Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Quê quán Lí công Uẩn và nhà Lí trong Việt sử. Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Quê quán Lí công Uẩn và nhà Lí trong Việt sử. Flags_1



    Quê quán Lí công Uẩn và nhà Lí trong Việt sử.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Quê quán Lí công Uẩn và nhà Lí trong Việt sử. Empty Quê quán Lí công Uẩn và nhà Lí trong Việt sử.

    Bài gửi by Admin 28/6/2014, 12:33 pm

    Điểm qua vài tư liệu lịch sử Trung quốc viết về quê quán Lí công Uẩn :

    *Sách Mộng Khê bút đàm của Thẩm Quát (1031 – 1095) viết:

    “Giao Chỉ là đất cũ Giao Châu của đời Hán đời Đường. Ngũ Đại loạn lạc, Ngô Văn Xương mới chiếm An Nam rồi dần chiếm đất của Giao, Quảng. Sau này Văn Xương bị Đinh Liễn giết, Liễn có đất của Văn Xương. Năm thứ sáu niên hiệu Khai Bảo triều ta, Liễn mới quy phục, ban cho chức Tĩnh Hải quân tiết độ sứ; năm thứ tám phong là Giao Chỉ quận vương.

    Cảnh Đức nguyên niên, thổ nhân là Lê Uy giết Liễn tự lập; năm thứ ba Uy chết, An Nam đại loạn, lâu không có ai là tù trưởng. Quốc nhân sau đó cùng lập người đất Mân là Lí Công Uẩn làm chúa. Năm thứ bảy niên hiệu Thiên Thánh, Công Uẩn chết, con là Đức Chính lên thay. Năm thứ 6 niên hiệu Gia Hựu, Đức Chính chết, con là Nhật Tôn lên thay.[…] Đến đời Nhật Tôn tiếm xưng là “Pháp Thiên Thuận Ứng Sùng Nhân Chí Đạo Khánh Thành Long Tường Anh Vũ Duệ Văn Tôn Đức Thánh Thần Hoàng Đế”, tôn Công Uẩn làm Thái Tổ Thánh Vũ Hoàng Đế, quốc hiệu Đại Việt. Hi Ninh nguyên niên, cải nguyên bậy thành Bảo Tượng; năm sau lại cải thành Thần Vũ. Nhật Tôn chết, con là Càn Đức lên thay, để hoạn quan Lí Thượng Cát và mẹ Lê thị, hiệu là: Yến Loan thái phi cùng coi việc nước”.

    *sách Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi (1135 – 1189). cho biết:

    “Lê Hoàn chết, con là Chí Trung lên. Năm thứ 3 niên hiệu Đại Trung Tường Phù (1010), Chí Trung chết, có con mới mười tuổi. Lí Công Uẩn mạo nhận họ mình là họ Lê rồi giết chết Chí Trung. Tự xưng là Lưu hậu, sai sứ sang xin phong. Triều đình trao cho chức Lê thị quan. Công Uẩn chết. Con là Đức Chính lên nối ngôi, sai người đến báo tang, tự xưng là Lưu Hậu. Năm thứ 6 niên hiệu Thiên Thánh (1028), trao cho chức An Nam đô hộ Giao Châu quận vương.

    Theo 1 tư liệu khác thì Đức Chính chết , Nhật Tôn thay , Nhật tôn xưng là hoàng đế thứ 3 triều Lí nước Đại Việt như thế theo tư liệu đã dẫn thì Công Uẩn và Đức Chính mang họ Lê , đến đời Nhật Tôn mới được truy phong là hoàng đế và cải sang họ Lí .

    *Sách An Nam Kỉ lược của Trịnh Tủng và sách Văn hiến thông khảo của Mã Đoan Lâm soạn vào khoảng năm thứ 11 niên hiệu Đại Đức triều Nguyên (1307)viết giống nhau : “An Nam vốn là đất Giao Châu thời cổ. Lịch đại là quận huyện của nước ta. Đến triều ta (triều Tống) mới không đưa vào bản đồ. Họ Đinh, họ Lê, họ Lí thay nhau cát cứ đất ấy. Phía Đông Nam đất ấy sát biển, tiếp cận với Đông Hải của Chiêm Thành, đường thông các tộc man của hai xứ Khâm, Liêm; phía Tây Bắc thì thông đến Ung Châu […]Những người Giao Chỉ ít thông chuyện sách vở chữ nghĩa. Người Mân men theo biển mà đi thuyền tới đó thường được hậu đãi […]Tương truyền, tổ của dòng họ Lí là Công Uẩn cũng là người Mân….

