Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Ngũ hành - Dịch học Hùng Việt ( hiệu chỉnh ) Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Ngũ hành - Dịch học Hùng Việt ( hiệu chỉnh ) Flags_1



    Ngũ hành - Dịch học Hùng Việt ( hiệu chỉnh )

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Ngũ hành - Dịch học Hùng Việt ( hiệu chỉnh ) Empty Ngũ hành - Dịch học Hùng Việt ( hiệu chỉnh )

    Bài gửi by Admin 26/6/2013, 12:16 pm

    Ngũ hành - Dịch học Hùng Việt ( hiệu chỉnh )
     
    Từ “Hành”  trong Dịch học Hùng Việt có 2 nghĩa :

    Nghĩa cấu tạo thì Hành là Hình , loại hình   .
    Nghĩa vận động thì Hành là bước  Đi  .
    A – Ngũ Hành là  5 loại hình .

    5 hình là 1 cơ cấu tổ chức, 1 cơ chế hoạt động có 5 thành phần, trong đó hình quan trọng nhất có vị trí trung tâm là Trục chính phát tác mà nếu không có nó  thì chuỗi động  ứng không thể diễn ra vì Thế Hành trung tâm này luôn là điểm khởi đầu và cũng là kết thúc của dây chuyền động và ứng dù là Sinh hay Khắc cũng phải thế .
    Ngũ hành - Dịch học Hùng Việt ( hiệu chỉnh ) Image011

    Tên 5 Hình là: lửa, nước, gỗ, đá, và không khí . Đối chiếu 2 đồ Hình  có 2 điểm phải thuyết minh: lửa, nước, gỗ, đá là 4 loại hình vật chất rất cơ bản của loài người , riêng không khí ở trung tâm được tượng bởi hình Cam .
    - Cam Việt ngữ là màu vàng sậm, màu vàng là màu của trung cung.
    - cam biến âm thành kim, kim trong Hoa ngữ là hiện nay, lúc này là điểm giữa của 1 bên là quá khứ và 1 bên là tương lai.
    - cam trong Hoa ngữ  nghĩa là ngọt, vị trung tâm của ngũ vị, đắng, cay, ngọt, mặn, chua.

    Tóm lại: với 3 lần nghĩa là trung tâm, hành Kim hay Cam không thể là hành biểu thị cho phía tây như trong Hán Dịch đã ghi.

    Điểm cần thuyết minh thứ hai:
    Trong tiếng Việt: mộc là gỗ và cũng là biến âm của ‘mọc’ tức phương Đông mặt trời mọc lên, ngược với phương Tây mặt trời “thụt” xuống, thụt biến âm ra thạch và thục (trong Hoa ngữ  ‘ Thục’ nghĩa là chín ngược với sống – xanh đồng thời cũng là số 9 của phương Tây trong Hà Thư ). Thạch cũng chính là đá, ta khẳng định phương Tây tiêu biểu bởi đá không là Kim  vì theo Dịch lý họ Hùng thì phương Tây là phương “không đổi” hay phương Căng, Cứng, tục ngữ Việt Nam có câu: ‘cứng như đá’ giúp cũng cố thêm cho xác quyết này và  Dịch học hình thành từ thời Thái cổ thì làm gì đã có kim loại để có hành “Kim” ở phương Tây.
    Ta có vế đối: phương Đông là mộc tức gỗ; phương Tây là thạch tức đá; gỗ đá là 2 vật liệu cơ bản của người cổ ; người Tàu đã biến thạch → thổ là đất và đưa  vào trung cung, đổi hành cam ra phía tây và biến âm thành kim, tức kim loại, trở thành vật đối xứng với đầu bên kia là gỗ (mộc).
    Có 2 bằng chứng giúp khẳng định Thổ là Hành phía Tây không phải Trung Tâm : Trên bản đồ địa lý Trung quốc , Thổ là từ chỉ phía Tây như Thổ phiên là nước phên dậu phía Tây , Trong 12 con giáp :  mèo là con vật tượng trưng cho chi Mẹo , mẹo cũng là  mưu mẹo là phần họat  động của trí não vì theo Dịch học thì  phương tây chủ Lý ngược với phương đông là Tình , Con mèo Chi Mẹo phương Tây được Trung quốc – Nhật bản đổi thành con Thỏ , Thỏ – thố chính là biến âm của Thổ , hành Thổ .
    Càng đi sâu vào nghiên cức Dịch càng có thể khẳng định chỉ có 1 Dịch học xuyên suốt và thống nhất nhưng có nhiều hình thức  biểu hiện; Dịch nút số hay tượng số xuất hiện từ thời Thái cổ cách nay trên chục ngàn năm, Dịch tượng vạch thể hiện tư tưởng bằng vạch quẻ ra đời cách nay khoảng 5.000 – 6.000 năm, bộ Chu Dịch diễn tả bằng văn tự xuất hiện vào đời Chu cách nay hơn 3.000 năm.
    Nhưng trong lịch sử Dịch học Trung Hoa luôn chứa nhiều điều kỳ bí như:
    Hà đồ lạc thư – đã có từ thời Thái cổ, vậy mà mãi tời đời Tống tức chỉ cách nay hơn 1.000 năm mới công bố.
    Sách ‘Hoàng đế nội kinh tố vấn’ có từ thời Hoàng Đế cách nay 5 – 6 ngàn năm, trong sách có các thông tin của Dịch lý như ngũ hành, hà thư, ngũ sắc, ngũ âm v.v…; điều gây thắc mắc là ‘Hoàng đế nội kinh tố vấn’ viết bằng loại chữ gì? được viết lên trên vật liệu gì? hay là chỉ được truyền khẩu?

