Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Lạc Việt Nghĩa Là Nước Viêt (3) Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Lạc Việt Nghĩa Là Nước Viêt (3) Flags_1



    Lạc Việt Nghĩa Là Nước Viêt (3)

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Lạc Việt Nghĩa Là Nước Viêt (3) Empty Lạc Việt Nghĩa Là Nước Viêt (3)

    Bài gửi by Admin 15/8/2012, 12:04 pm

    Lạc Việt Nghĩa Là Nước Viêt (3)

    Lãn Miên – nguồn http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/27241-lac-viet-nghia-la-nuoc-viet-3/page__pid__187438#entry187438

    Sông Khương ở đâu ? Nó chính là Mê Kông. Từ đôi Mẹ Sông chỉ ra rằng nó vừa là Mẹ, vừa là Sông, là nguồn nuôi sự sống. Tiếng Việt dùng lượng từ “con” cho Sông, gọi là con Sông, cũng như là con Người, con Vật, vì Sông cũng sống động, phát triển, biến hóa, do bản chất nó là Nước, là Âm, tính động (không như lượng từ hòn Núi, trái Núi, vì Núi biểu tượng Dương, tính tĩnh). Lượng từ “con” Sông cũng giống như lượng từ “con” Rồng, dù biểu tượng Rồng đã được phong kiến hàng ngàn năm hình tượng hóa lên thành biểu tượng quyền uy tối cao, như “long thự”, “long đỉnh”, “long sàng”, nhưng lượng từ cho Rồng trong Tiếng Việt hàng vạn năm qua vẫn là “con” thân thiết gần gũi như con sông, gọi là con Rồng, bởi vì thực chất từ nguyên của Rồng là: Krông=Sông=Rồng=Tông=Dòng=Long=Lòng=Luồng=Khuông=Khoỏng=Khương, là một Luồng nước chảy ngàn năm nuôi sự sống, giống như Dòng lịch sử chảy mãi.( Thời cổ đại dưới sông còn có loài Thuồng Luồng sinh sống). Do từ Mẹ Sông = Mê Kông mà có Tông là Dòng, đó là Tông Lê Sáp (Biển Hồ) ở Campuchia; do từ Mẹ Sông = Mê Kông mà có Khoỏng là Dòng, đó là Mè Khoỏng ở Lào, còn gọi là Mè Nặm Khoỏng (Mẹ-Nước-Sông), tiếng Thái Lan thì gọi là Mê Nam. Do từ Mẹ Sông = Mê Kông mà có chữ nho Công nghĩa là của chung (bởi lướt “Của Đông” = Công , và nhấn mạnh ý “của chung” ấy bằng từ đôi Công Cộng ), nên mọi sắc tộc sống bên mọi dòng Sông đều tôn quí Sông là Mẹ, là nguồn nuôi sự sống, là mẹ của chung, không ai dám làm hại Sông, đầu độc Sông, thần Sông chính là thần Rồng (điệu múa rước Rồng quanh co như dòng sông, gắn với Lễ Tế Nước), Lòng Sông cũng là Dòng Sông, nó là ruột thịt với con người như là bộ lòng đem dinh dưỡng nuôi cơ thể. (“Lòng của Nôi” = “Dòng Nôi” = Dồi, món “dồi trường” còn gọi là món “lòng xe điếu”, là món nhậu ngon nhất khi làm thịt heo). Tộc Việt coi dòng nước nuôi sự sống là Mẹ. Mẹ là Nước ( nho viết là chữ Mẫu Quốc – Mẹ Của Nước = Mẹ Cơ Nước [ Của=Có=Cơ=Kỳ =Cả=Ạ=Dạ=Dã =Là=Đà=Đấy=Đích , đều là những phó từ chỉ sự sở hữu, thường đặt cuối câu khẳng định, ví dụ câu “Tôi Có ! ” = “Tôi Cơ ! ” = “Tôi Ạ ! ” = “Tôi Đấy” . Tiếng Quảng Đông dùng từ “Cơ ”, cổ Hán ngữ và tiếng Hàn Quốc dùng từ Dã mà phát âm là “Yể ” (đều giống “Yes” của tiếng Anh), Hán ngữ dùng từ Đích mà phát âm là “Tơ ”, tiếng Nhật