Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Từ Trọn Vẹn đến Hoàn Toàn Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Từ Trọn Vẹn đến Hoàn Toàn Flags_1



    Từ Trọn Vẹn đến Hoàn Toàn

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Từ Trọn Vẹn đến Hoàn Toàn Empty Từ Trọn Vẹn đến Hoàn Toàn

    Bài gửi by Admin 22/2/2013, 10:24 am

    Từ Trọn Vẹn đến Hoàn Toàn

    Lãn Miên – nguồn http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/

    Từ ghép Trọn Vẹn đến từ ghép Hoàn Toàn 完 全là sự phát triển diễn biến âm của tiếng Việt. Sự diễn biến từ đơn âm ấy đã hoàn tất cách nay hơn 3000 năm, trước khi định hình Hán tự viết theo các qui tắc lục thư . Ngày nay các tiến sĩ Việt ngữ học người Việt Nam khi dạy tiếng Việt cho sinh viên người nước ngoài vẫn giải thích rằng từ ghép Hoàn Toàn 完 全là “từ Hán Việt”. Ví dụ dạy câu: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam đã đi đến thắng lợi Hoàn Toàn”, học sinh có hỏi Hoàn Toàn nghĩa là gì, sẽ được trả lời là Hoàn Toàn là từ gốc Hán gọi là từ Hán Việt, nghĩa là xong tất cả. Bởi các tiến sĩ đang dạy tiếng Việt ấy là những người đã soạn ra từ điển. Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ học, NXB KHXH Hà Nội 1991: Giải thích: Hoàn là Đầy đủ, Trọn vẹn; Xong hết (trang 174). Giải thích Toàn 全 là Hoàn chỉnh, Tất cả, Bao gồm mọi thành phần tạo nên chính thể; Nguyên vẹn, Không bị mất mát; Thuần một loại , Không bị pha trộn (trang 419). Lời nói đầu của cuốn Từ điển trên còn dõng dạc khẳng định: “Chúng là những từ gốc Hán đã Việt hóa hoàn toàn, nghĩa là cả về ngữ âm lẫn ngữ pháp, chúng đã nhiễm được các đặc tính ngữ âm và đặc tính ngữ pháp của từ tiếng Việt” (trang 5). Theo như các vị đó giải thích ở câu vừa dẫn thì sự diễn biến âm của từ tiếng Việt đã đi theo chiều ngược, từ hiện tại đến quá khứ: Cách nay hơn 2000 năm người Hán đến đất Việt, Hán hóa người Việt, dạy cho người Việt cái chữ Hoàn Toàn. Rồi người Việt mới từ chữ Hoàn Toàn đó chế ra từ gọi Thiên là Trời và gọi Địa là Đất (?!). Trọn Vẹn và Hoàn Toàn là hai từ ghép như mẹ sinh ra con, của người Việt, nghĩa của nó là Cả Tất (Universal). Cả Tất là do từ Trời Đất (trời đất là tất cả, cái gì mà chẳng ở trong trời đất). Tôi không phải nhà Việt ngữ học, tôi chỉ là “dân Guộng”, nên tôi chỉ lấy ngôn từ của dân để mà giải thích mà thôi. Nói “dân Guộng” thì người Việt biết luôn cả xuất xứ tôi ở vùng nào của đất Việt ( nhưng nhiều nhà “chính sách phòng máy lạnh” có thể không biết, vì Từ điển Tiếng Việt không có từ Guộng). Chẳng ai nói ngọng cả. Ruộng=Guộng (theo qui tắc Tơi-Rỡi). “Gom Ruộng”=Guộng (theo qui tắc Lướt). Chính vùng “dân Guộng” bằng kiểu canh tác nông sản hàng hóa của họ đã làm nảy ra gợi ý cho chính sách kinh tế nông nghiệp với những từ khoa học như “tích tụ ruộng đất”, “cánh đồng mẫu lớn”. Từ cổ đại, một làng đã sở hữu nhiều cánh đồng liền nhau, mỗi cánh đồng có tên riêng bằng một từ. Cánh đồng cách nhau chỉ một cái bờ, nhìn thì bằng phẳng đồng loạt như nhau, nhưng thực ra đồng nào đất ấy (thổ nhưỡng khác nhau chút xíu, bình độ chênh nhau chỉ một vài cm, nên mới có câu ca dao “Trên đồng cạn dưới đồng sâu. Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”. Chênh nhau chỉ vài cm mà quan trọng lắm, cây đậu mà bị nước ngập ngọn một ngày thì nó thúi chết cả cây luôn vì ngộp thở, nó không lặn ngoi dai được bằng cây lúa. Nhiều Đồng thì “Đồng Đồng”=Động洞, là một Vùng lớn. Không như có Thạc sĩ Việt ngữ học đã viết trên báo giải thích: “Phú Thọ, Vĩnh Phúc có nhiều địa phương mang tên Động này Động nọ, do thời Vua Hùng dân ta còn ở hang”. Bởi thạc sĩ nọ đã được dạy rằng chữ Động 洞 là “từ Hán Việt” nghĩa là hang núi (Từ điển đã dẫn, trang 141). Chữ Động 洞 gồm chữ Đồng 同 và chữ nước 氵, nghĩa Vùng, gồm nhiều cánh Đồng, các cánh Đồng phân biệt nhau ở