Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Những đồng tiền cổ của thiên hạ Trung Hoa trên đất Việt Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Những đồng tiền cổ của thiên hạ Trung Hoa trên đất Việt Flags_1



    Những đồng tiền cổ của thiên hạ Trung Hoa trên đất Việt

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Những đồng tiền cổ của thiên hạ Trung Hoa trên đất Việt Empty Những đồng tiền cổ của thiên hạ Trung Hoa trên đất Việt

    Bài gửi by Admin 22/6/2018, 7:12 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://asakicorp.com/bachviet18/?p=3171
    PGS. TS. NGND. Hoàng Văn Khoán, chuyên gia hàng đầu Việt Nam hiện nay về cổ tiền học, đã giới thiệu “một số đồng tiền Trung Quốc thường gặp ở Việt Nam” trong cuốn sách Thức dậy từ quá khứ mới in của mình (2018), gồm các loại như sau:


    Bố tiền (tiền hình thuổng – xẻng):
    Không thủ bố. Hai mặt có chữ Tam xuyên cân 三川釿. Niên đại: Xuân Thu – Chiến Quốc, Sở đến Chu, Tấn.
    Kiều túc bố. Hai mặt có chữ Ngu nhất cân 虞一釿. Niên đại: Xuân Thu trung kỳ, đúc trên đất Ngụy.
    Trường bố. Mặt trước có chữ Thù bổ dương cân 殊布當釿. Mặt sau có chữ Thập hóa 十貨. Phát hiện trên đất Sở.
    Kiều túc bố. Mặt trước có chữ An ấp nhất cân 安邑一釿. Mặt sau có chữ An 安. Phát hiện trên đất Ngụy.
    Tam khổng bố. Mặt trước có chữ Dư 余. Mặt sau có chữ Nhất lạng 一两. Phát hiện trên đất Lỗ, Tề, Tấn, Sở, Tống, Vệ, Trần, Thái, Tào, Trịnh, Yên thời Chiến Quốc (Xuân Thu?) Đông Chu, 841-756 TCN, Tống 765 – 476 TCN.
    Tam khổng bố. Mặt trước có chữ Nam hành đường 南行唐. Mặt sau có chữ Thập nhị chu 十二朱. Tiền đúc trên đất Triệu thời Chiến Quốc 442 – 111 TCN.
    Đao tiền (tiền hình dao):
    Tề quan hóa 齊官化. Tiền chỉ lưu thông ở thành Lâm Chung, kinh đô nước Tề.
    Tam tự đao và Triệu đao. Tiền nước Triệu.
    Yên Minh đao. Một mặt có chữ Minh 明. Tiền nước Yên.
    Đao tiền. Thời kỳ Chiến Quốc (trong mộ Việt Khê, Hải Phòng).
    Lục tự đao. Tiêm thư đao. Chiết khánh đao. Tiêm đao.
    Hoàn tiền (tiền tròn có lỗ tròn):
    Thử viên nhất cân 黍垣一釿. Tiền nước Ngụy.
    Tiền tròn có chữ Viên 垣. Tiền nước Ngụy.
    Tiền tròn có chữ Cộng 共. Tiền nước Ngụy.

    Vài hình ảnh cho các đồng tiền có tên trên (ảnh của trang bachviet18.com):


    Những đồng tiền cổ của thiên hạ Trung Hoa trên đất Việt Tam-khe1bb95ng-be1bb91-dc6b0-nhe1baa5t-le1baa1ng   Tam khổng bố có chữ Dư và Nhất lạng.

     

    Những đồng tiền cổ của thiên hạ Trung Hoa trên đất Việt Te-quan-hoaTề quan hóa.

     

    Những đồng tiền cổ của thiên hạ Trung Hoa trên đất Việt Fullsizerender-624x313Yên Minh đao.

     

    Những đồng tiền cổ của thiên hạ Trung Hoa trên đất Việt The1bbad-vic3aan-nhe1baa5t-cc3a2nThử viên nhất cân.

     

    Những đồng tiền cổ của thiên hạ Trung Hoa trên đất Việt Dao-tien-viet-khe-768x410

    Đao tiền trong mộ Việt Khê, Hải Phòng.

    Vấn đề nổi lên là: Tại sao những bố tiền, đao tiền, hoàn tiền của các nước Triệu, Tề, Yên, Sở, Ngụy lại có “thường gặp” trên đất Việt Nam? Theo chính sử thì mãi tới thời Tần nước ta mới bị Tần chiếm đánh. Còn sau khi Tần thống nhất thiên hạ đã thực hành “xa đồng trục, thư đồng văn”, loại bỏ tiền của các nước cũ, dùng tiền tệ thống nhất là đồng tiền Bán Lạng. Vậy làm thế nào mà các nước Triệu, Ngụy, Yên, Tề ở tận Bắc sông Hoàng Hà từ 300-500 năm TCN lại đã có “giao lưu” tiền tệ với vùng Bắc Việt? Sự “giao lưu” của vùng Bắc Việt với các nước chư hầu thời Xuân Thu Chiến Quốc là như thế nào?
    Sự hiện diện của những hiện vật khảo cổ – tiền cổ ở Việt Nam cho thấy, không có cách giải thích nào khác là: vùng Bắc Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc nằm cùng trong một khu vực “giao thương” chung của cả Trung Hoa. Tức đây là một trong các nước thời Đông Chu. “Nước ta” đã biết dùng tiền trong thương mại, tức là đã dùng văn tự (chữ trên tiền). Vậy “nước ta” lúc đó là nước nào trong số các chư hầu của nhà Chu?
    Ngoài những đồng tiền “thường gặp” trên, ở Việt Nam còn phát hiện một số đồng tiền sau:


     

    Những đồng tiền cổ của thiên hạ Trung Hoa trên đất Việt Bo-tien-dong-chu

    Bố tiền mặt trước có chữ Đông Chu 東周, mặt sau có chữ Vương cát 王吉.

     

    Những đồng tiền cổ của thiên hạ Trung Hoa trên đất Việt Img_1631-2-624x383

    Hoàn tiền Đông Chu 東周 và Tây Chu 西周

    Nếu nước ta lúc đó không phải Tần, Triệu, Ngụy, Yên, Tề,… thì phải chăng khu vực Việt Nam ngày nay chính là nước của nhà Chu thời kỳ này?
    Những đồng tiền cổ tìm thấy ở Việt Nam chứng tỏ một cách rõ ràng rằng khu vực Việt Nam thời Xuân Thu Chiến Quốc nằm cùng trong một thiên hạ Trung Hoa, cùng chung một loại tiền tệ, chữ viết. Hơn nữa, khu vực Bắc Việt có thể chính là nước Chu, thiên tử của cả thiên hạ phương Đông
    .

      Hôm nay: 26/4/2024, 2:57 pm