Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Hậu Lữ Gia và Nhị Trưng Vương Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Hậu Lữ Gia và Nhị Trưng Vương Flags_1



    Hậu Lữ Gia và Nhị Trưng Vương

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Hậu Lữ Gia và Nhị Trưng Vương Empty Hậu Lữ Gia và Nhị Trưng Vương

    Bài gửi by Admin 8/5/2013, 3:49 pm

    Bách Việt trùng cửu  - nguồn http://my.opera.com/bachviet18/blog/show.dml/62157242

    Năm 112 TCN, nước Nam Việt, thừa tướng nhà Triệu là Lữ Gia lập Kiến Đức lên ngôi vua, gọi là Triệu Vệ Dương Vương, kiên quyết chống lại nhà Hiếu (Tây Hán). Lữ Gia là tể tướng ba đời vua Triệu từ Triệu Văn Vương, nắm quyền hành lớn ở Nam Việt. “Họ hàng [Lữ Gia] làm quan trường lại đến hơn bảy mươi người. Con giai lấy con gái vua, con gái lấy con giai, anh em, tôn thất của vua, lại thông gia với Tần vương ở quận Thương Ngô” (Sử ký Tư Mã Thiên). Kiến Đức cũng lấy vợ Việt, khác với Triệu Minh Vương lấy người Hán trước đây.

    Năm 111 TCN nhà Hiếu cử Lộ Bác Đức làm Phục Ba tướng quân, cùng Lâu thuyền tướng quân Dương Bộc tiến đánh Nam Việt. Phiên Ngung thất thủ. “Lữ Gia cùng Kiến Đức từ đêm đã cùng gia thuộc vài trăm người, chạy trốn ra biển, lấy thuyền đi về phía Tây” (Sử ký Tư Mã Thiên).

    Phía Tây của Phiên Ngung tức là Giao Chỉ. Triệu Vệ Dương Vương cùng Lữ Gia lên thuyền đi về Giao Chỉ nhưng bị quân nhà Hiếu truy sát. Cả 2 đều đã bị bắt tại vùng cửa biển Nam Định – Ninh Bình, xưa gọi là cửa Đại Ác hay Đại Nha. Câu chuyện của nhà Triệu Nam Việt được lưu giữ trong truyền thuyết Việt dưới truyện của Triệu Quang Phục. Triệu Việt Vương bị Lý Phật Tử đuổi, tới cửa Đại Nha thì cùng đường, “một bước” đi ra biển mà mất. Tại vùng này nay có đền Độc Bộ thờ Triệu Việt Vương, nằm ở ngã ba sông Đáy và sông Đào, lưu dấu nơi kết thúc một triều đại trong sử Việt.

    Hậu Lữ Gia và Nhị Trưng Vương Den_do10
    Đền Độc Bộ ở Ý Yên, Nam Định

    Câu đối ở đền Độc Bộ (Ý Yên, Nam Định):
    Chu Diên chung tú khí, đế liệt lẫm thiên thu, Lương khấu tảo trừ an điện nội
    Mộ Trạch hiển thần cơ, vương huân lưu vạn cổ, long trảo uy nghi thánh tích truyền.
    Dịch:
    Đầm Mộ Trạch rạng tỏ danh thần, tên vua vạn thế sáng soi, nghiêm vuốt rồng truyền lưu tích thánh.
    Đất Chu Diên đúc nên hào khí, oai đế ngàn thu oanh liệt, trừ quân Lương đất nước yên bình.

    Cách đền Độc Bộ không xa là núi Gôi (Vụ Bản - Nam Định), tương truyền là nơi Lữ Gia tử trận. Nay các làng quanh núi Gôi đều còn thờ Lữ Gia. Không phải ngẫu nhiên mà nơi mất của Lữ Gia cũng là nơi Triệu Quang Phục cùng đường. Lữ Gia đã cùng Triệu Vệ Dương Vương chạy về vùng cửa biển này thì nơi Lữ Gia mất thì cũng phải là nơi Triệu Vệ Dương Vương bị bắt. Do đó người được thờ ở đền Độc Bộ chính là Triệu Vệ Dương Vương.

    Nhà Triệu Nam Việt kết thúc, nhưng câu chuyện về Lữ Gia thì chưa. Lữ Gia tức là gia đình họ Lữ, chứ không phải chỉ 1 vị thừa tướng duy nhất. Gia đình họ Lữ như Sử ký Tư Mã Thiên đã chép đều là hoàng thân quốc thích của nhà Triệu và vài trăm gia quyến của vua và thừa tướng Nam Việt này đã lên lâu thuyền chạy về Giao Chỉ. Đó đúng là “mầm họa” cho nhà Hiếu (Tây Hán) vì những người này đều mang dòng máu đế vương của cả Lưu Bang và Lữ Hậu, lại lui về đất tổ của 2 vị tiền nhân này ở Phong Bái (Giao Chỉ).

