Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Người Kinh và nghề Dệt. Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Người Kinh và nghề Dệt. Flags_1



    Người Kinh và nghề Dệt.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Người Kinh và nghề Dệt. Empty Người Kinh và nghề Dệt.

    Bài gửi by Admin 27/3/2012, 2:34 pm

    Lãn Miên – nguồn : http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn

    Nhân dịp Viện Dân Tộc Học sẽ tổ chức triển lãm “Con đường tơ lụa trên biển Đôn” vào khoảng tháng 4-5 năm nay, tôi muốn giải thích thêm những từ Tổ, Chức, Kinh, Dệt, Việt chúng liên quan nhau như thế nào.

    Trong tiếng Việt thì địa danh thường đặt bằng kết cấu Người - Đất, ví dụ Việt Nam tức người Việt ở đất Nam, cũng như thời cổ đại Kinh Sở (tên gọi nước Sở) tức người Kinh ở đất Sở, cũng như tên làng Việt bắt đầu bằng Kẻ, như Kẻ Mọc tức người ở đất Mọc, Kẻ Chợ tức người ở đất Chợ; cũng còn có địa danh hình thành do kết cấu Người- Nghề như Kẻ Ngói, Kẻ Mắm, Kẻ Bún. Chữ Kẻ là do lướt Kinh Đẻ=Kẻ, tức vẫn là hậu duệ của người Kinh. Nhưng Kẻ=Cu=Con=Quan=Quân, đều là do tiếng Kinh mà ra cả, Con Chung=Quân Chung=Cùng thì thành ra rất đông nên gọi là Quần và ở tập trung thì làm thành đơn vị hành chính gọi là Quận. Chính vì đông Con thành Quần ở thành Quận cho nên Quấn-Quýt thì vui thật nhưng nhiều khi Quẫn nên thành ra tính Quẩn (đủ sáu thanh điệu rồi nha), dãn dân, kinh tế mới, v.v., từ thời cổ đại đến giờ vẫn chưa giải quyết xong ách tắc giao thông, nên người Việt đã vượt biển đi buôn bán khắp thế giới, làm nên con đường tơ lụa trên biển Đông từ thời cổ đại. Chữ Kinh dù viết bằng chữ gì như Kinh
    , Kinh , Kinh thì cái âm tiết Việt từ thời cổ đại đến giờ vẫn là âm tiết Kinh. Tơ lụa chỉ có từ khi người Việt biết nuôi Tằm thời cổ đại, còn trước đó thì tước vỏ cây Lanh để dệt vải, nên người Kinh còn gọi là Kẻ Lanh, lướt Kẻ Lanh=Canh, xứ sở làm ra nhiều vải ấy gọi là Canh, nó nằm ở phương Nam, nên còn gọi là Canh Nam (cũng tức là Kinh Nam, tên địa danh này cũng theo qui luật kết cầu Người-Đất, là Canh Nam. Người Canh Kinh, tiếng Tày Thái gọi là Cần Keo). Canh Nam gọi lướt là Cam, cổ thư có viết về nước Cam , nhưng các học giả ngày nay không biết cái nước Cam thời tiền sử ấy nằm ở đâu. Tên xứ Canh Nam của người Canh ấy còn được viết theo kiểu phiên thiết chữ Canh thành hai chữ là Cam Ranh , nước Cam bắt đầu từ Cam Ranh, vùng văn hóa Sa Huỳnh, người Canh đã khai thác thuần thục ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa từ vạn năm trước, trước cả thời đại Hùng Vương. Sách “Thuyết văn giải tự ” của Hứa Thận giải thích chữ Kinh , đọc: lướt Cổ Khanh = Canh; nghĩa: dệt. Vậy là rõ, công nghệ dệt bằng khung cửi đầu tiên là của người Canh. Thao tác khung cửi thì phải ngồi, đơn sơ thì căng bằng chân, sau đóng khung bán tự động bằng gỗ, vì thao tác ngồi thì phải ngồi vào, nên gọi là Vào Dệt, và lướt Vào Dệt=Việt (cái Rỡi “ệt” nó còn hiển hiện rõ mồn một, Dệt=Việt). Từ đó mới xuất hiện tên gọi người Kinh hay người Canh là Việt, và cái từ “nghề Canh Cửi” nó là một trong những từ cổ nhất trong tiếng Việt . Dệt thì đương nhiên thành phẩm của nó phải là Dải ( “Thân em như Dải lụa Đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”) vì tấm vải càng dệt càng dài Dải ấy dùng để quấn quanh người như cái Vỏ che thân, nên cái Vỏ bằng Dải ấy người ta gọi là Vỏ Dải, lướt Vỏ Dải=Vải, Vải ấy Vấn quanh thân dưới thì gọi là Vấn Quay=Váy (lối Vận phổ biến của đàn bà Nam Á, kể cả đàn ông ở Miến Điện). Người Việt đem vải dệt quấn thành Bó, bán lên phía Bắc cho người Hán, người Hán mua từng Bó, từng Bó nên họ gọi vải là Bố . Người Hán có công đem Bố tải bằng ngựa và lạc đà qua sa mạc Trung Á bán sang Trung Đông, mở ra con đường tơ lụa qua sa mạc. Người Việt là dân đầu tiên dùng vỏ Bối là vỏ loài nghêu moi ở bãi Bùn Bồi khi thủy triều rút, để làm tiền trao đổi, và vì dùng Bối nên trong tiếng Việt mới có từ Buôn Bán. Người Canh đem vải bán xuống phía Nam, đi biển bán sang A Rap, đó là con đường tơ lụa trên biển Đông. Dân Buôn thì người Việt gọi lướt Dân Buôn là Duôn, Dân Buôn=Duôn, nên người Khơ Me, người Malaixia gọi người Việt là “Duôn”. Đến thời Hùng Vương thì nước Cam đã phát triển thành nước Văn Lang rộng khắp nam Dương Tử, có nền văn minh Văn Lang rực rỡ 5000 năm trước là ở đó, và lụa tơ tằm cũng phát triển thịnh nhất là ở đó. Thời Việt Vương Câu Tiễn , tể tướng là Phạm Lãi, sau Phạm Lãi bỏ Câu Tiễn đi thuyền lên nước Tề, đổi tên là Đào Chu Công. Nàng Tây Thi tuyệt đẹp là vợ Câu Tiễn cũng bỏ chồng theo Phạm Lãi. Hai ông bà ở nước Tề trở thành nhà doanh nghiệp buôn lụa nổi tiếng giàu có.

