Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nước non từ thuở xa xưa.  Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Nước non từ thuở xa xưa.  Flags_1



    Nước non từ thuở xa xưa.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Nước non từ thuở xa xưa.  Empty Nước non từ thuở xa xưa.

    Bài gửi by Admin 7/3/2012, 6:04 pm

    Nước non từ thuở xa xưa.

    Thần thoại Bàn Cổ khai thiên .

    Trước khi trời đất được hình thành , vũ trụ chỉ là một bầu khí hỗn độn , không có ánh sáng và âm thanh . Bàn cổ xuất hiện , ông dùng chiếc rìu tách đám khí hỗn độn đó ra làm hai . Phần khí nhẹ hơn nổi lên thành trời , phần khí nặng chìm xuống thành đất ...

    Về sau , mỗi ngày trời cao thêm một trượng , Bàn Cổ cũng ngày một cao lớn hơn . Trải qua một vạn tám ngàn năm thì trời đã cao tít , Bàn Cổ cũng thành người khổng lồ , đầu dội trời chân đạp đất . Khi Bàn Cổ chết đi , các phần thân thể của ông đã biến thành mặt trăng , mặt trời , gió , mây , sông , hồ , biển , ...v.v .

    Bàn cổ chính xác là Bản Cả tức trưởng bản được xem là thủy tổ của người Trung hoa nhưng trong sách cội nguồn văn hóa Trung hoa do ông Đường đắc Dương chủ biên cùng với 40 nhà nghiên cứu Trung hoa khác xác định : chuyện Bàn cổ khai thiên có gốc từ chuyện cổ của người Man phương nam (chương Lịch sử hình thành quốc gia đa dân tộc Trung quốc tr ang 48 bản dịch xuất bản ở Việt nam) như thế rõ ràng dòng giống và cội nguồn văn hóa văn minh Trung hoa xuất phát từ phương nam , phương nam là từ thường dùng chỉ cộng đồng người có gốc ở miền nam sông Dương tử hay Trường giang , về mặt nhân chủng thì đấy là cộng đồng người thuộc chủng Nam Mongoloid , thành tựu mới nhất về di truyền học cũng khẳng định người Hoa bắc và Hoa Nam thuộc 2 dòng giống khác nhau Hoa bắc thuộc chủng tộc mang tên khoa học là Mongoloid và Hoa nam là tộc người thuộc chủng Mongoloid phương Nam .

    Việc thừa nhận chuyện Bàn cổ là của người Nam Mongoloid có hệ qủa đương nhiên xác định Dịch học cũng là thành tựu trí tuệ của người Nam Mongoloid vì ý tưởng nền của chuyện .... “Khí nhẹ nổi lên thành Trời và phần nặng của khí chìm xuống thành Đất” chính là khái niệm cốt lõi ‘Âm – Dương’ ‘trời – đất’ của Dịch học . Ngoài điều này ra quê hương của Dịch học cũng có thể tìm được bởi chính ý niệm cơ bản tạo thành Dịch học :

    Trong 8 quẻ của Dịch học thì 2 quẻ đối lập Đoài là cái hồ và Cấn chỉ núi non phát sinh từ quan niệm ... ‘tại địa thành hình’ ,về hình thế thì Hồ đất thấp xuống , Núi đất vượt cao lên , đối đẳng với ‘công thức’ này là quan niệm ‘tại thiên thành tượng’ đã sinh ra cặp Chấn và Tốn , Chấn là sấm sét và Tốn là tượng của gió bão , 2 thiên tượng lập đi lập lại trong chu kỳ hằng năm đã trở thành 2 trong 8 quẻ cơ bản của Dịch học vì Chu Dịch còn có nghĩa là cái học về chuyển động chu kỳ . Chu kỳ Chấn - Tốn sấm sét và gío bão hàng năm ảnh hưởng sống còn trên cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vì thế được khắc sâu vào trí óc người nông dân và trở thành 2 quẻ Dịch , sự việc này chỉ có thể có ở miền châu Á gió mùa tức vùng Hoa nam và Đông nam Á .

