Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Khảo cổ nói gì. Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Khảo cổ nói gì. Flags_1



    Khảo cổ nói gì.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Khảo cổ nói gì. Empty Khảo cổ nói gì.

    Bài gửi by Admin 2/11/2012, 2:33 pm

    Khảo cổ nói gì.

    Lãn Miên – nguồn http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/28039-khao-co-noi-gi/

    Cuốn sách “Nam Man bất man” NXB Bình luận học thuật , Trung Quốc, năm 2009 (nguồn: Mạng tiếng Hoa)

    Đôi điều về tác giả:

    Trương Trấn Hồng
    , sinh tháng 12 năm 1938 ở Đông Oản, Quảng Đông. Giáo sư khoa nhân loại học trường Đại học Trung Sơn. Thành viên Viện văn sử tỉnh Quảng Đông, phó hội trưởng Hội nghiên cứu văn hóa Chu Giang tỉnh Quảng Đông, chủ nhiệm ủy ban nghiên cứu khảo cổ Lĩnh Nam. Tháng 7 năm 1963 sau khi tốt nghiệp chuyên khoa động vật học Đại học Trung Sơn, ông được phân công về phòng nghiên cứu cổ nhân loại thuộc Viện nghiên cứu khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh. Tháng 11 năm 1973 ông được điều đến công tác tại đội khảo cổ thuộc Bảo tàng tỉnh Liêu Ninh. Tháng 1 năm 1985 ông được điều về giảng dạy tại khoa nhân loại học Đại học Trung Sơn, Quảng Châu.

    Lời nói đầu:

      珠江是岭南地区一条最大的河流,它覆盖了云南、贵州、广西、广东四省区,其中一些支流的源头可追溯到湖南、江西、福建境内,珠江文化就是指存在于珠江 流域的各种文化。本书介绍的是珠江流域史前时期的文化。   岭南地区一直都被视为蛮荒之地。所谓蛮荒意为与中原地区相比,岭南地区生产落后,经济不发达,民风粗野,不够开化等等。其实不然,大量的考古发现表 明,早在史前时期,岭南地区已经存在丰富的文化,在人类起源、农业和家畜饲养起源、原始宗教和艺术的起源等方面都有过辉煌的成就。数十年来,考古资料日益 丰富,幷且今后还会不断有更新、更重要的发现。虽然目前还不能说珠江流域史前文化的面貌、珠江流域的史前史已经完全清楚,但我们基本可以断言:岭南地区不 是蛮荒之地——南蛮不蛮。正因为史前时期有过灿烂辉煌的文化,珠江流域在各个历史时期,特别是近、现代历史上,在中华民族文化的发展中都起着先锋作用,这 正是文化沉淀深厚的表现。

    Châu Giang là con sông lớn nhất khu vực Lĩnh Nam, nó chảy qua bốn tỉnh Vân Nam,Qúi Châu, Quảng Tây, Quảng Đông, các chi lưu của nó thì bắt nguồn từ Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến. Văn hóa Châu Giang là nói các văn hóa tồn tại ở lưu vực sông Châu Giang. Cuốn sách này là nói về các văn hóa thời tiền sử ở lưu vực Châu Giang. Khu vực Lĩnh Nam xưa nay bị coi là “man hoang chi địa”. Cái gọi là “hoang man” có nghĩa là so với Trung Nguyên thì khu vực Lĩnh Nam sản xuất lạc hậu, kinh tế không phát đạt, dân phong thô dại, chưa được khai hóa v. v. Kỳ thực thì không phải vậy, số lượng lớn khảo cố đạt được đã chứng tỏ rằng sớm từ thời tiền sử khu vực Lĩnh Nam đã là một nền văn hóa có thành tựu huy hoàng là khởi nguồn của nhân loại, khởi nguồn của nông nghiệp và nuôi gia súc, khởi nguồn của tôn giáo và nghệ thuật v.v. Chục năm trở lại nay, tư liệu khảo cổ ngày càng phong phú với các phát hiện mới và quan trọng.Tuy chưa tả hết được diện mạo văn hóa lưu vực Châu Giang, nhưng, hoàn toàn rõ ràng về sử của thời tiền sử ở lưu vực Châu Giang, nên chúng ta cơ bản quả quyết rằng: khu vực Lĩnh Nam không phải là “man hoang chi địa”. Chính vì thời tiền sử có văn hóa huy hoàng sán lạn, nên lưu vực Châu Giang trong các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là trong lịch sử cận đại và hiện đại phát huy được tác dụng tiên phong trong phát triển văn hóa của dân tộc Trung Hoa, đấy chính là biểu hiện của sự lắng đọng sâu dày của văn hóa.

