Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Bài 40 - Ðôi điều về Hán sử Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Bài 40 - Ðôi điều về Hán sử Flags_1



    Bài 40 - Ðôi điều về Hán sử

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Bài 40 - Ðôi điều về Hán sử Empty Bài 40 - Ðôi điều về Hán sử

    Bài gửi by Admin 21/6/2010, 12:11 am

    Ðôi điều về Hán sử

    Ðọc lịch sử Trung Hoa ta nhận thấy một số điểm cần phải lưu ý:

    1 /. Khuynh hướng Hán sử là lịch sử một vùng đất, nghĩa là trên phần đất gọi là lãnh thổ Trung Hoa ngày nay từ thái cổ cho đến bay giờ, bất kỳ dân tộc nào làm chủ trên ðất đó đều được gọi là một “nhà” của quốc gia Trung Hoa, khuynh hướng này đem đến hệ quả là đánh đồng: thời tự chủ cũng là một nhà, thời dân Trung Hoa bị ngoại bang cai cũng được coi như một nhà.

    Thí dụ: thời độc lập huy hoàng của dân Trung Hoa như Ðường, Tống sử cũng gọi là nhà Ðường, nhà Tống. Thời bị quân Hung Nô và người Mãn cỡi đầu cỡi cổ thì sử cũng gọi là nhà Nguyên, nhà Thanh; viết sử kiểu này thì ở Việt Nam sẽ có nhà Ðinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn, nhà Tây (Pháp), … như vậy sao còn có thể gọi là sử dân tộc nữa mà là thứ quái thai “đầu Ngô mình Sở”.

    2 / . Chắc chắn

    liệu lịch sử Trung hoa thời Thái cổ không phải viết bằng chữ Hán mà
    là dịch từ một ngôn ngữ khác sang Hán tự nên những từ được người dịch cho là danh từ riêng thì dùng phép ký âm Nên thành ra những từ không có nghĩa trong Hán tự, hoặc là theo một nghĩa áp đặt phải giải thích lòng vòng. Thí dụ: ông Bàn Cổ … chẳng có nghĩa gì cả hay với nghĩa chẳng liên quan gì đến lịch sử… (Bàn Cổ = bàn cũ); Toại Nhân: được giải thích là khoan cây lửa.


    Thủy tổ bào Hy, vua thái cổ, có vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử văn Trung Hoa thì lại có tên rất kỳ khôi, không thể hiểu nổi: Bào = nhà bếp; Hy = súc vật.

    Nhà bếp + súc vật thì nói lên được điều gì trong lịch sử? .... còn nhiều lắm: nào Xuy Vưu, nào Xuyên Húc, … chẳng có nghĩa là gì trong ngôn ngữ Hán .

    3 /. Sử Trung Hoa tính theo âm lịch nên cứ 60 năm lại trở lại từ đầu, có thể nói cổ sử Trung Hoa có thời gian tùy ý; cũng là năm Giáp Tý, Tân Mão …nhưng có thể lệch nhau vài ngàn năm không chừng. Phải đợi đến nhà Tây Hán trở đi khi vua bắt đầu có hiệu, thì việc kết hợp lịch Can Chi với niên hiệu của triều đại mới có thể ấn định thời gian chính xác … nhưng chưa phải đã ổn vì niên hiệu vua Trung hoa các thời cũng trùng lắp rất nhiều.

    4 /. Trên phương diện địa lý Trung Hoa cổ cũng dễ lẫn lộn.

    Nghiên cứu kỹ ta thấy người Trung Hoa kết cấu các vùng lãnh thổ của mình luôn luôn theo cách định một trung tâm và 4 phương 8 hướng chung quanh mà Dịch Lý gọi là ‘cửu cung’, nhưng lãnh thổ một quốc gia đâu có phải là lãnh thổ chết , nó luôn dịch chuyển biên giới, khi mới thành lập chắc chắn chỉ là một vùng đất nhỏ bé, theo thời gian do có sự tăng trưởng về dân số và tiến bộ về khoa học – kỹ thuật nên lãnh thổ quốc gia có thể dần mở rộng cho tới khi giáp giới với các quốc gia khác … rồi chiến tranh xảy ra, lãnh thổ cũng bành trướng hay thu hẹp tùy theo ...vận hưng suy của quốc gia đó .

