Dương tử và Đông nam á từ thời thái cổ .

    - Bản đồ Đại nam trên chỉ ra : địa danh Lạc biên và Cam môn cạnh nhau đã xác định ranh giới nam Lạc và bắc Cam là Hoành sơn hay đèo Ngang , Cam môn nghĩa là cửa vào nước Cam xác định lãnh thổ nước Cam phía bắc bắt đầu từ chỗ này kéo dài về phía nam tới Cam ranh , Cam ranh chỉ nghĩa là ranh giới nước Cam ta có thể khẳng định nghĩa ấy vì cạnh Cam ranh là Phan rang , chữ rang là chữ viết sai đúng ra phải viết là Phan ranh cũng như chữ Cam ranh trước đây có tư liệu viết là Cam rang .

    Dựa trên thông tin chứa trong bản đồ tiền Pháp thuộc trên ta xác định : nước Việt nam ngày nay hình thành trên cái nền của 3 nước Lạc –Cam - Phan cũ và mất đi phần lãnh thổ rộng lớn ở phía tây bắc Việt .

    Một số điều mới biết :

    1 / nước Lạc .

    - Nước Lạc ngoài phần lãnh thổ phía tây mới mất thời hậu thực dân trước đó cả 1 vùng rộng lớn ở phía bắc đã bị giặc Tàu cưỡng chiếm khi vua quan nhà Mạc ‘mãi quốc cầu vinh’, lãnh thổ phía bắc Đại Việt trước đây lên tới tận miền nam Quảng Tây và tây Quảng Đông ....xa hơn nữa thời Đại Việt - Đại Hưng ( người Tàu cố tình gây nhiễu đã biến đại Hưng ra Đại Hán )cả Quảng đông và Quảng tây đều là đất Việt với tên gọi Việt đông và Việt tây. Cổ sử nước Việt có 1 điều hoàn toàn mới và rất lớn :

    Tùy thư -Liệt truyện -Lâm Ấp

    Tổ tiên của Lâm Ấp, nhân có loạn người đàn bà Trưng Trắc ở Giao Chỉ cuối thời Hán, con của Công tào trong huyện là Khu Liên giết Huyện lệnh, tự hiệu làm Vương. Không có con, cháu ngoại của mình là Phạm Hùng nối tiếp lập, chết, con là Dật lập. Người Nhật Nam là Phạm Văn nhân loạn làm phó của Dật, rồi dạy xây cung điện, làm khí giới. Dật rất tín nhiệm, sai Văn cầm binh, rất được lòng dân chúng. Văn nhân đó tra hỏi con em của Dật, người thì chạy người thì trốn. Đến lúc Dật chết, nước không có người nối nghiệp, Văn tự lập làm Vương .

    Đọc đoạn sử trên ta không thể hiểu khác là khởi nghĩa Hai bà Trưng xảy ra vào cuối thời Đông Hán , đồng thời hay ngay trước thời điểm Khu liên giết huyện lệnh Tượng lâm và xưng vương .

    Khu Liên trong sử sách là tên gọi của quốc vương đầu tiên của Lâm Ấp, ngoài ra còn có các tên gọi khác như: Khu Quỳ, Khu Đạt hay Khu Vương. Người ta cho rằng ông lập ra vương quốc Lâm Ấp (sau này là Chăm Pa) năm 192 ...như thế Mã viện không thể hành quân dẹp “loạn người đàn bà Trưng Trắc ở Giao Chỉ” chiếm đất việt trong thời gian năm 39-42 như Việt sử và Hán sử đã chép .

    Thông giám tập lãm của triều đình nhà Thanh dọn lại các sách của Tư Mã Thiên, Ban Cố , Tư Mã Quang và Chu hy, làm năm 1768, cũng chép một đoạn trong đời Tần Thủy Hoàng rằng: “Năm Đinh Hợi (214 tr. T.C.)… nhà Tần lấy đất Nam Việt đặt Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận…”. Dưới chữ Nam Việt chua “tức Bách Việt, cũng gọi là Dương Việt”;

    Nhiều ‘thư’ khác của trung hoa cũng cho Nam việt là Bách Việt ....phải chăng 9 quận Hiếu vũ đế chia đất Nam Việt như sử hiện nay chính là 9 phần đất của cả khối Bách Việt , nếu cho đấy là 9 quận của Nam việt thì sẽ lộ ra sự vô lý ở chỗ ...đảo Hải nam bao lớn , thời đó có được bao nhiêu dân mà chứa cả 2 quận Chu nhai và Đạm nhĩ của Trung hoa ? , cách đây chục năm , Hải nam vẫn chỉ là 1 huyện đảo của tỉnh Quảng đông mà thôi .

