Dòng HÙNG VIỆT

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trang chuyên khảo về lịch sử và văn minh Hùng Việt

Trang chủ


Latest topics

» Vài hàng ...nhân ngày giỗ quốc tổ .
by Admin 18/4/2024, 11:54 am

» Đầu non
by Admin 28/3/2024, 9:39 am

» Trời xanh -mây trắng -núi hồng (hình chụp ở Mĩ)
by Admin 22/3/2024, 2:26 pm

» Thời Bắc thuộc (viết lại)
by Admin 20/3/2024, 1:36 pm

» Lẩn thẩn ...Tiền Hậu , Đông Tây ...không thể nối .
by Admin 13/3/2024, 11:09 am

» Sử thuyết Hùng Việt ...Nhiều điều khác .
by Admin 1/3/2024, 4:52 pm

» Suy nghĩ về cặp đôi Nam – Nữ
by Admin 24/2/2024, 4:58 pm

» 2 chuyện cần bàn thêm
by Admin 23/2/2024, 2:39 pm

» Sử Việt 2 chuyện cần bàn .
by Admin 22/2/2024, 11:49 am

» Cẩn thận Chữ với nghĩa
by Admin 13/2/2024, 2:59 pm

Gallery


Bài thơ của vua Lê Lợi khắc trên đá . Empty

April 2024

MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Khách thăm



Bài thơ của vua Lê Lợi khắc trên đá . Flags_1



    Bài thơ của vua Lê Lợi khắc trên đá .

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 1186
    Join date : 31/01/2008

    Bài thơ của vua Lê Lợi khắc trên đá . Empty Bài thơ của vua Lê Lợi khắc trên đá .

    Bài gửi by Admin 16/1/2012, 10:31 pm

    Theo sách vở hiện biết thì Điện biên và Lai châu ngày nay trước có tên là châu Ninh Viễn, sau đổi là châu Mường Lễ , sách Hưng Hóa phong thổ lục của Tiến sĩ Hoàng Trọng Chính soạn năm 1778 viết : họ Đèo ở châu Mường Lễ đời này qua đời khác luôn được nhà cầm quyền nước Việt cho cai quản miền đất biên cương này.

    Năm 1407 quân Minh sang xâm lược Đại Việt , Đèo Cát Hãn khi ấy đang đứng đầu châu Mường Lễ, liền theo nhà Minh để được tiếp tục giữ ngôi vị.

    Tháng 11 năm 1427, Lê Lợi đã phái Chủ thư thị sử là Trần Hổ đi châu Mường Lễ, chiêu dụ Đèo Cát Hãn. Viên thổ quan này đồng ý qui thuận nên vẫn được tiếp tục cai quản vùng đất trên.

    Lê Thái Tổ ở ngôi được khoảng ba năm, thì Đèo Cát Hãn ngầm liên kết với Kha Đốn (hay Kha Lại, là một viên quan đang khởi binh kình chống vua Ai Lao), đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (hay Mường Mỗi, nay là Thuận Châu thuộc Sơn La).

    theo Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, thì:

    Tháng 12 năm Tân Hợi (1431),...vua bèn sai Tư đồ Lê Sát và Quốc vương Tư Tề và dẫn quân (đi) đánh (Mường Lễ), rồi vua lại thân chinh.

    Năm Nhâm Tý (1432), mùa xuân tháng Giêng, quan quân đánh được Mường Lễ, Kha Lại bị giết, Đèo Cát Hãn chạy trốn, quan quân bắt hết dư đảng, bèn đổi Mường Lễ làm Phục Lễ. Ngày 3 tháng 3, vua kéo quân trở về...Tháng 11, Cát Hãn và con là Mạnh Vượng xin hàng, được nhà vua tha tội. Khi Cát Hãn tới kinh tạ tội, được phong chức Tư mã .

    Sau khi bình định xong vùng Ninh viễn, trên đường đại quân hồi kinh, Lê Lợi có làm bài thơ: cho khắc trên vách núi Pú Huổi Chỏ (bên tả ngạn sông Đà, thuộc Mường Lệ nay thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu .

    Bài thơđược khắc trên vách đá Pú Huổi Chỏ, có tên là Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn (Tự mình đi đánh Đèo Cát Hãn ở châu Phục Lễ), viết bằng chữ Nho theo thể ngũ ngôn bát cú. Bài thơ được tạc trong khuôn khổ hình chữ nhật có kích thước 1,2m x 0,8m, viết theo chữ khải chân gồm 132 chữ; đã được Lê Quý Đôn chép vào sách Toàn Việt thi lục và cũng được chép trong Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn. Nguyên văn bài thơ gồm cả phần phi lộ như sau:

    Phiên âm chữ Nho :

    Di địch chi vi biên hoạn, tự cổ hữu chi, Hán chi Hung Nô, Đường chi Đột Quyết, ngã Tây Việt chi Mang Lễ, chư man thị giả, khoảng do Trần Hồ suy chính, phiên thần quân thổ, Cát Hãn nữu ư cựu tập, phụ cố phất thoan, dư kim xuất sư vãng chinh thủy lục tịnh tiến, nhất cử tựu bình, nhân tả nhất luật, khắc chi vu thạch dĩ giới hậu thế man tù chi cánh hóa dã vân:

    Cuồng tặc cảm bô tru

    Biên dân cửu hệ tô

    Bạn thần tòng cổ hữu

    Hiểm địa tự kim vô

    Thảo mộc kinh phong lạc[3]

    Sơn xuyên nhập bản đồ.

    Đề thi khắc nham thạch

    Trấn ngã Việt Tây ngung.

    Tân Hợi quý đông cát nhật

    Ngọc Hoa động chủ đề”.

    Dịch nghĩa:

    Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từ xưa đã có chuyện này rồi. Đời nhà Hán thì bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết, các rợ mán ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng kiểu như vậy. Mới đây, vì chính sự nhà Trần, nhà Hồ suy yếu, các bè tôi nơi phên dậu trở nên ương ngạnh. Cát Hãn nhờn theo thói cũ cứ như thế không thôi. Nay ta đem quân đi chinh phạt, thủy bộ cùng tiến công, chỉ một trận đã dẹp yên được. Nhân đây làm một bài thơ khắc vào đá để răn các tù trưởng rợ đời sau ngang ngạnh với giáo hóa, thơ rằng:

    Bọn quân điên cuồng sao dám tránh sự trừng phạt,

    Dân biên thùy đã từ lâu đợi ta đến cứu sống.

    Kẻ bầy tôi làm phản từ xưa vẫn có,

    Đất đai hiểm trở từ nay không còn.

    Tiếng gió thổi hạc kêu làm cho quân giặc run sợ,

    Sông núi từ nay nhập vào bản đồ.

    Đề thơ khắc vào núi đá

    Trấn giữ phía Tây nước Việt ta.

    Ngày lành tháng Chạp năm Tân Hợi (1431)

    Ngọc Hoa động chủ đề.

    (Trích internet)

    Bối cảnh lịch sử và phần phi lộ bài thơ khiến người đọc không khỏi băn khoăn suy nghĩ .

    Đoạn : “ Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từ xưa đã có chuyện này rồi. Đời nhà Hán thì bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết...”.

    Nam man - Bắc địch - Đông di - Tây nhung là 4 loài rợ ở 4 phía Trung Hoa xưa sao lại xuất hiện trong bối cảnh lịch sử Việt nam thời nhà Lê ? phải chăng Thời Lê Đại Việt là Trung –hoa ? , Châu Mường Lễ ở phía tây bắc bản đồ Việt nam nên rợ bắc Địch thì không phải bàn còn rợ Di thì qủa là lạ , Di là rợ phía Đông sao lại uy hiếp Lai châu được ? , chính phần phi lộ bài thơ của Lê Lợi đã giúp chỉnh sửa cổ thư Tàu ...rợ Di là rợ phía TÂY nên gọi là Tây Di hệ qủa đương nhiên là không có Tây Nhung mà buộc phải gọi là Đông Nhung , thực ra từ Nhung chỉ là biến âm của can Nhâm , nhâm là chữ tam sao thất bản của từ ‘nhũn’ của Việt ngữ , Dịch học cho phương đông là phương biến đổi - sống động ngược với phương tây là phương chết cứng , từ cái gốc này nảy sinh những cặp đối phản chỉ Đông - tây : sống - chết , động – tịnh , cứng – mềm , căng – nhũn , khăng – nhung .v.v.