    Vì lý do này ...cũng là vùng “giao” hay Trung Nguyên nhưng mỗi thời mỗi khác, Trung Nguyên hay Ngũ Lĩnh của nhà Thương không phải là Trung Nguyên của nhà Hạ, hay nhà Chu, càng không phải là của nhà Thanh, nhà Nguyên. Khi trung tâm thay đổi thì 4 phương, 8 hướng cũng thay đổi theo. Thí dụ: đất Thục có nghĩa là đất phía tây … nhưng Thục đời Thương và Thục thời Tam Quốc chẳng dính dáng gì với nhau cả, cũng là Kinh Man nhưng thời Cổ và thời Trung Cổ là đất hoàn toàn khác nhau. Hệ quả là đọc sử Trung Hoa phải lưu ý: cũng là Cửu Châu: Duyệt, Ký, Thanh, Từ, Dự, Kinh, Lương, u, … nhưng Cửu Châu thời nhà Hạ … chẳng díng dáng đến Cửu Châu thời Tam Quốc, và khi nhìn vào Cửu Châu được xác định trên bản đồ hiện nay thì ta phải hỏi đó là Cửu Châu nào? Chắc chắn không phải Cửu Châu đời Thái Cổ rồi, vì điều kiện vật chất, kỹ thuật lúc đó không cho phép tồn tại một đất nước to lớn như thế.

    Tương tự, ta thấy các nước Tấn, Triệu, Yên, Tề V.v… thời nào cũng có, nhưng TấnTriệu, Yên, Tề, Sở thời Chiến Quốc không phải là những Tấn, Triệu, Yên, Sở về sau bằng chứng là khi rợ Ngũ Hồ xâm chiếm Trung Nguyên tức chủ quyền dân tộc không còn, dân Trung Hoa làm thân nô lệ … nhưng các rợ lại cũng lập nên các nước: Tấn, Triệu, Yên, Tề … Vì thế khi đọc sử Trung Hoa nếu không để ý ta sẽ rơi vào tình thế không phân biệt được trắng đen, đánh đồng kẻ xâm lược và người mất nước, thậm chí còn có thể đảo ngược Hồ với Man, Man ra Hồ như ta thấy ở thời Ngũ hồ .

    5 /. Trong lịch sử Trung Hoa đã có ít ra là một lần đảo cực Bắc Nam. Sự đảo cực này không phải là do biến cố vũ trụ đưa đến sự đảo cực từ của trái đất như khoa học đã biết mà là đảo cực do chủ ý của con người, mục đích của sự đảo cực này ta sẽ xem xét ở phần sau, ở đây chúng ta chỉ cần biết đã có xảy ra như thế nên mới có cảnh tréo ngoe … Kim chỉ nam, đã rõ ràng là chỉ hướng nam như tên gọi sao lại luôn ...có đầu chỉ về hướng Bắc?

    Ở Việt Nam có Ải Nam Quan, là mốc phân định biên giới với Trung Hoa ở phương bắc, và mọi người dân Việt ta thuộc nằm lòng câu: “… đất nước ta từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau”; nam quan của ta nghĩa là cửa ngõ hướng nam đất nước ta , nhưng sao lại quay sang phương...bắc, thực là không hiểu nổi. ,Ngày nay người ta nói ....ngược Nam quan do Tàu xây nên mới gọi là Nam quan và ...của Tàu thì trả cho Tàu ...thực đau sót vô cùng cho con cháu họ HÙNG ....Nam quan nay còn đâu ...chắc sách giáo khoa Việt sử phải thêm chữ ‘Gần’ trước chữ Nam quan thành ra ...’đất nước ta từ ...GẦN ải Nam quan tới mũi Cà Mau...’để con cháu còn chút ký ức về 1 địa danh lịch sử của cha ông để lại .

    Hậu thiên bát Quái cổ xưa vẽ Quẻ Ly là lửa ở dưới, Quẻ Khảm là nước ở trên … khiến các vị ‘túc nho’ cả ta lẫn Tàu không hiểu phải thốt lên: ‘Dịch nghịch lý số’; nước lại ở trên lửa mà cứ phải hiểu … thì vỡ đầu ra mất.