    Ở phần trên ta đã khẳng định sự thống nhất xuyên suốt của Dịch học, có nhiều đồ hình tức các văn bản cổ sơ bằng hình vẽ nhưng giữa các đồ hình đều có sự nhất quán, tương thông ý nghĩa.    

    Ta tìm hiểu sự thương thông trong Hà thư, Tứ tượng, và Ngũ hành:
     
    Ngũ hành - Dịch học Hùng Việt ( hiệu chỉnh ) Image011

    Đối chiếu vị trí  : Tứ Tượng - Ngũ Hành - Hà Thư   .

    Dịch viết:
    Nhất viết Thủy, nhị viết Hỏa, tam viết Mộc, tứ viết Thạch (Thổ), ngũ viết Cam (Kim); Dịch học họ Hùng khác Dịch Tàu ở 2 điểm: trong 5 hành đã hoán đổi vị trí hành Kim và Thổ (viết thành Cam và Thạch)
    Nếu so sánh Hà Thư và 5 hành ta nhận ra sự tương đồng vị trí đúng như đã được chỉ định ở trên.
    Hành Hỏa ở phía trên hoặc phương Bức (hướng xích đạo); Hành Thủy chiếm bên dưới hoặc hướng địa cực Bắc hiện nay.
    Mộc ở phương Đông, Thục (Thạch, Thổ) ở phương Tây và Cam ở chính giữa.
    Đoạn văn chỉ dẫn trên cho ta biết Hà Thư là Dịch dùng nút số đã có trước rồi từ cái nền của Hà Thư con người xác lập vị trí của ngũ (5) hành.
    Khi đặt chồng cả 3 đồ hình: Tứ Tạng, Ngũ Hành và Hà Thư ta mới giải nghĩa mỗi đoạn “công thức” ngắn ngủi sau:
    Hỏa viêm thương
    Thủy nhuận hạ
    Mộc viết khúc trực
    Thạch viết tòng cách
    Cam viết giá sắc
    Nguyên văn trong dịch học thông hành :
    Kim viết Tòng cách
    Thổ viết giá sắc
    Ta đã biết số 2 và 1 trong Hà Thư là nhẹ và nặng, số 3 và 4 là mềm và cứng nên so sánh mới viết:

    1.             Hỏa số 2 viêm thượng, lửa thì nhẹ nên bốc lên trên cao; đấy là nghĩa vật lý còn ý nghĩa triết học là : tinh thần là phần làm nên giá trị con người, tức trở nên cao quí hay viêm thượng.
     
    2.             Thủy số 1 nhuận hạ, thân xác người cũng là 1 sinh vật trong sinh giới, nó cũng bị chi phối bởi các quy luật vật lý và sinh học như các động thực vật khác vì vậy : Dịch viết: Thủy nhuận hạ, hạ đây không phải là hạ cấp- bên dưới mà là sự ràng buộc vào thế giới vật chất , không ăn-uống  không trao đổi chất thì không thể sống ̣được .
     
