Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Phủ Tam ở Thái Bình  Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Phủ Tam ở Thái Bình  Flags_1



    Phủ Tam ở Thái Bình

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Phủ Tam ở Thái Bình  Empty Phủ Tam ở Thái Bình

    Bài gửi by Admin 2/12/2015, 9:15 am

    Bách việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn

    Trong đạo Tứ phủ thì phủ Tam là Thoải phủ. Các vị thần trong phủ này đều liên quan tới số Ba – Bát hay Tam (Tám). Mẫu Thoải là Mẫu đệ Tam, là nàng Ba (thần tích đền Dầm ở thôn Xâm Dương, Ninh Sở Thường Tín, Hà Nội) hay nàng Quý (Quý là thứ ba trong thứ tự Mạnh, Trọng, Quý). Vua cha Thoải phủ là Bát Hải. Vị quan của Thoải phủ là Quan đệ Tam. Rồi ông Hoàng Bơ và cô Bơ thoải phủ (Bơ = Ba).
    Đứng đầu Thoải phủ trước hết phải kể đến Vua cha Bát Hải Động Đình, người được thờ chính tại đền Đồng Bằng (An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình). Bát Hải hoàn toàn không phải nghĩa là 8 cửa biển. Bát hay Ba (số 3 và đều là 2 con số của Hà thư chỉ phương Đông. Phủ Tam ở Động Đình là biển Đông. Nơi đây cũng gọi là vùng Đào Động.
    Câu đối ở đền Sinh trong quần thể đền Đồng Bằng:
    桃江洞口祁千跡
    生化神仙萬古傳
    Đào giang Động khẩu kỳ thiên tích
    Sinh hóa thần tiên vạn cổ truyền.
    Dịch:
    Sông Đào cửa Động ngàn tích lạ
    Sinh hóa thần tiên vạn thủa truyền.
    Nơi sông Đào đổ ra cửa Động là đất Thái Bình, tức là nơi sông Hồng (Đào) đổ ra biển Đông (Động Đình hồ). Trên mảnh đất này do đó lưu dấu rõ ràng các nhân vật của phủ Tam (Thoải phủ).
    Thần tích đền Đồng Bằng mở đầu như sau:
    Trên bờ sông Vĩnh, thuộc Đào Hoa Trang, Trấn Sơn Nam, Quận Giao Chỉ có 2 vợ chồng ông Phạm Túc và bà Trần Thị là người Trang An Cố (thuộc Thụy An – Thái Bình ngày nay) đã lớn tuổi, sống phúc hậu mà không có con. Một lần, họ ngược dòng đánh cá đến Trang Hoa Đào và tình cờ gặp cô gái nhỏ bên sông Vĩnh. Ông bà đón cô gái về nuôi tại An Cố, đặt tên là Quý Nương. Mấy năm sau, khi tròn 18 tuổi, Quý Nương rất xinh đẹp, đoan trang.
    Tiếp đó Quý Nương sinh ra một bọc trứng, nở ra 3 con hoàng xà. Con hoàng xà lớn sau trở thành Vĩnh Công giúp vua Hùng đánh giặc Thục. Vĩnh Công được tôn là Vua cha Bát Hải Động Đình, đứng đầu Thoải phủ. Còn 2 con hoàng xà em được tập hợp trong trận chiến với quân Thục, trở thành 2 vị quan lớn dưới trướng Vĩnh Công.


     Phủ Tam ở Thái Bình  Image011

    Đền An Cố ở Thụy An, Thái Thụy, Thái Bình.

