Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lênh đênh qua cửa Thần Phù Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Lênh đênh qua cửa Thần Phù Flags_1



    Lênh đênh qua cửa Thần Phù

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lênh đênh qua cửa Thần Phù Empty Lênh đênh qua cửa Thần Phù

    Bài gửi by Admin 26/10/2012, 7:36 pm

    Bách Việt trùng cửu - nguồn http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu/articles/995092/index

    Có một vùng đất nặng phù sa cổ tích là vùng cửa Thần Phù, nằm giáp giữa Ninh Bình, Thanh Hóa và Nam Định.

    Chuyện về thần Áp Lãng Chân Nhân ở Thần Phù được Hồ Nguyên Trừng ghi lại trong sách Nam ông mộng lục, tóm tắt như sau:
    Đời Tống Nhân Tông, nhà Lý nước An Nam đem binh thuyền đi đánh Chiêm Thành. Tới cửa Thần Đầu thì bỗng có sóng gió nổi lên liên tục mấy ngày liền, không sao qua được. Hoàng Đế phải nhờ một Đạo Sĩ ở trong núi gần đó giúp yên sóng. Ngày trở về Hoàng Đế liền phong cho đạo sĩ hiệu là Áp Lãng Chân Nhân.
    Chân Nhân người họ La, còn tên thì chưa rõ, chỉ gọi theo đạo hiệu là Áp Lãng Chân Nhân. Trong số các con cháu của Chân Nhân, có La Tu đỗ Tiến Sĩ, làm quan thời Trần Nghệ Vương, được phong tới chức Thẩm Hình Viện Sứ.

    Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng là tài liệu sớm nhất ghi về Áp Lãng Chân Nhân, xác định vị đạo sĩ này xuất hiện vào thời Tống Nhân Tông, nhà Lý nước ta. Tống Nhân Tông trị vì từ năm 1022 đến năm 1063. So với sử Việt thì trong thời gian này chỉ có một lần vua Lý đi đánh Chiêm Thành là năm 1044 Lý Thái Tông ngự giá thân chinh, chiếm được quốc đô Phật Thệ của Chiêm Thành, chém Sạ Đẩu. Còn trận Lý Thánh Tông bắt vua Chiêm Thành là Chế Củ xảy ra năm 1069, không còn là thời Tống Nhân Tông nữa.

    Lênh đênh qua cửa Thần Phù JzyMG22TxMs7Dm--g_mBKQ85329


    Bàn thờ Áp Lãng Chân Nhân ở đền Nhân Phẩm, Yên Mô, Ninh Bình

    Câu đối ở chính điện Thần Phủ hải môn từ ở thôn Nhân Phẩm – Yên Mô – Ninh Bình:
    Diên lĩnh quan binh, tiên Đinh Hoàng chính thống
    Càn môn tức lãng, đang Hồng Đức tam niên.

    Dịch:
    Núi Diều xem quân, trước thời Đinh Hoàng chính thống
    Cửa Càn yên sóng, vào năm Hồng Đức thứ ba.


    Càn môn hay cửa Càn Phù là cửa sông Càn đổ ra biển, cũng là cửa Thần Phù.
    Diên lĩnh là núi Cánh Diều, nay ở thành phố Ninh Bình. Thần Áp Lãng như vậy đã xem quân của vua Đinh "duyệt binh" ở Hoa Lư, trước khi vua Đinh lên ngôi chính thống (?).

    Thật là không biết vị Áp Lãng Chân Nhân này cuối cùng xuất hiện ban đầu vào thời nào: Lý, Tiền Lê hay thời Đinh? Thần tích đền Nhân Phẩm thôi thì cho hết thành thời “Hùng Vương”. Hùng Vương là lúc nào mà vua Hùng có thể cưỡi thuyền đánh phương Nam được?