    Tại sao vua Lê lại viết dòng chữ rất khác thường :

    - “Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từ xưa đã có chuyện này rồi ...”,

    từ xưa ở đây có phải là nói... chuyện nước Việt thời trước ?.

    “Đời nhà Hán thì bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết...”...Liền mạch câu văn khiến không thể hiểu khác ...nhà Hán và nhà Đường...là những triều của nước Việt hồi trước ?.

    Sử Trung hoa viết :

    - Họa Hung nô thời Tây Hán ( Hiếu ?):

    Năm 201 TCN, Hung Nô tấn công nhà Hiếu (Hán?). Hàn vương Tín đầu hàng. Vào mùa đông năm 200 TCN, sau khi vây hãm Thái Nguyên (太原), Hiếu Cao Tổ Lý Bôn - Lưu Bang đích thân chỉ huy một chiến dịch quân sự chống lại Mặc Đốn (Mặc Đốn thiết Mán) . Tại trận Bạch Đăng (白登, ngày nay là Đại Đồng, Sơn Tây), quân của Lý Bôn đã bị kỵ binh Hung Nô bao vây , phải nhờ đến tài của bề tôi giàn xếp biếu xén ‘lấy của chuộc người’ Lý Bôn mới thoát vòng vây ...

    Phải nói cho rõ chữ Hán trong câu là sự lầm lẫn đáng tiếc , Hãn ↔Hán là chúa Hung nô ...lịch sử Trung hoa không có nhà Hán chỉ có triều Hiếu của Hưng đế – Lý Bôn , Hùng phả gọi là Hùng Trịnh vương – Hưng đức lang .

    - Và Đột Quyết thời Đường :

    Vào thời hoàng kim phạm vi thống trị của Đột Quyết trải dài từ phía Bắc Trung Quốc ngày nay tới tận Nam Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên.

    Đột Quyết là Hãn quốc của các tộc người du mục phía bắc Trung quốc liên minh với nhau trong thời nhà Tùy về sau Đột Quyết rơi vào xung đột nội bộ và chia làm Đông và Tây Đột Quyết đối kháng nhau . Nhà Tùy đã từng gả công chua An Nghĩa cho thủ lĩnh của Đông Đột Quyết và tạo ra được sự chi phối nhất định đối với Đông Đột Quyết , vào những năm 609-630 Đông Đột Quyết làm phản , theo sử thì đã có tới 33 lần tấn công Trung hoa thời Tùy - Đường . Năm 627, Đông Đột Quyết tấn công Đại Đường, tiến tới tận sông Vệ gần kinh đô Tràng An .

    Họa phương bắc của Trung hoa thời Lý Bôn và nhà Đường được vua Lê cô đọng trong chỉ 1 câu nhưng khiến người đời sau không biết bao nhiêu băn khoăn suy nghĩ .

    ... Di địch là nỗi lo nơi biên giới ...Họ Đèo ở Lai châu là người sắc tộc Thái sao lại đánh đồng với Hung nô - Đột quyết của dòng Thát man chủng Mogoloid ?.

    Phải chăng trong sử Việt họ Đèo văn ...người Thái chúa vùng Mường lễ đã bị lẫn với tên gọi Đèo cát Hãn người Mông Thát đất Phục lễ ? .

    Ninh viễn nghĩa là cực tây mà cực tây nước Việt thời Nguyễn thì sách Hưng Hóa kỷ lược của Phạm Thận Duật chép :

    Châu Lai (Lai châu) nay là phần đất thuộc thị xã Lai Châu cũ, huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên) tiếp giáp châu Quỳnh Nhai và châu Luân ở phía Đông, phía Nam giáp châu Ninh Biên và nước Ai Lao, phía Tây giáp huyện Kiến Thủy phủ Lâm An tỉnh Vân Nam Trung Quốc thời nhà Thanh và sông Cửu Long (theo Hưng Hóa kỷ lược), phía Bắc giáp châu Quảng Lăng của Trung Quốc và sông Kim Tử thuộc châu Chiêu Tấn .