    Tiếp theo ngay sau chuyện xảy ra ở cửa Đại Nha là sự chống đối của nhà họ Lữ ở vùng Phong Châu. Nơi đây còn dày đặc các di tích, truyền thuyết về Lữ Gia. Đó là Quán Linh Tiên, nơi Lữ Gia gặp tiên đánh cờ ở Hoài Đức, đình Liên Hà bên sông Hồng (Đan Phượng). Là vùng Tam Dương (Vĩnh Phúc) với đền Bạch Trì thờ các tướng lĩnh theo Lữ Gia chống Lộ Bác Đức. Là núi Thầy nơi có hang Cắc Cớ, tương truyền là nơi các chiến sĩ của Lữ Gia tuẫn tiết. Là hai bên sông Lô với bến Bạch Lựu (xã Lập Thạch – Vĩnh Phúc) và Tràng Đông (xã Trưng Vương – Phú Thọ), tương truyền là phòng tuyến cuối cùng của Lữ Gia.
    Hậu Lữ Gia và Nhị Trưng Vương Tuong%20Lu%20Gia
    Tượng Lữ Gia ở Quán Linh Tiên

    Ở các di tích tại Vĩnh Phúc, Lữ Gia được thờ dưới cái tên Nguyễn Triệu Lệ. Nguyễn có lẽ là từ họ Lý đổi sang. Triệu thì quá rõ, đó là họ vua Triệu Nam Việt. Lệ liệu có phải là họ Lữ/Lã?

    Sự chống trả của họ Lữ ở vùng ven sông Lô thất bại. Nhưng… họ Triệu vẫn còn hậu duệ. Khởi nghĩa của Tây Vu Vương hay Tây Lý Vương đã được sử sách ghi lại ở đây. Sau Tây Vu Vương, tiếp đó vẫn còn có một chuyện thật khó hiểu…

    Ở xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc có tục thờ Thánh Mẫu và năm anh em chàng Vịt. Câu chuyện tóm tắt như sau. Bà Triệu Thị Khoan Hòa là hoàng phi của Triệu Vệ Dương Vương, chạy lánh nạn về ở chùa Quảng Hựu - Thanh Lãng. Bia ở đền thậm chí còn chép bà là hoàng hậu của Vệ Dương Vương. Một đêm bà nằm mơ thấy một người kỳ dị, sau đó sinh được 5 quả trứng, nở ra 5 anh em trai có tài bơi lội, nên gọi là 5 chàng Vịt. Các chàng trai này lớn lên đầu quân cho Trưng Vương, tham gia đánh trận trên sông Nguyệt Đức, phá Tô Định. Khi Nhị Trưng Vương hy sinh, 5 anh em chàng Vịt đã xông pha đem được thi hài của các nữ Vương về táng ở Hy Cương.
    Hậu Lữ Gia và Nhị Trưng Vương Su%20tich%20Thanh%20Mau
    Bia ghi sự tích ở đền Thánh Mẫu

    Câu đối ở đền Thánh Mẫu tại Thanh Lãng:
    Thanh Lãng tự sinh thần, Bắc đồng Giản Địch Nam đồng Việt
    Bạch Đằng giang phá tặc, mẫu vị Dương Vương tử vị Trưng.
    Dịch:
    Chùa Thanh Lãng sinh thần, Bắc tựa Giản Địch, Nam tựa Việt
    Sông Bạch Đằng phá giặc, mẹ vì Dương Vương, con vì Trưng.

    Giản Địch là tổ của nhà Thương trong tích “chim huyền điểu sinh Thương”. Vế đối đầu muốn nói tới việc bà Triệu Thị Khoan Hòa sinh trứng nở ra 5 chàng Vịt như bà Giản Địch, hay như truyền thuyết Việt về Âu Cơ sinh bọc trăm trứng.

    Chỗ khó hiểu chính là ở vế đối thứ hai. Thời Trưng Vương thì phá giặc trên “sông Bạch Đằng” lúc nào? Vấn đề quan trọng hơn, bà Triệu Thị Khoan Hòa là cung phi của Triệu Vệ Dương Vương từ năm 111 TCN. Còn khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại nổ ra vào năm 40 sau CN. Tính ra có đến trên 150 năm. Làm sao có thể “mẹ vì Dương Vương, con vì Trưng” được?

    Trên miền Bắc Việt Nam có rất nhiều di tích thờ Trưng Vương và các tướng thời Trưng Vương. Các thần tích về thời kỳ này gần như nhiều nhất, nếu so với thời gian của khởi nghĩa Trưng Vương rất ngắn (3 năm). Rõ ràng đã có một khởi nghĩa của Trưng Vương xảy ra trên đất Giao Chỉ:

    Bà Trưng quê ở châu Phong
    Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
    Chị em nặng một lời nguyền
    Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
    (Đại Nam quốc sử diễn ca)

    Nhưng nếu xét thời Đông Hán thì Mã Viện chưa hề đặt chân lên Giao Chỉ vì cột đồng phân giới Hán Trưng nằm ở tận Man Thành, Bắc Quảng Tây. Vậy khởi nghĩa Trưng Vương ở Giao Chỉ là khởi nghĩa nào? Những trận đánh Long Biên, đuổi Tô Định, chống Phục Ba ở Lãng Bạc, hy sinh ở Cấm Khê… là thế nào?
    (Còn tiếp)

      Hôm nay: 27/4/2024, 3:37 am