    Lí Công Uẩn, tên chữ là Triệu Diễn, con thứ của Lí Thuần An thuộc dòng dõi Lí Tung tể tướng nhà Hậu Tấn 942-946 bị vu oan và bị hại. Con cháu phải đến phương nam tị nạn, định cư ở Lí gia trang phía đông Loan Hải, quận Mân Châu .

    *Theo Lí trang Chử Nội Lí thị phòng phả thì :

    Lí công Uẩn khéo võ công, giỏi văn chương. Từ nhỏ theo cha di cư đến Bắc Giang, Giao Chỉ. 1009 được suy tôn làm vua Giao Chỉ, lập nên triều Lí , vợ là người họ Lê, họ Trần, lập Đức Chính làm vương tử….

    *Tây Sơn tạp chí của Sái Vĩnh Khiêm (1776 – 1835) đời Thanh cho biết:

    …Con út Lí Phú An ở Lí trang đất Mân là Lí Công Tố, thời Bắc Tống được suy tôn lên làm vua ở An Nam, vương triều kéo dài chín đời….

    Tóm lại sử liệu Trung quốc khá thống nhất về quê quán của Lí công Uẩn : người đất Mân – Phúc kiến Trung quốc.

    Qua những sử liệu trên thấy có nhiều điều lạ không có trong Việt sử :

    Công Uẩn gỉa xưng họ Lê để được Tống triều công nhận là lưu hậu của dòng dõi vua Lê Hoàn , Công Uẩn họ Lê thì đương nhiên Đức Chính hay Đại Hành cũng họ Lê tức Lê đại Hành , dòng vua Đai Việt này mang họ Lê chỉ đến đời thứ 3 là Nhật Tôn dời quốc đô về thành Thăng long mới cải sang họ Lí .

    Lí công Uẩn còn tên khác là Lí công Tố và tên chữ là Triệu Diễn .

    Thái phi lừng danh tài sắc vẹn toàn của Lý triều mang họ Lê tên là Yến Loan không phải Ỷ Lan .

    Danh tướng Lý thường Kiệt còn tên khác là Lí thượng Cát và là 1 Hoạn quan .

    Vua Lê Hoàn còn tên khác là Lê Uy.

    Nhưng lạ nhất là đoạn chép trong Mộng khê bút đàm …

    Ngũ Đại loạn lạc, Ngô Văn Xương mới chiếm An Nam rồi dần chiếm đất của Giao, Quảng. Sau này Văn Xương bị Đinh Liễn giết, Liễn có đất của Văn Xương.

    Tư liệu lịch sử Trung quốc viết thế nhưng

    Sách sử của Việt nam lại khác hoàn toàn , hầu như thống nhất về quê quán Lí Công Uẩn: người châu Cổ Pháp ,đạo Bắc Giang thuộc Giao châu .

    *An Nam chí lược của Lê Trắc (1260 – 1340) người Ái Châu, năm 1285 chạy sang đất Hán làm bề tôi của nhà Nguyên đại Hãn quốc .

    An Nam chí lược, phần “Lí thị thế gia” viết: “Lí Công Uẩn, người Giao Châu (có người nói là người Mân, không phải). Có tài thao lược. Lê Chí Trung dùng làm đại tướng, rất thân tín. Năm Canh Tuất, năm thứ 3 niên hiệu Đại Trung Tường Phù, Chí Trung chết, con còn nhỏ, em là Minh Sưởng tranh lên ngôi; Công Uẩn đánh đuổi và giết đi, tự lĩnh các công việc của Giao Châu, xưng là An Nam Tĩnh Hải Quân Quyền Lưu Hậu

    *Bộ sách Đại Việt sử kí toàn thư viết về Lí Công Uẩn như sau với những dòng văn nhuốm màu thần thoại như sau:

    “Thái Tổ họ Lý, tên húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang. Mẹ là người họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh vua ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 thời Đinh (974). Lớn lên làm quan nhà Lê, thăng đến chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ”.

