Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Đằng Vương gác ấy giờ đâu nhỉ ? Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Đằng Vương gác ấy giờ đâu nhỉ ? Flags_1



    Đằng Vương gác ấy giờ đâu nhỉ ?

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Đằng Vương gác ấy giờ đâu nhỉ ? Empty Đằng Vương gác ấy giờ đâu nhỉ ?

    Bài gửi by Admin 7/11/2015, 2:44 pm

    Bách Việt trùng cửu – nguồn http://báchviệt18.vn/


    Vương Bột, nhà thơ thời Sơ Đường vừa được ông Tập Cận Bình nhắc đến trong bài phát biểu khi so sánh với Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc lên núi làm thơ. Nhưng có lẽ ông Tập còn chưa biết Vương Bột làm bài thơ để đời của mình là bài Đằng Vương các tự là ở đâu và Vương Bột là người ở đâu…
    Bài Đằng Vương các tự được Vương Bột viết khi trên đường đi thăm cha đang làm quan ở Giao Châu. Vương Bột ghé vào dự tiệc ở gác Đằng Vương tại đất Hồng Châu. Ngày nay người ta xây gác Đằng Vương và lập tượng Vương Bột ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Nhưng nếu đọc vào bài thơ này sẽ thấy gác Đằng Vương được nói đến phải nằm ở một chỗ hoàn toàn khác…
    Bài Đằng Vương các tự mở đầu bằng việc “kê khai vị trí” của nơi làm thơ:
    Nam Xương cố quận, Hồng Đô tân phủ.
    Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư.
    Đọc mấy câu này thấy rất giống với… đoạn đầu trong các thần tích ở Việt Nam, cũng bắt đầu nêu địa danh, rồi nói tới nước ta ở về phương Nam, lấy sao Dực sao Chẩn định ranh giới. Câu “Tinh phân Dực Chẩn” đã chỉ rõ ngay rằng nơi Vương Bột làm bài thơ này là ở phương Nam, ứng với vị trí vùng đất Việt Nam ngày nay chứ không phải ở Giang Tây, Trung Quốc.
    Vậy Nam Xương và Hồng Châu ở Việt Nam là ở đâu? Xin thưa, Nam Xương là khu vực huyện Lý Nhân (Hà Nam). Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (người Hải Dương thời Lê Sơ) có hẳn một chuyện Người con gái Nam Xương, có chồng đi đánh giặc Chiêm, khi về hiểu nhầm vợ, gây nên oan gia rắc rối… Nam Xương là ở tỉnh Hà Nam.
    Còn Hồng Châu vốn là tên vùng đất quanh tỉnh Hưng Yên. Ở ngay Kim Động, Hưng Yên còn có thờ vua Mây họ Phạm. Vị này được Lĩnh Nam chích quái chép trong truyện Vị thần xứ Đằng Châu, đã hiển linh thời Tiền Lê – Lý. Đằng Vương trong thơ của Vương Bột là nói tới có thể là Đằng Châu Phạm Phòng Ất ở Kim Động, Hưng Yên.
    Thời Mạt Đường có Khúc Thừa Dụ là hào trưởng đất Hồng Châu đã dành quyền tự trị ở thành Thăng Long, khởi đầu nền tự chủ dân tộc. Việt sử thông giám cương mục cho biết: “Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu”. Đền thờ ba vị họ Khúc tại quê nhà ở xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, Hải Dương.
    Cần biết rằng gác Đằng Vương là nhà lầu có gác do Lý Nguyên Anh thời nhà Đường xây không chỉ ở Giang Tây, mà còn ở một loạt các nơi khác như ở Tứ Xuyên và Sơn Đông. Rất có thể tại đất An Nam Lý Nguyên Anh đã cho xây một gác Đằng Vương ở gần khu vực thần Đằng cổ tích của Hưng Yên – Hồng Châu.
    Truy xa hơn nữa, Hồng Châu bắt nguồn từ vùng đất Hoa Đào Trang hay phủ Hạ thời Lạc Long Quân – Bát Hải Động Đình, nay thờ ở đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ, Thái Bình). Theo truyền thuyết Vĩnh Công Bát Hải Động Đình xuất thế cùng mấy người anh em, là những vị quan lớn trong Công đồng Tứ phủ. Trong đó vị Quan lớn đệ Tam thờ ở đền Lảnh, nằm giữa Hưng Yên, Phú Xuyên và Hà Nam. Quan lớn đệ Ngũ thờ ở Ninh Giang gần quê Khúc Thừa Dụ. Hồng Châu như thế có thể là cả một vùng đồng bằng rộng lớn nơi sông Hồng đổ ra biển gồm Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng.