bình độ, đo bằng mặt nước. Hán ngữ mượn âm chữ Động 洞 để phiên âm cái “Tung” của họ chỉ hang núi (chứ hang núi gì mà không có chữ sơn 山, lại có chữ nước 氵, đâu phải hang núi nào cũng có nước). Trọn Vẹn có nghĩa là Tất Cả (Universal), nó do từ ghép Trời Đất, mà Đất đã được thay bằng từ đại diện là Vuông (tức trái đất đã khai thác bề mặt làm Ruộng), do sự thay bằng từ đại diện (tượng trưng) nên có đẳng thức Trời Đất = Tròn Vuông = Trọn Vẹn. Cả=Càn=Còn=Tròn. Ruộng=Vuông, tượng trưng Đất (do đã có khai thác bề mặt làm Ruộng). Tròn và Vuông đều là tự NÔI khái niệm ( “tất cả trong Một”): NÔI=Nơi=Trời=Tròn=Hòn=Hoàn=Woàn (tiếng Nam Bộ)=Wờn (tiếng Chợ Lớn)=Viên. Vuông thì có 4 Ven, mà 2 Ven thì “Ven Ven”= Vèn, 0+0=1; hai Vèn thì “Vèn Vèn”= Vẹn, 1+1=0; nên Vuông=Vẹn=Văn文 ( “do viết lệch cạnh của chữ Vuông 口”- giải thích của Thuyết Văn Giải Tự, cách nay 2000 năm). NÔI=Nơi=Nương=Ruộng=Vuông. Lúa Nếp (trồng ở Nương, thời biển chưa rút) là có trước (ở di chỉ Hòa Bình có di tích hạt Nếp cách nay 10000 năm), nên mới có bánh chưng thời Vua Hùng thứ 6. Lúa Tẻ (trồng ở đồng sình ven biển, thời biển rút tạo nên đồng bằng), là có sau. Đó là từ “bên Ni bên Tê”, Ni là Nhứt, Tê là Hai (tiếng Khơ Me), mà nhìn đồng thì “bên Tê đồng mênh mông bát ngát” (ca dao). Vuông=Vẹn=Vành, nên còn có từ Tròn Vành tương đương Trọn Vẹn. Vuông=Vẹn=Vành=Toanh, nên có từ Mới Toanh tức mới cách đầy đủ, không có bộ phận nào thiếu hay cũ mòn. Vuông=Vẹn=Vành=Toanh=Toàn 全, từ đó mà có từ ghép Hoàn Toàn 完 全 của tiếng Việt như là từ con của Trọn Vẹn của tiếng Việt, tức Việt đẻ ra Việt, chẳng hề có “từ Hán Việt” nào ở đây cả. Chẳng qua là quan thoại mượn chữ nho, kẻ bị thống trị bị cướp mất chữ đành gọi chữ đó là chữ của quan. Tộc Vân Kiều hệ ngữ Môn Khơ Me là một tộc sống trong dãy Trường Sơn từ cổ đại, không bị ảnh hưởng Hán hóa. Tiếng Vân Kiều đàn ông gọi là Cu, đàn bà gọi là Kan (như anh hùng Cu Vai và anh thư Kan Lịch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước). Con=Kan=Quan=Quân=Kô (tiếng Nhật)=Cu=Tu (tiếng Tày)=Tử 子=Tí=Sĩ 士 đều là chỉ một cá nhân. Nho viết chữ Can 干 và chữ Sĩ 士 ngược nhau, xưa chỉ đàn ông mới gọi là Sĩ, (từ Cán Bộ 干 部 dùng ngày nay có gốc là từ Con 干 chứ chẳng có gì xa lạ là “từ Hán Việt” cả). Sĩ và Tử cùng nôi khái niệm nên gắn thành từ đôi Sĩ Tử để nói nhiều đàn ông, hoặc từ đôi Cu Tí để nhấn mạnh tính đàn ông. Cu Tí lên làm Vua một nước Việt hậu duệ của Bách Việt ở vùng Triết Giang, tên Cu Tí viết chữ là Câu Tiễn 勾 践, ý nói sẽ làm vua Lâu Viễn mãi về sau, kiểu như tung hô vạn tuế. Cu Tí Lâu Viễn ghép xen là Cu Lâu Tí Viễn, “Cu Lâu” = Câu, “Tí Viễn” =Tiễn (như tiếng Việt thường có lối nói trong thành ngữ : Tròn Trặn Vuông Vạnh thì lại nói xen là Tròn Vành Vạnh, Vuông Chằn Chặn). Bài “Việt nhân ca” cách nay 2800 năm thời nước Kinh Sở thì chỉ có dùng tiếng Kinh ngày nay mới dịch nổi. Một nữ tiến sĩ Việt ngữ học người TQ thì lại cho rằng “từ Hán Việt” là lối phát âm của người Hán thời nhà Đường, nên gọi nó là “cổ Hán ngữ” (?!). Nếu thời nhà Đường thì là Đường nào, bởi có thời Tiền Đường và thời Hậu Đường, không phải tiếp liền nhau. Thời Tiền Đường thì ngôn ngữ của cư dân còn gọi là tiếng Thoòng của người Việt Thường. Vì họa Hán xâm lăng mà Thoòng nhân di cư đi khắp thế giới, đến tận bây giờ “Thoòng Và” (nghĩa là “người Thoòng Van”, tức “người Thoòng Nói” vẫn là ngôn ngữ riêng của Thoòng nhân), họ là người Hoa gốc Việt.
    NÔI khái niệm cũng theo đúng qui tắc dấu thanh điệu. NÔI cả có vô cùng nhiều Nôi con. Nôi con của NÔI cả, tức Nôi của NÔI như con của mẹ, là Nôi NÔI, và lướt thì “Nôi NÔI”=Nối, 0+0=1, là sự tiếp tục mở rộng khái niệm của ngôn từ Việt, đó là sự hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài các ngôn ngữ Bách Việt có chung một nguồn gốc.

      Hôm nay: 26/4/2024, 10:37 pm