    *Đại Việt sử kí toàn thư ghi lại những nhận xét của Lê Văn Hưu về việc Lí Công Uẩn truy phong tôn hiệu cho cha mình:

    “Truy phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu.

    Việt sử lược viết về Lí Công Uẩn như sau: “Thái tổ. Tên húy là Uẩn, họ Nguyễn. Người Cổ Pháp, Bắc Giang. Mẹ họ Phạm. Sinh ngày 17 tháng 2 năm Thái Bình thứ 5. Thủa nhỏ thông minh sâu sắc, phong độ dáng vẻ rộng rãi, du học ở chùa Lục Tổ.

    *Lịch triều hiến chương loại chí do Phan Huy Chú (1782 – 1840) soạn trong vòng 10 năm (1809-1819) và dâng lên vua Minh Mệnh vào năm 1821:

    “Họ Lí, tên là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, thuộc đạo Bắc Giang. Mẹ là họ Phạm có mang, đẻ ông ở chùa Tiêu Sơn. Khi lên ba tuổi mẹ ẵm đến nhà Lí Khánh Văn ở chùa Cổ Pháp. Khánh Văn nuôi làm con. Khi ông còn bé, sáng suốt tinh khôn, phong tư tuấn tú khác thường. Sư Vạn Hạnh trông thấy biết ông là người sẽ làm sự nghiệp to và nói rằng: “Người này không phải người thường, lớn lên tất làm vua giỏi một nước”.

    *Khâm Định Việt sử thông giám cương mục là bộ chính sử của nhà Nguyễn do Quốc Sử Quán triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng năm 1856-1884:

    “Công Uẩn, người Cổ Pháp Bắc Giang. Sinh ra đã thông minh sâu sắc, dung mạo đẹp đẽ khác thường, khi nhỏ thường thụ nghiệp với sư Vạn Hạnh. Vạn Hạnh thấy rất lạ mới nói rằng: đây không phải người thường, ngày sau tất sẽ làm chủ thiên hạ”.

    *Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn thời vua Tự Đức cũng thống nhất : quê hương của Lí Công Uẩn là Cổ Pháp thuộc Giao châu.

    Ghi nhận của sử sách Việt cũng có điều lạ …

    Công Uẩn họ Nguyễn không phải họ lí .

    Người mẹ họ Phạm ăn ở với ‘thần nhân’ mà sinh ra vua …nhưng khi lên làm vua …Công Uẩn lại truy phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu…, cha nào ?, Hiển Khánh Vương không lẽ là …‘thần nhân’?.

    (Tổng hợp thông tin từ internet).

    Với thông tin ‘ông chằng bà chuộc’ từ 2 nguồn sử liệu ; sử liệu ‘ nội’ và ‘ ngoại’ thì vị trí của nhà Lí đứng ở đâu trong dòng sử chân truyền của dân tộc Việt ?.

    Theo quan điểm của Sử Hùng Việt thì Lí công Uẩn dẫu có đích thị … ‘nguyên tịch Phúc kiến kiều cư thôn Cổ pháp’ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tính chính thống của nhà Lí nước Đại Việt .

    Để xem xét vấn đề ta phải đặt mình vào không thời gian lúc sự kiện diễn ra không thể lấy con mắt ngày nay mà xét chuyện ngàn năm trước .

    Không gian lịch sử thời Đường tức Việt Thường chuyển sang nhà Lương đất nước Trung Hoa là 1 khối thống nhất đang trong bối cảnh nhất thời phân li cát cứ gọi là thời Ngũ đại Thập quốc , Phúc kiến cũng là đất Đường – Việt Thường , Giao châu cũng là đất Đường – Việt Thường , người …nguyên tịch Phúc kiến sang sinh sống và lên làm vua ở Giao châu thì có gì đáng nói ?, vấn đề chỉ đáng đặt ra như hiện nay Phúc kiến trở thành 1 phần lãnh thổ của Đại Hãn quốc , con người ở đấy bị Hán hoá ‘da Trung hoa hồn Mông Mãn’ còn Giao châu vẫn là miền đất độc lập tự chủ của người họ Hùng , là nơi hội tụ tinh hoa dòng giống khắp nơi trong ‘thiên hạ’ đổ về , …nguyên tịch dù ở đâu trong thiên hạ thì cũng là người họ Hùng , lịch sử Việt chẳng đã công khai có tới 4-5 triều đại là những vua không phải người gốc gác ở Giao chỉ hay sao ?, Trường hợp Lí công Uẩn cũng chỉ là 1 trong cái …4-5 kể trên , sự việc chẳng ảnh hưởng gì đến tính chính thống – tông truyền của nhà Lí trong dòng sử Việt .