    3.             Thạch số 4 viết Tòng cách (nguyên văn Kim viết Tòng cách)

    Tòng là tuân theo
    Cách là sửa đổi
    Hướng Tây là cứng (Hà Thư) là mối quan hệ người – tự nhiên (tứ tượng) nên trong ngũ hành tượng trưng bởi đá, tục ngữ Việt thường nói cứng như đá; không thay đổi là đặc tính của quy luật lý lẽ.
    Chi phối mối tương quan con người và tự nhiên là lý lẽ; đứng trước các quy luật con người chỉ có một cách duy nhất là tuân theo, không thể nào sửa đổi được vì nếu sửa đổi được thì đâu có còn là quy luật tự nhiên, đó chính là nghĩa chữ Tòng.
    Tôn trọng  các quy luật để vận dụng ngay các quy luật đó làm lợi cho mình gọi là tòng - cách.
    Thí dụ: ta không thể bắt nước chảy ngược từ thấp lên cao được; nhưng vận dụng ngay quy luật nước chảy xuống thấp để đắp đập tưới tiêu, làm thủy điện v.v… Biến thủy tai thành thủy lợi đấy chính là tòng cách.

    4.        Mộc số 3 viết khúc trực

    Khúc trực có nhiều ý:
    -                 Gẫy khúc và thẳng thắn
    -                 Cong và ngay
    -                 Gián tiếp và trực tiếp
    Ý rất rõ   : muốn đến thẳng phải đi đường vòng … nói như thế nghe hơi kỳ…

    Quẻ Mộc phương Đông chỉ mối tương quan – Người và môi trường xã hội .
    Hà thư có vòng trong là vòng sinh, vòng ngoài là vòng thành; vòng thành chỉ những gì đã hiện ra; đã hình thành rồi; nhưng cái gốc rễ sinh ra nó lại nằm chìm ở vòng sinh. Thí dụ: trộm cắp như rươi có nguyên nhân chính ở vòng trong là: sự thiếu thốn quá mức như vậy nhà cầm quyền không phải chỉ biết có trừng phạt… mà còn phải biết giải quyết tệ nạn tận gốc rễ tức làm sao để không còn nghèo đói, ai cũng đủ ăn, đủ mặc.

    Tóm tắt mọi việc xảy ra đều có nguyên  nhân sâu xa, muốn giải quyết nó tức “trực” thì phải thay đổi nguyên nhân đã tạo ra nó tức “khúc” .
     Mộc viết khúc trực không phải là một quan  niệm cổ nữa khi hiểu đúng nó trở thành  một định luật của ngành khoa học chính trị hiện đại.

    5. Cam số 5 viết giá - sắc
    Nguyên văn trong Dịch học của Tàu Thổ viết giá sắc.
    am là hành trung tâm, là nơi xuất phát và qui về. Cam ở đây chỉ con người sống thực, một đời sống  bị vây tứ phía bởi các quy luật tự nhiên và xã hội .
    Cam = chính ta, tại đây, lúc này.
    Dịch viết: cam viết giá sắc (nguyên văn Thổ viết giá sắc)  . Giá là gieo, sắc là gặt ; con người là kẻ gieo nhân và cũng chính họ là người gặt quả ., ý nghĩa quan trọng nhất ở ̣đây là sự chủ động trong diễn trình sinh hóa vũ trụ ; chính sự chủ động này đã xác lập đẳng cấp chủ nhân đối với vạn vật .
    Con người phát động chuỗi phản ứng dây chuyền trong mối  tương tác : xã hội – con người – tự nhiên và cũng chính con người lãnh hậu quả sau cùng.