    Người Tàu với mưu đồ thoán đoạt lịch sử và văn minh Bách Việt đã tạo ra 1 mớ bòng bong các thông tin lịch sử thật giả lẫn lộn quấn chặt chồng chéo lên nhau cơ hồ không thể gỡ ra được .

    Dựa trên những thông tin mang trong chính tên các quận ta có thể xác lập Bản đồ 9 quận Trung hoa trên đất Hoa nam thời Hiếu vũ đế (Tây Hán ).

    Sử thuyết họ HÙNG-những điều  mới biết . 9quan110

    - Giao chỉ là đất Lạc Việt xưa nay .

    - Uất lâm chính là vùng Hồ nam nơi có sông Uất chảy qua .

    - Cửu Chân thực ra là Cửu châu chỉ đất phía tây đồng nghĩa với Qúy châu .

    - Nhật nam là Nhất nam , nhất số 1 là dịch tượng chỉ nước cũng là chỉ phương nam không phải Nhật nam nghĩa là phía nam xích đạo . Nhất Nam nay là Quảng Tây là vùng thủ đô gọi là Lâm ấp , xưa là Nam Giao .

    - Thương ngô là đất của chính của nhà Thương cũng là nước Ngô thời Chiến quốc .

    - Hợp phố chỉ là biến đổi của Hợp phì thủ phủ của tỉnh An huy .

    - Hải nam hay Nam hải xưa nay vẫn là đất Quảng đông .

    - Chu nhai là Phúc Kiến ngày nay , vì sách xưa chép Chu nhai là đảo lớn sau này Đường triều đặt bộ tư lệnh hạm đội biển nam của Trung quốc . (sử Trung hoa cho Chu nhai là Đảo Hải nam ?).

    - Đạm nhĩ là tên Quận sau cùng nên đặt vào đất chưa có tên .

    Chính cổ thư Trung hoa đã xác nhận sự ấn định trên khi chép : Phù nam cách Lâm ấp 3000 lý , cách Nhật nam 7000 lý tức khảng gần 1500 km và 3500 km .

    Người Hán đã cố ý ép 9 quận của cả vùng đất Bách Việt rộng lớn dồn vào thành 9 quận đất Nam Việt của Triệu Đà ; Cửu châu biến thành Cửu chân , Uất lâm hay Lâm uất thành Lâm ấp , Nhất nam thành Nhật nam , Hợp phì thành Hợp phố .v.v .Cố ý gây nhiễu loạn lịch sử để không người nào còn có thể nhận ra cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng chính là khởi nghĩa Hoàng cân đã diễn ra trên toàn cõi Hoa nam , điều này cũng nghĩa là không có thời bắc thuộc lần thứ nhất như sách sử đang lưu hành , chính cuộc hành binh do Mã Viện chỉ huy mới đặt nước Việt vào vòng nô lệ .

    Việc thay đổi 9 châu làm nhiễu loạn lịch sử không phải là lần đầu , trước đó những người muốn ‘bẻ cong bẻ quẹo’ lịch sử đã thủ tiêu đi quận Tam xuyên của nhà Tần , thủ pháp rất đơn giản ...thay tất cả tên Tam xuyên trong sách sử địa Trung hoa sau đời Tần bằng tên Tượng quận mặc cho Ung thành thủ phủ quận Tam xuyên vẫn còn đứng đấy (nay là thành phố Nam ninh.), Tượng quận thực ở vùng Vân nam bị ‘hô biến’ thành huyện Tượng lâm nghĩa là 1 huyện ở tây Quế lâm ...

    Tất cả mọi sự chồng chéo đổi thay ....là do hàng chữ không thể tẩy xoá : Tần lấy đất 2 nhà Chu lập quận Tam xuyên...trong Sử ký Tư mã Thiên mà thôi .

    2 / nước Cam .