    Theo cách nhìn nhận của Sử thuyết Hùng Việt thì nguyên quán các vua nhà Lí …không thành vấn đề , thông tin trong tư liệu lịch sử Trung quốc đúng nhưng những thông tin trong sách sử Việt không hề sai …bởi vì lịch sử họ Hùng có tới 3 Lí công Uẩn .

    Lí công trong tiếng Việt chỉ nghĩa là ‘ông Lí’ , tức ông họ Lí , gọi họ không gọi tên là cách gọi thể hiện sự kính trọng .

    1-Ông Lí 1 là ông Lí tên Uyên tức Lí Uyên Cao tổ nhà Đường , Lí Uyên Tam sao thất bổn thành ra Lí công Uẩn .

    2- Ông Lí 2 là Lý Ẩn sử Tàu chép thành Lưu Ẩn người gây dựng đất Phiên Ngu hay Phiên Ngô từ buổi đầu để sau trở thành nước Đại Việt , ông chính là nhân vật chép trong Mộng khê bút đàm… “Giao Chỉ là đất cũ Giao Châu của đời Hán đời Đường. Ngũ Đại loạn lạc, Ngô Văn Xương mới chiếm An Nam rồi dần chiếm đất của Giao, Quảng…”, văn xương thiết vương , Ngô văn Xương là Ngô vương tức vương của thành Phiên Ngu – Ngô . Trong thời Ngũ đại Thập quốc …trước làm chủ Giao châu sau chiếm Quảng châu thì chỉ có Lưu Ẩn không ai khác , Ông Lí tên Ẩn sử Việt cũng chép thành Lí công Uẩn .

    Lí công Uẩn 2 này chính là nhân vật …nguyên tịch Phúc kiến của sử liệu Trung quốc . Lưu Ẩn là con của Phong châu thứ sử Lưu tri Khiêm cháu của Lưu an Nhân 1 thương gia nổi tiếng ở Phúc kiến , theo phép phiên thiết Hán văn : Lưu tri thiết Li , Li biến âm ra Lí hoặc Lê như thế …không hề có nhân vật lịch sử tên là Lưu Ẩn như sử Tàu viết chỉ có Lí Ẩn hoặc Lê Ẩn là Nam hải vương ở thành Phiên Ngu – Ngô nên cũng gọi là Ngô vương .

    3-Ông Lí 3 là ông Lí người làng Diên Uẩn ở Giao châu sử Việt cũng gọi là …Lí công Uẩn , vì Lí công Uẩn 3 này là thủ lĩnh Giao châu đất phía Tây nước Đại Việt nên còn có tên là (Đinh – bộ) lĩnh ; Đinh bộ hay Đinh phần cũng giống như cách gọi Nam bộ – bắc bộ ngày nay , không có vua nào họ Đinh tên Lĩnh đây chính là Lí công Uẩn người Cổ pháp , Bắc giang , Giao chỉ của sử Việt Nam .

    (Xin độc gỉa đọc thêm những bài viết về nhà Lí – nước Đại Việt – Đại Hưng)

    Xin dông dài vài hàng …

    Chính thông tin Lý Thường Kiệt là 1 hoạn quan đã giúp khẳng định triều đình Đại Việt phía Tây là sự tiếp nối triều Đại Việt – Đại Hưng ở kinh đô Phiên Ngu ,

    Xin đừng sai lầm đánh đồng Lí thường Kiệt với đám ‘hoạn nô’ hầu hạ trong cung cấm . Lí Xưởng (Lưu) ông vua cuối cùng triều phía Đông nước Đại Việt – Đại Hưng có ý nghĩ độc đáo … người có gia đình thì chỉ biết lo cho vợ con mình còn hơi sức đâu mà tận tâm tận lực lo việc vua việc nước… vì vậy ai muốn được vua tin giao trọng trách thì phải tự nguyện ‘hoạn’, ở đây mới đúng nghĩa là ‘Hoạn quan’ , về nhân cách và địa vị xã hội khác đám ‘hoạn nô’ 1 trời 1 vực , 2 nhân vật Lí thường Kiệt và Lê văn Duyệt là những ‘hoạn quan’ tiêu biểu có công lớn với đất nước trong lịch sử Việt .