    B – Ngũ Hành là 5 bước .
     Dịch học chỉ ra  2 chuỗi phản ứng :  ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc .
    Sinh và khắc là Hán Tự ký âm từ Việt .
    Sinh có gốc là Chữ suôn trong suôn sẻ thuận lợi ; suôn → sinh; Sinh ở đây không có ý nghĩa là sanh đẻ.
    Chữ khác → khắc, khắc chế  ,  khác có nghĩa là vận động khác chiều hay trái chiều tự nhiên .
    Nếu 2 lực thúc đẩy đồng chiều thì tổng là số cộng còn nếu 2 lực trái chiều thì tổng là số trừ của nhau. Đấy chính là ý nghĩa toán học của sinh và khắc.
    Còn ý nghĩa triết học là:
    Sinh là đồng chiều với khuynh hướng tự nhiên, nếu cứ để tự nhiên đừng can thiệp vào bằng nỗ lực chủ quan thì chiều diễn biến sẽ như thế.
    Ngược lại: khác là bơi ngược dòng nên hậu quả là rất tốn công sức, rất mệt mỏi mới có thể đến đích. Sở dĩ con người phải chấp nhận sự mệt mỏi, vất vả vì đi theo chiều khắc là đi đường tắt, đường đến đích ngắn nhất, nhanh nhất. Bằng nỗ lực chủ quan mà vượt lên bất chấp điều kiện  khách quan. Thực tế vận động theo vòng nghịch chỉ 1 số ít thánh nhân thành công còn đối với người phàm như đại đa số cái gọi là giống người thì chiều khắc chỉ được coi là  ý hướng, cố gắng tiến đến càng gần càng tốt, dù chỉ rút ngắn được một khoảng nhỏ tượng trưng cũng đà xứng mặt “quân tử ” , còn quần chúng không cần đi tắt cứ bình thản theo vòng sinh mà đi.


    Ngũ hành - Dịch học Hùng Việt ( hiệu chỉnh ) Image012
     

    1 . Ngũ hành tương sinh .

    Tương sinh nghĩa là thuận theo khuynh hướng tự nhiên .
    Chúng ta  vẫn thường quen đọc là cam sinh thổ, thổ sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh cam…
    Đơn giản hóa chuỗi sinh này:
    Cam → Thổ → Thủy → Mộc → Hỏa → Cam
    Với Dịch lý người Tàu vòng sinh như sau:
    Thổ → Kim → Thủy →Mộc →Hỏa →Thổ
    Vẽ theo đồ biểu ngũ hành ta có  vòng sinh:
    Ngũ hành - Dịch học Hùng Việt ( hiệu chỉnh ) Image012

    con người từ nguyên thủy tiến lên từng bước đến văn minh.

    Xuất từ con người tức hành Cam, đầu tiên xử lý mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên tượng trưng bởi hành Thổ (Thạch) cụ thể là tăng tiến tri thức  khoa học và cải tiến công cụ để tạo ra năng suất mỗi ngày mỗi cao hơn, tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn và đưa đến:
    Thổ sinh Thủy: ý nghĩa là dựa vào sự thăng tiến khoa học kỹ thuật mà đời sống vật chất của con người được cải thiện, nâng cao lên.
    Thủy sinh Mộc: Mộc là tình cảm giữa con người với nhau, khi của cải vật chất dồi dào, nhu cầu cho sinh tồn không bức bách nữa thì con người dễ thông cảm với nhau, dễ tôn trọng chia xẻ hơn, thực ra tình cảm đối với con người cũng là một bản năng cũng y như bản năng sinh lý vậy, tình cảm chỉ lụi tàn khi bị bản năng sinh tồn lấn lướt.
    Mộc sinh Hỏa: Khi cuộc sống đã ít phải lo toan, mối liên hệ người và người đã tốt đẹp thì sự thăng tiến trong đời sống tinh thần trở nên dễ dàng hơn. Khi ăn bữa nay lo chạy bữa mai thì khó nói đến việc tự chủ tự cường càng khó hơn  để nói đến sự chia sẻ .
    Con người phải nhắm đạt 3 chữ chủ  :  làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên và làm chủ xã hội
    Làm chủ bản thân tức sự đấu tranh giữa ý hướng vươn lên của tinh thần và sự kéo xuống của dục vọng, rõ ràng khi nhu cầu vật chất không thiếu thốn nữa, con người dễ vươn lên hơn nhiều.

    2 . Ngũ hành tương khắc:
    Ngũ hành - Dịch học Hùng Việt ( hiệu chỉnh ) Image013