    Hiện ở An Cố có đền lớn thờ một vị thần là Nam Hải đại vương. Vị này có cha là Phạm Xuyến, tên gọi Hải Công. Phạm Hải cũng giúp vua Hùng đánh Thục, xây dựng làng xóm ở miền ven biển, rồi một ngày hóa bên bờ biển ở An Cố.
    Câu đối ở đền An Cố:
    勦蜀冦固皇圖雄貉山河餘正氣
    弭天灾安邑宇太平草木囿淳風
    Tiễu Thục khấu cố hoàng đồ, Hùng Lạc sơn hà dư chính khí
    Nhị thiên tai an ấp vũ, Thái Bình thảo mộc hữu thuần phong.
    Dịch:
    Trừ giặc Thục, vững hoàng đồ, non nước Lạc Hùng bao chính khí
    Ngăn thiên tai, yên thôn ấp, cây cỏ Thái Bình đậm thuần phong.
    Phạm Hải và Phạm Vĩnh ở Thái Bình được họ Phạm ghi nhận là những người họ Phạm đầu tiên được nhắc tới ở Việt Nam. Thực ra Phạm Hải và Phạm Vĩnh chỉ là một người. Trang An Cố như trong thần tích đền Đồng Bằng là quê mẹ của Vĩnh Công Bát Hải. Sự tương đồng về tên gọi, sự tích, địa điểm xác thực nhận định Nam Hải Đại Vương ở An Cố là Vĩnh Công Bát Hải Động Đình ở đền Đồng Bằng.
    Một minh chứng khác là tại đền An Cố gian ngoài cấm cung thờ 4 vị là Quan đệ nhất, Quan đệ nhị, Quan tuần phủ và Quan thần sát. Đây là chỉ dẫn trực tiếp cho thấy Phạm Hải liên quan tới Ngũ vị tôn quan của Tứ phủ. Ngũ vị tôn quan hợp thành Ban công đồng, trong đó có Quan đệ nhất thượng thiên, Quan đệ nhị giám sát, Quan đệ Tam thoải phủ, Quan đệ Tứ khâm sai, Quan đệ ngũ tuần tranh. Phạm Hải đứng đầu Ban Công đồng thì còn ai khác ngoài Vua cha Bát Hải Động Đình, vua cha của các vị quan lớn Tứ phủ.


    Phủ Tam ở Thái Bình  Image012

    Gian thờ Quan đệ nhị ở đền An Cố.

    Vị Quan lớn của phủ Tam là Quan đệ Tam với nơi thờ chính tại đền Lảnh (Yên Lạc, Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam), nơi chân cầu Yên Lệnh. Quan lớn Lảnh chính là Thổ Lệnh hay Trưởng Lệnh, vị thần Bạch Hạc Tam Giang trong truyền thuyết (Lĩnh Nam chích quái). Địa danh Yên Lệnh nghĩa là nơi “yên nghỉ” của Trưởng Lệnh, vì Trưởng Lệnh hóa ở làng Đa Chất (Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội) gần đó. Tương tự, An Cố rất có thể là nơi “an nghỉ” của vị thánh Cả (Cổ – Cố) vì đó là nơi Vua cha Bát Hải đã “hóa”.
    Văn chầu Quan đệ Tam bắt đầu như sau:
    Trịnh giang biên doành ngân lai láng
    Đôi vầng hồng soi rạng Nam minh
    Con vua thủy quốc Động Đình
    Đệ Tam hoàng tử giáng sinh đền rồng.
    “Trinh Giang” là đọc lệch của sông Vĩnh, con sông nơi giáng sinh Vĩnh Công Bát Hải và 2 em ở Quỳnh Phụ, Thái Bình. Còn “Nam minh” là biển Nam, ở đây cho thấy Động Đình chính là biển Nam minh hay biển Đông.