    Bằng vào thông tin ...châu Lai phía tây giáp Trung quốc và sông Cửu long thì rất có thể Lai châu tức đất Ninh Viễn thời Lê không phải là tỉnh Lai châu và Điện biên ngày nay mà là phần đất cực nam của tỉnh Vân nam Trung quốc nơi sông Cửu long uốn dòng gần biên giới 3 nước Việt -Trung và Lào, Vùng đất Điên biên xưa có tên là Ninh biên nghĩa là vùng biên phía tây , đất Ninh viễn là đất xa hơn nữa về phía tây tới gíáp sông cửu long mà theo ý bài thơ của Lê thái tổ thì chỉ nhập vào bản đồ Đại Việt (Sông núi từ nay nhập vào bản đồ) sau khi bình giặc Đèo cát Hãn , xét như thế châu Phục lễ là đất mới không phải là Mường Lễ vì đất Mường Lễ đã thuộc lãnh thổ nước Việt từ trước .



    Bài thơ của vua Lê Lợi khắc trên đá . Image090



    Có 2 chi tiết đáng lưu ý :

    - vua Lê lợi cho khắc bài thơ vào núi đá sau khi bình giặc trên đường hồi kinh ; có nghĩa là đất đó không phải là nơi Đèo cát Hãn cai trị và làm loạn ,

    - nơi khắc bài thơ rất gần biên giới Việt - Trung .

    Như thế châu Phục lễ của Đèo cát hãn rất có thể nằm trong đất nam Vân nam và Bắc Lào .

    Ngay tựa đề bài thơ :Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn cũng đã chỉ ra rõ ràng nhà vua đánh Đèo cát Hãn ở châu Phục lễ không phải ở Mường Lễ – Lai châu , có thể thông tin ...sau khi bình giặc ở Mường lễ rồi thì đổi thành Phục lễ ...là ý của người đời sau thêm vào vì ...tìm khắp bản đồ Việt không thấy đất Phục lễ đâu ...

    Ngoài những chi tiết đáng lưu ý trên phép phiên thiết Hán văn giúp tìm ra thông tin mang tính quyết định :

    Đèo cát thiết Đát ,

    Hãn là chúa trong tiếng Mông cổ ; Đèo cát hãn tức Đát hãn nghĩa là chúa người Mông - thát .

    Năm 1276, Hốt Tất Liệt cho thành lập tỉnh Vân Nam , đây là tỉnh cuối cùng của Trung Hoa mà người Mông Cổ nắm giữ, ngay cả sau khi họ đã mất Bắc Kinh và bị đuổi ra khỏi các tỉnh khác . Tổng cộng họ đã chiếm giữ Vân Nam trong 130 năm mãi cho tới Năm 1381, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương mới đem quân chiếm Vân Nam diệt Lương vương của triều Nguyên , phải chăng Đèo cát hãn - Đát hãn là 1 trong các chúa Mông Thát ở vùng nam Vân nam hàng nhà Minh được cho tiếp tục cai quản đất cũ ? .

    Phân tích câu : “Di địch là nỗi lo nơi biên giới, từ xưa đã có chuyện này rồi. Đời nhà Hán thì bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết..” không thể hiểu khác : đất - nước của nhà Lê chính là Trung –Hoa và rõ ràng nhà Hiếu (Tây Hán) của Lý Bôn và Đường của Lý Uyên được coi là 2 tiền triều của nhà Lê , phải chăng cả 2 họ vua Lý và Lê đều chỉ là biến âm của từ lửa ?.

    Đèo cát hãn tức Đát hãn không phải tên riêng mà chỉ nghĩa là ‘khả hãn của giống Mông – Thát’ , đây là điều không thể lầm lẫn về mặt ngôn ngữ , chính khám phá này cộng thêm những chứng cớ khác đã nêu trong bài là đủ để kết luận :

    Châu Phục lễ là đất cực nam của Vân nam tức đất của Mông Thát cũ và có thể gồm cả bắc tỉnh Phongsali của Lào không phải châu Mường Lễ đất Đại Việt thời Lê tức Lai châu ngày nay . Miền đất Phục lễ này ... Sông núi từ nay nhập vào bản đồ ... Đại Việt , sau mất vào tay giặc phương bắc lúc nào ? ...không manh mối gì ...chắc chỉ có trời biết mà thôi .


      Hôm nay: 26/4/2024, 10:37 pm