    Sách vở Tàu chứa trong ‘Tứ khố toàn thư’ đã nắn dòng sử Việt bởi thông tin lịch sử giai đoạn này :

    Nếu Ngô văn Xương tức Ngô vương ở thành Phiên Ngu – Ngô bị Đinh Liễn giết và chiếm nước thì lãnh thổ Việt thời nhà Đinh phải gồm cả Giao châu – Quảng Đông – Quảng Tây và …nếu như thế thì làm gì có vua cha Đinh bộ Lĩnh ? , điều này không đúng với lịch sử cả Hoa lẫn Việt , Đinh Liễn giết Ngô Vương chỉ là đoạn sử ngụy tạo nhằm che dấu đi sự việc nhà Tống đánh chiếm đất phía Đông Đại Việt – Đại Hưng khiến người Việt phải chạy lập kinh đô mới ở phía Tây đất nước tiếp tục cuộc chiến kháng Tống hàng trăm năm suốt thời nhà Lí , cuộc tiến công chiếm châu Ung châu Khâm châu Liêm của Lí thường Kiệt và cuộc ‘nổi dậy’ lập Thiên Nam quốc của Nùng trí Cao cũng như cái mà sử gọi là cuộc chiến ‘Tống – Lí’ chỉ là 1 phần của cuộc chiến giai dẳng đó . Bằng thủ đoạn ‘ cạo sửa’ Càn Long đã rất thành công trong việc tạo ra 1 Đại Việt trên đất Giao châu không liên hệ gì đến Đại Việt đô ở Phiên Ngu – Ngô như trong cách nhìn nhận của người Việt nam hiện nay tức đã khiến sử Việt lạc hướng kéo theo cả 1 giai đoạn lịch sử dài không đúng với sự thật , tệ hơn nữa là lịch sử Việt bị đổi dòng không còn nối thông với qúa khứ xa thăm thẳm của Hữu Hùng quốc lập bởi Hoàng đế (đế vùng màu vàng) vài ngàn năm trước , xin nhấn mạnh chữ ngày nay vì cách nay khoảng 300 năm Càn Long không thể lừa được hoàng đế Nguyễn Huệ ; ý chí khôi phục giang sơn đã có nhưng than ôi …việc lớn không thành …âu cũng là cơ trời vận nước !.

    Đúng là cái lưỡi không xương…chính sách vở Trung quốc … Đông hải là biển của Chiêm thành ; chữ nghĩa rành rành như thế bỗng …biến ra Nam hải tức biển phía Nam Trung hoa không biết từ lúc nào …để rồi trở thành vùng biển lịch sử không thể tranh cãi của Trung quốc …

    Thật đáng buồn …Trung quốc ngày nay thực chất vẫn là Đại Hãn quốc , người Trung quốc đúng là đang …viết tiếp trang sử Thành cát tư hãn để lại , kế thừa quốc thống và văn hóa văn minh Trung hoa chỉ là sự lừa dối , còn người Việt đích thị là ‘Viêm – Hoàng tử tôn’ lại bị lừa bởi thông tin trong 4 cái kho hàng gian hàng gỉa của Càn long mà trở nên mơ hồ về qúa khứ …thậm chí coi Trung hoa là nước thù địch trong khi vẫn nhận Thần nông Viêm đế là viễn tổ của giống dòng , không nhận Hữu Hùng quốc tức nước của người họ Hùng do Hoàng đế kiến lập nhưng lại thờ quốc tổ Hùng vương thế mới lạ …Hùng vương không phải là vua Hùng quốc hay sao ?.

      Hôm nay: 26/4/2024, 4:07 pm