    Nước Cam viết theo Phạn ngữ là Campanagara là nhà nước của người Hời cổ sử Việt gọi là Hồ tôn , Hồ và Tôn là những Dịch tượng chỉ hướng Xích đạo ; Hồ là quẻ Đoài , Tôn là can Tân của Thập can , qua Cam môn 1 quãng suôi về nam là tới thành phố Đồng Hới ...rõ ràng đây là tên tiếng Việt nhưng bản thân người Việt cũng không hiểu địa danh ấy mang ý nghĩa gì ....thưa ...nếu phát âm theo đúng giọng Bình trị thiên là Động Hời thì ra nghĩa chính xác ngay, động là đơn vị hành chánh việt nam thời xưa , Hời ở đây là người Hời sách vở Trung hoa phiên âm thành Hu hay Ho .

    Vua Hồ tôn hay Hồ Tân gọi là Lang Tân hay Tân lang (lang là vương) , nếu viết bằng Hán văn thì Tân lang đồng âm với tân lang nghĩa là cây cau...;vì vậy nước Cam còn được biết đến dưới tên dân gian là Chàm cau ....sách vở Tàu ghi là Tân lang tộc .

    - Ghi nhận : Người Việt xưa đã gọi và ghi chép 1 cách chính xác tên nước CAM trên bản đồ không dùng tên theo Hoa ngữ là Chiêm thành hay Chiêm bà.

    Phiên thiết Hán văn cho ta :

    Chiêm bà thiết là CHÀ ,

    Chà Biến âm thành Trà còn lưu dấu trong các địa danh như Trà bồng đặc biệt là kinh đô Trà kiệu của Chiêm thành , nhiều người vẫn lầm lẫn khi cho cụm từ : ‘Chà già ấn độ’ là chỉ người nước India thực ra cụm từ này chính xác là ‘Java-Indo’ tức chỉ đảo Java nước Indonesia ngày nay , rất có thể CHÀ là tên người Việt gọi chung những người thuộc loại hình nhân chủng Nam đảo hay indonesien .

    Từ Chà ngoài ‘Trà’ còn có các biến âm khác như :

    Đà trong địa danh Đà nẵng , (chữ Đà này hán văn phiên thiết là Đồ bà ).

    Rất có thể Chà còn biến âm thành Sa trong địa danh Sa Huỳnh và tên 2 quần đảo Trường Sa- Hoàng sa ,

    Huỳnh là từ thay thế cho Hoàng do kỵ húy chúa Nguyễn Hoàng , Sa hoàng là chúa hay vương của người Chà nghĩa rất rõ .

    Tân Đường thư viết : người Lâm ấp ưa đạo ‘phù đồ’...suy mãi mới ra : -Phù đồ thiết là Phồ Hán Việt đọc là Phật .

    Phật gíao đã du nhập vào Trung hoa từ đầu công nguyên , chắc trong Hoa ngữ từ Phật phải có lâu lắm rồi vậy mà sao mãi tới đời Đường còn gọi là đạo Phù đồ ... Thực Trung hoa luôn kỳ bí , khi tìm ra sự độc đáo này người viết vẫn đang tự hỏi ...tại sao ?

    Liên quan tới lâm ấp -Chiêm thành còn nhiều điều chưa hiểu nổi như chép trong:

    Chư phiên chí -Bắc Tống - Nước Chiêm Thành

    - Triệu Nhữ Thích chép :

    Chiêm Thành , phía đông đi biển đến Quảng Châu, phía tây tiếp Vân Nam , phía nam đến Chân Lạp, phía bắc đến Giao Chỉ, thông Ung Châu . Từ Tuyền Châu đến nước này theo chiều gió đi thuyền hơn hai mươi trình. Đất này đông tây 700 dặm, nam bắc 3,000 dặm. Kinh đô nước này gọi là Tân Châu, tức là tên huyện trấn..

    Cứ theo sách này thì Chiêm thành có lẽ gồm cả đất Xiêm la ...? hay 2 tên là 1... Xiêm nào cũng là Xiêm ...?

    - Về quốc hiệu Lâm ấp trong sách vở trung hoa xin đưa ra 2 giả thuyết :

    - Thứ 1- Lâm ấp là chữ viết sai của LAM ÁP.

    Lĩnh nam trích quái phần chuyện Nam Chiếu cho biết : vùng đất từ cửa Thần phù tới Hoành sơn tức đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh có tên là Lâm An , Lâm là chữ ký âm sai của Lam viết tắt của Thanh lam tên gọi đất Thanh hóa trước đây , An là gọi tắt của Nghệ an , Lam áp nghĩa là phần đất sát với đất Lam tên gọi tắt của vùng Thanh nghệ tĩnh , đối chiếu với bản đồ trên ta nhận ra Lam áp chính là lãnh thổ nước Cam của người Hời .