    Dịch học chính là chiếc chìa khoá mở cửa đi vào qúa khứ ‘Thiên hạ’, ( quan niệm lệch lạc hay khiếm khuyết người ngày nay thường gọi sai là Trung Hoa) , trong khái niệm buổi đầu xa xưa thì Thiên hạ là 1 thế giới duy nhất hình thành bởi 1 trung tâm gọi là ‘Trung hoả’ nghĩa là ‘chính giữa và sáng soi’ cộng với những thực thể vệ tinh gọi là Chư hầu , chư là các chỉ số nhiều và Hầu là biến âm của Hai , số 2 cũng là thứ nhì nhưng dùng chỉ người , dân sống ở Trung hoả là dân số 1 thứ nhất , nhì biến âm thành ‘di’ , tứ DI chỉ dân vành đai trong thiên hạ , rất có thể chỉ nước đồng tộc với vua Trung hoả mới được gọi là ‘chư hầu’, nước của ngoại tộc chỉ là thuộc quốc hay phiên quốc nghĩa là phên dậu dùng che chắn mà thôi chứ không được hoà nhập thực sự vào cộng đồng ‘thiên hạ’,Vua Trung hoả là vua cả thiên hạ nên khắp nơi nơi đều là đất của vua , con dân nước nào trong thiên hạ cũng là con dân của thiên tử chỉ đến đời Tần – Hiếu khi xảy ra đụng độ nảy lửa với tộc người mongoloid phương bắc và người Trung hoả thấy phần thắng khó thuộc về mình thì họ mới chấp nhận thực tế là có 1 thiên hạ khác cùng song song tồn tại , nhưng với bản tính ‘con trời’ thiên hạ khác ấy chỉ được tạm thời chấp nhận khi Trung hoả chưa đủ sức nuốt trọn , thành thực mà nói chính vì quan niệm ‘thiên tử’ độc tôn tai hại này mà mảng đất chung quanh ‘thiên hạ’ hầu như không bao giờ yên bình , sự ổn định luôn luôn là tạm thời , tạm yên chỉ là để chuẩn bị cho đợt sóng dậy mới ...( thực ra viết như vậy là không công bằng với các vị ‘con trời’ , cả thế giới này không riêng gì Trung hoa , ở đâu cũng như thế , xưa nay cũng vẫn thế ...mặt đất này tiếng là thời văn minh nhưng vẫn mạnh được yếu thua có khác chi chốn rừng hoang )

    Truyền thuyết lịch sử Việt nam và Trung quốc viết trên cái nền Dịch học , hầu như tên gọi mọi miền đất , mọi nhân vật đều gắn liền với 1 Dịch tượng ; Hoàng đế ,Viêm đế ,Suy vưu , đế Minh ,đế Nghi , Lộc tục , sông Khang , sông Cơ ,Đan thủy, Thái sơn , Hồng lĩnh , Ngũ lĩnh, Nam giao , bộ 15 , 100 trứng .v.v. tất cả chỉ có thể nhận ra ý nghĩa lịch sử ẩn chứa bên trong tên gọi ấy khi so chiếu với Dịch học ; mà Dịch học như nhận định ở trên ....không thể ở ngoài vùng châu Á gió mùa tức địa bàn sinh sống của người Mongoloid phương Nam như thế đương nhiên dòng sử ấy không thể nào của người Mongoloid Hoa bắc .

    Từ đất gốc ‘Giao chỉ’ lãnh thổ ‘thiên hạ’ cổ đại dần mở rộng :

    1 / Thời lập quốc ban đầu quốc danh là 'Hữu Hùng quốc' nghĩa là quốc gia của người họ HÙNG , quốc dân là 2 cộng đồng người La và Kanh , người La ở hướng xích đạo , người Kanh ở hướng Nam xưa hướng bắc ngày nay , người kiến lập là đế Minh trong sử Việt , là Hoàng đế trong sử Trung hoa .

    Lãnh thổ quốc gia buổi ban đầu giới hạn địa lý tự nhiên bởi :

    - Sông Khang nay là Mê công về hướng tây , sông Đà hay sông Mờ tên chữ là Hắc thủy ở hướng bắc nay , phía đông và nam là biển Đông .

    2 / Mở rộng lãnh thổ giai đoạn 1 về hướng nam xưa hướng bắc nay dưới thời vua Nghiêu vua Thuấn và vua Vũ , lãnh thổ phía bắc nới rộng tới lưu vực Châu giang tức Tây giang , phần lãnh thổ mới gọi là đất ‘Nam giao’ nghĩa là đất phía nam (Xưa) Giao chỉ . Đế Thuấn được coi là tổ chi tộc họ Hùng ở đất Nam giao , quốc danh thời này là Nam Bang . Thời Đại Vũ lãnh thổ phía tây đã trùm qua đất Lào ngày nay .

