Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Trống đồng và Việt sử . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Trống đồng và Việt sử . Flags_1



    Trống đồng và Việt sử .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Trống đồng và Việt sử . Empty Trống đồng và Việt sử .

    Bài gửi by Admin 24/3/2019, 9:19 am

    Thông tin trong bài viết đã sẵn có trong blog dòng Hùng Việt nhưng để giúp bạn đọc dễ nhận ra vấn đề cốt lõi của Sử thuyết Hùng Việt xin quy tập theo chủ đề : Trống đồng và Việt sử .
    Trống đồng là một trong những loại di chỉ khảo cổ học quan trọng nhất tìm được tại Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc. Trong các vùng này, các nhóm dân tộc đã sử dụng trống đồng từ thời tiền sử cho đến ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trống đồng ở nhiều vùng khác nhau ở Đông Nam Á,
    Bắc Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc (đặc biệt là tỉnh Vân Nam và khu tự trị người Tráng ở Quảng Tây là hai vùng nơi đại đa số các trống đồng cổ đã được tìm thấy. Ngoài ra, trống đồng còn được tìm thấy ở nhiều nước khác như: Indonesia, Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippines và mới đây là Đông Timor.
    Nhà khảo cổ học người Áo Franz Heger đã phân loại trống đồng thành Trống Heger I ,Trống Heger II , Trống Heger III , Trống Heger IV , trong đó Trống Heger I là cổ nhất có niên đại gần 3000 năm cách nay .
    Năm 1976, người ta phát hiện loại trống nhỏ ở Vạn Gia Bá Trung Quốc và đặt tên là trống Vạn Gia Bá. , giới nghiên cứu Trung Quốc coi loại trống này là trống Tiền Heger nghĩa là có trước trống Heger I và là nguồn gốc của mọi loại trống Heger .
    Giới nghiên cứu Việt nam , Trung quốc và nhiều học gỉa quốc tế khác đến nay vẫn đang tranh luận về quê hương của trống đồng , tựu trung hiện đã khoanh vùng và đi vào điểm then chốt : quê hương trống đồng là Bắc Việt nam hay Quảng Tây – Vân Nam , nói cách khác… cuối cùng kết luận :Trống đồng là sản phẩm của tiền nhân người Việt hay người Hán .
    Trống đồng là trống làm bằng đồng chính xác hơn là hợp kim đồng thiếc và chì, khi dùng phát ra âm thanh như tiếng sấm nên còn gọi là ‘trống Sấm’ , xa xưa người Việt không gọi là trống mà gọi là ‘cối đồng’ , người Trung quốc gọi là ‘đồng cổ’ , từ ‘cổ’ hiện được dịch sang Việt ngữ là ‘trống’ có thể không chính xác , bản thân từ cổ cũng chỉ là kí âm chữ Nho của từ cối tiếng Việt . chày – cối Hán ngữ đọc là chử – cửu , cửu biến âm thành cổ ….thế là cối biến thành trống theo chữ nghĩa hiện nay .
    Người ta lấy đườnh biên Việt Trung hiện tại để phân định trống đồng gốc gác là của người Việt hay Hán là chuyện tầm phào rất ấu trĩ , gần ngàn năm trước công nguyên lúc trống đồng được làm ra làm gì có đường biên này ?.
    Cứ cho sử Trung quốc đang lưu hành́ là chính xác thì trống đồng Tiền Heger và Heger I làm ra vào thời nhà Châu .


    Trống đồng và Việt sử . Zhou_dynasty_1000_bc_vi-a
    hình lấy từ internet.
    Với bản đồ nhà Chu trên thì rất rõ ràng người Trung quốc không thể nào là người đã làm ra trống đồng hay đồng cổ vì cho đến tận thời Chiến quốc thì Trung quốc cũng chỉ mới biết tới vùng đông Nam với 2 nước Ngô và Việt .
    Với người Việt thì tiền nhân di ngôn về lãnh thổ cụ thể và rõ ràng : cứ tạm y như sách vở chép : nước Văn Lang Bắc giáp Động đình hồ , Nam giáp Hồ tôn , Tây tới Thục (Tứ xuyên) và Đông giáp Nam hải .


