Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Thánh Tam Giang và bài thơ Nam quốc sơn hà Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Thánh Tam Giang và bài thơ Nam quốc sơn hà Flags_1



    Thánh Tam Giang và bài thơ Nam quốc sơn hà

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Thánh Tam Giang và bài thơ Nam quốc sơn hà Empty Thánh Tam Giang và bài thơ Nam quốc sơn hà

    Bài gửi by Admin 14/3/2013, 2:45 pm

    Người Việt ai chẳng biết bài thơ Nam quốc sơn hà đã được vang lên trên phòng tuyến sông Như Nguyệt như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta chống giặc phương Bắc xâm lược… Có điều bài thơ này được chép với nhiều dị bản và truyền thuyết bao quanh, nửa hư nửa thật làm cho chẳng ai hiểu ngọn ngành thật sự ra sao.
    Tương truyền bên dòng sông Như Nguyệt hai vị thần là Trương Hống, Trương Hát đã hiển linh đọc bài thơ trong đêm trước quân Tống... Nhưng cuộc chiến Việt – Tống này có sách thì chép là của Lê Đại Hành, sách khác lại là của Lý Thường Kiệt. Phải xác định ra sao về thời điểm ra đời của bài thơ này?

    Dị bản chính của bài thơ được chép trong Lĩnh Nam chích quái:
    Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư
    Như hà Bắc lỗ lai xâm lược
    Bạch phận phiên thành phá trúc dư.

    Nước ta từ Ngô, Đinh, Tiền Lê đến tận Lý Trần đều là Đại Cồ Việt, Đại Việt. Vậy sao ở đây lại gọi là “Nam quốc”, “Nam đế”? Nước ta là “nước Nam” từ lúc nào? Quốc danh còn không rõ thì sao gọi là “tuyên ngôn độc lập” được?

    Để giải đáp những câu hỏi trên cần xem lại chuyện về đức thánh Tam Giang Trương Hống Trương Hát trên cơ sở những nhận định mới về cổ sử Việt Nam.

    Hiện nay dọc sông Cầu có tới hơn 300 nơi thờ anh em Trương Hống, Trương Hát. Mỗi nơi một tích, mỗi nơi một chuyện, nhưng đều tương tự nhau. Theo thần tích làng Vân Mẫu (Quế Võ – Bắc Ninh) vào thời Tiền Lý Nam Đế trong làng có bà Phùng Từ Nhan, một đêm nằm chiêm bao thấy Thần long quấn mình trên sông Lục Đầu. Sau đó bà mang thai, sinh hạ 5 người con. Bốn con trai tên là Hống, Hát, Lẫy, Lừng và một con gái là Đạm Nương … (Không rõ vì sao những vị này lại lấy họ Trương?)

    Lớn lên Trương Hống, Trương Hát theo học tiên sinh Lã Thị người hương Chu Minh, lộ Bắc Giang. Tới khi Triệu Quang Phục khởi nghĩa ở đầm Dạ Trạch thì cả nhà họ Trương cùng dấy binh theo về… Triệu Quang Phục phong Trương Hống làm thượng tướng quân, Trương Hát làm phó tướng quân, Lã tiên sinh làm quân sư, Trương Lừng, Trương Lẫy làm tỳ tướng, Đạm Nương làm hậu binh lương và lo kế sách đánh giặc.

    Dẹp xong giặc rồi, Triệu Việt Vương kéo quân về Long Biên sang sửa đô thành, khao thưởng tướng sỹ, úy lạo muôn dân.Vua Triệu phong thực ấp cho hai anh em họ Trương ở Kinh Bắc, Trương Hống ở làng Tiên Tảo, huyện Kim Anh, Trương Hát ở làng Tam Lư, huyện Đông Ngàn là nơi dấy binh cũ.

    Thánh Tam Giang và bài thơ Nam quốc sơn hà 64cPy9F5h_TNYigZkHe5og133725

    Tượng bốn vị Hống, Hát, Lẫy, Lừng ở Vân Mẫu
    Trong cách nhìn mới, với việc xác định Triệu Việt Vương là vua nước Nam Việt thời trước Công nguyên thì có thể thấy anh em Trương Hống, Trương Hát là những công thần lập quốc của nhà Triệu. Lã tiên sinh, thầy học của Trương Hống Trương Hát, có thể chính là tể tướng Lữ Gia của nhà Triệu Nam Việt.

    Như đã biết nhà Triệu Nam Việt đóng đô ở Dương Thành (Quảng Đông). Sử Việt thì chép Triệu Việt Vương đóng đô ở Long Biên, có lẽ là đã lấy nơi ông tổ nhà Triệu là Triệu Vũ Đế lập hành cung Long Hưng ở thời kỳ khởi nghĩa kháng Tần. Có liên hệ sau:
    - Long Biên <-> Long Xuyên <-> Tam Xuyên <-> Tam Giang.

    Long Xuyên là nơi “Úy Đà” khởi nghiệp theo Sử ký Tư Mã Thiên. Long Biên là nơi đóng quân của Triệu Vũ Đế (điện Long Hưng ở Xuân Quan).

    Trương Hống Trương Hát được gọi là đức thánh Tam Giang. Tam Giang đây không phải là Ngã ba Xà, nơi bài thơ thần được đọc sau này, bởi vì ngã ba này chỉ có … 2 con sông: sông Cà Lồ và sông Cầu, đổ vào nhau. Tam Giang ở đây là chỉ quận Tam Xuyên dưới thời Tần, là nơi Lưu Bang Triệu Vũ Đế khởi nghĩa.