    Đằng Vương gác ấy giờ đâu nhỉ ? Image011


     

    Vị trí Hồng Châu thời Đường.

    Trong câu Địa tiếp Hành Lư của bài Đằng Vương Các tự thì Hành Lư có thể là hành Hỏa trong Ngũ hành, chỉ phương Nam (Lư = Lô = Lửa = La). Đây không phải núi Hành, núi Lư vì câu này đối ứng với câu trên Tinh phân Dực Chẩn. Ở trên dùng sao để định phạm vi thì ở dưới phải dùng những dịch tượng chỉ phạm vi lớn, chứ không thể dùng địa danh một hai ngọn núi.
    Hai câu thơ tiếp theo của bài Đằng Vương Các tự:
    Khâm tam giang nhi đới ngũ hồ, khống Man Kinh nhi dẫn Âu Việt 
    Vật hoa thiên bảo, long quang xạ Ngưu Đẩu chi khư.
    Bản dịch của Trần Trọng San:
    Như cổ áo của ba sông, vòng đai của năm hồ; khuất phục đất Man Kinh, tiếp dẫn miền Âu Việt.
    Vẻ rực rỡ của vật chính là đồ quý báu của trời; ánh sáng vằn rồng chiếu lên khu vực sao Đẩu sao Ngưu.
    Vùng “ba sông năm hồ” là ở đâu?
    Câu đối ở đền Hùng, Hy Cương, Phú Thọ:
    Quang nhạc hiệp linh, cố cung thành tụy miếu, Tam Giang khâm đái thượng triều tôn.
    Dịch:
    Núi tỏa linh thiêng, cung cũ lập miếu đền, một dải Tam Giang hướng về nguồn.
    Tam Giang là nơi ba con sông Đà, sông Lô và sông Thao hội tụ tại Việt Trì. Hay tỉnh Vĩnh Phúc xưa gọi là phủ Tam Đái. Đây là khu vực đất tổ Hùng Vương.
    Câu “Khuất phục đất Man Kinh, tiếp dẫn miền Âu Việt” thì quá rõ. Man Kinh là vùng đất người Kinh hay người Lạc Việt. Âu Việt là vùng phía Tây Bắc Việt. Man Kinh và Âu Việt hợp lại chính là nước Âu Lạc thời cổ. Nơi “tiếp dẫn miền Âu Việt” thì không thể nào lại ở tận Giang Tây, Trung Quốc được.
    Phạm Sư Mạnh thế kỷ 14 có bài thơ Tuần thị châu Chân Đăng:
    Thiên khai địa tịch lộ Tam Giang
    Kỳ tuyệt tư du ngã vị tằng
    Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy
    Quốc Tây cự trấn tráng Chân Đăng.
    Dịch:
    Đất yên trời mở lộ Tam Giang
    Tuyệt vời cảnh đẹp chưa từng ngang
    Kiểu ngoài Bách Man về Cổ Lũy
    Quốc Tây chống cự tráng Chân Đăng.
    Bài thơ này có đủ cả vùng Tam Giang và Bách Man (Man Kinh – Âu Việt) như trong thơ Vương Bột.
    Sang câu “long quang xạ Ngưu Đẩu chi khư”. Thành ngữ “khí xạ Ngưu Đẩu” được dùng như trong câu thơ của Phạm Ngũ Lão thời Trần: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu“. Ngưu Đẩu là những chòm sao của phương Bắc. “Xạ Ngưu Đẩu” chỉ ra rằng Vương Bột đang ở miền Nam, đối nghịch lên với phương Bắc.
    Đến câu thơ:
    Đài hoàng chẩm Di Hạ chi giao, tân chủ tận đông nam chi mỹ.
    Bản dịch của Trần Trọng San:
    Đài, hào nằm gối lên giao giới vùng Di, Hạ; khách, chủ đều là những vẻ đẹp miền đông, nam.
    Bàn đến vùng Di Hạ thì phải khảo cứu câu đối ở đình Chèm thờ Lý Ông Trọng:
    Thiên thùy nguyên tinh, Di Hạ lẫm hùng uy, đồng tượng thanh cao Tần Bắc trấn
    Địa lưu cố trạch, âm dương đồng hiển tướng, kim chương trù điệp Việt Nam phong.
    Dịch:
    Trời rủ khí nguyên, Di Hạ sợ hùng oai, tượng đồng thanh cao trấn Tần Bắc
    Đất lưu nền cũ, âm dương cùng hiện tướng, sách vàng dày chất cõi Việt Nam.
    Đất Di Hạ là nơi Lý Ông Trọng trấn giữ. Di Hạ thiết Dạ, là vùng đất Dạ Lang của người Ai Lao Di. Đây là khu vực phía Tây Bắc của Việt Nam (Vân Nam, vùng Tây Bắc). Câu thơ của Vương Bột ý nói đài gác nằm giao giới với vùng Tây Bắc, còn khách và chủ thì ở vùng Đông Nam. Vùng Đông Nam chính là đất Hồng Châu ở hạ lưu sông Hồng. Giang Tây của Trung Quốc làm gì có chỗ nào giáp với Di Hạ, và cũng không nằm ở phía Đông Nam.
    Tới câu thơ:
    Gia quân tác tể, lộ xuất danh khu
    Đồng tử hà tri, cung phùng thắng tiễn.
    Bản dịch của Trần Trọng San:
    Nhân gia quân làm quan tể tại Giao Châu, tôi đi thăm miền nổi tiếng đó
    Kẻ đồng tử này đâu biết có việc chi, hân hạnh gặp buổi tiệc linh đình.
    Vương Bột đi thăm cha làm quan ở Giao Châu và đến chơi đất Hồng Châu ở Hà Nam là hoàn toàn hợp lý. Còn đi Giao Châu mà lại rẽ vào Giang Tây thì đúng là phải có phép “Trùng cửu” mượn gió giời mới có thể đến được. Có thể thư tịch cổ đã lầm lẫn giữa Giang Tây là đất Tĩnh Hải thời Đường với tỉnh Giang Tây ngày nay. Tên gọi Giang Tây còn lưu lại trên những viên gạch Giang Tây quân của thời Đường bên dưới Hoàng thành Thăng Long, thành Hoa Lư hay thành nhà Hồ, và cả trên đất Thái Thụy, Thái Bình.
    Những đoạn thơ tả cảnh tả tình tiếp theo trong bài Đằng Vương Các tự không chứa đựng thông tin về địa danh nên xin không bàn. Câu thơ “đắc” nhất “Ráng chiều với cò lẻ cùng bay” nghe giống cảnh vùng miền quê đồng bằng Bắc Bộ có cò bay trên ruộng lúa hơn là ở tận Giang Tây.


