Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Sự nghiệp trăm năm . Empty

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Khách thăm



Sự nghiệp trăm năm . Flags_1



    Sự nghiệp trăm năm .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Sự nghiệp trăm năm . Empty Sự nghiệp trăm năm .

    Bài gửi by Admin 19/1/2012, 11:51 am

    Bách Việt Trùng cửu .
    Sự nghiệp trăm năm . ThancongDongHan


    Câu đối ở đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng:
    Mẫu phúc thụ tư, miếu mạo Tương linh thiên tải hậu
    Nhân sinh ngưỡng chỉ, thần công Đông Hán bách niên tiền

    Câu đối này tuy đơn giản nhưng có 2 chỗ cần suy nghĩ. Ở vế đầu có tên riêng “Tương linh” không rõ nghĩa là gì. Ở vế sau có nói tới “bách niên tiền” - "trăm năm trước". Trăm năm là so với thời điểm nào, tại sao khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại kéo dài tới trăm năm?

    Chữ "Tương linh" đối với “Đông Hán” rõ ràng là tên riêng, chỉ Hai Bà Trưng. Có thể có mấy cách giải thích:
    - "Tương linh" là thần sông Tương, lấy tích Nga Hoàng Nữ Anh mà chỉ Hai Bà. Nga Hoàng Nữ Anh là con của Đế Nghiêu được gả cho Đế Thuấn. Khi Đế Thuấn mất hai vị vương phi này đã tự vẫn theo chồng ở sông Tương. Còn Hai Bà Trưng khi Thi Sách bị giặc giết thì tự mình phất cờ khởi nghĩa, giành thắng lợi, sau đó khi Mã Viện tấn công chị em đã tự vẫn ở sông Hát. Liên hệ sự so sánh này với câu đối đã trình bày ở bài trước tại đền Hát Môn:
    Việt tổ bách nam, gián xuất anh thư năng phục quốc
    Đường sơ song nữ, vị văn khuê tú tự hưng vương.
    Dịch:
    Trăm trai tổ Việt, chợt có bậc anh thư tài phục quốc
    Đôi gái sơ Đường, có nghe đấng khuê tú tự xưng vua.

    - Một khả năng khác: "Tương" là chữ ghi kỵ húy của vua Trưng. Trong đền Hát Môn không thấy chỗ nào có chữ Trưng cả, mà chỉ dùng Tương để chỉ Trưng vương. Ví dụ như trong câu:
    Sự nghiệp trăm năm . Doi10

    Tây Giang tỉ muội thần Tương nữ

    Đông Hán tung hoành bá Việt vương.
    Dịch:
    Ngang dọc Việt vương làm bá chủ thời Đông Hán
    Chị em Trưng nữ hoá thần thánh ở sông Tây.
    Tây Giang ở đây có lẽ chỉ sông Hát.

    Việc chữ Tương dùng ghi kỵ húy cho tên Trưng cho thấy khả năng Hai Bà có họ… Trương. Tương = Trương = Trưng. Trong bách gia tính của người Hoa Việt không hề có họ Trưng nên khả năng Hai Bà mang họ Trương thì hợp lý hơn.

    Vấn đề thứ hai về cụm từ “bách niên tiền” phức tạp hơn. Nếu hiểu thông thường “thần công Đông Hán bách niên tiền” có nghĩa là “thần công của nhà Đông Hán trăm năm trước”. Tuy nhiên dịch như vậy thành ra vô lý. Câu đối trong đền thờ Hai Bà Trưng không thể ca ngợi “thần công” của nhà Đông Hán được. Còn “trăm năm trước” thì càng chẳng biết tính trăm năm là từ lúc nào. Câu đối này làm ra vào khoảng thời Nguyễn, từ thời Đông Hán đến thời Nguyễn có cả ngàn năm, làm sao tính có trăm năm được?

    Về đối thứ hai cần hiểu như sau:
    - "Thần công Đông Hán" không phải là "thần công của nhà Đông Hán" mà là thần công (của Hai Bà Trưng) vào thời Đông Hán.
    - "Bách niên tiền" không hiểu là vào trăm năm trước mà là trong vòng trăm năm xưa.
    Như vậy vế đối này hiểu là:
    Người đời còn ngưỡng mộ, công nghiệp trăm năm thời Đông Hán xưa.

    Tới đây thì có vấn đề phải bàn. Theo sử Trưng nữ vương khởi nghĩa thành công, lên ngôi vua năm 40 sau CN. Sau đó chỉ vẹn vẻn có 3 năm, tới năm 43 Hán Quang Vũ sai Phục Ba Mã Viện sang đàn áp. Vậy "thần công trăm năm" của Hai Bà ở đây là gì?

    Thiên Nam ngữ lục có kể chuyện khác với chính sử. Mã Viện đánh nhau long trời lở đất với Hai Bà Trưng, không thắng được, phải giảng hòa, dựng cột đồng ở Man Thành (Quảng Tây). Hai Bà sau đó không may bị nhiễm bệnh mà mất.

    Theo chính sử, người kế tục Hai Bà là Đô Dương, đã kháng cự thành công quân Mã Viện ở Cửu Chân. Hàng loạt khởi nghĩa tiếp theo của Chu Đạt, Lương Long, Triệu Thị Trinh cho thấy sự nghiệp khởi đầu từ Hai Bà Trưng đã không chỉ dừng lại có 3 năm, mà đây là một cuộc kháng chiến… trường kỳ, trong suốt thời Đông Hán, tới thời Tam Quốc mới mở ra cục diện khác…

    Dịch lại câu đối trên:
    Đền miếu nghìn thu, linh thiêng phúc lớn từ Trưng Mẫu
    Sự nghiệp trăm năm, ngưỡng mộ người đời thủa Hán Ngô.

    Cuộc khởi nghĩa của Trưng nữ vương nổ ra trên bảy quận Hoa Nam thời Đông Hán đã không thất bại. Trái lại khởi nghĩa nối tiếp khởi nghĩa, kéo dài cả trăm năm, làm nhà Đông Hán lung lay tận gốc và sụp đổ, dẫn đến cục diện hai nước của người Bách Việt là Thục và Ngô chống giặc Ngụy.


    Văn nhân góp ý :


    Khi xét trong không gian rộng lới hơn của cả dòng Bách Việt ....quân khởi nghĩa Trưng vương đã chiếm 65 thành trì cõi Lĩnh Nam chứ không phải chỉ bó hẹp trên đất Bắc Việt ngày nay thì rất có thể Tây giang trong câu :

    Tây Giang tỉ muội thần Tương nữ </SPAN>
    Đông Hán tung hoành bá Việt vương.


    Là sông Châu hay Châu giang ở Quảng Đông – Quảng Tây ngày nay , Châu giang là tên gọi khác của Tây giang cũng còn gọi là sông Tứ ...

      Hôm nay: 20/5/2024, 6:34 am