    Vòng tương khắc như sau:
    Cam khắc Thủy - Thủy khắc Hỏa- Hỏa khắc Thạch- Thạch khắc Mộc- Mộc khắc Cam.
    4 khía cạnh của ý thức là:
    Hỏa = ý chí, Thủy = dục vọng, Mộc = tình cảm, Thạch = lý lẽ và Cam là Nhân nơi dung hợp cả 4 khía cạnh.
    ·                Cam khắc Thủy: bước đầu phải diệt dục để trở thành vô cầu.
    ·                Thủy khắc Hỏa: khi đã diệt dục rồi thì tinh thần thảnh thơi tự tại không bị lôi kéo bởi vật dục nữa, tinh thần thăng hoa tột đỉnh đạt trạng thái gọi là vô vọng.
    ·                Hỏa khắc Thạch: khi đã đạt vô cầu, vô vọng bản thân không còn bị ràng buộc của tục lụy trần gian; lý lẽ, đúng sai, phải trái không còn ý nghĩa nữa, nghĩa là đã vượt vòng cương tỏa thong dong tự tại trong trạng thái vô chấp, các quy luật thông thường của tự nhiên và xã hội đều vô can với mình.
    ·                Thạch khắc Mộc: cái vô thứ 4 đạt đến là vô biên, sau vồ cầu, vô vọng, vô chấp đỉnh cao mà con người có xương có thịt đạt đến được là vô biên; không còn các biên giới phân ranh giữa ta và người khác. Đạt đến mức này, thì từ sở hữu không còn ý nghĩa nữa tức có thể xây dựng chế độ cộng sản trên trái đất này.
    ·                Mộc khắc Cam: bước cuối cùng của hành trình tương khắc là trở về với nhân tức con người, nhân cũng chính là bước khởi đầu chuỗi tác động dây chuyền, nhưng con người bây giờ không còn là là con người cũ nữa, sự tột đỉnh của hữu đã biến thành… vô, con người cá thể không còn, thay vào đấy là tột đỉnh vô ngã… tức không còn là người theo nghĩa thông thường nữa mà là thánh nhân.
     
    Tương khắc thực chất là con đường tu hành, chỉ có 1 số người có phẩm chất đặc biệt mới theo được… Ta tuyệt đối không bao giờ được sai lầm, đem áp dụng cho cả xã hội- cộng đồng, nếu bừa bãi cuối cùng chắc chắn là rơi vào đường đi không đến… hay càng đi càng xa đích nghĩa là trầm luân khổ ải vô bờ.
    Vậy thánh nhân chỉ ra ngũ hành tương khắc để làm gì?
    Nếu vận dụng thành công ngũ hành tương sinh ta có thể xây dựng được một cộng đồng giàu mạnh; nhưng giàu mạnh chưa chắc đã là hạnh phúc, có khi còn ngược lại … khổ hơn khi chưa giàu.
    Hạnh phúc là một xúc cảm nội thể tạo nên bởi các yếu tố nội sinh, các yếu tố bên ngoài chỉ ảnh hưởng mà thôi, ảnh hưởng dù mạnh tới đâu cũng vẫn là ảnh hưởng, quyết định vẫn là chuyện của bên trong. Chính vì vậy mới phải có vòng tương khắc.
    Một xã hội dù giàu có tới đâu cũng không thể là xã hội an hòa khi trong lòng nó vẫn tồn tại mâu thuẫn rất cơ bản; một bên là tính hữu hạn của vật chất và bên kia là lòng tham vô hạn của con người, của cải vật chất thủ đắc biết bao nhiêu cho đủ? Chính vì vậy mà thánh nhân mới tác Dịch để dạy chúng ta vòng tương khắc; tính hữu hạn của vật chất là khách quan ta không can thiệp được nhưng vế sau là lòng tham lam của con người thì có thể uốn nắn, sửa đổi được.
     
    Nhận xét:

    Ngũ hành tương sinh tồn tại trong văn minh nhân loại với tư cách là nền khoa học, khoa học tiến hóa xã hội.
    Ngũ hành tương khắc lại có tư cách một nền đạo đức xã hội, nó thúc dục, định hướng sinh hoạt nội tâm mỗi con người và sau cũng chính nó chứ không gì khác dẫn con người đến hạnh phúc.
    Còn ...
     
    Ngũ hành Dịch học Trung quốc mãi tận nay vẫn ‘tù mà tù mù’ chẳng ai rõ ...ý nghĩa đích thực và tác dụng của học thuyết Ngũ hành trong sự chuyển biến con người - xã hội , tất cả  dừng ở chỗ tán hươu tán vượn ...Kim khắc Mộc vì đinh đóng vào cây làm thối thân cây , thủy khắc hỏa vì nước làm tắt lửa ....kim sinh thủy vì kim loại cho vào lò thì nóng chảy ....toàn những điều vô bổ chẳng ra sao ...thực uổng công thánh nhân tác Dịch ...

      Hôm nay: 27/4/2024, 7:48 am