    Sự tích về Quan Đệ Tam – Trưởng Lệnh hay hiệu thờ của thần là Trung Thành Phổ Tế Đại Vương ở vùng Phú Xuyên có vài dị bản khác nhau. Theo các thần tích phổ biến nhất như ở đình Đa Chất thì Trưởng Lệnh là 1 trong 5 người con của ông Đào Công Bột đã giúp vua Hùng đánh Thục. Họ Đào ở đây thực ra liên quan đến vùng Đào Động ở Thái Bình. Còn Bột Hải Công tương đương với Vua cha Bát Hải (Bột là biến âm của Bát).
    Sự tích khác ở đình Cổ Chế (xã Phúc Tiến) thì cho biến Trưởng Lệnh mang họ Phạm. Họ này cũng là họ của Vua cha Bát Hải (Phạm Vĩnh hay Phạm Hải).
    Đặc biệt thần tích của đình Cát Bi (xã Thụy Phú) còn cho biết Trưởng Lệnh là con của ông Nguyễn Cao Hành và bà Đoan Trang… Sự thể tưởng như khác biệt, vô lý, nhưng xét kỹ thì:
    - Ông Nguyễn Cao Hành là dòng Tản Viên Sơn Thánh vì theo truyền thuyết về Tản Viên, cha của Sơn Thánh là ông Nguyễn Cao Hành.
    - Bà Đoan Trang là Mẫu Thoải (“Quý Nương rất xinh đẹp, đoan trang”), mẹ của Vĩnh Công ở đền Đồng Bằng.
    Đây là chuyện Kinh Dương Vương (Kinh Xuyên) lấy con gái Thần Long Động Đình trong Truyện Họ Hồng Bàng. Kinh Dương Vương ở đây là Tản Viên Sơn Thánh, đã “cùng vui với các loài thủy tộc” hay đã kết bạn với Thủy Tinh và xuống Thủy cung nhận cuốn sách ước trong thần tích về Tản Viên ở vùng Sơn Tây. Bát Hải Động Đình, vị vua cha của Thủy phủ, do vậy không ai khác là con của Kinh Dương Vương và Xích Lân Long Nữ, tức là cha Lạc Long Quân, thủy tổ của người Việt. Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển, rõ ràng là vị vua của miền Thủy phủ – Động Đình.
    Sự kết hợp các bộ tộc phía Tây của Tản Viên (Lạc) và phía Đông của Long Nữ Động Đình (Long) đã khởi nguồn Việt tộc bởi cha Lạc Long Quân. Đây là ý nghĩa của câu chuyện về Bát Hải Động Đình. Với sự giúp đỡ của bên mẹ (các vị quan lớn Thoải phủ) Lạc Long Quân – Bát Hải Động Đình đã đánh đuổi dòng tộc hướng Tây (=Thục) để lập nên quốc gia Đào – Hoa – Hạ (Hoa Đào trang) trong sử Việt.
    Câu đối ở đền An Cố:
    雄貉山河成萬古
    都臺事業定千秋
    Hùng Lạc sơn hà thành vạn cổ
    Đô đài sự nghiệp định thiên thu.
    Dịch:
    Núi sông Lạc Hồng thành vạn cổ
    Sự nghiệp đô đài định ngàn thu.
    Người đã dựng thành non sông Hùng Lạc ngàn thu thì còn ai ngoài cha Lạc Long Quân?


    Phủ Tam ở Thái Bình  Image013

    Tượng Nam Hải đại vương ở đền An Cố.

    Cuối cùng, ở đất Thái Bình nơi cửa Động còn truyền tích về vị Hoàng Bơ Thoải phủ. Hoàng Bơ xuất thế tại làng Kênh Xuyên (Đông Xuyên, Tiền Hải). Không rõ cái tên Kênh Xuyên này có liên quan gì tới tên Kinh Xuyên của Kinh Dương Vương trong sự tích Mẫu thoải không. Đền thờ Hoàng Bơ nay được dựng ở Hưng Long (Tiền Hải), là nơi vị thần này đã giúp dân hàn gắn con đê biển, ngăn sóng lớn. Nơi Hoàng Bơ đi ra biển (“hóa”) gọi là An Long, cũng tương tự như những cái tên An Cố của Phạm Vĩnh và Yên Lệnh của Quan đệ Tam thoải phủ…

      Hôm nay: 26/4/2024, 10:50 pm