Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương TT. Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương TT. Flags_1



    Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương TT.

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương TT. Empty Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương TT.

    Bài gửi by Admin 3/2/2012, 10:40 am

    Bách Việt trùng cửu .

    Theo Ngọc phả đền Bình Ngô (An Bình – Thuận Thành – Bắc Ninh): “Kinh Dương Vương là Hùng Vương thứ nhất, hiệu là Hùng Lộc Tục, lên ngôi năm 2879 trước công nguyên. Lạc Long Quân là Hùng Vương thứ hai, hiệu là Hùng Hiền Vương. Hùng Vương thứ 18 hiệu là Hùng Duệ Vương, mất ngôi năm 259 trước công nguyên. Mỗi hiệu Hùng Vương lại truyền ngôi vài đời, có khi dài mấy trăm năm.”

    Ngày giỗ Kinh Dương Vương tại Á Lữ là ngày 18/1 âm lịch, là lúc ngài đi vào cõi Vĩnh Thiên (Vĩnh hằng thiên thu). Số 18 cũng như 18 đời Hùng Vương có nghĩa là trùng cửu, trường cửu hay Vĩnh cửu. Tháng 1 là tháng Giêng = Dương. 18/1 là lúc Kinh Dương Vương đi vào cõi Vĩnh Thiên.

    Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương TT. Image105

    Ở cổng đền Á Lữ đề:
    Ẩm tư nguyên
    Câu này cũng gặp ở hoành phi tại đền Hùng – Phú Thọ.

    Liên hệ với câu đối ở bên cổng đền:
    Quốc triệu hòa bình tư thủy tổ
    Dân ? mỹ tục niệm Hồng nguyên.
    Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương TT. Image106

    Thông thường thành ngữ dùng “âm thủy tư nguyên” (uống nước nhớ nguồn). Ở đây hoành phi đã bỏ đi chữ “thủy” có lẽ muốn nói cái gốc phải nhớ đây không phải là “hà” hay “thủy” mà là “Hồng nguyên”, là cái khởi đầu thủa Hồng hoa Viêm Giao Bàn Cổ.
    Dịch nghĩa:
    Vận nước bình yên nhớ thủy tổ
    Mỹ tục nhân dân tự Lạc Hồng.

    Cũng ở chính giữa cổng đền Á Lữ có câu:
    Khải ngã Nam Bang Hồng Lạc thiên thu tôn đế quốc
    Hiển đinh Phúc Khang Nguyệt ? nhất đái thọ tân từ

    Câu này gần với câu ở đền Hùng:
    Khải ngã Nam Giao Hồng Lạc thiên thu tôn đế quốc
    Hiển vu Tây Thổ Tản Lô nhất đái thọ tân từ.

    Trong vế thứ hai ở đền Á Lữ dùng chữ “đinh”, còn ở đền Hùng nhiều người đọc là “vu”, tuy nhiên trên thực tế ở đền Hùng có lẽ cũng là chữ “đinh” (theo sách 5000 hoành phi câu đối Việt Nam). “Đinh” với nghĩa là chắc chắn, rõ ràng.

    Dịch nghĩa:
    Mở đầu từ ngả Nam Bang, Hồng Lạc nghìn năm là nước lớn
    Hiển hiện ở Phúc Khang, sông Nguyệt một dải vững đền nay.

    “Phúc Khang”, sông Nguyệt có lẽ là chỉ vùng đất quanh Á Lữ và sông Đuống.

    Những câu đối này thật mang một hào khí Lạc Hồng, từ nghìn năm xưa đã là “đế quốc”. Có lẽ những câu này được viết dưới thời Minh Mạng, khi nước Đại Nam lúc đó thực sự là một đế quốc sau khi thống nhất Bắc Nam Đông Tây gồm cả Chiêm, Lào, Chân Lạp, đúc cửu đỉnh ở Huế.

    Trên ban thờ mẹ Âu Cơ có hoành phi cổ (từ thời Minh Mạng): “Bách Việt tổ”. Mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng nên là tổ của Bách Việt.
    Năm rồng đọc về thủy tổ Kinh Dương vương TT. Image107

    Câu đối hai bên ban thờ Âu Cơ:
    Tương truyền Lĩnh động tiên sinh thánh
    Tòng thử Viêm phương quốc hữu quân.

    Dịch nghĩa:
    Động Lĩnh tương truyền mẹ tiên sinh con thánh
    Phương Viêm từ đó nước nhà có đế vương.

    Câu đối khác ở ban thờ Âu Cơ:
    Việt Nam hoàng đồ vạn lý giang sơn đề tạo thủy
    Hồng Bàng đế trụ thiên thu hà lạc tú chung linh.

    Câu này gần với câu ở ban thờ Kinh Dương Vương:
    Nam cực hoàng đồ vạn lý giang sơn đề tạo thủy
    Bắc phương đế trụ thiên thu hà lạc tú chung linh.

    “Hà Lạc” ở đây chính là chỉ “trời đất”, chứ không phải dịch “vui vẻ”, “hòa khí”.

    Các câu đối thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ dùng cùng một hình thức vì vốn dĩ ba vị này được thờ ở 2 đền khác nhau tại Á Lữ. Sau đó đền Lạc Long Quân - Âu Cơ bị phá, mới di rời thờ chung trong đền Kinh Dương Vương thành đền Tam vị thánh tổ.

    Dịch nghĩa câu ở ban thờ Âu Cơ:
    Vương đồ Việt Nam, núi sông vạn dặm mở mang kiến tạo
    Đế nền Hồng Bàng, trời đất nghìn thu đẹp đẽ linh thiêng.

    Dịch nghĩa câu ở ban thờ Kinh Dương Vương
    Vương đồ miền Nam, núi sông vạn dặm mở mang kiến tạo
    Đế nền phương Bắc, trời đất nghìn thu đẹp đẽ linh thiêng.

    Kinh Dương Vương là vị thủy tổ khai sử của người Việt. Mối liên hệ Viêm Giao Bàn Cổ - Kinh Dương Vương – Bách Việt cho thấy thực chất Trung Hoa cổ đại chính là lịch sử của người Việt.



      Hôm nay: 27/4/2024, 12:38 am