    Những câu chuyện thời Đinh – Tiền Lê – Hậu Lý ở vùng Hoa Lư – Ninh Bình cứ lẫn lộn vào nhau, cùng một chuyện mà lúc chép vào người này, lúc chép vào người kia. Quanh khu vực Thần Phù có rất nhiều đền thờ vua Lê Đại Hành phối thờ cùng Lý Thái Tông vì … công nghiệp 2 vị này như nhau. Lê Đại Hành - Lý Thái Tông là người đã cho xây dựng hệ thống phòng thủ ở khu vực cửa Thần Phù. Thành Thiên Phúc của Lê Đại Hành được cho là ở vùng núi Yên Thắng - Ninh Bình này. Có thể vì thế mà Lê Đại Hành đã tôn thờ một vị thủy thần ở đây làm Áp Lãng Chân Nhân để phù hộ cho công trình phòng thủ biển của kinh đô.

    Lý Thái Tông chắc cũng còn đang đóng đô ở Hoa Lư. Nếu triều Lý đã về Thăng Long từ đời Lý Công Uẩn thì Lý Thái Tông đã không quan tâm đến công trình phòng thủ cho Hoa Lư này nhiều như vậy.

    "Tiền Đinh Hoàng chính thống" trong câu đối trên như vậy phải hiểu là vào thời trước khi Đinh Hoàng (hay Đinh Triệu, Đinh Lý) tuyên bố triều đại chính thức trên đất Tĩnh Hải, tức là thời kỳ 2 vị vua Lý đầu tiên ẩn họ Lê. Như vậy mọi thông tin về Áp Lãng Chân Nhân sẽ khớp hoàn toàn với nhau. Đây là vị đạo sĩ ở triều Lê Đại Hành - Lý Thái Tông đã cầu đảo giúp yên sóng cho đoàn thuyền đi bình Chiêm của vị vua Lê - Lý này qua cửa Thần Phù.

    Cửa Thần Phù là vị trí chiến lược quan trọng vì là cửa sông đổ ra biển, thuyền bè miền Bắc có thể để tiến xuống phía Nam, là ranh giới tự nhiên giữa Nam và Bắc do dãy núi đá vôi chạy từ Hòa Bình xuống Ninh Bình rồi đâm ra biển. Trên đường bộ thì quan ải là đèo Ba Dội (Tam Điệp), còn đường thủy thì chính là Cửa Thần Phù. Cũng vì thế mà thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly để chống quân Minh đã sai lấy đá lấp ngã thông từ sông Hổ (hạ lưu của sông Vân Sàng – TP Ninh Bình ngày nay) sang đến cửa biển Thần Phù. Nhà Hồ đóng đô ở Tây Đô (Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa) nên cửa Thần Phù là hải khẩu trọng yếu chặn thuyền giặc tiến xuống kinh thành.


    Lênh đênh qua cửa Thần Phù YGc1m8e7gdHCkAn2OcYTvg25500
    Cửa sông Đáy ngày nay ở Nghĩa Hưng, Nam Định


    Danh thần Nguyễn Trãi khi đi qua đây đã có bài Quá Thần Phủ hải khẩu, nói tới việc này:
    Giang sơn như tạc anh hùng thệ
    Thiên địa vô tình sự biến đa
    Hồ Việt nhất gia kim hạnh đổ
    Tứ minh tòng thử tức kình ba.


    Dịch:
    Giang sơn còn đó, đâu anh kiệt
    Trời đất vô tình, biến đổi qua
    Hồ - Việt một nhà nay lại thấy
    Từ đây bốn bể lặng kình ba.


    Anh hùng thệ” rõ ràng là chỉ chuyện Hồ Quí Ly lấy đá ngăn sông. Bài thơ nói, lịch sử từ nhà Hồ tới thời Hậu Lê đã thay đổi. Nước nhà đã thống nhất, Hồ Việt một nhà. Hồ Việt một nhà tức là Nam Bắc một nhà, Tây Đô – Đông Đô thống nhất. Người Hồ hay người Hời (người Chăm) lại cùng một nhà với người Việt ở miền Bắc. Bởi vì Lê Thái Tổ là người Chăm (người Hồ) nên cuộc kháng chiến của Lê Lợi từ vùng Lam Sơn – Thanh Hóa, giải phóng Thanh Nghệ rồi Đông Đô, đúng là đã thống nhất Hồ Việt một nhà như Nguyễn Trãi viết.

