Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Đọc sách chưa xuất bản của Minh Xuân  Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Đọc sách chưa xuất bản của Minh Xuân  Flags_1



    Đọc sách chưa xuất bản của Minh Xuân

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Đọc sách chưa xuất bản của Minh Xuân  Empty Đọc sách chưa xuất bản của Minh Xuân

    Bài gửi by Admin 1/1/2015, 9:37 am

    (Vấn đề lịch sử dân tộc cần được thảo luận nghiêm túc)

    Bài viết của nhà văn Nguyễn Xuân Hưng: http://nguyenxuanhung.com/page/detailinfo/idc/9/id/318/doc-sach-chua-xuat-ban-cua-nguyen-duc-to-luu.html


    Đọc sách chưa xuất bản của Minh Xuân  Bia-sa11



    Tác giả Minh Xuân có một cuốn sách, giải mã các vấn đề lịch sử thông qua các truyền thuyết, huyền thoại dân gian. Căn cứ vào kết quả điền dã, khảo cứu các thần phả của các đền miếu cổ, Minh Xuân đã lý giải lại toàn bộ quá trình cổ sử của Việt Nam. Tôi tạm coi đó là những giả thuyết, mà khi đọc các giả thuyết này, tôi tin rằng đại đa số bạn đọc sẽ như bị ong đốt, nếu như bấy lâu nay chúng ta được dạy sử một cách một chiều, tiếp nhận văn bản kiểu tuyên truyền.

    Tôi không bất ngờ vì những lập luận của tác giả. Bởi vì bấy lâu nay, tuy không phải người nghiên cứu lịch sử, mà chỉ là người đọc sử để hiểu tinh thần lịch sử, nhằm dựng ra các tiểu thuyết lịch sử, thì dần dần, tôi cũng cảm thấy nhiều điều vô lý trong chính sử nước nhà. Ví dụ, vấn đề nhà Triệu với lịch sử dân tộc; vấn đề truyền thuyết Hùng vương, An Dương vương, hay vấn đề bà Trưng, bà Triệu…

    Dù cho có nhiều vô lý, nhưng nếu có người bảo với bạn: Lưu Bang chính là Triệu Đà, là Lý Bôn, bạn có chịu được không? Lại bảo rằng: Lý Ông Trọng chả đi làm quan ở đâu xa, mà làm quan chính tại đất đai ngày nay là nước Việt Nam, bạn thấy thế nào? Lại bảo: Lưu Bang chính là Nam Việt đế, khởi nghĩa tại Thái Bình ở nước ta, thì bạn có cười không?
    Theo tôi, Minh Xuân đã cố gắng giải mã các sự kiện lịch sử, dựng lại một thời kỳ mà theo tác giả là u tối, lờ mờ, bị các nhà sử học Hán tộc (Đông Hán) làm cho nhòa nhoẹt đi. Đó là một cố gắng rất lớn. Dù cho có một phần nhỏ trong các giả thuyết của tác giả thành công, thì cũng là một tác phẩm vĩ đại.
    Tôi nhớ lại, một thời cách đây nhiều năm, có ông Lê Mạnh Thát đã đưa ra một số giả thuyết sử học, mà nhà báo Hoàng Hải Vân đăng nhiều kỳ trên báo Thanh Niên, sau đó rộ lên khen chê một dạo. Tôi đã tiếp xúc với một Thượng tọa có học hàm, học vị Thiền học, vị này cũng khéo léo chê ông Lê Mạnh Thát, nghĩa là không tiêu hóa nổi các giả thuyết ấy. Đại khái, bằng tư liệu cổ sử ông Thát sưu tầm, ông Thát lập luận rằng: Không có An Dương vương, từ đó mà không có Triệu Đà; trước năm 43 khi Hai Bà Trưng thất bại, nước ta vẫn là chế độ của Hùng vương, ông Thát cũng cho rằng, truyền thuyết bọc trăm trứng có thể đã mượn của Ấn Độ trong sử thi Mahabharata, khi sử thi này truyền vào Việt Nam cùng với đạo Phật. Tôi nhớ là ông Lê Mạnh Thát đã bị đánh hội đồng như thế nào, từ các nhà sử học đến một ông viết bình luận văn học cũng viết bài đầy chất kẻ cả.
    Nay, tôi nghĩ ông Minh Xuân nên cố gắng cho in cuốn sách này, hoặc tóm tắt lại những luận điểm cơ bản nhất để đăng vài kỳ trên một báo có số lượng bạn đọc lớn, thì vấn đề sẽ được đặt ra nghiêm túc hơn, sau đó, các nhà sử học sẽ phải vào cuộc, tranh luận với tác giả, từ đó mà các giả thuyết của Minh Xuân sẽ đến với nhiều bạn đọc quan tâm hơn. Tôi tin rằng, phản bác ông Minh Xuân khó khăn hơn phản bác Thiền sư Lê Mạnh Thát. Bởi vì phương pháp của ông Thát là căn cứ vào tài liệu cổ sử để suy đoán, còn theo ông Minh Xuân, ông căn cứ vào tín ngưỡng và truyền thuyết dân gian. Hai phương pháp này đối ngược nhau. Lê Mạnh Thát căn cứ vào tư liệu thành văn của các nguồn khác, để bác bỏ truyền thuyết, đó là một con đường có vẻ sai lầm. Còn Minh Xuân căn cứ vào truyền thuyết, bóc tách lớp vỏ ngôn từ để đối chiếu với văn sách, đó có thể là con đường đúng.
    Có một việc tôi cảm thấy lập luận của Minh Xuân là đúng, nhưng không biết chứng minh. Đó là tập quán phân chia Nam Bắc trong sinh hoạt xã hội Trung Quốc đương đại. Người Hán gọi ngôn ngữ vùng Quảng Đông, kinh đô nước Nam Việt cũ, là Việt ngữ. Họ giữ lại yếu tố Việt trong phần lớn tập quán văn hóa của họ. Còn chúng ta, người Việt Nam lại coi họ là người Hán. Ở đây, lòng tự hào dân tộc cũng cần một chút phân tích. Nếu như thuyết của Minh Xuân là đúng, cũng tức là cha ông ta đã đúng, rằng Triệu Đà là vua tổ nước ta, sau thời đại Hùng vương, thì lãnh thổ của chúng ta là gồm toàn bộ phía nam Trung Quốc. Như vậy, giống như vua Quang Trung đòi đất lưỡng QUảng, vua Gia Long đặt tên nước là Nam Việt, có ý muốn thu hồi lãnh thổ cha ông. Nếu công nhận điều đó, chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào rằng mình là hậu duệ của một thời đại rực rỡ, mà người Hán đã cướp đất của tổ tiên ta. Người Trung Quốc hiện nay chắc chắn rất sợ lý thuyết này…
    Từ xưa đến nay, chân lý không phải lúc nào cũng ở phía số đông, mà trong khoa học, chân lý bao giờ cũng xuất phát ở phía cô đơn. Tôi không nhất nhất coi giả thuyết của Minh Xuân là đúng, nhưng tôi thành thực thán phục cách làm việc của Minh Xuân. Nếu ông Minh Xuân có thể đưa vấn đề ra rộng rãi, thì rất cần thiết cho việc nghiên cứu, dạy và học lịch sử dân tộc.
    Bạn đọc quan tâm tìm đọc sách xin liên hệ: bachviet18@yahoo.com

      Hôm nay: 27/4/2024, 4:05 am