    Trống đồng và Việt sử . Vanlang

    Không thể nói khác : chính người Văn Lang đã làm ra những chiếc trống đồng mà ngành khảo cổ tìm thấy ở Vân Nam Quảng Tây và Bắc Việt Nam .
    Sử kí Tư Mã Thiên có ghi thông tin về việc vua nhà Chu cho Tần Mục Công một chiếc trống đồng vào năm 623 trước công nguyên , năm này vua Chu đang ở tận Thiểm Tây lấy đâu ra trống đồng …mà cho Tần công để làm gì ; Trống đồng đâu có gía trị qúy báu gì trong nền văn minh Hán , chẳng thế mà Mã viện đã đập bỏ nấu chảy cả đống trống đồng …
    Đúng thực tổ tiên người Choang Đồng xưa đã chế tạo trống đồng ở Vân Nam Quảng Tây trong thời văn minh Văn lang – Âu Lạc tức không liên quan gì đến văn minh Hán , dĩ nhiên chằng dính dáng gì đến Trung quốc ngày nay . Tình cảnh Con cháu người Âu trong Âu Lạc thực là bi đát , người Trung quốc có thời gọi là Ai lao di theo nghĩa man Di chứ đám chăn ngựa rợ ‘thứ thiệt’ không hề biết : ai lao thiết Âu chính là chi tộc Âu trong nước Tây Âu – Lạc Việt , ngày nay họ được gọi chung là người Choang Đồng đang thực sự là những người ‘thất sở thân sơ’ ngay trên quê hương mình , Cách mạng Tân hợi đã giải phóng họ khòi kiếp nô lệ phục hồi địa vị làm người nhưng Choang Đồng vẫn chỉ là 1 dân tộc thiểu số không được kề đến trong 5 dòng tộc người Trung quốc là : Hán Mãn Mông Hồi Tạng … như thế xét ra thì quê hương Trống đồng chẳng liên quan gì đến Trung quốc và văn minh Trung quốc dù ngàn năm trước công nguyên được làm ra ở Vân Nam Quảng Tây .
    Trong Blog dòng Hùng Việt 2 bài :
    Bức thông điệp ngàn năm và Dịch học và đồ đồng Đông sơn .
    Đã xác quyết : Kinh Dịch mô tả trống đồng ở quẻ Lôi địa Dự và ngược lại mặt trống đồng chính là 1 phần đồ hình Hà thư (đô)̀ Dịch học .
    Xét ra như thế thì không chỉ trống đồng là thành tựu vật chất tiêu biều của văn minh Văn lang mà kinh Dịch cũng là thành tựu trí tuệ của tiền nhân người Việt xa xưa .
    Kết luận này rất quan trọng vì đây là chiếc chìa khóa mở cánh cửa đi vào qúa khứ dòng giống Việt nói chung .
    Kinh Dịch là trước tác của tiền nhân Việt thì tất nhiên cả Ngũ kinh Thi Thư Lễ Nhạc cũng là của người Việt và quan trọng hơn tất cả thông tin ghi chép trong Ngũ kinh đều thuộc về lịch sử và văn minh Việt . Tứ thánh làm nên kinh Dịch Phục Hy Văn vương Châu công Khổng tử đương nhiên là tiền nhân người Việt không cần bàn gì nữa .
    Về lịch sử thì kinh Thư chính là cuốn sử đầu tiên vô cùng qúy gía của dòng giống Việt như vậy các vua từ Nghiêu Thuấn cho tới Tần Mục công năm 659 – 621 TCN chép trong kinh Thư dĩ nhiên là vua Việt không thể nào khác được .
    Những chiếc trống đồng vô tri vô giác thông qua Kinh Dịch trở thành linh khí của người Việt vì qua đấy người Việt có thể tìm ra anh em và tìm về với tổ tiên như Quẻ Lôi địa Dự viết :
    * Lời tượng: Lôi xuất địa phấn dự, tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.
    Sấm vang trên mặt đất là tượng quẻ dự, các bậc tiên vương làm ra nhạc đề cao đạo đức, long trọng dâng lên thượng đế cùng với anh linh tiên tổ.


    Trống đồng còn gọi là trống sấm khi đánh để úp xuống đất nên lời tượng bảo: lôi xuất địa phấn, tiên vương tức tiên đế nhà Chu là Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công v.v…

    Với chữ Tác nhạc cho thấy rõ ràng trống đồng là một nhạc cụ dùng trong các buổi lễ tế long trọng.

    * Lời Quẻ : Dự: Lợi kiến hầu , lợi thành sư.

    Quẻ dự tạo thành bằng quẻ lôi trên quẻ địa, sấm nổ trên đất đấy là tượng của cái trống đồng.

    Lợi kiến hầu nghĩa là dùng vào việc phong tước hầu. Hiện nay có những nhà nghiên cứu lịch sử cho trống đồng là một biểu tượng vua ban khi phong tước cho các công hầu, nó tựa như một loại ấn tín vậy, đặc biệt trong lễ nghi đạo hiếu của Việt Nam thì các bậc vương hầu dùng trống đồng thay mặt người dân của mình để tế tổ tiên của cộng đồng. Chữ lợi ở đây có nghĩa là: dùng để

    Lợi kiến hầu: dùng trong việc phong tước hầu .ngờ rằng sau chữ LỢI còn chữ DỤNG nhưng đã bị bỏ mất

    Lợi hành sư: dùng để hành quân, quân theo tiếng trống mà tiến hoặc lùi hoặc sang phải, sang trái… công hoặc thủ v.v… trống trở thành một công cụ dùng trong quân sự.

    Tóm lại : Tộc người nào có xử dụng trống đồng tộc đó là anh em của ‘ta’ vì cùng cúng tế 1 tồ tiên . Nơi nào có trống đồng thì đó là đất của ta vì thủ lãnh nơi ấy do vua ‘ta’ phong tước .

      Hôm nay: 26/4/2024, 9:24 pm