    - Thứ 2 - Lâm ấp thực ra là Ấp lâm .

    Ấp lâm thiết là ÂM đọc thành Ân –Yên chính là nước Yên thời chiến quốc . Biến cố lịch sử ở Lâm uất hay Uất lâm đem trộn lẫn với những sự kiện xảy ra ở Lâm ấp tức nước Yên thành mớ bòng bong ....nên cột đồng Mã Viện có ‘thư’ viết là ở nam Quảng Tây ‘thư’ khác lại cho là ở biên giới Giao chỉ và Cham pa ...2 nơi cách nhau bằng cả chiều dài Lạc Việt ...

    Xin chép lại 1 phần trong bài viết về Hùng triều thứ 15 –Hùng Định Chân lang .

    Sử ký của Tư Mã Thiên, truyện Tần Thủy Hoàng có đoạn nói rằng: “Thủy Hoàng… chiếm lấy đất Lục Lương, đặt làm Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải”. Dưới chữ Tượng Quận có chua sáu chữ nhỏ là: “Vi Chiêu viết, kim Nhật Nam”, nghĩa là Vi Chiêu cắt nghĩa Tượng Quận đời Tần tức là Nhật Nam đời Vi Chiêu. (Sử ký; Tần Thủy Hoàng bản kỷ, q.6, tờ 3a).

    Như thế Tượng quận tức đất Nhật nam là miền trung Việt ngày nay cũng chính là lãnh thổ nước Cam .

    Nhưng :

    Thông giám tập lãm của triều đình nhà Thanh dọn lại các sách của Tư Mã Thiên, Ban Cố , Tư Mã Quang và Chu hy, làm năm 1768, cũng chép một đoạn trong đời Tần Thủy Hoàng rằng: “Năm Đinh Hợi (214 tr. T.C.)… nhà Tần lấy đất Nam Việt đặt Quế Lâm, Nam Hải, Tượng Quận…”. Dưới chữ Nam Việt chua “tức Bách Việt, cũng gọi là Dương Việt”; dưới chữ Tượng Quận chua “đất ấy rộng xa, nay phủ Liêm, phủ Lôi, tỉnh Quảng Đông, phủ Khánh Viễn, phủ Thái Bình, tỉnh Quảng Tây và cả nước An Nam” (Ngự phê thông giám tập lãm, q.11, tờ 6b) Học giả Cát Kiếm Hùng có ý kiến tương tự về vị trí Tượng quận là ở phía tây Quảng Tây.

    Vậy là Tượng quận không dính gì đến Nhật nam mà ở xa về phía bắc tuốt Quảng đông Quảng tây .

    Kỳ quái nhất là :

    Cựu Đường Thư, một đàng tin Tượng Quận là Nhật Nam đời Hán, mà di tích hãy còn gần Nhật Nam tức lãnh thổ nước Cam , còn một đàng lại cho cho An Nam đô hộ phủ đời Đường thuộc về Tượng Quận như thế lại là đất Lạc Việt ...?

    - Thực càng đọc ...càng rối cứ như là các triều đại Trung quốc là các nước khác nhau không liên thông tiếp nối chi cả mỗi nước có sách sử riêng mà đôi khi thông tin mang trong các ‘thư’ chửi bố nhau và hoàn toàn phi lý như việc nhà Tần đánh Nam Việt năm -214 lúc đấy lấy Nam Việt ở đâu ra mà đánh ....vì mãi tới năm -207 Triệt đà mới xưng vương và đặt tên nước là Nam Việt ... ; cả 1 Tượng quận của Tần to lớn đến thế mà mãi tới tận hôm nay các sử gia Trung quốc vẫn đang đi tìm ....chưa rõ ‘nó’ nằm ở đâu thì thật là bất thường , địa lý Trung quốc mà còn thế huống hồ gì các nước ngoại biên thí dụ như Chiêm thành – Nhật nam dẫn ở trên .

    Sử Việt có sách cho Lâm ấp là vùng Bình Trị Thiên như thế nước Lâm ấp cắt đôi đế quốc Tàu chia tách hẳn 2 quận Cửu chân và Nhật nam .... liệu người Tàu có để cho sự việc xảy ra hay không ? hơn nữa làm sao mà miền cực nam quận Nhật nam lại ở đấy ? phải là cực bắc chứ ? Có sách lại cho Lâm ấp –Tượng lâm là vùng Bình định Phú yên của Việt nam hiện nay , điều này không có sách vở nào ghi cả ...