    Nếu tìm hiểu thấu đáo ta thấy có một sự thống nhất kỳ lạ giữa cổ xưa và hiện đại về qui tắc đồ bản. Tiền nhân xưa đã đặt vị trí các quẻ trong Hậu Thiên Bát Quái theo chiều xích đạo và địa cực bắc (hướng bắc hiện nay, chứ không phải là hướng bắc cổ xưa của Dịch Lý). Ðể dễ hiểu ta hình dung theo vị trí địa lý của Việt Nam và Trung Hoa, cả hai nước đều ở Bắc (hiện nay) Bán Cầu. Việt Nam ở gần đường xích đạo hơn nên cũng nóng hơn Trung Hoa vì vậy chiều Hoả – Thủy của Dịch Lý là Việt Nam hướng hoả và ngược lại Trung Hoa hướng thủy. Theo qui tắc vẽ bản đồ các vùng trên trái đất hiện nay thì hoả phải nằm dưới, thủy phải ở trên như ta đã thấy, Dịch đâu có “nghịch lý số” chỉ tại ta dùng

    hệ qui chiếu không đúng nên thấy thế thôi.

    Dịch Lý cũng có một qui luật nữa thể hiện ở Hà Thư, “nhãn quan” của Dịch Lý xác định một điểm bằng tâm và các vòng đồng tâm kế tiếp, vòng nào gần tâm hơn là trong vòng xa hơn là ngoài; trên và dưới cũng chỉ là vị trí đặc biệt của trong và ngoài mà thôi; đối với mặt phẳng nằm ngang của đất đường xích đạo được định là tâm do vậy miền Nam Việt Nam là đàng trong, và miền Bắc là đàng ngoài. Miền nam là phương lửa, Quẻ Ly là vùng viêm, ôn, nhiệt, nóng, bức … ngược lại miền bắc là phương nước, phương Thường (Bình) không nóng hay ít nóng hơn. Khi đặt chiều thủy hoả trên mặt ngang ta dễ nhận ra hơn.


    Bài 40 - Ðôi điều về Hán sử Image029

    Một điều phải lưu ý nữa khi tìm hiểu lịch sử và Dịch Lý là ta phải đặt mình vào đúng thời điểm phát sinh vấn đề thì ta mới hiểu hết, hiểu đúng những gì xảy ra vào lúc ấy Ngôn từ cũng có đời sống, có sự phát sinh phát triển của nó, nếu chúng ta cứ dùng ngôn từ ngày nay mà xét việc xưa có khi cách ta đến chục ngàn năm thì e không đúng bản chất sự việc , Ngày nay ngôn ngữ Việt Nam và chữ Hán đều lên đến trên trăm ngàn từ, nhưng thời nhà Hiếu (Tây Hán) tức trước thời điểm trước Công Nguyên một chút thì tự vị lúc đó là khoảng 6000 từ, đấy là cách nhau 2.000 năm, nếu lùi xa 5.000 hay 10.000 năm, thì lúc đó tiền nhân của chúng ta có bao nhiều từ? Chắc là ít lắm vì thế không ngạc nhiên khi chỉ với một mã tin của Dịch Lý sau này biến thành cả chục từ chỉ các lãnh vực khác nhau trong thiên nhiên và đời sống.

    Ði ngược dòng thời gian tới buổi bình minh của văn minh con người, tức những vấn đề cốt lõi của Dịch Lý ta có thể xác định những mã tin cơ bản hay mã nền như sau:

    Dương là những gì con người nhìn thấy.

    Âm là những gì con người không nhìn thấy.

    Dịch Lý gọi là Lưỡng Nghi .

    Tách phân thế giới thêm một bước nữa:

    Thái Dương là những gì cụ thể có thể nắm bắt được.

    Thái Âm là những gì vô hình, trừu tượng không thể sờ nắm được trong lãnh vực văn hóa gọi là phi vật thể .

    Thiếu Dương là những gì có thể thay đổi.

    Thiếu Âm là những gì không thay đổi.

    Ðó là Tứ Tượng tức 2 Lưỡng Nghi, hay Lưỡng Nghi của Lưỡng Nghi

    Ta đặt 4 Tượng thành đồ hình để dễ nhận ra hơn:


    Bài 40 - Ðôi điều về Hán sử Image050



    Từ mã nền khi vận dụng vào lãnh vực nào đó, ta có những mã tin thông thường của Dịch Lý.

    Thí dụ: Từ mã nền “không đổi” khi vận dụng vào thể chất của một vật ta có mã tin cứng (≠ mềm) ; vào sự dịch chuyển của một vật so với chung quanh ta có mã tin Tịnh hay định (≠ động) hay tương quan giữa con người và tự nhiên được thiết định trên cái nền những qui luật bất biến gọi là Lý (≠ cảm, tình). Còn trong các đồ hình của Dịch Lý mã “không đổi” được đặt ở phương tây, ban chiều.

