Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nam Hải thần tiên . Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Nam Hải thần tiên . Flags_1



    Nam Hải thần tiên .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nam Hải thần tiên . Empty Nam Hải thần tiên .

    Bài gửi by Admin 2/5/2012, 9:08 am

    Bách Việt trùng cửu – nguồn : http://blog.yahoo.com/bachviet-trungcuu/articles/214359

    Thần thoại Trung Hoa:
    Nam Hải, trên núi Tiểu Ngu có Mẹ Quỷ (Quỷ mẫu), có khả năng sinh ra mọi giống quỷ trên trời dưới đất. Mẹ Quỷ mỗi ngày sinh ra mười quỷ, sáng sinh ra quỷ con, tối lại ăn mất. Nay đất Thương Ngô có thần Quỷ Cô, chính là Mẹ Quỷ vậy. Mẹ quỷ đầu hổ, chân rồng, mi mắt mãng xà, mắt giao long.
    Chuyện về Quỷ Mẫu ở Nam Hải có nét tương đồng với truyện cổ tích Việt Nam Cây nêu ngày Tết, kể rằng loài quỷ sống ở ngoài biển Đông.

    Sách Sơn hải kinh, có chuyện Tinh Vệ điền hải, kể về con gái của Viêm Đế Thần Nông là Nữ Ai bị chết đuối ngoài biển Đông, biến thành chim Tinh Vệ thường ngậm gỗ đá ở núi Tây để lấp biển. Thần Nông Trung Hoa ở chỗ nào mà lại có biển Đông?

    Các thần thoại của Trung Hoa chép trong các sách Sơn Hải kinh, Hoài Nam Tử, Trang Tử, … đều có từ thời Tiên Tần. Thời kỳ này theo chính sử, Trung Hoa còn chưa tiến xuống phương Nam. Vậy mà trong thần thoại Trung Hoa từ thời thái cổ lại đầy rẫy chuyện xảy ra ở Nam Hải hay biển Đông. Lại còn có cả địa danh Thương Ngô, không rõ chỗ nào nhưng chắc chắn ở Nam Trường Giang. Trung Hoa như vậy phải nằm ở nơi có biển “Nam Hải”, chứ không thể là vùng sa mạc ở ven sông Hoàng Hà được.

    Thời Thần Nông còn có người Túc Sa biết làm muối từ nước biển. Nghề muối chỉ có thể có ở vùng nhiệt đới, nơi ánh nắng mặt trời đủ nóng để phơi nước biển tạo thành muối. Viêm Đế như vậy rõ ràng là một vị vua của xứ nóng ven biển. Là biển có muối chứ không phải chỉ là nơi có mặt nước rộng trong lục địa.

    Trang Tử, Nam Hoa kinh, Tiêu dao du:
    Biển Bắc có con cá gọi là cá Côn, mình dài không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim gọi là chim Bằng, lưng rộng khỏang biết mấy ngàn dặm, khi tung cánh bay thì cánh nó như đám mây trên trời. Biển (Bắc) động thì nó dời về biển Nam, biển Nam là Ao trời.
    Trang Tử sống vào thời Chiến Quốc, ở đất Mông (nước Tống?). Thời đó người Trung Hoa còn chưa vượt qua nước Sở, vậy làm sao Trang Tử có thể biết có cõi biển Nam (Nam minh), lại còn có hình cái Ao (mô tả chính xác hình ảnh của biển Đông) như vậy?
    Rất có thể Trang Tử người nước Tống, là vùng đất Quảng Đông bây giờ, phía Nam đất này giáp biển Đông. Vì vậy trong tác phẩm Nam hoa kinh ông thường dùng khá nhiều hình ảnh về biển Đông hoặc biển Nam minh.

    Đối chiếu với tư liệu của người Việt, Thiên Nam ngữ lục chép về Kinh Dương Vương:
    Kinh Dương ngày ấy đi chơi
    Thuyền trăng buồm gió tếch vời Nam minh.

    Ở chốn Nam minh ấy Kinh Dương Vương gặp con gái Thần Long:
    Nàng rằng: thiếp con Động Đình
    Thần Long là hiệu, Nam minh là nhà.

    Như vậy Nam minh chính là Động Đình, là biển Đông, nơi Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long Động Đình.

    Thần Long Động Đình vẫn còn lưu tồn trong tín ngưỡng thờ mẫu ở Việt Nam, một tín ngưỡng tối cổ, từ thời mẫu hệ. Đó là vua Bát Hải Động Đình, vua cha của hầu hết các mẫu và các vị quan trong hệ thống thờ tứ phủ. Bát là số 8, con số chỉ phương Đông. Bát Hải là biển Đông.