    Chữ Kinh
    nghĩa là dệt mà Hứa Thận giải thích, sau người Việt cũng dùng chữ Kinh đó để ghi cái âm tiết Kinh, do lướt cả câu “ Có sự từng trải của Mình”=Kinh để nói về kỹ năng của người thợ dệt, tấm vài đẹp hay xấu, hoa văn như thế nào hoàn toàn do cá nhân người thợ dệt thủ công (đó là kinh nghiệm). Một kỹ năng khác của người thợ dệt là “Giỏi điều khiển để Thành”=Doanh. Về sau người ta ghép thành từ Kinh Doanh . Từ điển Tiếng Việt (nxb KHXH HN) giải thích từ Kinh Doanh: “Tổ chức các hoạt động như buôn bán, mở nhà máy, v.v.”. Giải thích như vậy thì thật chưa thỏa đáng, vì như vậy mới chỉ là hệ quả của cái ngữ nghĩa “Kinh Doanh”, rồi thì nếu học sinh “vặn” thì nói là “đó là một từ Hán-Việt” thế là xong, thật là phủ nhận 5000 năm văn hiến Lạc Việt. Từ Kinh Doanh phải giải thích là (như công nghệ dệt của người Việt 5000 năm trước ở nam Dương Tử đã chỉ rõ): “ Bằng sự từng trải của bản thân mà giỏi điều khiển hoạt động để đạt thành công cho mục đích mà mình theo đuổi”, gọi là Kinh Doanh (câu trong ngoặc kép ấy đủ ba vế: Kinh nghiệm , Quản lý, Mục tiêu). Bởi vì người ta vẫn có thể nói: Kinh doanh nhà hàng, Kinh doanh nhà máy, Kinh doanh thân xác, Kinh doanh cuộc đời bản thân. Chữ Việt là từ Dệt, bởi chữ Việt mang nghĩa Vượt, như tấm vải càng dệt càng vươn về phía trước, nên mới có từ Ưu Việt. Công nhận cổ sử Việt 5000 năm văn hiến thì sẽ đạt được Ưu Việt.


      Hôm nay: 27/4/2024, 6:14 am