    Lê Hồng Đức (Lê Thánh Tông) đi đánh Chiêm Thành qua cửa Thần Phù cũng đã viết thơ, có câu:
    Hồ Vương uổng tải điền hà thạch,
    La Viện khinh thừa áp lãng chu.


    Dịch:
    Hồ Quí Ly hoài đá chắn sông
    Tiên La Viện lướt thuyền yên sóng.



    Lênh đênh qua cửa Thần Phù Vx8XD-GO4sulBSQHaYxCew60128


    Đình Phù Sa, Yên Mô, Ninh Bình


    Núi Thần Phù, nơi còn chữ Thần của Lê Thánh Tông khắc trên vách đá, ngày nay nằm cách biển khoảng 10km. Ngược dòng thời gian xa nữa thì từ thời Tiền Lý có chuyện Triệu Việt Vương bại trận, cùng đường tới cửa Đại Nha (Đại Ác). Đại Nha nay là nơi có chùa Độc Bộ, thuộc Ý Yên – Nam Định, trên sông Đáy. Khu vực tổng Thần Phù xưa cũng có nhiều nơi thờ Triệu Việt Vương. Như đình làng Phù Sa (Yên Mô – Ninh Bình) có câu đối:


    Phi lai độc mộc Lương vô địa
    Tập khứ đâu mâu Lý hữu thiên.


    Dịch:
    Thuyền độc mộc tới lui, quân Lương sạch đất
    Mũ đâu mâu đánh tráo, họ Lý lên ngôi.


    Triệu Việt Vương ở đầm Dạ Trạch dùng thuyền độc mộc nhỏ mà đuổi quân Lương. Rồi Lý Phật Tử đánh Triệu Việt Vương không thắng, giảng hòa, phân đất Đông Tây. Sau đó Lý Phật Tử cho con trai là Nhã Lang cầu hôn với con gái của Triệu Việt Vương là Cảo Nương, nhân cơ hội đánh cắp mũ đâu mâu thần của vua. Triệu Việt Vương mất mũ thần, bại trận, chạy đến cửa Đại Nha thì được thần rồng xuất hiện, đã chém con gái, rồi rẽ sóng xuống biển theo thần mà đi mất.

    Xem chuyện trên và chuyện Triệu Đà đánh Thục An Dương Vương không thắng, lấy núi Trâu Sơn – Vũ Ninh làm ranh giới phân đất, Trọng Thủy lừa Mỵ Châu lấy móng rùa thần, An Dương Vương thua chạy ra biển… Rõ ràng 2 chuyện này chỉ là một truyền thuyết.
    Triệu Việt Vương tương ứng với An Dương Vương. An Dương Vương cũng được gọi là Việt Vương. An Dương Vương có họ Triệu, hay nước Âu Lạc của An Dương Vương có thể là nước Triệu, nơi Doanh Tử Sở nhà Tần đã ở rể. Tử Sở là Trọng Thủy.
    Triệu Đà trong chuyện trên tương ứng với Lý Phật Tử, hay Hậu Lý Nam Đế. Triệu Đà có thể có họ Lý, là dòng dõi của Lý Nam Đế, tức là con cháu của Lý Bôn - Lưu Bang.

    Truyền thuyết Việt chép “đủ thứ” vào trong 1, rối như bòng bong, gỡ rối thật là gian nan. Cùng một họ Triệu có thể là chuyện của Triệu-Chúa Chu-Thục An Dương Vương, của Triệu Chính (Tần Thủy Hoàng), của Triệu Đà rồi đến của Triệu Việt Vương. Cùng một họ Lý nhưng lúc là chuyện của Hưng Vương Lý Bôn (Lưu Bang), lúc là của Triệu Ông Lý (Triệu Đà), lúc là của Lý Phật Tử…

    Lênh đênh qua cửa Thần Phù 3NbyRXKGwf9bHIbwjI8n1A79032


    Đền thờ Lữ Gia ở Vân Côi, Vụ Bản, Nam Định


    Cuối cùng khu vực cửa biển Đại Ác – Thần Phù này còn một dấu tích nữa thời cổ sử là di tích của tể tướng Lữ Gia. Tương truyền tể tướng ba đời nhà Triệu là Lữ Gia khi thất thủ ở Sài Sơn, bị quân Hán đuổi đã chạy về đến núi Côi ở đất Thiên Bản Nam Định và chết ở đó. Chuyện Lữ Gia là một trong 6 chuyện lạ đất Thiên Bản (Thiên bản lục kỳ). Đền thờ Lữ Gia ở làng Vân Côi (Vụ Bản – Nam Định) có câu đối:

    Huy thiên sự nghiệp phiên châu đỉnh
    Chấn địa linh thanh hải khẩu từ.