    Bát Hải cũng là Bột Hải, là chốn tiên cảnh, có các đảo Bồng Lai, Doanh Châu và Phương Trượng của thần thoại Trung Hoa. Các đảo này hẳn nằm trong quần thể vịnh Hạ Long, một kỳ quan thiên nhiên thế giới trên biển.

    Bột Hải cũng là nơi Tần Thủy Hoàng phái Từ Phúc ra biển tìm thuốc trường sinh. Ở Việt Nam cũng còn dấu vết của Yên Kỳ Sinh, một danh y thời Tần đã ở vùng biển Đông tìm hái cây thuốc Thạch xương bồ ở Yên Tử (Quảng Ninh).

    Tại sao người Việt lại gọi vùng biển Đông là biển Nam minh hay Nam Hải? Không phải là vì biển này nằm ở phía Nam của Trung Quốc. Nam đây là hướng của … Kim chỉ Nam, chỉ vào phương Bắc, nay Nam Bắc đã bị lộn ngược.

    Đông Nam là hướng mà Lạc Long quân đã dẫn 50 người con xuống biển:
    Cha con xuống ở thủy cung
    Mở mang chế độ, quan phòng đông nam.

    50 người con theo mẹ Âu Cơ về Phong Châu lập nước Văn Lang, thì ắt hẳn 50 người theo cha xuống biển tiến lên phía Nam (phía Bắc ngày nay) đã khai mở nhà Hạ của Trung Hoa. Lạc Long Quân cùng các con tiến dọc ven biển từ vịnh Bắc bộ dọc tới tận Phúc Kiến, Triết Giang. Dấu tích để lại là nền văn hóa đá mới Hạ Long, vươn sang tận Philippin. Nam Hải chính là nơi lưu dấu thời khởi đầu "Nam tiến" của người Việt.

    Thời Đông Chu ở Việt Nam còn có tích về công chúa Diệu Thiện và Trang Vương tại Hương Sơn Hà Tĩnh. Công chúa Diệu Thiện tu hành ở núi Hương Sơn. Trang Vương đến thăm con, để lại nền hành cung ở núi này. La sơn phu tử Nguyễn Thiếp có bài thơ về Hương Sơn:
    Vân túc Trang Vương hà đại chỉ
    Thụ suy Trần tử nhất phong am
    .
    Dịch:
    Xe mây đâu chốn Trang Vương nghỉ
    Trận gió rung cây Trần tử am.


    Vua Trang Vương thời Đông Chu thì hẳn là Chu Trang Vương, vị vua thứ ba từ khi nhà Chu dời đô về Đông Đô Lạc Ấp. Phải chăng Đông Ngàn (tên vùng đất Cổ Loa) chỉ là một cách gọi khác của Đông Đô?

    Đối chiếu tích Diệu Thiện và Trang Vương với chuyện Nam Hải Quan Âm thì có thể thấy hai chuyện chỉ là một. Công chúa Diệu Thiện, con của Chu Trang Vương Cơ Đà đi tu ở Hương Sơn, đã được “phật hóa” thành Quan Âm bồ tát, vị bồ tát gần gũi nhất, linh thiêng nhất, nghìn tay nghìn mắt đối với người Việt.

    Nhà Tần đánh Lĩnh Nam, đặt ra quận Nam Hải ở Quảng Đông. Triệu Vũ Đế lập nước Nam Việt đóng đô ở Phiên Ngung. Biển Đông – Nam Hải từ thời Chu Tần vẫn luôn sống động trong lòng người Việt. Vùng ven biển ở Hải Phòng, Quảng Ninh thờ Nam Hải đại vương, là tướng Phạm Tử Nghi thời nhà Mạc, từng quấy phá châu Khâm, châm Liêm của nhà Minh như Lý Thường Kiệt vậy. Phan Kế Bính viết truyện các danh nhân lịch sử Việt Nam đặt tên là Nam Hải dị nhân liệt truyện. Rồi cả tiến sĩ người Bành Hồ Thái Đình Lan bị đắm thuyền, trôi sang Việt Nam, được triều đình Huế đưa về, lúc về có chép Hải Nam tạp trứ, kể lại những gì tai nghe mắt thấy trên nước Đại Nam.

    Nam Hải là đất Việt, người Việt, là chốn tiên cảnh của thần thánh Hoa Việt từ thời thái cổ. Nam Hải không phải là biển Nam Trung Quốc, mà là biển của vùng mở đất Nam Giao theo dấu chân của Lạc Long cùng các con tiến về Đông Nam.



      Hôm nay: 8/5/2024, 9:14 am