Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Nòng nọc đứt đuôi Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Nòng nọc đứt đuôi Flags_1



    Nòng nọc đứt đuôi

    Bách Việt 18
    Bách Việt 18


    Tổng số bài gửi : 56
    Join date : 07/10/2009

    Nòng nọc đứt đuôi Empty Nòng nọc đứt đuôi

    Bài gửi by Bách Việt 18 9/2/2012, 9:16 am

    Trong kho tàng truyện Nôm Trê cóc kiện nhau là câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa. Cóc sống trên bờ, đến kỳ sinh nở đẻ xuống ao, nở ra nòng nọc. Cá Trê thấy thế dẫn về làm con mình. Cóc phát đơn kiện đòi con nhưng quan trên về tra xét, thấy lũ nòng nọc con bơi dưới nước giống như Trê, nên xử Cóc thua. Oan khuất tày đình. May nhờ có thầy Nhái bén “tư vấn”, đợi đến khi nòng nọc đứt đuôi, nhảy lên bờ thì cả nhà Cóc lại đoàn tụ. Cóc thắng kiện.

    Nòng nọc đứt đuôi Image112

    Bức tranh dân gian Đông Hồ đã diễn tả rất sinh động câu chuyện này. Hình ảnh chú Cóc hai tay giơ trên đầu dâng đơn kiện lên quan “thái phủ” cá chép. Xung quanh toàn là họ hàng nhà tôm cá, không có lấy một chú ếch nhái nào. Nòng nọc thì đang còn đuôi, bơi bên cá Trê. Xét xử như vậy những tưởng Cóc sẽ thua. Nhưng Cóc vẫn hùng hồn tuyên bố (chữ trên tranh):

    Giỏ ai quai nấy rành rành
    Giương vây thích ngạnh tranh hành chẳng xong.
    Sự thật cuối cùng sẽ trở về đúng chỗ của nó dù xung quanh có huyên náo như thế nào.
    Câu chuyện này còn có chứa thâm ý gì?

    Bức tranh Đông Hồ Thầy đồ cóc cho biết con cóc vốn là “thầy đồ”, là người đã sản sinh ra văn tự, chính là đàn “nòng nọc” đầu to chữ khoa đẩu xưa. Thầy đồ cóc là biểu tượng của văn hóa Việt. “Con cóc là cậu ông trời”, chỉ nghiến răng cũng đã làm Trời phải sợ.

    Cóc quen vui thú bờ hồ,
    Khi ra đài các, khi vô cung đình.
    Chú Cóc Việt đơn giản nhưng thật cao quí, đầy hãnh diện.

    Đàn chữ khoa đẩu nòng nọc của nền văn hóa Việt sinh ra ở dưới nước, bị cá Trê cướp đoạt mất. Nước (thủy) trong Dịch học là tượng trưng của phương Bắc ngày nay. Con cá Trê đen nhẻm, chuyên rúc bùn ao là hình ảnh của hắc tặc – giặc phương Bắc. Hán tộc đã cướp không đàn chữ “nòng nọc” của người Việt, gọi thành “chữ Hán”. Cuộc kiện tụng ngàn năm xem “cái chữ” thuộc về ai bắt đầu.

    Quan tòa xét xử như trong bức tranh đều là họ hàng tôm cá cả. Một mình chú Cóc Việt đâm đơn, đòi lại chân lý, đòi lại công bằng. “Chữ Hán” là của người Việt. Cái điều tưởng như vô lý, “thế giới” ai ai cũng cười nhạo này rồi cuối cùng cũng trở về đúng vị trí của nó.

    Hãy nghe lời Cóc mắng Trê trên công đường:

    "Trê kia chớ có huyên hoa,
    Hùm dầu có cánh ta đà chẳng ghê.
    Quả tình nào có hồ nghi,
    Ra điều bán dạ lâm trì khó coi.
    Phù sinh mấy kiếp ở đời,
    Làm cho rắn cắn được voi còn chầy.
    Chỉ nghề dạy khỉ leo cây,
    Xui nguyên dục bị, chỉ hay bày trò.
    Ai ngờ xã thử thành hồ,
    Chỉ điều cậy thế làm cho hại người.

    Biết rằng hươu chết tay ai,
    Mỏ chim, nanh chuột tranh hơi còn nhiều."
    Đoạn này truyện Nôm dùng toàn thành ngữ: “hùm dầu có cánh”, “bán dạ lâm trì” “rắn cắn voi”, “dạy khỉ leo cây”, “xã thử thành hồ”, “hươu chết tay ai”... Chửi rất hay và rất đúng. “Thầy đồ cóc” có khác, rất lắm chữ. Cái lý ở đời không thể nào đổi trắng thay đen được, không thể dùng quyền thế mà lấn át sự thật.

    Và cái sự kiện tụng ở đây đã không chỉ còn dừng lại ở phân xử chữ Nho là của ai nữa. Điển tích "săn hươu" là chỉ "thiên hạ". "Thiên hạ" Trung Hoa thực sự là của ai?

    Đầu năm Nhâm Thìn đã tìm thấy chữ Lạc Việt khắc trên đá ở Bình Quả - Quảng Tây, với niên đại vào thời kí đỉnh cao của 'văn hóa xẻng đá lớn' cách đây 4000 - 6000 năm. Nòng nọc khoa đẩu cuối cùng cũng đứt đuôi để lên bờ, trở về với cha ông Cóc của mình. Lời “tiên tri” trong câu chuyện Trê cóc đã thành sự thực.

    Đáng nói là loại chữ Lạc Việt cổ này có sớm hơn chữ giáp cốt nhà Thương tới 1000 năm và “chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ”. Nói vậy tức là chữ Lạc Việt chính là tiền thân của chữ giáp cốt đời Ân Thương được tìm thấy ở Ân Khư. Nhà Thương là một triều đại dùng chữ Việt, tức là triều đại của người Việt.

    Con chữ, cái nền tảng của văn minh đã được phát hiện. Chân lý này thật “nhái bén”: sự thật không cần kiện mà vẫn thắng. Đã đến lúc phải trả lại “nòng nọc” cho “cóc”. Không phải chỉ trả chữ Nho cho người Việt mà còn phải trả cả văn hóa lịch sử Trung Hoa cổ đại về đúng quê cha đất tổ Việt Nam.

      Hôm nay: 20/5/2024, 8:32 am