    Mốc thời gian dựng nước và mở rộng lãnh thổ ban đầu ước tính vào khoảng 5000 - 4000 năm cách ngày nay ., phân kỳ theo khảo cổ học là thời đá mới đầu thời đồng , thành tựu nổi bật của người họ Hùng thời này là chữ viết khắc trên đá vừa được khám phá ở Quảng Tây gần biên giới Việt nam được đặt tên là “chữ Lạc Việt” . Các chuyên gia đã xác định chữ Lạc Việt là cội nguồn của loại chữ Giáp cốt tìm thấy ở bờ Hoàng hà hơn 1000 năm sau , chính sự liên quan gốc - ngọn của 2 loại hình chữ Lạc Việt và Giáp cốt đã chỉ ra con đường thiên di mở rộng bờ cõi của người họ Hùng là từ phía nam tiến theo hướng bắc ngày nay tức từ hướng biển Đông di cư đến lưu vực Hoàng hà .

    3 / Mở rộng lãnh thổ giai đoạn 2 : Đông tiến và bắc tiến .

    Kinh thư viết Đại vũ chia đất thành 9 châu , nói rõ phía đông Thiên hạ là biển ..., biển ấy không gọi là biển đông thì là gì ?, cho mặc ai có cố ý đè 1000 lần chữ ‘nam’ lên thì biển Đông cứ mãi là biển Đông của lịch sử ngàn vạn năm đến hôm nay.

    Cuộc thiên di mở rộng lãnh thổ với quy mô lớn lao này khởi đầu tiến về phía đông thời nhà Hạ trung hưng với kinh đô ở Dương thành –Quảng châu , người nhà Hạ đã mở đất Cối kê dành riêng thờ vua Đại Vũ - Hùng Việt vương , từ Việt đã lưu dấu trong danh xưng nước Việt từ thuở đó .

    Giai đoạn Bắc (nay) tiến diễn ra chủ yếu ở thời Thương Ân tức thương 2 được khởi xướng bởi vua Bàn Canh .

    Khảo cổ học đã kiểm chứng điều này :

    Nước non từ thuở xa xưa.  Image119

    (Hình lấy từ internet.)


    Những Địa điểm chính khai quật được đồ đồng thời Thương ở Trung hoa chính là 4 kinh đô của nhà Thương và Thương Ân , thứ tự hình thành theo thời gian và từ nam lên bắc (nay) là :

    Tân can – Bàn long thành – Trịnh châu và Ân khư .

    Ân khư là nơi đã tìm được loại chữ viết gọi là ‘Giáp cốt văn’ thời nhà Ân Thương , loại hình chữ viết này là tổ tiên của chữ Nho và xưa nay vẫn được coi biểu tượng sáng chói của nền văn minh Trung hoa . Chính dựa vào di tích Ân khư mà người Hán đã lật ngược bản đồ lấy bờ bắc vùng trung lưu Hoàng hà là gốc tích giống dòng và văn minh Trung hoa , họ vô cùng hãnh diện trước cộng đồng nhân loại vì tổ tiên họ xưa đã viết... Dịch trên lưng ngựa ...quên béng không để ý tới kinh thư chép phía đông 9 châu là biển ....

    Cổ sử Trung hoa viết vua Bàn Canh đem dân vượt Hoàng hà đến đất mới xây thành dựng kinh đô là không chính xác , chắc chắn thông tin này đã bị tráo đổi để phù phép biến Trường giang ra Hoàng hà .

    Nước non từ thuở xa xưa.  Ha-thu

    Trong hình trên thì tên ‘Tân can’ là chính là 1 can trong thập thiên can Dịch học , nó chính là là hệ số đếm của người Trung hoa cổ xưa ;Tân có 7 nút tức số 7 trong hệ số đếm ngày nay , số 6 là can Canh 6 nút , trong đồ hình Hà thư (đồ) can Tân 7 nút ở về phía xích đạo , can Canh 6 nút ở phía ngược lại , cặp đôi Tân – Canh chính là Bắc – Nam ngày nay , 2 kinh đô 1 ở phía nam Trường giang là kinh đô sau cùng của nhà Thương , 1 ở bắc là kinh đô đầu tiên nhà Thương Ân tạo thành trục Bắc – nam vì thế nếu thành Nam hướng Xích đạo là can Tân thì thành bắc phải là can Canh .