    Như vậy khi Triệu Văn Vương lập nước Nam Việt, anh em Trương Hống, Trương Hát theo tể tướng Lữ Gia đã được phong cai quản vùng đất quận Tam Xuyên cũ, là vùng “từ Thái Nguyên tới Lục Đầu Giang”, như thần tích thánh Tam Giang cho biết.

    Tiếp theo, khi Hậu Lý Nam Đế cầu hôn con gái của Triệu Việt Vương cho con trai mình là Nhã Lang thì hai anh em Trương Hống, Trương Hát đã can ngăn. Đại Nam quốc sử diễn ca chép:
    Có người: Hống, Hát họ Trương
    Vũ biền nhưng cũng biết đường cơ mưu,
    Rằng: “Xưa Trọng Thuỷ, Mỵ Châu,
    Hôn nhân là giả, khấu thù là chân.
    Mảnh gương vãng sự còn gần,
    Lại toan dắt mối Châu Trần sao nên?”.
    Thì ra hai đại tướng quân cai quản vùng đất tổ Tam Xuyên đã phản đối việcTriệu Anh Tề lấy Cù Thị người nhà Hiếu (Tây Hán).

    Lĩnh Nam chích quái kể tiếp, khi Triệu Việt Vương bị Hậu Lý Nam Đế đánh bại, Nam Đế đem lễ vật đến rước anh em Trương Hống Trương Hát, có ý muốn cho làm quan, nhưng hai vị kiên quyết giữ lòng trung thành, trốn vào ở núi Phù Long. Nam Đế nhiều lần cho người đến truy nã nên hai vị đành tuẫn tiết mà chết…

    Trương Hống Trương Hát tự vẫn ở vùng “Đu Đổm” thuộc Thái Nguyên ngày nay. Phù Long phiên thiết là Phong. Núi Phù Long liệu có phải là đất Phong (Mường Đăng) nơi Lưu Bang khởi nghĩa?

    Có thể thấy hành trạng của anh em họ Trương hoàn toàn trùng với tể tướng Lữ Gia, từ việc tham gia lập nước Nam Việt, phản đối cuộc hôn nhân với người nhà Hiếu, kiên quyết không theo Hậu Lý, rút về vùng núi phía Tây khi thất bại. Điều này càng củng cố lập luận Lã tiên sinh, thầy học của anh em họ Trương trong thần tích là tể tướng nhà Triệu Lữ Gia.

    Thánh Tam Giang và bài thơ Nam quốc sơn hà 9kxwaaCpa5vNkxnO4aJjqA94096

    Tam Giang thần từ ở làng Trâu Lỗ
    Ở làng Trâu Lỗ thuộc xã Mai Đình, Hiệp Hòa - Bắc Giang còn có nghè (đền) thờ đức thánh Tam Giang, nhưng lại cùng với 2 thành hoàng làng là Vua ông Vua bà. Trong nghè có 4 tượng: tượng Vua ông đội mũ bình thiên, tượng Vua bà và 2 tượng Trương Hống, Trương Hát hai bên như quan hầu. Dân làng chỉ biết “Vua ông Vua bà” là thành hoàng làng, nhưng không biết cụ thể đó là ai, ở thời nào, công trạng ra sao.

    Trong sử Việt, chỉ có hai vị mà cả vợ cả chồng đều có thể được gọi là Vua là: Lưu Bang và Lữ Hậu. Trương Hống, Trương Hát là tướng của nhà Triệu Nam Việt. Nhà Triệu lấy Lưu Bang làm tổ (Triệu Vũ Đế), họ Lữ làm tể tướng (Lữ Gia). Trương Hống, Trương Hát lại cai quản đất khởi nghiệp Long Xuyên của Lưu Bang, nên việc đặt thờ hai anh em họ Trương bên cạnh Lưu Bang, Lữ Hậu (Vua ông Vua bà) là rất hợp lý. Lưu Bang và Lữ Hậu cùng được thờ tương tự ở đình làng Bát Tràng.

    Ở Bắc Ninh còn có 2 làng Đồng Văn và Đồng Đoài (xã Thuận Thành) cạnh sông Cầu thờ thành hoàng là Tam Công. Theo thần tích thì đây là 3 vị tướng của nhà Triệu Nam Việt, có công chống Hán. Ba vị này được sắc phong là “Đống Sức anh nghị linh thông đại vương”, “Đống Dạ chính trực linh ứng đại vương” và “Thập làng phù vận cảm ứng đại vương”.

    Dấu vết của nhà Triệu Nam Việt ở nước ta còn lại không nhiều, hầu hết các đền miếu của các nhân vật liên quan đều đã bị hủy bỏ hoặc thần tích bị thay đổi. Đây là do cái nhìn sai lầm tai hại của các sử gia về tính chính thống của nhà Triệu. Nay với nhận định rõ ràng Nam Việt Đế Lý Bôn là Triệu Vũ Đế, chuyện Triệu Quang Phục là chuyện 4 đời vua Triệu Nam Việt thì phải có một Kỷ nhà Triệu trong lịch sử nước nhà. Hơn thế nữa, chính nhà Triệu đã khởi đầu “nước Nam”, “vua Nam” mà danh lưu còn mãi tới ngày nay như trong bài thơ thần Tam Giang đức thánh đã đọc bên sông Như Nguyệt … (xem phần tiếp theo)

      Hôm nay: 2/5/2024, 4:18 am