    3 /- nước Phan .

    Phía nam nước Cam là nước Phan ...quốc danh chưa từng ghi nhận trong lịch sử nhưng lại được xác nhận rõ ràng trên bản đồ Việt nam bằng địa danh Phan rang tức Phan ranh tức ranh giới nước Phan ..

    Dùng phép Phiên thiết của người Hán thì nhận ra :

    Phù nam thiết đọc thành Pham .

    Pham biến thành Phan và Phạm ...

    Phan là tên nước , Phạm là họ của vua nước Phan .

    Có người kiến giải : Pham là phiên âm một từ gốc Khmer và Nam Đảo là PHUN, PHỎM, chỉ người đứng đầu- thủ lĩnh- vua , điều này tương tự như từ Hãn biến thành Hán ; Hãn quốc biến thành nước Hán người Hán vậy , từ Phạm nghĩa là vua rất hữu lý khi rất nhiều vua Lâm ấp-Chiêm thành và Phù nam mang danh hiệu có chữ đầu là Phạm ...; như vậy : Phạm phật nghĩa là vua tên Phật , phạm Hùng là vua tên Hùng ...v.v..

    Về Sự liên hệ giữa Phù nam và Chân lạp thì nhiều sách hiện nay cho đó là 2 nước nhưng nếu phân tích dựa trên truyền thuyết bà chúa Phù nam là Liễu diệp sau khi chiến bại phải lấy Hỗn Điền và nhường ngôi cho chồng làm vua từ đó tên nước Phù nam đổi thành Chân lạp .

    Theo Sử Phù nam thế kỷ thứ IV có vì vua gọi là Thiên trúc Chiên đàn .

    Nếu dùng phép phiên thiết Hán văn thì :

    Chiên đàn thiết là chàn có thể đọc là chân

    Liễu diệp thiết là liệp - lạp .

    qua phiên thiết Hán văn thì cặp đôi : Chiên đàn – Liễu diệp trở thành tên nước Chân lạp . Xét như vậy thì Chân Lạp chỉ là tên khác của Phù nam trong thời kỳ ‘bị’ 1 ông vua người India cai trị mà thôi chứ không phải là 2 nước khác nhau .

    Ngoài 3 nước đã bàn trên , xếp vào phía nam Giao chỉ cổ thư Trung hoa còn 1 nước nữa xưa nay chưa nghe nói đến .

    Theo Ngô thư thì vào tháng chạp năm Xích Ô thứ sáu (243), Vua Phù Nam là Phạm Chiên sai sứ dâng nhạc công và phương vật. Sau đó, khi đánh chiếm Giao Châu và Cửu Chân, Vua Ngô đã sai người đến các nước phương Nam, Vua các nước Phù Nam , Lâm Ấp và Minh Đường đều sai sứ dâng cống.

    Minh đường là nước nào ?

    Minh đường thiết là...Mường .

    Tên gọi nước Mường chỉ rõ là 1 nước của giống Việt ...vậy mà xưa nay người Việt không hề biết .

    Phải chăng đó là nước của Đoài lang vương mà Lĩnh nam trích quái phần chuyện Nam Chiếu viết sai thành Đào lang vương ? , phương Đoài là phương tây nước Đoài lang nghĩa là quốc gia của vua phía Tây ( lấy đất Đất giao hay đất ‘giữa’làm chuẩn ),

    Hoặc Cổ sử Trung hoa có nói đến 1 nước ở phía tây tên là Đốn Tốn lãnh thổ trải dài từ biên giới Thiên trúc tới Giao chỉ ?

    - Còn Theo sử thuyết họ Hùng thì phía tây Giao chỉ đất của thiên tử là nước Lỗ phong Chu công ?

    Rất có thể chỉ là những tên khác nhau của 1 nước đã được ghi chép bởi những dòng sử khác biệt .

    - Để có thể làm sáng tỏ những gì đã xảy ra trong quá khứ tức Lịch sử ở vùng đất đông nam Á cầm chắc còn phải tốn rất nhiều công sức và thời gian . Việc có thể làm ngay để tỏ lòng tôn kính tiền nhân là trong các văn bản sử địa người Việt từ nay chỉ dùng tên Việt ngữ đúng như cha ông ta đã làm không dùng những tên phiên thiết Hán văn nữa .

      Hôm nay: 19/3/2024, 12:25 pm