    Dịch:
    Sự nghiệp rạng trời, giúp nước xa
    Linh thiêng phủ đất, đền cửa biển.


    Câu đối cho thấy vùng núi Côi này trước đây là cửa biển. Khu vực Vụ Bản trước đây thuộc phủ Nghĩa Hưng. Nay xã Nghĩa Hưng nằm ở vùng đất lấn ra biển ở cửa sông Đáy, cách núi Côi, cách cửa Đại Nha xưa hàng chục km. Bãi bể đã thành ruộng lúa, nhưng sự linh thiêng, lạ kỳ của vùng núi và biển gặp nhau này vẫn còn mãi, với từng cái tên anh hùng, từng vị thần bất tử. Trời đất vô tình, vạn vật biến đổi. Vùng đất này đã chứng kiến bao thăng trầm, chìm nổi của lịch sử.

    Lênh đênh qua cửa Thần Phù
    Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.

    Bách Việt trùng cửu viết thêm :

    Bài thơ của Trần Minh Tông ngự chế về Bạch Đằng Giang có câu:
    Sơn hà kim cổ song khai nhãn,
    Hồ Việt doanh thâu nhất ỷ lan.
    Phần lớn các dịch giả đều cho rằng "song khai nhãn" là nói tới 2 lần nhà Trần đánh quân Nguyên; còn "Hồ Việt" là chỉ Đại Việt và nhà Nguyên. Tuy nhiên có thể hiểu khác chính xác hơn.
    Hai lần "mở mắt" ở sông Bạch Đằng là 2 "bài học" cho kẻ thù phương Bắc. Lần thứ nhất dưới thời Lê Đại Hành phá Tống. Lần thứ hai là triều Trần đánh quân Nguyên. Thế mới là tính chuyện "kim cổ" - trước nay. Còn lần đầu tiên, trận thắng của Ngô Vương Quyền thì không kể tới (vì trận đó đâu có ở sông Bạch Đằng này).
    Nhà Trần và nhà Nguyên, 2 bên vừa đánh nhau trối chết 2-3 bận, thì không thể viết là Nguyên Trần (Hồ Việt) "cùng" dựa lan can ("nhất ỷ lan") được. Tương tự như trong bài Quá Thần Phù hải khẩu của Nguyễn Trãi, không thể nói nhà Hậu Lê và nhà Minh, 2 nước vừa giao tranh lại là "Hồ Việt một nhà" được. Hồ là người Hời. Người Hời hay người Chăm đã cùng phối hợp với nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Vì thế mới có thể nói là "Hồ Việt cùng dựa lan can" ngắm sông được.
    Hiểu lại như vậy thì 2 câu trên rất rõ ý. Câu thứ nhất nói về kẻ thù phương Bắc 2 lần thất bại trên sông Bạch Đằng. Câu thứ hai nói tới sự đoàn kết thành công của người Chăm và người Việt trong cuộc kháng chiến.
    "Hồ Việt doanh thâu nhất ỷ lan" rõ ràng là nói người Hồ và người Việt dù lúc thắng hay lúc bại cũng vẫn cùng một thuyền (nhất ỷ lan).
    Dịch lại 2 câu thơ trên:
    Núi sông sau trước hai bài học
    Hời Việt được thua cùng một thuyền.
    Hồ và Việt đã từ lâu cùng "một nhà", "một thuyền". Nay sự kiện Đại Việt và Chiêm Thành thống nhất dưới thời Nguyễn cũng cần nhìn lại, đây cũng là "Hồ Việt nhất gia kim hạnh đổ" mà thôi, không phải ai thôn tính xâm chiếm ai cả.


      Hôm nay: 20/5/2024, 8:46 am