    Chỉ bàn thêm hai câu:
    Vô lộ thỉnh anh, đẳng Chung Quân chi nhược quán
    Hữu hoài đầu bút, mộ Tông Xác chi trường phong.
    Bản dịch của Trần Trọng San:
    Không có đường xin dải dây dài, như tuổi niên thiếu của Chung Quân
    Nhưng có hoài bão vứt cây bút, yêu mến cơn gió dài của Tông Xác.
    Tướng Chung Quân thời Hán xin dây đòi trói vua Nam Việt, tức là vua Triệu nước Nam Việt từ Triệu Đà. Ở đây nói tới thời Hiếu Vũ Đế cử Lộ Bác Đức đánh nước Nam Việt.
    Còn vị Tông Xác thì không xa lạ gì với người Việt vì đây là là phó tướng của Đàn Hòa Chi đánh Lâm Ấp thời Tiền Tống. Vị này lúc đánh Lâm Ấp về không hiểu bị ma ám hay sao mà lại chỉ lấy mỗi một chiếc áo và một cái lược về… làm kỷ niệm.
    Vương Bột không tự nhiên nhắc tới 2 nhân vật Hán Chung Quân và Tông Xác như những tấm gương để noi theo. Vì đây là 2 người liên quan đến lịch sử khu vực phía Nam, nước Nam. Vương Bột có thể cũng là người Nam. Với tuổi trẻ khi làm bài Đằng Vương Các tự mà lại thông thạo lịch sử địa lý vùng phương Nam như vậy thì khả năng Vương Bột là người ở vùng này, chứ không phải ở nơi khác đến.
    Vương Bột quê ở Long Môn. Long Môn không phải ở tận Sơn Tây, Trung Quốc, quá xa về phía Bắc để cha Vương Bột đi làm quan ở Giao Châu. Người Sơn Tây nói tiếng Trung… ngọng như tiếng Quan thoại ngày nay, làm sao làm được thơ Đường?
    Long Môn có thể là khu vực sông Đà đổ vào sông Hồng, theo truyền thuyết là nơi Sơn Tinh phá núi khơi thông dòng trị thủy. Vương Bột quê ở miền núi Tản sông Đà thì cha làm quan ở Giao Châu và thông thạo địa hình vùng Tam Giang là hoàn toàn hợp lý. Từ nơi đó đi về Hưng Yên – Hà Nam xuôi theo sông Hồng thì mất 2 ngày là đúng. Đằng Vương Các ở Lý Nhân hoàn toàn có lý.
    Cuối cùng, cái chết của Vương Bột ngoài biển, thi thể dạt vào Hội Thống ở Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An, được người dân nơi đây lập đền thờ, cả cha và con, càng chứng tỏ Vương Bột là người Việt, ở đất Việt và chết cũng về đất Việt.
    Câu đối ở nơi thờ Vương Bột và cha là Vương Phúc Cơ tại Nghệ An:
    Long Môn văn phái ba lưu viễn
    Ngư Hải hương yên tuế nguyệt trường.
    Dịch:
    Long Môn văn phái sóng xa đến,
    Ngư Hải khói hương năm tháng còn.




