Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Bảo tồn và bảo tàng Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Bảo tồn và bảo tàng Flags_1



    Bảo tồn và bảo tàng

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Bảo tồn và bảo tàng Empty Bảo tồn và bảo tàng

    Bài gửi by Admin 4/10/2012, 12:31 pm

    Bảo tồn và bảo tàng
    nguồn - http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu/articles/991647/index

    Bảo tồn là bảo vệ, gìn giữ và phát huy nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của tự nhiên. Bảo tàng là công việc tương tự nhưng là gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, vật chất đã được con người tạo ra. Hai công việc này rất giống nhau và đòi hỏi người làm cũng phải có những tư chất giống nhau.

    “Tư chất” đầu tiên đối với những người làm bảo tồn cũng như bảo tàng là … phải hơi “không bình thường” một chút. Người “bình thường” chẳng ai bỏ công bỏ sức bỏ thời gian để lặn lội vào chốn rừng sâu núi thẳm chỉ vì mấy con khỉ, con nai hay mấy bông hoa lan, mấy cây thông ở đâu đó trên đỉnh núi. Người bình thường cũng không ai lần mò về các di tích, phế tích, tìm kiếm cổ vật, học những thứ tưởng như vô bổ như chữ Nho, chữ Nôm, làm việc toàn với … người chết, với thần với thánh. Ở cái thời đại kinh tế thị trường, đúng là chỉ có những người “bất thường” mới đi làm công tác bảo tồn, bảo tàng.

    Thế nhưng, "phải có cái bất thường thì mới tìm ra được điều mới" - theo phó giám đốc bảo tàng Thái Bình, một người “trong nghề” bảo tàng lâu năm và chắc hẳn cũng là người “không bình thường”. Những người “bất thường” biết tin ở những điều “bất thường”, vì thế mới có thể làm nên những điều lạ thường, những phép màu mà người bình thường không thể làm được.

    Có câu chuyện của nhà thơ Bút Tre Đặng Văn Đăng người quê Vĩnh Phú. Ông từng là Trưởng ty văn hóa của tỉnh Vĩnh Phú những năm còn chiến tranh. Cái biệt danh Bút Tre cũng đủ cho thấy ông là một người “kỳ quặc”. Câu thơ sau của ông tặng cho một cán bộ khi chuyển công tác về làm bảo tàng, viết đúng chất Bút Tre:

    Chú về công tác bảo tàng

    Cũng là công việc cách màng (mạng) giao cho.


    Thể loại thơ Bút Tre “nổi tiếng” đã lâu nhưng ít ai biết chính nhà thơ Bút Tre ấy là người đã đóng góp to lớn trong việc khởi đầu các phát hiện và xác nhận sự tồn tại của thời kỳ Hùng Vương qua các nền văn hóa khảo cổ Sơn Vi rồi Phùng Nguyên, Gò Mun trên quê hương Vĩnh Phú. Về việc thờ các vua Hùng ông viết: “Cần phải xây dựng sự sùng bái tổ tiên bằng một khoa học (dịch lý) một thời đại (tính chất) với những con người hiện thực…”. Một phát biểu quá chính xác và còn đầy ý nghĩa đối với ngày nay. Cần nhìn tín ngưỡng dân gian dưới góc độ của khoa học phương Đông với tính chất thời đại ngày nay.

    Tôi đã và đang làm công tác bảo tồn thiên nhiên, tính ra thâm niên đã gần hai chục năm. Nhớ hồi trước đây tuy chỉ là một người mới vào nghề nhưng nhờ cái “chẳng giống ai” của mình mà đã đứng tên nối danh với các cây đa cây đề của ngành thực vật khi viết sách về các loài tùng loài bách Việt Nam. Cái tên Bách Việt cũng nảy sinh từ đó.

    Nay lại lần mò trong cổ sử để làm công tác “bảo tàng”. Đây không phải là sự hoài cổ, giữ cổ, mà là tìm vốn cổ để soi sáng cho đời nay. Để nối nguồn với tiên tổ, dựa vào phúc ấm của cha ông mà có thể vươn mình lớn nhanh như Phù Đổng, không chỉ cho mình mà cho cả đồng bào.

    Sự “bất thường” tất nhiên chưa phải là tư chất duy nhất cần thiết cho những người làm bảo tồn - bảo tàng. Sử học thật sự cần có một “sử quan” rộng lớn, một “sử pháp” hiệu quả và cần nguồn “sử liệu” phong phú thì mới có thể nhìn nhận lại quá khứ một cách đúng đắn. Người biết sử có thể thấy chuyện cả ngàn năm trước một cách rõ ràng, gạt được bức màn hư ảo của thời gian và nhân gian, thì đó là lúc đã hóa thành “thần tiên”.

    Những người làm bảo tồn, bảo tàng tiên phong như đi trên con đường “độc đạo”. “Độc đạo” không phải nghĩa là chỉ có một con đường, mà là con đường chưa ai từng đi. Con đường đó tất nhiên rất “độc địa”, người đi trên đó cũng rất “cô độc”.

    Nhưng có lẽ không hẳn vậy. Trên con đường mình đi tôi vẫn gặp rất nhiều người có tâm huyết. Một thủ từ đền Đồng Xâm ở tận Kiến Xương – Thái Bình mà luôn sẵn sàng tự lần mò đến tất cả các di tích liên quan tới kỷ nhà Triệu và Lữ Gia ở tận Hà Nội, Sơn Tây hay Vĩnh Phú. Một phó giám đốc bảo tàng Thái Bình tuy mới gặp nhưng thấy cảnh “một người một xe máy” đi mấy trăm cây số chỉ để xem di tích thì đã nhiệt tình đề tặng sách và tỏ lòng giúp đỡ hết mức. Đó chẳng phải là do tổ tiên phù trợ trên con đường về với cội nguồn hay sao? Nghĩ mình ở tận thủ đô, vốn gì cũng là dòng chân truyền của “Có một nền văn hóa Việt Nam” mà lại không bằng những người ở tỉnh lẻ hay sao?

    Làm bảo tồn – bảo tàng cần sự bền bỉ. Mang chữ “trùng cửu”, trường cửu trong tên mà không có sự bền bỉ thì sao xứng danh? Và làm bảo tồn – bảo tàng cũng cần một cái tâm luôn sáng. Một khi đã vụ lợi, vụ danh thì không thể nào mà có kết quả chân thực. Cái tên Minh Xuân thật hợp mà không dễ giữ.

    Người làm bảo tồn – bảo tàng cần có “cơ” (có nền tảng kiến thức) và có “duyên”. Xem như truyện Kim Dung vậy, không phải cứ “danh môn chính phái” thì là đúng là tốt. Không phải cứ “chính sử” là thật sử. “Võ công cái thế” nhiều khi lại ở những người bản tính chân thực như tờ giấy trắng. Giấy có trắng thì mới có thể ghi được những điều mới lạ mà không bị vẩn đục.

    Mỗi khi thấy mệt mỏi trên con đường bảo tồn - bảo tàng này thì lại đọc câu “thần chú” của đình Thổ Hà:
    Đông Chu phong vũ thị hà thì, biệt bả thanh hư khai Đạo giáo
    Nam Việt sơn hà duy thử địa, độc truyền ảo hóa tác thần tiên.

    Đông Chu Lão Tử khai Đạo ở Cổ Loa. Truyền nhân Nam Việt biết “ảo hóa” thì sẽ gặp được “thần tiên”. Nguồn khí chất của tiên tổ người Việt thật lớn lao. .

      Hôm nay: 26/4/2024, 5:55 pm