    Long thành cũng là Lang thành nghĩa là thành của vua , nếu thêm chữ Canh vào cụm từ thành ra ‘Bàn Canh lang thành’ nghĩa là thành của vua Bàn Canh thì mọi việc trở nên rõ ràng ...người nhà Thương đã từ hướng Xích đạo vượt Trường giang di cư và truyền bá văn minh đến lưu vực Hoàng hà là điều không thể chối cãi .

    4 / Công chính trong công cuộc mở rộng bờ cõi về phía tây là công của nhà Châu.

    Vương Quý tức thủ lãnh vùng Qúy châu đã vâng mệnh vua Ân Thương đánh chiếm đất Qủy phương nay là vùng Tứ xuyên , tới thời ông Cơ Xương con Vương Qúy thì họ Cơ đã là Tây bá hay Thục bá tức là toàn thể miền tây của thiên hạ đã thống thuộc về họ Cơ , Cơ xương đã dựng nước Văn vương hay Văn lang trên cõi trời tây này với thủ đô là ‘làng Cả’ ở Phong châu (Phú thọ Việt Nam) , vì Văn vương là 1 trong tứ thánh tác tạo Dịch học nên người Việt gọi ông là Âm – Dương vương biến âm thành An Dương vương .

    Thời nhà Châu là thời kết tạo văn hoá văn minh Trung Hoả , Ngũ kinh linh hồn Trung hoa được Khổng tử san định ở thời này . Định chế phong tước kiến địa lập trăm chư hầu quanh cái lõi ‘Trung Hoả’ cũng là sáng kiến của vua quan nhà Châu , Trung hoả và chư hầu tạo thành thiên hạ nhà Châu đã tồn tại gần ngàn năm dấu tích còn lưu lại mãi về sau trong thế giới Bách Việt , dân mỗi nước chư hầu thời chiến quốc chính là 1 chi trong Bách Việt .

    Lưu tồn vật chất điển hình nhất của văn minh nhà Châu là Trống đồng , trống đồng là biểu hiện của tâm hồn và khí phách Việt , vững chãi như thành đồng vách sắt , âm thanh hoành tráng như sấm như sét khiến rung động cả trời và đất , khi tế tự người Việt hướng vọng về tổ tiên ngàn vạn năm sâu thăm thẳm lúc này không thời gian lý tính không còn mà thay vào đấy là cõi tâm linh huyền diệu vô cương chính điều này đã khiến cho tâm hồn Việt trở nên bao dung vô bờ .

    Dịch học đã được khắc họa trên mặt trống đồng bởi Vòng tròn xoay chuyển của Chim và Nai , Kinh Dịch cũng viết về trống đồng nơi quẻ Lôi địa Dự , bằng chứng vật chất và văn bản không thể phủ nhận này chỉ ra :tộc người chế tạo ra trống đồng và tộc người đã tác tạo Dịch học là ‘một’ mà quê hương trống đồng đã xác định được là vùng đất Bắc Việt - Quảng Tây và Vân Nam ,Quê hương Trống đồng là nơi ấy thì Dịch học cũng ra đời ở đấy và đương nhiên chốn đấy cũng là quê hương của tứ thánh tác Dịch : Phục hy Văn vương Chu công và Khổng tử , thật là lạ ...nếu không thừa nhận Lạc ấp tức kinh đô nhà Châu nằm trên đất Lạc Việt .

    Nay Dịch học còn đó , Chữ Lạc Việt và chữ Giáp cốt còn đó , Cối kê hay Cái cơ đất thờ vua Đại vũ tổ nhà Hạ còn đó , sông Tương của 2 bà vợ vua Thuấn còn đó , trống đồng nhà Châu còn đó...qua bài này có thêm ‘Bàn Canh lang thành’ của nhà Thương Ân bên bờ bắc (nay) Trường giang bên cạnh Lạc ấp trên đất Lạc Việt ...,

    Xem ra đã thừa bằng chứng để viết lịch sử thật của Trung Hoa và Đông nam Á . dòng sử ‘Thiên hạ’ đích thực này thực ra có sẵn đang lặng lẽ chảy trong dân gian Việt , việc phải làm là tìm kiếm , tập hợp và hệ thống hoá sau cùng là chính thức hoá và công bố cho cả bàn dân thiên hạ rõ .

    Đáng kính trọng thay nhiều con dân Hùng Việt ‘đủ tâm đủ tầm’ đang ...lặng lẽ từng bước thắp sáng dòng sử dân gian ...lặng lẽ này .

      Hôm nay: 27/4/2024, 2:52 am