    Lời tựa, của giáo sư Dung , khoa nhân loại học Đại học Trung Sơn, chuyên gia đặc thỉnh của Bảo tàng dân tộc học Trung Quốc, có đoạn viết:
    Địa danh vừa lắng đọng văn hóa của quần thể cư trú vừa truyền lại thông tin nhất định về quần thể cư trú cụ thể, nó giúp cho việc phục nguyên diện mạo lịch sử của quần thể khi thiếu sót văn tự ghi lại. Ví dụ câu “man nhân sở cư viết động” của cổ nhân lưu lại , đến nay thì thấy trong lưu vực Châu Giang có vô cùng nhiều địa danh bắt đầu bằng “động” ( viết bằng chữ hoặc ), chỉ lấy riêng ở Hồng Kông vùng cửa sông Châu Giang đã có các địa danh: Mạt động, Cổ động, Sa Loa động, động Tân, Đại động, Hoàng Địa động, Kê Ma động, Nam Sơn động, Quan Âm động v.v. đây là những vùng sâu, xưa người Dao cổ đại từng cư trú. Lại cũng ở Hồng Kông còn rất nhiều địa danh khác mang tên kèm Hẹ, là nơi xưa người Hẹ từng cư trú.Duyên hải Hồng Kông còn có dân sông nước, họ là hậu duệ của người Việt cổ. Cho nên khi trong sách này có nói đến di chỉ Thâm Dõng (Dòng Sâu) ở Hồng Kông
    phát hiện cả một công trường lớn khí cụ thời cuối đá cũ thì mọi người bàng hoàng nghi ngờ, đó là do họ không hiểu văn hóa sử thời tiền sử ở lưu vực Châu Giang, rằng thời đó ở đây dân cư đã đông, mật độ khá dày, sản xuất hưng vượng, bởi vậy mới cần chế tác nhiều chủng loại công cụ lao động như vậy, đó là hình thái xã hội, trình độ sản xuất biểu hiện trên thạch khí.

    Nhận xét này logis với tên địa danh là “động” bằng tiếng Việt mà ở Việt Nam cũng vô cùng nhiều địa danh bắt đầu bằng “động” như câu cổ “Đinh Bộ Lĩnh sinh ở động Hoa Lư”. Nhưng có bài của thạc sĩ sử học Việt Nam mới đây giải thích “ở Phú Thọ, Vĩnh Phúc có nhiều địa danh “động” là do thời Hùng Vương dân cư còn sống trong hang đá”. Tôi đã giải thích chữ “động” nghĩa là vùng, nhưng là vùng dân cư . Đó là do người Việt nói lướt ( dẫn đến “thiết” trong Thuyết văn giải tự) cả câu, câu chỉ nơi dân ở “Đông dân mà đất Rộng”= (thì nói lướt) = Động. Cũng còn vô cùng nhiều các địa danh ở Lĩnh Nam kèm chữ Kê ( nghĩa chữ thì là con gà) , là do mượn âm chữ Kê để ghi tên “Kẻ” trong tiếng Việt , Kẻ thường kèm tên các làng Việt cổ.Bởi tiếng Quảng Đông con gà thì gọi là Tu Cáy, y như tiếng Tày, chứ không phải gọi là Kê, ( từ Con Gà của tiếng Việt đã theo QT Tơi-Rỡi mà diễn biến: Con Gà = Con Cà = Con Kê = Cu Qué = Tu Cáy ). Diễn biến ấy của ngôn từ Việt cùng với những văn hóa khảo cổ vô cùng phong phú phát hiện chục năm lại nay ở Lĩnh Nam (Trung Quốc) mà cuốn sách này kể ra và phân tích (từ chương 1 đến chương 4), cùng với 23 chuyện truyền thuyết truyền miệng chỉ tồn tại trong dân gian Việt Nam như “Tấm Cám”, “Phù Đổng Thiên Vương” v.v trong cuốn sách chép lại vào thế kỷ 13 là cuốn “Lĩnh Nam chích quái” đã làm rõ ràng là cách nay hơn 4000 năm người Kinh của Kinh Dương Vương ( “Kẻ Dính” = Kinh, tiếng Tày thì “người Kinh” gọi là “cần Keo”, người gắn kết 15 bộ của Lạc Việt) đã dẫn đầu các dân tộc anh em để thành lập nên quốc gia Văn Lang “bắc giáp Động Đình Hồ, tây giáp Ba Thục, đông giáp Đông Hải, nam giáp Hồ Tôn”, như chính sử ghi, của 18 thời Hùng Vương .
    Chương 5 “Địa vị của văn hóa tiền sử Châu Giang trong văn hóa dân tộc Trung Hoa”, chương cuối của cuốn sách, có đoạn đại ý: Từ những tư liệu đã dẫn, chứng minh rằng cách nay 4 vạn năm vùng Quảng Đông là cái nôi của tiên dân người Việt cổ, rồi họ tỏa đi bốn hướng, nghiên cứu khảo cổ về đầu cốt chứng minh con người đã thiên di từ Nam lên Bắc, đông đúc lên ở lưu vực Hoàng Hà , rồi di cư cho đến khắp miền Hoa Bắc. Đến thời đá mới họ mới hội nhập với tiên dân của người Hoa Bắc hình thành nên dân tộc Hoa Hạ và dân tộc Đông Di, hai dân tộc này đi tiếp lên vùng Đông Bắc hình thành nên các dân tộc anh em khác. Những học giả này cho rằng khởi nguồn nhân chủng người Trung Quốc là ở phương Nam (Hoàng Tượng Hồng
    , năm 1988).
    Nhận định này cùng logic với câu tôi viết khi nhận xét cách đọc Hán tự theo “thiết” của Thuyết Văn Giải Tự là: Thời của Hứa Thận cách nay 2000 năm có lẽ ở Trung Nguyên cư dân toàn nói tiếng Quảng Đông. Và cũng logic với câu tôi viết: Muốn tìm từ nguyên của Hán ngữ thi lui về “cổ Hán ngữ”, muốn tìm từ nguyên của “cổ Hán ngữ” thì lui về Tiếng Việt. Cho nên chỉ tồn tại khái niệm “từ Việt-Hán” (từ nguyên là của Việt, ghép theo cú pháp của Hán, ví dụ như địa danh ở Hồng Kông viết trong đoạn trên có “Kê Ma động” thì từ nguyên của nó là “động Kẻ Ma”) chứ làm gì có khái niệm gọi là “từ Hán-Việt chiếm đến 70% trong Tiếng Việt” (!) .



      Hôm nay: 26/4/2024, 10:10 pm