dùng từ Đấy mà phát âm là “Đê-xư” ]. Mẹ chính là cái Ổ ( là cái lõi Ô của NÔI=Nước) cho ra sự sống, bởi vì Mẹ=Đẻ=Độ=Ô=U=Âu=Yêu (Tiếng Việt thì Ổ, Âu, Yêu đều là những dụng cụ để đựng, như tình Âu Yếm, tình Yêu Thương đựng trong Lòng Mẹ để đem té tưới tắm mát cho con. Mẹ Âu Cơ là Nước đựng tất cả chúng ta, nên người Việt Nam ai ai cũng yêu Nước. Mẹ là Nước, nhưng Mẹ là Người, vì : Mẹ = Mọi = Man = Mằn = Mân = Cần(tiếngTày)= Nhân = Dân = Dằn = Duôn = Nguồn =
    = Người = Ngài= Ai = Âu. Muốn diễn đạt khái niệm "nhiều người" thì dùng từ đôi như Mọi Người, Ai Ai, Nhân Dân, Dằn Mằn (tiếng Quảng Đông). Mẹ = Âu, nhấn mạnh ý nghĩa Mẹ thì lướt từ đôi “Mẹ Âu” = Mẫu, Mẫu là mẹ chung của tất cả, nên người Việt có tục thờ Mẫu. Lạc Việt là Các Nước Việt tức Bách Việt, nên Âu Lạc có nghĩa là “Mẹ của Bách Việt”. Câu “Dân là Dân Nước, Nước là Nước Dân” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trở thành như là một câu thành ngữ cách rất hiển nhiên.
    Té=Tế=Túc=Tức (tiếng Khơme)=Đức=Đầy=Đắc(tiếng Tây Nguyên)=Đác (tiếng Choang)=Nác=Nước=Nặm (tiếng Lào)=Nam (tiếng Thái Lan)=Lam=Lầm (màu ngũ hành của nước, ví dụ từ “lầm than”, “vải đồng lầm” là vải nâu nhuộm thâm bằng bùn)=Thâm (màu ngũ hành của nước)=Thủy
    . Lễ tế Nước của người Lạc Việt là phong tục đã có từ thời Kinh Dương Vương cách nay 5000 năm: Đọc bài “Nam Bang thủy tổ thờ ở nơi này” của Nguyễn Đình Soạn, xin trích lược một đoạn: Dọc bờ nam sông Đuống (sông Thiên Đức) có làng Á Lữ (Thuận Thành, Bắc Ninh) nơi có lăng mộ và đền thờ Thủy Tổ Nước Nam – Kinh Dương Vương, là bố của Lạc Long Quân. Lăng có câu đối: “Vạn cổ giang sơn tự tụy Tổ 江山 . Nhất khâu phong vũ ngật Hồng bi ” (Từ vạn cổ cả nước Nam suy nghĩ về ngọn nguồn Tiên Tổ. Một nấm mồ nhỏ trải qua mưa gió vẫn sừng sững tấm bia Hồng Lạc”. Trong đền có bức đại tự “Nam Bang Thủy Tổ ” với các câu đối là câu “Việt Nam sơ đầu xuất . Hồng Bàng vạn đại xương ” (Vị Tổ đầu tiên của nước Nam. Họ Hồng Bàng muôn đời thịnh vượng) và câu “ Việt Nam hoành đồ vạn lịch giang sơn để tạo thủy . Hồng Bàng đế trụ thiên thu Hà Lạc tứ linh thanh ” (Cương vực Việt Nam núi sông vạn dặm vốn đã tạo lập tự ngàn xưa quốc gia đầu tiên. Đế vương họ Hồng Bàng chung đúc khí thiêng tiếng thơm còn mãi mãi) [ Việt Nam ở đây hiểu là người Lạc Việt họ Hồng Bàng chủ nhân của nền văn minh lúa nước phương Nam, khẳng định là chủ nhân của Hà-Lạc, lập quốc gia Văn Lang là quốc gia đầu tiên (“thủy ”) cách nay 5000 năm]. Ngày giỗ Thủy Tổ là ngày 18 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Đặc sắc nhất trong nghi thức Tế là tục rước Nước (nước được múc ở giữa dòng sông Thiên Đức, phía mặt tiền lăng mộ, đổ vào thạp đồng, rồi đưa lên kiệu, rước về đền) mang ý nghĩa triết lý nhân văn: “Nước” là giang sơn xã tắc, và “nước” cũng là gốc của sự sống muôn loài .

      Hôm nay: 27/4/2024, 9:25 am