    Đằng Vương gác ấy giờ đâu nhỉ ? Image012

     

    Di tượng Vương Bột ở xã Nghi Xuân, Nghệ An (Theo Tạp chí Văn hóa Nghệ An).

    Văn Nhân xin thêm ý nhỏ...

    ...Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư...
    Hành Lư rất có thể là ‘chữ tác đánh chữ tộ’ của Hồng Lô tức sông Hồng và sông Lô , là 2 trong 3 con sông Hồng Đà Lô mà hình thể tạo ra 3 giải lụa trong ....Khâm tam giang nhi đới ngũ hồ  hoặc Tam giang khâm đái thượng triều tôn .


     Nhiều tư liệu của Trung quốc  đã viết sông Lô thành ra Lư giang .

    Trong văn hóa Việt hình thể uốn lượn của con sông được ví như con rồng , Long môn  chỉ nghĩa là cửa sông nhưng trong thư tịch cổ được dùng như 1 địa danh , Long môn ở Giao chỉ là nơi Tam giang đổ nước  vào cái đầm lớn mà sau thành ra đồng bằng Bắc bộ ngày nay . Đấy là miền đất thiêng nơi vua Đại Vũ bạt cả 1 phần quả núi tên là ‘Long môn sơn’ để khơi thông dòng nước hoàn tất việc trị thủy như đã chép trong sách thượng thư.

    Đường vương , vương đất Đường chủ của Đằng vương các chỉ có thể là vương ở 1 trong 2 nơi :

    -Đất Đường thời quốc gia sơ khai tức tính từ Hoàng đế lập quốc cho đến Đại Vũ là miền Tam giang , lúc này Đồng bằng Bắc bộ còn là cái đầm nước lớn gọi là ‘giồng’ sau bị chữ nghĩa hoá thành ra đầm Vân – mộng (vân mồng thiết vồng – giồng) , đầm Vân mộng thông với Động đình hồ chính là vịnh Bắc Việt ngày nay .

    -Đất Đường thời Tam đại là miền Giang tây ngày nay .Đằng – Đường – Thường chỉ có nghĩa là phương Nam xưa theo Dịch học (Ngược với hện nay) , Sử Hùng Việt cho  Trường giang là ranh giới cực nam (xưa) thời nhà Thương vì thế đất ven sông này gọi là đất Đường . Miền này sau gọi là giang Nam , giang Nam cùng với lĩnh Nam tạo thành Hoa Nam , chính vì thế Mông cổ gọi cư dân nơi này là người Nam , phân biệt với người Bắc (nay) Trường giang là người Hán  .

      Hôm nay: 8/5/2024, 11:33 am