    Những mã tin thông thường hay dùng nhất, hay được nói đến nhiều nhất trong Dịch Lý là:

    Phương tây là phương căng – cứng (mã tin Dịch)

    Phương đông là phương mềm – nhũn (mã tin Dịch)

    Căng và nhũn là 2 từ thuần Việt lại là biến âm của 2 can trong Thập Thiên Can (có lẽ phải nói ngược lại mới đúng)

    Căng = Khang = Quí = 9 = phương tây

    Nhũn = Nhung = Nhâm = 8 = phương đông



    Về 4 phương, ta nhận thấy Việt Nam là nước duy nhất dùng Hậu Thiên Bát Quái để chỉ phương hướng. Ngày nay vẫn gọi phương tây là phương đoài, có câu thơ của Nguyễn Công Trứ, một danh nhân Việt Nam:

    “Làm trai cho đáng nên trai

    Xuống đông đông định, lên đoài đoài tan.”

    Ta thấy đông tức động nên khi người trai xuống mới định lại – chữ đông ở đây cũng chỉ quẻ Chấn trong Bát Quái – Chấn là là động ngược lại Quẻ Ðoài chỉ phương tây là Tụ, tích tụ nên phải tan ra.

    Như thế phương hướng của người Việt xưa là:


    Bài 40 - Ðôi điều về Hán sử Image084



    Quẻ Ly là biến âm của từ ‘Lửa’, lửa là nóng nên phải ở hướng xích đạo, vùng nhiệt, viêm, ôn, nóng bức, còn phương đông phải gọi là phương động – là tính chất của Quẻ Chấn.

    4 phương hiện nay: Nam – Bắc –Ðông – Tây thì Bắc – Nam cũng là từ thuần Việt.

    - Bắc = bức = nóng – viêm nhiệt.

    = bấc = nhẹ nhý bấc (nặng như chì)

    = bốc ; dịch nói lửa bốc lên, nước rút xuống



    - Nam = nom là nhìn, Hán tự là quan. Nếu tay mặt hay tay mục của ta đặt vào phía mặt trời mọc, tay trái hay tay chiêu đặt ở hướng ban chiều tức hướng mặt trời lặn thì hướng ta nhìn hay nom là hướng bắc hiện nay –như thế so với phương hướng hiện nay đã có sự lật ngược Nam bắc –bắc nam ...không biết từ bao giờ.

    Với người Thái – Tày: nam = nậm nghĩa là con sông –cũng phù hợp với sự ấn định của Dịch Lý và như ta đã biết ở phần trước :số 6 trong Thập Can là Canh hay kênh hay kinh cũng là chỉ con sông – con lạch (kênh – lạch) –chỉ hướng nam ngược với Hồ, Hà, Hải chỉ hướng nóng bức tức phương Bắc.

    Người Cao Miên gọi núi là B’nâm , núi là quẻ Cấn trấn phương Nam trong Tiên thiên bát quái .

    Sở dĩ Phải dẫn giải dài dòng như thế là để bạn đọc quen dần với sự vận dụng Dịch Lý hay đúng hơn phần âm hay thanh của các mã tin trong Dịch Lý hầu làm rõ cái đúng cái sai trong việc tìm kiếm sự chân xác của lịch sử, một trường hợp khác là ‘phương Sóc’ trong cổ sử; Sóc là biến âm của xích, xích là màu đỏ, như thế sóc phương tức phương Bắc bắt buộc phải ở hướng xích đạo, hướng nóng tượng trưng bằng màu đỏ trong ngũ sắc, là hướng của Quẻ Ly trong Hậu Thiên Bát Quái, hướng Hành Hoả trong Ngũ hành, hướng số 2 – 7 trong Hà Thư đặt nằm ngang, số 7 chữ Nho đọc là ‘Sách’ cũng là âm của xích màu đỏ.

    Một khi đã xác định được như thế đồng thời cũng khẳng định những chỉ dẫn vị trí các nước từ thời Xuân Thu Chiến Quốc trở về trước đều không thể đúng như sách sử Trung Hoa đã vẽ ra, thậm chí vị trí thực là sự lôn ngược tất cả .. .

      Hôm nay: 27/4/2024, 6:05 am